Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 1


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC


GIÁO TRÌNH

CHĂN NUÔI GIA CẦM

(Lưu hành nội bộ)


Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

Quảng Ninh, năm 2021

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 1

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU


Giáo trình chăn nuôi gia cầm là Mô- đun chuyên ngành của chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Mô- đun này giúp học sinh nắm được vai trò của ngành chăn nuôi gia cầm trong sản xuất và đời sống xã hội. Cung cấp cho người học có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm. Để có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Giáo trình gồm 6 Mô- đun: Mô- đun 1: Giống gia cầm

Mô- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm Mô- đun 3: Chăn nuôi gà

Mô- đun 4: Chăn nuôi vịt Mô- đun 5: Ấp trứng gia cầm

Mô- đun 6: Lâp kế hoạch sản xuất và quản lý trại chăn nuôi gia cầm

Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Quảng ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021

Người biên soạn

1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

2. Mai Thị Thanh Nga

3. Vũ Việt Hà

MỤC LỤC

GIÁO TRÌNH 1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2

LỜI GIỚI THIỆU 3

MỤC LỤC 4

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN 7

Bài 1: GIỐNG GIA CẦM 8

1. Các giống gà 8

1.1. Giống gà trong nước 8

1.2. Các giống gà nhập nội 12

2. Các giống vịt 15

2.1. Giống vịt hướng trứng 15

2.2. Giống vịt hướng thịt 16

2.3. Giống vịt hướng kiêm dụng 18

Câu hỏi và bài tập 18

Bài 2: THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM 20

1. Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia cầm 20

1.1. Các loại thức ăn cung cấp năng lượng 20

1.2. Các loại thức ăn cung cấp đạm 21

1.3. Các loại thức ăn cung cấp khoáng 22

1.4. Các loại thức ăn cung cấp vitamin 23

2. Các dạng thức ăn 23

2.1. Thức ăn tự nhiên 23

2.2. Thức ăn hỗn hợp 23

3. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm 23

3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ 23

3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt 24

Câu hỏi và bài tập 25

Bài 3: CHĂN NUÔI GÀ 26

1. Các phương thức chăn nuôi gà 26

1.1. Nuôi gà theo phương thức thả vườn 26

1.2. Nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp 27

1.3. Nuôi gà theo phương thức công nghiệp 27

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi gà 27

2.1. Thiết kế chuồng nuôi gà 27

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi gà 29

3. Nuôi gà công nghiệp 30

3.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà con 30

3.2. Kỹ thuật nuôi gà hậu bị 33

3.3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ 36

3.4. Kỹ thuật nuôi gà thịt cao sản 39

3.5. Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà công nghiệp 42

Câu hỏi và bài tập 43

Bài 4: CHĂN NUÔI VỊT 44

1. Các phương thức chăn nuôi vịt 44

1.1. Phương thức chăn nuôi công nghiệp 44

1.2. Phương thức nuôi chăn thả 44

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi vịt 45

2.1. Thiết kế chuồng nuôi vịt 45

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi vịt 46

3. Kỹ thuật chăn nuôi vịt 46

3.1. Kỹ thuật nuôi vịt thịt 46

3.2. Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản 49

Câu hỏi và bài tập 50

Bài 5: ẤP TRỨNG GIA CẦM 52

1. Bộ máy sinh dục cái gia cầm và sự hình thành trứng 53

1.1. Cấu tạo buồng trứng 53

1.2. Cấu tạo ống dẫn trứng 53

2. Nguyên nhân hình thành trứng dị hình 55

2.1. Trứng quả nhỏ 55

2.2. Trứng vỏ mềm 55

3. Cấu tạo và thành phần hoá học của trứng 56

3.1. Thành phần cấu tạo của trứng 56

3.2. Thành phần hoá học của trứng 58

4. Chọn lọc, bảo quản, vận chuyển và sát trùng trứng ấp 58

4.1. Chọn trứng ấp 58

4.2. Bảo quản trứng ấp 59

4.3. Vận chuyển trứng ấp 59

4.4. Kỹ thuật sát trùng trứng ấp 59

5. Các phương pháp ấp trứng gia cầm 60

5.1. Ấp trứng tự nhiên 60

5.2. Ấp trứng nhân tạo 60

6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi 63

7. Kiểm tra sinh học trứng ấp 65

7.1. Phương pháp soi trứng 65

7.2. Phương pháp cân trứng 66

7.3. Kiểm tra vết mổ mỏ 66

Câu hỏi và bài tập 67

Bài 6: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM 68

1. Lập kế hoạch sản xuất 68

1.1. Kế hoạch chuồng trại 68

1.2. Kế hoạch đầu tư gia cầm 69

1.3. Kế hoạch thức ăn 70

1.4. Kế hoạch sản phẩm 70

1.5. Xây dựng kế hoạch cho một trại gà thịt và gà đẻ 71

2. Quản lý chăn nuôi gia cầm 72

2.1. Thiết kế biểu mẫu và thu thập số liệu 72

2.2. Tính toán kết quả sản xuất 72

2.3. Đề ra các biện pháp cải thiện 75

Câu hỏi và bài tập 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN

Tên môn học/mô đun: Chăn nuôi gia cầm

Mã môn học/môđun: MĐ 14

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Vị trí: Mô- đun chăn nuôi gia cầm được bố trí học sau môn học cơ sở. Mô- đun cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, về loại hình nuôi; chuồng trại; dinh dưỡng và thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng gà, vịt.

- Tính chất: Chăn nuôi gia cầm là môn học chuyên môn bắt buộc của chương trình đào tạo nghề chăn nuôi thú y.

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

+ Mô- đun chăn nuôi gia cầm nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi chuyên khoa.

+ Sau khi học xong Mô- đun người học có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về chăn nuôi gia cầm. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn học tiếp theo đồng thời vận dụng những hiểu biết để có thể cải tiến các kĩ thuật chăn nuôi cho hiệu quả năng suất cao.

Mục tiêu của môn học/mô đun:

- Về kiến thức:

+ Nhận biết được đặc điểm sinh học của một số giống gia cầm đang được nuôi phổ biến ở nước ta.

+ Trình bày được các kiến thức về loại hình nuôi; chuồng trại; dinh dưỡng và thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng; phòng bệnh cho gà, vịt.

- Về kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc trong quy trình chăn nuôi gia cầm theo các phương thức chăn nuôi hiện nay.

+ Sử dụng được trang thiết bị, công nghệ mới vào trong quy trình chăn nuôi gia cầm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

+ Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bảo vệ sức khỏe cho con người và môi trường sinh thái.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc nuôi dưỡng, phòng bệnh cho gia

cầm.


+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo.

+ Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu thương động vật.

Nội dung của môn học/mô đun: Giáo trình gồm 6 Mô- đun: Mô- đun 1: Giống gia cầm

Mô- đun 2: Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm Mô- đun 3: Chăn nuôi gà

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí