Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 20

nghệ thuật. Càng về sau này, lục bát càng cho thấy khả năng biến hoá linh hoạt vô cùng của nó.

Để thấy được bản sắc riêng của thể loại lục bát, chúng ta khó có thể bỏ qua chất đồng quê như một yếu tố tạo nên bí quyết sinh tồn cho thể loại. Nói cách khác, sở dĩ thơ lục bát được nhiều người dân Việt Nam yêu mến là bởi thể thơ này vốn mang hơi thở, giọng nói, điệu cảm xúc, tâm hồn của những con người xứ đồng. Lục bát hiện đại tuy có nhiều cách tân, đổi mới do sự ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng, văn hoá mới, đặc biệt là văn minh, văn hoá Âu châu, thế nhưng cái bản chất gốc rễ quê mùa của nó vẫn là nguồn mạch chính tạo nên sức sống mãnh liệt riêng. Hơn cả thế, nó còn là giá trị quí báu góp phần làm thanh bình tâm hồn người dân quê trước sự biến động, đổi thay chóng mặt của cuộc sống.

2. Như một định mệnh, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều tìm đến với thể lục bát để rồi nổi danh cùng những bài lục bát dung dị, mượt mà. Trong thơ họ nói chung, chất đồng quê giữ một vị trí đặc biệt. Nó thấm đượm ở hầu khắp các mảng thơ khác nhau mà đời thơ hai tác giả này có được. Tuy nhiên, xét về mức độ thì chất đồng quê ở mảng thơ lục bát vẫn sâu sắc, rõ nét hơn cả.

Chất đồng quê đã chi phối và tác động sâu sắc tới cả nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Họ đưa vào thơ những cảm quan cùng những cảnh vật đậm chất quê mùa.

Không gian, thời gian trong thơ cùng những khu vườn với cây cỏ, hoa lá, những con vật, các hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên luôn được khắc hoạ, cảm nhận dưới cái nhìn, sự suy ngẫm của con người xứ đồng. Những điều tưởng như nhỏ bé, tầm thường nhưng khi đi vào lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn lại mang ý nghĩa sâu sắc đến không ngờ. Bức tranh quê ấy còn được làm giàu thêm rất nhiều bởi hình ảnh những con người với tình cảm mộc mạc, chân thành: Những người bà, người mẹ, người chị, người ông, người cha, và đặc biệt là hình ảnh những cô gái quê mùa, những người tình- “Nàng Thơ” của thi sĩ. Mỗi cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói của những con người ấy

luôn hiện lên gần gũi, thân thương thông qua những vần thơ lục bát ngọt ngào. Họ đồng thời cũng là những con người gắn bó sâu nặng với cuộc sống lao động, giàu tình nghĩa con người.

Khi xây dựng bức tranh quê bằng thơ lục bát, cả hai nhà thơ này đều kế thừa, tiếp thu rất nhiều những hình ảnh, giá trị đặc sắc của ca dao, thơ ca truyền thống. Đó là những ngôn từ, hình ảnh được mượn trực tiếp hay gián tiếp, những cách nói gần gũi ngôn ngữ đời thường đậm chất dân gian. Rồi giọng điệu than vãn, chòng ghẹo trong câu thơ, cách phối thanh, cách vận dụng những thế mạnh của thơ lục bát cổ truyền ở cả phạm vi bài thơ, khổ thơ, câu thơ…đều được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn phát huy, sử dụng nhuần nhuyễn. Họ thực sự là những người thợ thơ lục bát tài ba, cần mẫn “cấy cày” trên cánh đồng làng quê.

3. Bên cạnh những giá trị thơ lục bát giàu tính truyền thống, lục bát quê của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng có nhiều cách tân, đổi mới sáng tạo. Những hình ảnh, những cách tân của họ trước hết mang đậm các tính sáng tạo của mỗi người. Đó là hệ quả của cái chất bụi bặm nhẹ nhàng trong lục bát Nguyễn Duy hay nỗi buồn, sự ngang tàng trong lục bát Đồng Đức Bốn. Tiếp đến, sự mới mẻ của những vần lục bát ấy chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố thuộc cuộc sống, thời đại. Toàn xã hội đang trong quá trình hiện đại hoá, cuộc sống đô thị đã chi phối cảm xúc, tâm hồn của nhiều nhà thơ Việt. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng là những tác giả nằm trong số đó. Chính vì thế, chất đồng quê trong thơ họ cũng không còn cái vẻ thuần chất nguyên sơ. Nó ít nhiều đã mang một cảm quan lạ lẫm, mới mẻ hơn. Những hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống con người vừa chân chất quê mùa, lại vừa nhuốm chút sắc màu của cuộc sống đô thị. Các hình thức nghệ thuật thể hiện cũng tỏ ra chịu sự chi phối không nhỏ của các yếu tố này. Ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ nghiêng nhiều hơn về điệu nói, đặc biệt là cách nói của người dân Việt trong cuộc sống hôm nay. Điệu than và điệu ghẹo trong thơ lục bát của họ cũng thể hiện rõ những tâm sự, những niềm vui, nỗi buồn của con người trong cuộc sống nhiều vần vũ, chìm nổi. Rồi qui mô, cấu trúc có nhiều cách tân mới lạ

của bài thơ, khổ thơ, câu thơ lục bát đều cho thấy xu thế chung của thơ lục bát Việt Nam hiện đại.

4. Cùng bắt nhịp vào dòng chảy của thơ lục bát Việt Nam hiện đại và cùng mang đậm chất đồng quê, song thơ lục bát Nguyễn Duy cũng có nhiều điểm khác biệt về cả nội dung và hình thức thể hiện. Đó cũng là điều tất yếu, bởi mỗi người đều có cá tính sáng tạo riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Lục bát Nguyễn Duy nổi bật với cả hai mảng đề tài lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu chống Mĩ của dân tộc và mảng thơ lục bát lấy cảm hứng từ cuộc sống đời thường của nhà thơ. Hiện thực cuộc chiến gian lao, khắc nghiệt nhưng vẫn giàu chất lãng mạn đã đi vào lục bát Nguyễn Duy thật đặc sắc. Thiên nhiên, cuộc sống, con người trong lửa đạn được Nguyễn Duy khắc hoạ rõ nét đã giúp chúng ta hiểu hơn về một thời hào hùng của dân tộc. Trong sự khắc nghiệt ấy, hồn thơ lục bát Nguyễn Duy vẫn tràn trề nhựa sống, lòng yêu đời, yêu quê hương đất nước. Trở về với đời thường, nhà thơ vẫn cần mẫn sáng tác và cho ra đời những tài sản thơ vô giá. Nó là cảm xúc, tâm trạng và nghĩ suy sâu lắng, tinh tế của nhà thơ về cuộc sống mới đang trong quá trình đô thị hoá. Cuộc sống mới ấy tạo ra niềm vui sống cho nhà thơ, nhưng đôi lúc nó lại khiến tâm hồn quê mùa của tác giả bất an, lo lắng trước sự tan vỡ, biến dạng của những giá trị truyền thống.

Như một sự tiếp nối và phát huy, lục bát Đồng Đức Bốn hướng nhiều vào đề tài, cảm hứng từ cuộc sống làng quê hôm nay. Tâm hồn thơ ấy luôn hoang mang, buồn bã trước cuộc sống nhiều bon chen nhưng cũng luôn trong tư thế ngang tàng sẵn sàng đối đầu với những khó khăn do cuộc sống hiện đại nhiều xô lấn mang lại. Nhưng hơn hết, tấm lòng thi sĩ trong thơ là tấm lòng của con người xứ đồng. Yêu, sống đều hết mình. Lấy quê mùa làm gốc rễ và khởi nguồn cho sự sáng tạo. Ngay trong những bài thơ được tác giả làm ngay giữa phố thị cũng đậm đà hương sắc đồng nội. Cũng nhờ tấm lòng quê kệch này mà hồn thơ lục bát Đồng Đức Bốn không trở nên bi quan mà vẫn yêu đời đến lạ.

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 20

Nếu như Nguyễn Duy làm thơ từ cảm quan của cái tôi trữ tình vừa bước ra từ cái ta chung của dân tộc thì Đồng Đức Bốn lại đưa vào lục bát của mình một cái tôi nổi cộm, quay quắt của con người trong cuộc sống hôm nay. Cùng ngẫm ngợi sự đời nhưng cuộc sống, cuộc đời trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn đôi khi trở nên quay quắt, nặng nề hơn. Nó gợi ra cái buồn nhiều hơn lục bát Nguyễn Duy. Sự khác nhau của hai cái tôi trữ tình này đã tạo ra những sắc thái rất riêng cho thơ lục bát của mỗi người.

Về nghệ thuật thể hiện, tuy rằng cả hai cùng xuất phát từ nền tảng chung của thơ lục bát dân tộc và của cả thơ ca Việt Nam hiện đại nhưng họ lại có nhiều sáng tạo mang đậm cá tính riêng. Chẳng hạn, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ của hai nhà thơ này đều rất đa dạng, gần đời thường, gần gũi ca dao nhưng mỗi người lại có cách biểu hiện riêng. Người thì bụi bặm, dấm dẳn, người lại trúc trắc, táo bạo. Hay như trong giọng điệu thơ, Nguyễn Duy thiên về điệu ghẹo, Đồng Đức Bốn lại thiên về điệu than. Cấu trúc bài thơ, khổ thơ, câu thơ của họ cũng biểu hiện rất đa dạng…

Có thể nói, lục bát Nguyễn Duy và lục bát Đồng Đức Bốn là hai nấc thang trên con đường đi lên của thơ lục bát Việt Nam. Thơ lục bát của họ thể hiện rất rõ những đặc điểm của thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Góp phần làm rạng danh cho thể lục bát của dân tộc. Đồng thời, làm yên lòng và củng cố niềm tin yêu của độc giả người Việt với những vần lục bát mộc mạc, chân chất, mượt mà.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023