Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 2

Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm

Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn nuôi gia cầm

Bài 1: GIỐNG GIA CẦM

Mã Bài: B01


Giới thiệu:

Trong chương này chúng ta chủ yểu tìm hiểu chi tiết thêm về nguồn gốc, năng suất, hướng sử dụng của các giống gia cầm được nuôi chủ yếu hiện nay.

Mục tiêu:

+ Nhận biết được tên, nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của một số giống gia cầm.

+ Phân biệt được sự khác nhau giữa các giống gia cầm hướng thịt, hướng trứng và hướng kiêm dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

+ Phân loại được các giống gia cầm

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung chính:

1. Các giống gà

1.1. Giống gà trong nước

1.2. Các giống gà nhập nội

2. Các giống vịt

2.1. Giống vịt hướng trứng

2.2. Giống vịt hướng thịt

2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng


1. Các giống gà

1.1. Giống gà trong nước

a. Gà Ri

1 Giống Gà Ri Nguồn gốc phổ biến nhất ở miền Bắc miền Trung ở miền Nam ít 1

1- Giống Gà Ri

Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).

Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.

Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 – 1,8 kg; gà trống: 1,5 – 2,1 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 – 100 trứng/ năm). Gà chỉ đẻ 10 – 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 – 3,5 kg.

Đây là giống gà thích hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi quảng canh ở nước ta. Gà rất chịu khó kiếm ăn khi nuôi chăn thả trong vườn hay ngoài đồng.

b.Gà Đông Tảo


2 Giống gà Đông Tảo Nguồn gốc là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng 2

2- Giống gà Đông Tảo

Nguồn gốc: là giống gà thịt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên.

Đặc điểm ngoại hình: Con trống có lông màu tía sẫm hoặc màu mận chín pha lẫn màu đen. Con mái có lông màu vàng nhạt, mỏ, da và chân vàng. Có vòng cổ chân to, chân to cao, lưng phẳng rộng.

Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 2,5 – 3,5 kg, gà trống: 3,5 – 4,5 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4 – 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (50 – 70 trứng/ năm). Gà mái bắt đầu đẻ lúc 5 – 7 tháng. Gà mái có tính đòi ấp nhưng khả năng ấp kém vì gà khá nặng nề, lên xuống ổ vụng, chân to nên trứng dễ vỡ, gà dùng mỏ và chân đảo trứng không đều do vậy tỷ lệ ấp nở thường thấp.

c. Gà Hồ

3 Giống gà Hồ Nguồn gốc từ làng Hồ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Đặc điểm 3

3- Giống gà Hồ

Nguồn gốc: từ làng Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to, chân to, lưng rộng. Con trống có màu lông mận chín, thẫm đen, da đỏ, con mái có lông màu xám. Thân hình chắc khỏe, chậm chạp.

Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40 – 50 trứng / năm. Thồi gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 – 8 tháng.

Gà Hồ cũng có tính đòi ấp nhưng khả năng ấp cũng kém. Gà mái nuôi con không khéo, khả năng tự kiếm mồi không cao và chúng chậm chạp hơn so với giống gà Ri.

d. Gà Mía


4 Giống gà Mía Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng huyện Tùng Thiện tỉnh Hà 4

4- Giống gà Mía


Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Sơn tây - Hà Tây )

Đặc điểm ngoại hình: Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha ạp so với các giống gà nội khác. Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất

Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5 tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 trứng/ năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 7 tháng.

Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện nay gà Miá được nuôi theo hướng thịt.

e.Gà Ác

5 Giống gà Ác Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà 5

5- Giống gà Ác

Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào cơ phát triển, màu đỏ tím khác với các giống gà khác chân có 5 ngón nên còn gọi là gà “Ngũ trảo “và có lông chiếm đa số.

Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 – 80 quả/mái/năm, trứng nặng 30 - 32 g tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm

Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà thuốc, bồi dưỡng (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axít amin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh.

f. Gà chọi

6 Giống gà Chọi Số lượng không nhiều rải rác nhiều nơi thường tồn tại 6

6-Giống gà Chọi

Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hoá ― chơi chọi gà ― như tỉnh Hà tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế...

Đặc điểm ngoại hình: Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ

Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 - 3 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà mái 2 - 2,5kg

Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng trứng 50 - 55 g/quả

Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Được người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hoóc môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt.

1.2. Các giống gà nhập nội

a. Gà Leghorn

7 Giống gà Leghorn Gà có thân hình nhỏ thon nhẹ thân hơi dài lông và trứng màu 7

7- Giống gà Leghorn

Gà có thân hình nhỏ, thon nhẹ, thân hơi dài, lông và trứng màu trắng. Mào đơn to có màu đỏ tươi. Gà mái trưởng thành đạt trọng lượng 1,7 – 1,8 kg. Năng suất trứng đạt 270 – 280 trứng/ năm. Tiêu tốn 1 quả trứng hết: 0,13 – 0,16 kg thức ăn. Có thể nuôi theo phương pháp thả vườn, nhưng phải đảm bảo thức ăn tốt. Không nên nuôi quá 2 năm vì sức đẻ giảm.

Tỷ lệ trứng có phôi đạt 95-97%. Tỷ lệ trứng ấp nở trên tổng số trứng là 75- 85%.

Tỷ lệ nuôi sống từ 1- 63 ngày tuổi là 96%.

b. Gà Sasso

8 Giống gà Sasso Gà Sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm 8

8- Giống gà Sasso

Gà Sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm 2002, được nuôi nhiều ở Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) và một số nơi ở miền Bắc. Dòng trống: con trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái lông màu nâu. Dòng thương phẩm có lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân, mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi nặng 2,5 kg/con.

Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được nóng và độ ẩm cao. Nuôi đúng kỹ thuật gà đạt 2,2 - 2,5 kg/ con chất lượng thịt tốt thịt rắn, chắc, thơm ngon, có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của Việt Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng được ngô, tấm, gạo, sắn và thức ăn thừa của lợn. Gà đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả nuôi thả vườn và tập trung.

Khả năng nuôi sống 23 - 66 tháng tuổi : 92%, Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ: 159 quả/ mái, Tỷ lệ trứng giống: 95,5%; Tỷ lệ ấp nở: 80%, Sản lượng trứng giống/ mái: 152 quả/ mái.

c.Gà Tam Hoàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023