Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 2

mối quan hệ giữa ca dao và thơ hiện đại, cụ thể là tiếng vọng của ca dao trong thơ lục bát Nguyễn Duy: “Đọc thơ Nguyễn Duy, ta như được gặp một thế giới ca dao sinh động, phập phồng làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của hồn thơ thi sĩ”. Bài viết cũng khẳng định “thể thơ lục bát- thể thơ đặc trưng của dân tộc được Nguyễn Duy sử dụng nhuần nhuỵ, giúp tác giả chuyển tải một cách nhẹ nhàng trong sáng những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc của con người. Có lẽ, những bài thành công nhất của Nguyễn Duy là những bài làm theo thể lục bát ”(58).

Thơ ca là một bộ phận quan trọng thể hiện tính cách, nhân phẩm của người sáng tạo ra nó. Tác giả Vũ Văn Sỹ đã trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh Nguyễn Duy trong thơ và trong cuộc sống, một con người chất phác, chân thật qua bài Nguyễn Duy- Người thương mến đến tận cùng chân thật. Tác giả bài viết đánh giá và xếp Nguyễn Duy “vào bậc tài tình” trong làng thơ lục bát Việt Nam (44).

Ngoài những bài viết mang tính chất thẩm bình, đánh giá chung về thơ Nguyễn Duy, còn khá nhiều bài viết, bài bình văn về những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu là những bài lục bát của ông.

Bài Tre Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Giáo sư Lê Trí Viễn đã chỉ ra phẩm chất con người Việt Nam thông qua hình ảnh cây tre trong bài thơ, đồng thời thấy được giọng điệu quen thuộc của ca dao dân gian của bài thơ: “người ta gặp ở đây vừa âm hưởng của ca dao- dân ca ngọt ngào thân mật, vừa vang vọng của thơ ca bác học lắng sâu vào trí tuệ. Cách tân linh hoạt nhưng lại nhuần nhuyễn cả xưa lẫn nay, cả truyền thống lẫn hiện đại” (57). Vẫn ở bài thơ này, tác giả Chu Huy khẳng định “Tre Việt Nam là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Duy. Bài thơ dào dạt cảm hứng cấu tứ sâu sắc, độc đáo kết tinh từ những hình ảnh cuộc sống dân dã đời sống mà ai đã đọc một lần thì nhớ mãi ” (23).

Trần Hoà Bình trong Bình văn ấn tượng với “giai điệu thư thái lâng lâng” của bài thơ cất lên từ nhịp thơ lục bát thân quen trong bài Tiếng hát mùa gặt của Nguyễn Duy (19). Nguyễn Thị Bông lại mang cảm giác xốn xang khi

phát hiện ra Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương với Nguyễn Duy qua hai bài thơ Thương vợ Vợ ốm: “hai thi nhân của hai thời đại, một thì ngang ngạnh…một thì trầm lắng…dịu dàng đằm thắm …lại có những điểm gặp nhau tuyệt vời” (6).

Như vậy, các công trình nghiên cứu, các bài viết về thơ Nguyễn Duy đã phần nào xác định được giá trị thơ lục bát của Nguyễn Duy và hơi hướng của chất đồng quê trong thơ ông. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có một công trình xứng đáng đi sâu nghiên cứu cụ thể, toàn diện về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và vị trí của nó trong hành trình thơ lục bát Việt Nam. Đó vẫn là một khoảng trống còn đang bỏ ngỏ.

2.3. Các công trình nghiên cứu về thơ Đồng Đức Bốn

Là một hiện tượng mới nổi, nhưng Đồng Đức Bốn và thơ ca của ông đã có được một vị trí khá sâu sắc trong lòng độc giả. Nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ lục bát của ông, chúng tôi tập trung vào khảo sát một số bài viết có đề cập và liên quan đến chất đồng quê trong thơ lục bát của tác giả này. Phần lớn các bài viết chúng tôi khảo sát được rút từ phần hai cuốn sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (7) do chính tác giả Đồng Đức Bốn đã tập hợp.

Trước hết, phải kể đến chùm bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người bạn văn chương của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Ở trong bài viết Đồng Đức Bốn- Vị cứu tinh của thơ lục bát, tác giả nhận định: “Thơ lục bát Đồng Đức Bốn có một cái gì khác người, hiếm và lạ…Trong bối cảnh thơ có phần nào lộn xộn, Đồng Đức Bốn hiện lên như một hiện tượng thơ đặc biệt…Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với riêng thể thơ lục bát”. Đó là cái duyên, là ân huệ trời ban cho nhà thơ Đồng Đức Bốn. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp còn nhìn nhận Đồng Đức Bốn từ vai trò một nhà thơ của đồng quê, của con trâu, cái diều.

Nhà thơ, nhà phê bình văn học Đỗ Minh Tuấn có bài viết Đồng Đức Bốn- Kẻ mượn bút của trời nhận thấy “Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại cho thơ lục bát, thơ truyền thống một niềm tự tin đáng kể”, “thơ Bốn vụt lên với sự sáng trong giản dị mà không kém phần sâu sắc, mới lạ và ấn tượng như

mang cả hồn thiêng của tổ tiên trong mỗi lời đối thoại, mỗi tiếng nhủ thầm”. Ở bài viết Trời đưa anh đến cõi thơ, tác giả này lại chỉ ra niềm kiêu hãnh, biết ơn của Đồng Đức Bốn với thơ lục bát: “cái tình cảm của Bốn với thơ lục bát nhìn bề ngoài giống như tình cảm của người nông dân với con trâu”.

Bài viết Đồng Đức Bốn- Phiêu du vào lục bát của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp thêm một lần nữa cho thấy rõ hơn vị trí của thơ lục bát trong đời thơ Đồng Đức Bốn: “Trong các thứ hương hoả, Đồng Đức Bốn “ăn lộc” ca dao nhiều hơn cả. Cái chất nhà quê trong thơ anh kết hợp với cái lang thang, thân cò thân vạc của một kẻ bị bầm dập trong đời sống hiện tại đã làm thành một lối nói ngang, tưng tửng”.

Tiến sĩ Đoàn Hương cũng thấy được hình ảnh quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn qua bài Những câu thơ tình tang quê mùa, “Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn đẹp vẻ đẹp rất mộc của thơ ca dân gian, của những câu ca dao mà ta đọc trong mọi thế hệ, đọc trong cả cuộc đời mà vẫn cứ giật mình. Trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Thơ Đồng Đức Bốn giống như chìa khoá mở ra cánh cửa cho mỗi con người tìm về với cội nguồn của mình. “Đọc thơ Đồng Đức Bốn để ta tìm thấy quê, trở về với quê hương trong tâm tưởng của ta”. Tác giả bài viết còn nhìn nhận chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn từ phương diện ngôn ngữ, đó là “một thứ ngôn ngữ chân quê, một ngôn ngữ chất phác nhất, đồng thời cũng chính xác nhất, tinh tế nhất của ngôn ngữ tiếng Việt”.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật với giọng điệu tự nhiên, pha chút ngang tàng trong bài Đóng gạch nơi nao đã khẳng định: “một mình Đồng Đức Bốn tự làm một cuộc trường chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này”. Nhà văn Trần Huy Quang trong bài Đồng Đức Bốn- Nhàu nát và trau chuốt đánh giá về chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn từ góc độ câu thơ, “Thơ Đồng Đức Bốn đấy, mỗi câu giống như lời nói của các bà nông dân lam lũ, yếm trễ ngực, váy xắn quai cồng, đòn gánh oằn vai”.

Trong Tựa bão để sống làm người, tác giả Anh Quân cũng thấy được nhạc tính giàu chất dân gian trong thơ lục bát nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói riêng: “thực ra trong thơ ca, lục bát là thể thơ mang tính nhạc đậm nhất, ở thơ Đồng Đức Bốn càng thấy rõ điều này. Bất kỳ một bài nào của anh đều như những bài hát dân ca, điệu hò câu ví thuở xưa”.

Tác giả Băng Sơn trong bài Đồng Đức Bốn- Thi sĩ đồng quê đã nhận định khá sâu sắc về hồn quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn, coi ông là “một nhà thơ kiệt xuất trong lục bát, có lẽ là hồn Việt chắt lọc ngàn năm để ứ dồn vào tâm hồn thi sĩ làm ta nghiêng ngả mê say những vần thơ như từ ca dao đi ra, như từ thơ đi vào ca dao, cứ ngọt lịm và ở lại”. Nhà thơ Nguyễn Thanh Toàn trong Vài ý nghĩ tản mạn về thơ Đồng Đức Bốn cũng có nhận xét, “thế mạnh thơ Đồng Đức Bốn là thể thơ đồng quê, ngôn ngữ đồng quê, cảm hứng đồng quê…Đặc biệt là tình ý tư tưởng đồng quê”.

Ngoài các bài viết trên đây, còn phải kể tới bài viết của một số tác giả như Nguyễn Ánh Ngân, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Việt Hà, Văn Chinh…Đó đều là những bài viết, những ý kiến đánh giá về thơ Đồng Đức Bốn khá sâu sắc, xác đáng.

Nhìn chung, các bài viết tìm hiểu về thơ Đồng Đức Bốn bước đầu đã có những tìm tòi mới mẻ, nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ là những nhận định chung chung, là cái nhìn ban đầu về một hiện tượng thơ mới nổi, ít có sự đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể trong thơ ông, chưa có được cái nhìn toàn cục về vị trí của thơ lục bát Đồng Đức Bốn trong dòng chảy của thơ lục bát đồng quê Việt Nam.

Nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ lục bát hiện đại nói chung, chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nói riêng là một việc làm có ý nghĩa quan trọng để đánh giá xác đáng hơn giá trị của thơ lục bát cũng như thơ của hai tác giả trên. Điều này đòi hỏi sự góp công, góp sức của nhiều nhà nghiên cứu. Dẫu biết rằng như muối bỏ bể, công trình nghiên cứu này của chúng tôi vẫn hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu vấn đề này.

3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, để cho công việc được thuận lợi, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

Chú ý tới toàn bộ thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn trong khả năng cao nhất có thể. Riêng về thơ của Đồng Đức Bốn, chủ yếu là các bài lục bát trong phần một tập sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc.

Bên cạnh các bài thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, chúng tôi cũng liên hệ so sánh với thơ lục bát ca dao và lục bát của một số tác giả văn học Việt Nam khác.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm tìm hiểu sâu sắc vấn đề, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây.

Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại

Thông qua phương pháp này, luận văn sẽ nêu bật những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Đồng thời, tránh được sự chủ quan, cảm tính khi đưa ra các nhận xét, các kết luận.

Phương pháp đối chiếu so sánh.

Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong luận văn. Để thấy được chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại trong sự biến đổi theo dòng chảy thời gian, chúng tôi sử dụng phương pháp này đối chiếu, so sánh giữa thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn với các mảng thơ khác trong đời thơ hai ông và của các nhà thơ khác. Qua đó, những nét tiêu biểu độc đáo của dòng thơ đồng quê, tiêu biểu là thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn sẽ hiện lên một cách nổi bật và có tính thuyết phục cao.

Phương pháp thống kê- phân loại.

Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp bổ trợ hữu ích cho hai phương pháp trên đây. Với sự thống kê, phân loại, luận văn sẽ tìm được những yếu tố nội dung, nghệ thuật tiêu biểu để đi đến kết luận chính xác nhất, có cơ sở cho sự thuyết phục.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi phối hợp chặt chẽ giữa ba phương pháp nêu trên để luận văn có tính khoa học và hệ thống, đạt được những hiệu quả cao nhất.

5. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Đi sâu vào đề tài này, mục đích của chúng tôi là hướng vào tìm hiểu những biểu hiện cụ thể về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. So sánh đối chiếu chất đồng quê trong thơ hai ông với nhau và với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả có thế mạnh về thơ lục bát để tìm ra những đặc điểm chung nhất và bản sắc, đặc trưng riêng của thơ ca mỗi người. Bên cạnh đó, luận văn cũng mong đạt được một hiệu quả cao hơn, đó là có được cái nhìn khái quát về sự tồn tại, biến đổi của chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

Hướng vào những mục đích đã nêu trên đây, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Sơ lược tìm hiểu đặc trưng của thể loại thơ lục bát và sự vận động của nó trong tiến trình thơ ca dân tộc.

- Tìm hiểu các văn bản thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, cụ thể là thơ lục bát để tìm ra những nét nổi bật trong nôị dung, nghệ thuật gắn liền với chất đồng quê trong thơ họ.

- Đối sánh thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn với thơ ca truyền thống, thơ ca các tác giả khác, tìm ra những sự kế thừa và đổi mới của hai tác giả này.

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai theo ba chương. Chương một: Chất đồng quê và thơ lục bát về đồng quê trong thơ ca dân tộc.

Chương hai: Cảnh quê và tình quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.

Chương ba: Tính dân gian, hiện đại trong thơ lục bát về đồng quê của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.


Chương một

CHẤT ĐỒNG QUÊ VÀ THƠ LỤC BÁT VỀ ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ CA DÂN TỘC

Theo những bước đi của thời gian, nền văn học Việt Nam cũng không ngừng vận động, biến chuyển. Nhiều thành tựu của văn học nước nhà đã được nhân loại biết đến và trân trọng. Trong những thành tựu ấy, thơ lục bát chiếm một vị trí đáng kể, tạo nên tiếng nói tiêu biểu đặc trưng cho văn học người Việt, tâm hồn người Việt.

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT Cấu trúc thể loại

Lục bát là thể thơ tổng hợp giữa câu sáu và câu tám. Số câu không hạn định, ít thì chỉ hai câu, còn nhiều thì có thể kéo dài đến vô kể. Từ khi ra đời, thể lục bát đã trở thành thể loại được ưa chuộng trong sáng tác của người Việt. Qua tiến trình thể loại, thể lục bát mỗi lúc càng trở nên hoàn thiện hơn.

Niêm, vần, luật.

Giáo sư Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại đã dành cho thể lục bát một sự quan tâm, ưu ái đặc biệt. Niêm luật của thể thơ này đã được tóm tắt thành một hệ thống tương đối rõ ràng.

* Hệ thống phổ biến

- Trường hợp một:


Dòng/ti

ếng

1

2

3

4

5

6

7

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 2


Dòng

lục

-

B

-

T

-

B



Dòng

bát

-

B

-

T

-

B

-

B

B: Vần bằng; T: Vần trắc

Trường hợp này khá phổ biến trong ca dao và cả trong văn học viết. Chẳng hạn:

Dù ai cho bạc cho vàng

Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay

(Ca dao)

Láng giềng đã đỏ đèn đâu Chờ em ăn dập bã giầu em sang

(Nguyễn Bính)

Ở hệ thống này, niêm luật giữa câu lục và câu bát đều theo mối quan hệ tương liên từng cặp: B- B; T- T; B- B.

- Trường hợp hai:

Các tiếng thứ tư, thứ sáu, thứ tám nhất định phải theo vần bằng, riêng tiếng thứ hai có thể linh động, hoặc bằng hoặc trắc.

Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

oản anh tình phụ xôi

Có cam phụ quýt, có tình phụu ta

(Ca dao)

* Hệ thống đặc biệt: Các loại biến thể.

Có biến thể vần trắc: Tiếng thứ sáu câu câu sáu và câu tám đều là vần trắc.

Con cò mắc giò mà chết

Con quạ ở nhà mua nếp làm chay

(Ca dao)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023