Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10

Khí cacbonic với hàm lượng bình thường chứa trong không khí (0,03%) sẽ không gây hại đối với hoạt động sống của cơ thể. Tăng hàm lượng khí cacbonic trong không khí sẽ làm hại sức khoẻ của chó và có thể chó bị chết.

Chó có dáng cao, dáng thấp, bị mất khả năng kích thích hoặc lờ đờ, thổ tạng, còi cọc và những khuyết tật khác của răng v.v… là sai sót thường gặp nhất so với tiêu chuẩn đã được phê chuẩn (công nhận).

Những khuyết tật làm mất khả năng nghiệp vụ: miệng cắn khít không đúng tiêu chuẩn (một bên hoặc cả hai bên).

Cánh mũi màu nâu đối với bất kỳ màu lông nào, màu nấm mộc nhĩ (nấm tai nào) tai treo hoặc có ngăn. Đuôi ngắn hoặc có đốt.

Không khí bão hoà hơi nước sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình toả nhiệt như: khi thời tiết lạnh sẽ làm cho cơ thể bị lạnh quá và ngược lại khi thời tiết nóng sẽ làm cho cơ thể bị nóng quá.

Trong không khí có bụi bẩn sẽ gây kích thích các tuyến chất nhầy của cơ quan hô hấp làm rối loại quá trình hô hấp.

Tất cả động vật khi thở sẽ hấp thụ chất ôxy trong không khí và thải chất cacbonic ra. Vì vậy, nếu để chó ở lâu trong phòng kín, không khí sẽ bị giảm dần chất ôxy và tăng thêm khí cacbonic. Nếu không được lưu thông thì không khí ở trong phòng kín như vậy sẽ trở lên có hại đối với chó.

Ánh sáng mặt trời giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể động vật vì nó cải thiện việc trao đổi các chất, làm tăng sức sống của cơ thể, góp phần tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ được chó mới đẻ và chó non không bị mắc một số bệnh (còi xương v.v…).

Nhưng nếu để chó lâu dưới ánh nắng mặt trời về mùa nóng có thể làm cho chó bị nóng quá và bị xung huyết do nhiệt hoặc do nắng.

Khi xây dựng chỗ ở cho chó cũng cần phải tính đến cấu tạo của chất đất. Đất hạt to (cát, đất pha cát) thấm khí và thấm nước tốt, màu khô sau khi mưa. Các loại đất có thích hợp với động vật. Ngược lại, đất hạt nhở (đất, đất sét bùn) thấm khí và thấm nước kém, thường ẩm và lạnh vì vậy ta không nên dùng làm chỗ ở cho chó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

3. Phương pháp huấn luyện chó

Huấn luyện các động tác cơ bản ban đầu cho chó là có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm rèn luyện cho chó có kỷ luật cao, hạn chế những hành vi hoang dã, rèn luyện cho chó cả về thể lực, cho chó vận động cơ bắp nở nang, phát triển cân đối, có tính linh hoạt, dũng cảm, bền bỉ. Việc huấn luyện các động tác cơ

Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10

bản cho chó làm cơ sở cho chó tăng thêm mối quan hệ thân thiết giữa chủ và chó. Việc huấn luyện ban đầu cần có xích “kỷ luật” để đeo vào cổ chó làm cho chó học thuộc bài nhanh hơn. Trước khi bắt tay vào dạy chó, ta cũng cần chú ý những điều sau:

Đầu tiên là phải thương mến chó: Phải coi chó như người bạn đồng hành, gọi tên, vuốt ve, chơi đùa tạo cho chó sự quyến luyến, vui vẻ giúp người và chó có tình cảm tốt cho việc huấn luyện sau này.

Phải kiên nhẫn: Điều này là vô cùng quan trọng trong huấn luyện chó, chủ chó không được nóng tính đánh chó, làm chó sợ hãi dẫn tới không tiếp thu được.

Ra lệnh cho chó: Lệnh phải ngắn, gọn, rõ ràng, cương quyết, có uy lực để bắt buộc chó làm theo, không được bỏ qua nhằm tạo kỷ luật. Giữa các lệnh phải có thời gian nghỉ (tối thiểu là 30 giây) để chó kịp nghe và làm theo.

Thời gian học: Có thể dạy chó vào sáng hoặc chiều. mỗi lần khoảng 10 – 15 phút, 1 ngày 2 lần. dạy chó tại nơi cách biệt, tránh nhiều người làm phân tán sự tập trung.

Tính nết chó: Tùy tính nết từng con chó mà ta có phương pháp huấn luyện khác nhau. Nếu chó hiền và nhát, ta vuốt ve, động viên, khuyến khích. Nếu chó bướng bỉnh thì ta phải ép buộc, cứng rắn để chó học.

Tuổi phù hợp: Chó từ 6-12 tháng là dễ dạy nhất. những tuổi khác hoàn toàn có thể dạy được song mức độ tiếp thu sẽ chậm hơn.

4. Các nội dung đơn giản trong huấn luyện chó

4.1. Cách huấn luyện chó đi bằng hai chân

Bước 1: Chuẩn bị thức ăn, gọi chó lại và ra lệnh ngồi yên. Tập luyện lúc chú chó đang đói, khi đó chúng rất háu ăn, việc huấn luyện sẽ trở lên dễ dàng hơn.

Bước 2: Giữ chó bình tĩnh, ngồi thẳng đúng tư thế. Mọi thứ đều cần phải nhẹ nhàng vì chó không biết mình phải làm gì cả.

Bước 3: Dùng thức ăn để trước mũi cho chó ngửi nhưng không cho ăn.

Đưa từ mũi thẳng lên trên đầu cho đến khi chúng ngửa cổ lên để ngửi.

Bước 4: Hô khẩu lệnh “Đứng” và đưa dần thức ăn lên cao. Khi chó nhấc chân lên thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần và nâng dần thức ăn lên cao cho đến khi chó ngồi được bằng 2 chân và lưng thẳng với đầu.

Bước 5: Khi chó đã thành thạo bước 4, ta thức ăn cao hơn và dịch về phía trước một đoạn ngắn. Chó ngồi bằng 2 chân nhưng không lấy được thức ăn nên chúng sẽ nhảy về trước để lấy thức ăn.

Lúc này nên cầm thức ăn ở ngoài cho chó nhìn thấy và di chuyển thức ăn từ từ hướng về phía trước.

Bước 6: Di chuyển thức ăn đồng thời kết hợp hô khẩu lệnh. Khi chó bắt đầu đi được một bước thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần cho đến khi chó đi được.

4.2. Cách huấn luyện chó bắt tay

Bước 1: Giữ thức ăn trong lòng bàn tay, đưa ra trước mặt chó. Thu hút sự chú ý của nó rồi nắm tay lại. Đừng để chó lấy được thức ăn trong tay người huấn luyện.

Bước 2: Theo phản xạ tự nhiên, chó sẽ đưa tay khều lấy thức ăn có trong tay người huấn luyện. Lúc này chó mới được ăn.

Hãy cố gắng phớt lờ mọi hành động khác dụ dỗ như liếm tay hoặc ngửi tay để đòi thức ăn. Chỉ để chúng tập trung vào một điều duy nhất “đưa tay” thì mới có thể có thức ăn. Chúng sẽ tự nhận thức được hành vi nào có lợi.

Bước 3: Tập cho chó nghe khẩu lệnh: khi chó đã bắt đầu biết nên đưa tay lấy đồ ăn trong tay người huấn luyện. Các câu lệnh nên ngắn gọn đơn giản từ 1- 2 chữ “Bắt tay”, “Bắt”, và nhất quán để chó có thể hiểu nhanh chóng.

Lệnh cần phải được ra ngay khi chó bắt đầu muốn khều tay và nắm lấy tay

chó.

Bước 4: Tập như thế trong vòng 2-3 ngày khi chó đã hiểu lệnh. Ta sẽ bắt

đầu chuyển sang ra lệnh trước. Cầm thức ăn trong tay và hô lệnh “Bắt tay”.

Nếu chó tiếp thu được, chúng sẽ hiểu ngay rằng đó là lệnh để lấy thức ăn. Sau khi bắt tay xong, ta mới có thể cho chó ăn như một phần thưởng xứng đáng.

Hãy kiên trì tiếp tục cách huấn luyện chó con bắt tay cho đến khi thành công và hoàn thành buổi luyện tập trong vòng 15 phút.

Nếu sau khoảng 15 phút mà chưa có hiệu quả, ta nên dành cho chó thời gian nghỉ ngơi rồi tiếp tục vào ngày hôm sau.

Không nên ép chó tập luyện quá nhiều, vì sẽ làm quá tải, khó tiếp thu, hoang mang và chán nản ở chó. Giữ cho chó luôn trong trạng thái vui vẻ thì chúng mới có thể học tập nhanh chóng được.

Bước 5: Sau cùng, khi chó đã có thể phản xạ nhanh, đưa tay ra lập tức ngay lúc nghe hiệu lệnh thì ta có thể dần dần bỏ đi các hành động thưởng.

4.3. Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ

Trước hết bạn nên chọn một vị trí cố định. Từ giờ cho tới khi trưởng thành, thì đó là chỗ mà chúng phải đi vệ sinh vào khu vực ấy.

Ngoài ra ta nên mua khay vệ sinh cho chó. Lót thêm một số tờ báo cũ khi dọn dẹp để lại một chút giấy báo ở khay. Điều này giúp nó đánh mùi và đi vệ sinh đúng chỗ.

Đây cũng là một hướng dẫn huấn luyện chó tại nhà cơ bản. Bên cạnh đó chủ nuôi cần cho chúng ăn uống khoa học và có giờ giấc. Việc này giúp chủ nuôi kiểm soát thời gian đi vệ sinh của chó con.

Khi thấy chó con đi lòng vòng và hít hà đánh hơi thì đó chính là dấu hiệu nó cần đi vệ sinh. Thường sau mỗi bữa ăn khoản 5 – 10 phút. Lúc này hãy dẫn nó tới gần khay vệ sinh.

Lặp đi lặp lại nhiều lần chúng sẽ hiểu và hình thành thói quen. Mỗi lần chó con đi vệ sinh đúng chỗ nhớ vuốt ve và khen ngợi chúng nó.

4.4. Huấn luyện chó tiến về phía chủ

Mỗi chú chó đều có một tên gọi riêng. Việc gọi tên chó là cách chúng nhận biết mình. Do vậy ta nên lặp đi lặp lại nhiều lần gọi tên nó.

Khi chủ muốn chó đến với mình thì ta có thể nói ngắn gọn “đến đây”. Kết hợp lấy dây kéo nó lại về phía chủ. Hằng ngày ta nên lặp lại cho nó như thế để nó hiểu những mệnh lệnh.

Mỗi khi chú chó vâng lời ta có thể khen ngợi nó bằng cách vỗ nhẹ hoặc xoa đầu nó. Hoặc ta có thể thực hiện huấn luyện chó tại nhà lệnh “Lại đây” như sau:

Gọi tên chó: Bất cứ khi nào ta đi đâu về hay đứng ở cách xa chó 1 khoảng.

Hãy gọi tên nó để gây sự chú ý hoặc vỗ tay.

Tập đi tập lại nhiều lần: khi chó đã quen với việc khi vỗ tay sẽ chạy lại gần ngay lập tức thì lúc đó bắt đầu áp dụng khẩu lệnh. Bằng cách vừa vỗ tay gây chú ý xong, chó vừa quay đầu lại thì hô “lại đây”.

Tập luyện: Lặp đi lặp lại nhiều lần chó sẽ hiểu lệnh “lại đây” hoặc vỗ tay nghĩa là phải chạy lại gần.

4.5. Cách dạy chó ngoan ngoãn đứng lên

Cách 1:

Khi chó đang ngồi, Cầm thức ăn để ngang tầm với mũi của chúng

Bước lùi lại 1 bước, kéo tay cầm thức ăn theo, theo phản xạ chó sẽ dí mũi theo và chuyển thành tư thế đứng.

Ngay khi chó đứng lên hô “đứng” và thưởng cho chó. Cách 2

Khi chó đang ngồi, nằm, ta luồn tay qua bụng chó và đẩy nhẹ lên, tay còn lại kéo nhẹ xích về phía trước.

Lúc này chó sẽ đứng lên, hô “đứng” và thưởng cho chó. Làm khoảng 10 – 15 lần rồi cho chó nghỉ

Cho dù đây là cách dạy chó ngoan đơn giản ta cũng cần kiểm soát thời gian thực hiện để tránh phản tác dụng. Cần chú ý vào thời gian tập luyện để đảm bảo sức khỏe cho chó.

4.6. Huấn luyện chó nghiệp vụ

Cách dạy chó nghiệp vụ làm quen với mùi

Yêu cầu chó ngồi yên, đưa vật cho chó ngửi và ra lệnh ngửi. Giữ vật trước mũi chó đủ sát (không chạm) để thấy cánh mũi đã phập phồng. Tức là đã ngửi thấy mùi.

Sau đó lập tức gán lệnh “tìm” và dùng vật kích thích chó hưng phấn rồi thưởng bằng chính vật đó.

Địa điểm tập bất cứ nơi đâu, nơi tốt nhất là căn phòng mà chó quen thuộc để không bị kích thích bởi tác động lạ.

Cho chó biết đồ vật được giấu ở đâu

Lặp lại như trên, chó ngồi yên, chủ ra lệnh “ngửi” và thao tác giúp chó ngửi vật. Không làm quá lâu gây khó chịu, chỉ 2-3 nhịp đếm thường. Giấu vật dưới 1 vật che phủ ngay trước mặt chó, để chó nhìn thấy toàn bộ diễn biến dấu vật.

Thao tác này giúp chó hiểu chính xác lệnh tìm. Cần lặp đi lặp lại với nhiều vật che phủ/chỗ giấu đồ khác nhau và khoảng cách cách chó khác nhau. Không quá xa ngoài tầm tập trung của chó.

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đánh hơi ở ngoài trời

Lăp lại như trên trong phòng kín, yêu cầu chó ngồi ngoài căn phòng để không nhìn được chỗ giấu đồ. Dắt chó từ ngoài phòng vào sau khi đã cho ngửi và đã giấu đồ. Phải làm thật nhanh vì chó chưa nhớ mùi được lâu.

Hãy quan sát phản ứng của chó khi nó ngửi nhầm, ta nên lơ đi và tiếp tục chỉ điểm. Khi chó tới nơi giấu đồ mà không phát hiện thì hãy yêu cầu chó quay lại và nhấn lệnh tìm.

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ tự truy tìm nguồn hơi

Bãi tập tốt nhất nên là một bãi cỏ và có 2 người cùng dạy. Trong đó 1 người là chủ ra lệnh và 1 người trợ giúp giữ chó. Người giúp giữ chó ngồi yên và che mắt chó. Chủ chó thao tác tạo dấu vất đường đi của mùi trên nền cỏ và dấu vật ở nơi dễ nhận biết. Yêu cầu chó đánh hơi trên nền cỏ. tăng dần độ khó về khoảng cách và mùi phức tạp và nơi giấu đồ .

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ này về sau cơ bản lặp lại quy trình như nhau song có gia tăng về diện tích đánh hơi , thời gian chờ đợi. Nguồn hơi và sự chỉ dẫn cũng giảm dần theo sự tiến bộ của chó.

Cách huấn luyện chó tấn công

Đối với các giống chó nghiệp vụ, chúng đã có sẵn bản năng tấn công, nhưng chúng ta phải có những bài tập huấn luyện để chúng trở nên thuần thục và theo ý chủ nhân hơn.

Người trợ giúp đeo bao tay vào cẳng tay để cho chó cắn (Loại mềm dùng mua sẵn ở cửa hàng hoặc tự làm bằng tay áo bông nhưng đảm bảo lót đủ dầy để chống chó cắn vào trong, nhưng không quá cứng để chó không đau răng).

Chủ chó cầm dây xích (làm bằng dù tết cho nhẹ và dễ vận động) để chó cạnh người, người trợ giúp vừa tiến đến đi lảo đảo, miệng la hét, tay cầm roi đấnh xuống đất phát ra tiếng động để kích thích chó.

Chủ chó liền hô “Cắn”. Sau đó tấn công vào thẳng ngừời tiến tới, người trợ giúp sau đó phải đưa tay đã bảo hiểm để cho chó táp vào đúng chỗ đó. Sau đó chó sẽ giằng xé và người hỗ trợ buông ra để cho chó làm chủ cái đồ đó.

Sau thời gian khoảng vài tuần thuần thục, cho chó tập tiếp như sau: sau khi chó cắn vào bao tay một luc thì chủ chó hô “Thôi” và dùng tay bóp nhẹ vào hàm răng chó do đau chó sẽ nhả ra.

Chủ Chó khen “Giỏi” và cho ăn. Như vậy cho sẽ biết được hiệu lệnh tấn công và hiệu lênh “Thôi” khi không cân thiết. Bánh làm phần thưởng cho chó nghe lời.

Tập đi tập lại trong vòng vài tháng chó sẽ quen và vâng lời.

5. Thực hành

Seminar và thảo luận nhóm.

5.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Máy tính, hình ảnh, video về các nội dung cơ bản trong huấn luyện chó.

5.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên ôn lại phần lý thuyết và hướng dẫn cho sinh viên thực hiện các nội dung.

5.3. Nội dung thực hành

Theo sự hướng dẫn của giáo viên về các nội dung:

Các nội dung cơ bản trong huấn luyện chó đã học trong phần lý thuyết. Các nội dung khác trong huấn luyện chó.

5.4. Kết luận thực hành

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Những nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện chó?

2. Điều kiện môi trường nơi huấn luyện chó?

3. Khi huấn luyện cần chú ý các phương pháp huấn luyện nào?

4. Các nội dung đơn giản trong huấn luyện chó? Liệt kê từng nội dung huấn luyện?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Việt Bài (2016), Nuôi chó kiểng, NXB Thanh Hóa.

2. Nguyễn văn Biện (2015), Bài giảng Bệnh chó, mèo, Trường Đại Học cần Thơ.

3. Tô Du (2010), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng trị bệnh thường gặp, NXB Lao động Xã hội.

4. Vũ Văn Ninh (2016), Dinh dưỡng và bệnh thông thường trên chó mèo, NXB Nông nghiệp.

5. Trần Thanh Phong (1996), Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó, Tủ sách trường Đại Học nông Lâm – TP Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí