9- Giống gà Tam Hoàng
Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5 – 1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 – 3 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành gà mái: 1,8 – 2,0 kg, gà trống: 2,2 – 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon.
Gà Tam Hoàng có những đặc điểm nổi bật là: tỷ lệ nuôi sống cao, chống chịu bệnh tật, chịu khó kiếm mồi.
d. Gà Lương Phượng
10- Giống gà Lương Phượng
Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 1
- Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 2
- Những Dụng Cụ, Trang Thiết Bị Cần Thiết Để Nuôi Gà
- Sự Phân Bổ Của Gà Con Trong Quây Úm Liên Quan Đến Nhiệt Độ
- Quy Trình Vệ Sinh Thú Y Trong Trại Gà Công Nghiệp
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt min, vị
đậm. Gầ trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 – 1,6 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 – 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự do.
2. Các giống vịt
2.1. Giống vịt hướng trứng
a. Vịt Triết Giang
11- Giống Vịt Triết Giang
Vịt mái có bộ lông màu xám, da chân và mỏ màu vàng, cổ dài, ngực lép, mình thon, bụng sâu. Con đực mỏ có màu xám chấm đen, lông cổ màu xanh đen và có khoang.
Vịt bắt đầu đẻ lúc vịt 3,5 tháng tuổi. Tuổi đẻ sớm ở vịt Triết Giang giúp người chăn nuôi giảm chi phí thức ăn giai đoạn nuôi hậu bị. Năng xuất trứng rất cao 247-258 quả/mái/năm, vịt đẻ bền
Trọng lượng trứng trung bình đạt 61,4g. Khối lượng cơ thể vịt khi vào đẻ nhỏ Vịt mái chỉ nặng 1,08kg và vịt trống nặng 1,14 kg.
Tiêu tốn thức ăn /10 trứng trung bình là 2,23kg thức ăn trong điều kiện nuôi tập trung. Còn thực tế ở ngoài sản xuất chỉ tiêu tốn khoảng 1,98-2,12kg thức ăn/10 trứng.
b. Vịt Khaki Campbell
12- Giống Vịt Khaki Campbell
Là giống vịt nhà có nguồn gốc từ nước Anh. Đây là giống vịt siêu trứng, thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi nhiều vùng khác nhau.
Vịt có thân hình nhỏ, thon nhẹ, cổ dài, đầu dài, vịt mái có màu lông thuần nhất, lông màu khaki, còn vịt trống có lông màu vàng nâu ở vùng cổ và ngực, phần còn lại màu nâu xám. Toàn thân có lông màu hạt dẻ, màu nâu vàng như màu kaki, đuôi cánh có màu nâu thẫm, con đực có những vằn ngang, màu chì xám ở trên đầu, cổ cánh và đuôi. Vịt Kaki có đầu nhỏ vừa phải, mỏ con đực có màu xanh lá cây sẫm. Con cái có mỏ màu xám đen. Vịt Kaki có mắt màu đen, tinh nhanh. Cổ dài trung bình, mỏ và chân màu xám, một số chân và mỏ có màu da cam.
Con đực trưởng thành nặng 2,5 – 3 kg, con mái 2 - 2,5 kg. Sản lượng trứng 150 - 180 quả/năm. Trứng nặng 70 - 80 g, vỏ trứng màu trắng hoặc trắng hơi xanh lá cây. Vịt có thân hình nhỏ, lông màu nâu lợt, mỏ và chân màu xám chì. Vịt bắt đầu đẻ trứng từ 140 - 145 ngày tuổi. Trọng lượng vịt mái 1,6 - 1,8 kg/con, vịt trống 2 - 2,1 kg/con. Sản lượng trứng đạt 260 - 280 quả/con/năm. Trọng lượng trứng to 65 - 75g/quả.
2.2. Giống vịt hướng thịt
a. Vịt Bắc Kinh
13- Giống Vịt Bắc Kinh
Đây là giống vịt cho thịt nổi tiếng.
Vịt Bắc kinh có lông màu trắng tuyền, trong thời kỳ đẻ, lông có sự biến đổi pha trộn màu vàng xỉn. Trán rộng mỏ có màu vàng da cam, hơi cong xuống. Cổ to dài. Cánh tương đối rộng, nhưng so với toàn thân thì hơi nhỏ. Vịt Bắc Kinh sinh trưởng nhanh, vịt con mới nở nặng 50-60g, nuôi đến tám tuần tuổi nặng từ 2,0-2,5 kg. Thân thịt vịt Bắc Kinh đẹp do sau khi giết mổ không còn chân lông màu đen sót lại trên da.
Vịt thịt nuôi đến 56 - 63 ngày con trống nặng 2,3-2,5 kg, con mái nặng 2-2,2 kg. Rất thích hợp để làm vịt đông lạnh xuất khẩu(2,0-2,5 kg), tốn 2,8-3,2 thức ăn/kg tăng trọng. Sản lượng trứng 120 - 150 trứng/năm, khối lượng trứng 75 - 90g. Giống vịt này có thể cho lai với ngan đực vì khối lượng cơ thể phù hợp với ngan đực khi giao phối.
b. Vịt Anh Đào
14- Giống vịt Anh Đào
Vịt Anh Đào có nhiều dòng khác nhau. Nhìn chung vịt có hình dáng nặng nề, đầu to và rộng, mình dài, ngực rộng, lông màu trắng tuyền, chân, mỏ màu da cam. Khả năng cho thịt của Vịt Anh Đào rất lớn, lúc 49 ngày tuổi có thể đạt 2,7-3,2 kg. Tiêu tốn thức ăn cho l kg thịt là 2,4 - 2,8 kg. Sản lượng trứng đạt 150 - 155 quả/mái/năm.
Trong điều kiện nuôi dưỡng tại Việt Nam vịt đạt khối lượng cơ thể 2,2 - 2,3 kg lúc 75 ngày tuổi, sản lượng trứng đạt 120 - 130 quả/mái/năm. Theo khảo sát khác, vịt Anh Đào có màu lông màu trắng, mỏ, chân có màu da cam. Sản lượng trứng 125 - 160 quả/mái/năm. Tỉ lệ 1 trống 5 mái cho 85 - 90% phôi. Trứng vịt ấp 28 ngày. Giết thịt lúc 60 ngày tuổi đạt 1,9 - 2,3 kg, Vịt đực trưởng thành nặng trên 4 kg, vịt mái nặng trên 3,5 kg, sản lượng trứng 100-110 quả/năm,
2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng
a. Vịt Bầu
15-Giống Vịt Bầu
Vịt bầu là một giống vịt nhà có nguồn gốc từ Việt Nam. Đây là một trong những giống vịt nuôi phổ biến ở vùng nông thôn. Vịt Bầu được phân bố khá rộng rãi ở miền Bắc và cả ở miền Nam, đồng thời có nhiều ở các tỉnh Duyên Hải miền Trung.
Vịt bầu là giống vịt có tầm vóc trung bình, lúc trưởng thành vịt Bầu có khối lượng của vịt đực: 2,2-2,5 kg/con, vịt mái nặng 2,0-2,2 kg/con. Giống vịt bầu to con, ngon thịt, nặng trung bình 2,0-2,5 kg, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60
g. Vịt bầu thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to, thân mình hơi dài, cổ ngắn vừa phải, ngực rộng, sâu, bụng sâu, dáng đi nặng nề, lạch bạch, mỏ và chân có nhiều màu khác nhưng phổ biến nhất là màu vàng, con trống có mỏ màu xanh lá cây.
Con trống có lông cổ màu xanh biếc, một số con có vòng lông trắng ở cổ. Cũng như vịt cỏ, vịt Bầu không được chọn lọc khắt khe trong thời gian dài, do đó màu lông có sự phân ly lớn từ màu trắng, đen xám, đến màu nâu xám. Bộ lông của vịt Bầu có nhiều nhóm màu khác nhau, phổ biến nhất là màu cà cuống, tiếp đó là màu xám, loang đen trắng. Khả năng cho thịt không cao, nhưng khả năng tự kiếm mồi tốt thích nghi tốt với điều kiện chăn thả truyền thống.
Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày tóm tắt đặc điểm, năng suất của một số giống gà nội?
2. Trình bày những đặc điểm khác nhau giữa giống vịt chuyên trứng và giống vịt chuyên thịt? Cho ví dụ?.
3. Thế nào là vịt kiêm dụng? Kể tên những giống vịt kiêm dụng mà em biết?
Phần thực hành
Bài 3. Kể tên giống gà thông qua quan sát đặc điểm bên ngoài. Bài 4. Phân biệt vịt chuyên trứng và vịt chuyên thịt.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về đặc điểm ngoại hình, chỉ tiêu kinh tế của các giống gà, vịt. Sự khác nhau giữa vịt chuyên trứng và vịt chuyên thịt.
Ghi nhớ
Đặc điểm điển hình của từng giống gà, vịt nội, nhập nội và kiêm dụng.
Bài 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM
Mã Bài: B02
Giới thiệu:
Cũng như bất kỳ loại vật nuôi nào, muốn tồn tại, hàng ngày gia cầm phải thu nhận được một lượng thức ăn nhất định. Vì vậy lượng thức ăn không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như khả năng sinh trưởng của gia cầm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của chúng.
Lượng thưc ăn thu nhận hàng ngày sẽ cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia cầm nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng. Tuy nhiên, nhu cầu của gia cầm về các chất dinh dưỡng rất khác nhau. Vì vậy để có thể đảm cần phải xác định được nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho mỗi loại gia cầm.
Mục tiêu:
+ Biết cách xác định nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi loại gia cầm
+ Nắm được những điểm cần lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn và hiệu quả của thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
+ Tính được nhu cầu các chất dinh dưỡng, lượng thức ăn và nước uống hàng ngày cho mỗi loại gia cầm khác nhau
+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.
Nội dung chính:
1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng
1.2. Các loại thức ăn cung cấp đạm
1.3. Các loại thức ăn cung cấp khoáng
1.4. Các loại thức ăn cung cấp vitamin
2. Các dạng thức ăn
3. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm
1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi.
Công thức tính năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn của gia cầm: ME = GE - (FE + UE)
Trong đó: ME là năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ), GE là năng lượng thô; FE là năng lượng trong phân; và UE là năng lượng trong nước tiểu.
Để cung cấp đầy đủ, cân đối và chính xác khẩu phần ăn cho gia cầm thì yếu tố đầu tiên là mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần. Năng lượng cần thiết cho việc duy trì các hoạt động, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Năng lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của mô bào, các hoạt động và duy trì thân nhiệt. Vì thế, năng lượng là "ngọn lửa của sự sống"
Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên các tình trạng còi cọc, chậm lớn, lông xơ xác, năng suất giảm ở gia cầm sinh sản.
Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính đó là Glucid và lipid.
+ Glucid (hay còn gọi tinh bột) có vai trò cung cấp năng lượng, chuyển hóa thành phần mỡ và đạm cho cơ thể, tạo năng lượng để gà chuyển hóa vật chất và vận động. Glucid chiếm khoảng 60% trong thức ăn cho gia cầm trong các dạng nguyên liệu như: bắp, cám, tấm, khoai mì… Gia cầm sử dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hóa tinh bột cần có vitamin B1, tuy nhiên tinh bột từ củ thì thường thiếu vitamin nhóm B. Cũng cần lưu ý hàm lượng chất độc và tình trạng nấm mốc khi sử dụng.
+ Lipid (hay còn gọi chất béo) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp hơn 2 lần so với glucid. Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: gà con cần dưới 4% (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy), gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5% (nếu cao hơn sẽ làm gà mập mỡ khó đẻ), đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn. Trong thức ăn cho gà công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6% dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng tốt, tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn. Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu như axit linoleic, axit linolenic và axit arachidonic. Chất béo giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiếu các bệnh về đường hô hấp. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú ý bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ các axit béo không no, bảo vệ các vitamin trong thức ăn.
1.2. Các loại thức ăn cung cấp đạm
Protein hay còn gọi là chất đạm là chất cần thiết nhất trong mọi sinh vật và thực vật với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống. Ngoài cấu trúc cơ thể, protein còn tham gia vào các nhóm chất có hoạt tính sinh học cao như enzym, hoocmon để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh trùng và sự thành thục của trứng.
Các nguyên liệu chứa nhiều protein như là: Đạm động vật: bột cá, bột thịt, bột