Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam - 12

KẾT LUẬN


Để việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng thành công tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán thứ cấp phát triển bền vững cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

+ các nhà đầu tư và các đối tượng tham gia thị trường phải được tiếp cận và cung cấp đầy đủ thông tin.

+ Đảm bảo sự ổn định môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích đầu tư và tiết kiệm của công chúng, mức độ lạm phát được kiềm chế vừa đủ để duy trì nền kinh tế phát triển, chiến lược phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo tạo công ăn việc làm có hiệu quả

+ Về vi mô đó là tạo khung pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ với hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường chứng khoán giúp cho thị trường hoạt động an toàn, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia thị trường

+ Tạo điều kiện cung cấp cơ chế giao dịch hiệu quả thông qua năng lực xử lý nhanh, chính xác các giao dịch trên thị trường giúp tăng mức độ luân chuyển vốn trên thị trường thông qua các trung tâm giao dịch

+ Có cơ chế cho các tổ chức trung gian hỗ trợ phát triển thị trường ra đời như các tổ chức định mức tín nhiệm...vv. Tạo điều kiện để các nhà đầu tư chuyên nghiệp đóng vai trò dẫn dắt thị trường, can thiệp thị trường vào những thời điểm mất cân đối quan hệ cung cầu.

Kinh nghiệp từ giai đoạn vừa qua không nên giãn tiến độ IPO vì nếu IPO đưa ra mức giá hợp lý thì cuộc IPO đó vẫn thành công, cần có lộ trình IPO minh bạch hãy để thị trường định đoạt về giá, nên bán đúng giá trị để đảm bảo thị trường tăng đều trong dài hạn tránh tình trạng doanh nghiệp có được nguồn thặng dư vốn lớn ngay từ đầu nhưng khi cổ phiếu đi vào giao dịch tính thanh khoản lại không cao, làm mất niềm tin NĐT.

Cần sửa đổi luật đất đai, sửa đổi nghị định 109/2007/NĐ-CP cho phù hợp và khẩn trương ban hành luật kiểm toán độc lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Nên xây dựng và ban hành bộ quy tắc chung về xác định giá trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp được phép thực hiện nội dung này phải tuân thủ trong quá trình hoạt động, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp thực hiện một kiểu không thống nhất. (Phụ lục 2-danh sách DN được phép thực hiện chức năng định giá).

Các hành vi phạm Luật chứng khoán hiện nay chỉ bị xử lý bằng biện pháp hành chính (Nghị định 36/2007/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thông tư 97/2007TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 36) theo đó mức phạt và hình phạt quá nhẹ không đủ sức ngăn chặn các hành vi vi phạm, do vậy cần sửa đổi Luật hình sự, thêm vào đó danh sách tội danh về chứng khoán

Qua tổng hợp ta nhận thấy rằng bảo vệ các NĐT không phải chỉ xuất phát từ phía NĐT, cơ quan quản lý chuyên ngành, mà bản thân các nhà điều hành doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải có những động thái tích cực để bảo vệ quyền lợi cổ đông, cổ phiếu của công ty mình trên thị trường, đặc biệt là vấn đề quản trị doanh nghiệp, và phải cải thiện mối quan hệ của doanh nghiệp với công chúng đầu tư.

Cần có các chính sách đồng bộ, dài hạn để vực dậy thị trường chứng khoán vượt qua thời gian khó khăn này (Phụ lục 1 - biểu đồ phân tích chỉ số), không nên giãn tiến độ CPH, việc ngừng IPO dường như chẳng có tác dụng gì mà nó chỉ làm chậm đi tiến trình cổ phần hóa các DNNN, mà chậm ngày nào thì các nguồn lực của xã hội còn bị sử dụng chưa hiệu quả ngày đó. Và đương nhiên mất mát thuộc về số đông.

Phải khẳng định rằng việc cổ phần hóa là chủ trương đúng đắn của Nhà nước trong hơn 10 năm thực hiện, quá trình CPH cơ bản đã đạt được mục tiêu đặt ra. Cổ phần hóa đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần đa dạng hóa sở hữu, làm thay đổi phương thức quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy mô DN, lành mạnh hóa tài chính DN và thúc đẩy hoạt động của thị trường tài chính.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC


1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20-3 hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 126/2004/TTBTC hướng dẫn thực hiện nghị định 187/2004/NĐ-CP, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2004), Quy trình chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần ban hành kèm theo Thông tư 126/2004/TT-BTC, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13-3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty dùng cho các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13-03 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Mẫu bản cáo bạch trong hồ sơ Đăng ký phát hành, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 17/2007/QĐ-BTC ngày 13-03 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2007), Thông tư Số 18/2007/TT-BTC ngày 13- 3 hướng dẫn việc mua, bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18-4 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

9. Chính phủ (2004), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

10. Chính phủ (2004), Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 21-4 qui định về kiểm toán độc lập, Hà Nội.

11. Chính phủ (2005), Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31-10 về sửa đổi một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập, Hà Nội.

12. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8 về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

13. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19-1 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán, Hà Nội.

14. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26-6 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

15. Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2-8 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam, Hà Nội.

16. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

17. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

18. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.

19. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội

20. Quốc hội (2005), Luật Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

21. Chính phủ (2006), Báo cáo của Chính phủ tháng 9 năm 2006 về tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

22. Nguyễn Anh Dũng - Tạ Văn Hùng (2005), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

23. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

24. Nguyễn Bảo Hoa (2006), Đầu tư chứng khoán nhất định thành công, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

25. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế, Tập 1: Luật doanh nghiệp - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26. Lê Thị Thu Thủy, Tập bài giảng về chứng khoán, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

27. Bùi Kim Yến (2005), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nxb Lao động, Hà Nội.

TRANG WEB

28. http://www.saga.vn/dictlist.aspx

29. http://finance.yahoo.com

30. http://www.ssc.com.vn

31. http://www.vietstock.com.vn

32. http://www.viet-studies.info.com


PHỤ LỤC 1


Đồ thị phân tích chỉ số


PHỤ LỤC 2 Danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ 1

PHỤ LỤC 2


Danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2008


BỘ TÀI CHÍNH

———

Số: 61 /QĐ-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

————————————

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2008


QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2008

——————

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH


Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ- CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Quyết định số 100/2007/QĐ-BTC ngày 6 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế lựa chọn và giám sát các tổ chức tư vấn định giá;

Căn cứ đề nghị của các tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài

chính,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1: Công bố kèm theo Quyết định này "Danh sách tổ chức tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2008".

Điều 2: Các tổ chức tư vấn định giá có tên trong danh sách công bố tại Điều 1 Quyết định này được cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ- CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần, các tổ chức tư vấn định giá và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG

- Ban Chỉ đạo ĐMPTDN; THỨ TRƯỞNG

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Cơ quan thuộc Chính phủ; (đã ký)

- UBND, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Tổng công ty Nhà nước;

- Các tổ chức tư vấn định giá;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, Vụ TCNH. Trần Xuân Hà


BỘ TÀI CHÍNH

———

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

————————————


Danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2008 (Ban hành kèm theo Quyết định số 61 / QĐ-BTC

ngày 10 tháng 1 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)


I. Các công ty chứng khoán

1. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC);

2. Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI);

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Thăng Long (TS CO., Ltd);

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí