Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 1


Đại học Quốc Gia Hà Nội Khoa luật

-------------------


đề cương


luận văn cao học


Đề tài:

đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế


Chuyên ngành : Luật hình sự - Luật tố tụng hình sự mã số 5.05.14


Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Lợi

Học viên: Nguyễn Thị Hương Lan


Hà Nội 2005


Môc lôc


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Trang


Phần mở đầu 4

Chương 1. Lý luận chung về đấu tranh phòng chống 9

tội trốn thuế

1.1. Tội trốn thuế trong pháp luật hình sự Việt Nam:9

1.1.1. Khái quát về thuế9

1.1.2. Tội trốn thuế trong lịch sử pháp luật Việt Nam20

1.1.3. Các quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội trốn thuế28

1.1.3.1. Khái niệm tội trốn thuế28

1.1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế37

1.2. Nhận thức chung về đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế54

1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm hoạt động đấu tranh phòng,54

chèng tội trốn thuế.

1.2.2. Nội dung đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế và các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động này.

56


Chương 2.Thực trạng tội trốn thuế, và công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong

5 năm gần đây (từ năm 2001 đến năm 2005) 58


2.1.

Tình hình tội phạm trốn thuế trong 5 năm gần đây (từ năm

58


2001 đến năm 2005)



2.1.1. Các yếu tố tác động đến tình hình tội trốn thuế

58


2.1.2. Thực trạng tội trốn thuế

66


2.1.3. Diễn biến và cơ cấu tình hình tội trốn thuế

79


2.1.4. Nhân thân người phạm tội trốn thuế

83

2.2.

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trốn thuế

84


2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về tâm lý xã hội

84


2.2.2. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội

85


2.2.3. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến quản lý nhà nước

88


2.2.4. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến chính sách pháp



luật

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 1

2.2.5. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm

2.2.6. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật

2.3. Thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội trốn thuế trong 5 năm 2001 - 2005

2.3.1. Tổ chức lực lượng phòng chống tội trốn thuế

2.3.2. Kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội trốn thuế

2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong phòng chống tội trốn thuế.


96


97

97


97

98

100


Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế trong thời gian tới 101


3.1 Dự báo tính hình tội trốn thuế trong thời gian tới

3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội có tác động đến tội trốn thuế trong thời gian tới

3.1.2. Dự báo một số diễn biến chính của tội trốn thuế trong thời gian tới

3.2 Định hướng, quan điểm về đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế

3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng, quan điểm nâng cao hiệu quả

đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế

3.2.2. Định hướng, quan điểm về đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế

3.3.1. Các giải pháp về kinh tế - xã hội

3.3.2. Các giải pháp về quản lý

3.3.3. Các giải pháp về chính sách, pháp luật

3.3.4. Các giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm

3.3.5. Các giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật

101

101


105


107


107


109


112


112


115

116


Kết luận 118

Tài liệu tham khảo 120


Phần mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển nhiều thành phần, nền kinh tế nước ta có điều kiện phát triển khá thuận lợi, số lượng ngành nghề, quy mô, hình thức kinh doanh rất đa dạng và phong phú. Số thuế thu được từ các nguồn đều tăng, tạo điều kiện cho việc cân đối thu chi ngân sách, tái đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của hầu hết các đối tượng nộp thuế chưa cao, chưa tự giác, hệ thống quản lý thuế của chúng ta còn nhiều bất cập, nên tình trạng trốn thuế diễn ra phổ biến, đáng báo động. Theo thống kê của cơ quan thuế, số thuế thu được chỉ bằng 25% số thuế phải nộp. Số hành vi trốn thuế đã xảy ra đủ dấu hiệu cấu thành tội trốn thuế khá nhiều, song do nhiều nguyên nhân lượng tội phạm bị phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự rất khiêm tốn. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, trong năm 2005 cả nước chỉ có 30 vụ trốn thuế được đưa ra xét xử. Thực trạng trên cho thấy trốn thuế là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ tội phạm ẩn cao nhất hiện nay.


Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, đồng thời là công cụ quan trọng trong điều tiết nền kinh tế đất nước, vì vậy để ổn định phát triển

đất nước, đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thức được rằng: việc nghiên cứu một cách nghiêm túc tình hình tội phạm trốn thuế, tìm ra nguyên nhân, điều kiện và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm này là hết sức cần thiết, cả về lý luận lẫn thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước về thuế trong giai đoạn hiện nay.


2. Tình hình nghiên cứu:

Thực tế cho thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế. Một số công trình nghiên cứu cũng đề cập một cách khái quát vấn đề trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về đấu tranh phòng chống các tội phạm kinh tế nói chung, hoặc chỉ tập trung về các hành vi trốn thuế có liên quan đến hóa đơn giá trị gia tăng.

Vì vậy nghiên cứu vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế một cách cơ bản, tương đối có hệ thống và tương đối toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn là hướng nghiên cứu thiết thực trong giai đoạn hiện nay.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1. Mục đích:

Việc nghiên của vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong luận văn này nhằm đạt được những mục đích sau:

- Làm sáng tỏ về mặt lý luận tội phạm trốn thuế theo pháp luật hình sự Việt Nam và lý luận về vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.

- Tổng kết tình trạng tội phạm trốn thuế trong thời gian 5 năm vừa qua (2001 - 2005), phân tích rõ cơ cấu, diễn biến, động thái, và đánh giá một cách khoa học về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trốn thuế hiện nay, đồng thời đưa ra những dự báo cơ bản về tình hình tội phạm này trong giai đoạn tới.

- Phân tích thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế của Nhà nước ta thời gian qua (2001– 2005), đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này.

- Trên cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn ở nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đối với vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế, đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế có hiệu quả.


3.2 Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể sau:

- Khái quát một số vấn đề lý luận về tội phạm trốn thuế và đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.

- Phân tích thực trạng tội phạm trốn thuế và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2001 đến năm 2005).

- Nghiên cứu và kiến nghị các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế, để hoạt động này thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.


4. Đối tượng nghiên cứu:

Những đối tượng được nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong của luận văn này là:

4.1. Các đặc điểm tội phạm trốn thuế ở nước ta trong những năm 2001- 2005, các vụ án về trốn thuế điển hình;

4.2. Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế của Nhà nước ta trong thời gian qua;


5. Cơ sở khoa học:

5.1. Cơ sở lý luận:

Cơ sở lý luận của luận văn này là các thành tựu của các ngành khoa học: Tội phạm học, Khoa học luật hình sự, Tâm lý xã hội, Xã hội học, Triết học, Kinh tế học; hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, và các luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

5.2. Cơ sở thực tiễn:

Cơ sở thực tiễn của luận văn là các kết quả thống kê của Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bản án, quyết định hình sự của


Toà án nhân dân các cấp về tội phạm trốn thuế. Các thống kê của Tổng Cục thuế, Cục thuế, Chi Cục thuế các địa phương về tình trạng trốn thuế. Các bài báo phản ánh tình hình tội phạm trốn thuế, hành vi trốn thuế diễn ra trong cả nước.


6 Phương pháp luận của việc nghiên cứu:

Các phương pháp luận của việc nghiên cứu trong luận văn chủ yếu là: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp đặc trưng của khoa học luật hình sự như: phân tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, thống kê, phương pháp trao đổi chuyên gia...Đồng thời có sự kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự, pháp luật thuế, thực tiễn xét xử, tham khảo các tài liệu trong nước và nước ngoài.


7 Điểm mới về mặt khoa học của luận văn:

7.1 Về lý luận:

Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và tương

đối toàn diện ở cấp độ một luận văn thạc sỹ đề cập tới lý luận về tội phạm trốn thuế và đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế. Qua đó đưa ra cách tiếp cận vấn đề một cách lôgíc, toàn diện và khoa học, đồng thời tìm kiếm phát hiện những điểm còn hạn chế, bất cập trong các quy phạm pháp luật hình sự có liên quan, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 về đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.

7.2 VÒ thùc tiÔn:

- Tổng kết những phương thức, thủ đoạn của tội phạm trốn thuế, đồng thời làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trốn thuế một cách có hệ thống, khoa học, sâu sắc và toàn diện.

- Dự báo tình hình trốn thuế ở nước ta trong thời gian tới;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023