Sự Tham Gia Trợ Giúp Bạn Thân, Hàng Xóm Vượt Qua Mâu Thuẫn Gia




65 - 69

2,00

0,08

1,84

2,16

≥ 70

1,76

0,08

1,61

1,91

Giới tính

Nam

1,71

0,06

1,59

1,83

Nữ

1,80

0,06

1,68

1,93


Sức khỏe

Tốt

1,89

0,10

1,70

2,09

Bình thường

1,69

0,05

1,60

1,79

Yếu

2,02

0,15

1,73

2,35

Thụ hưởng CSXH

1,75

0,06

1,62

1,87

Không

1,77

0,06

1,66

1,89

ĐTB

1,76

0,04

1,67

1,84

ĐLC

0,95

0,04

0,88

1,02

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 17

Sự xung đột ở mức độ thấp này được quan sát thấy tại các nhóm khác biệt về giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH. ĐTB đo lường mức độ mâu thuẫn đó đạt 1,71 điểm ở nhóm nam giới, 1,80 điểm ở nhóm nữ giới, 1,89 điểm ở nhóm có sức khỏe tốt, 1,69 điểm ở nhóm có sức khỏe bình thường, 2,02 điểm ở nhóm có sức khỏe yếu, 1,75 điểm ở nhóm có thụ hưởng CSXH và 1,77 điểm ở nhóm không thụ hưởng.

Những thông tin này cho thấy không có sự đột biến giữa các nhóm xã hội khác biệt theo giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH nêu trên. Do vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội thì chúng phản ánh sự đoàn kết, gắn bó với cộng đồng của các nhóm NCT có việc làm là tích cực. Điều đó giúp cho tuổi già của họ được diễn ra trong bầu không khí an lành, hài hòa, thân thiện tại nơi cư trú.

4.2. Sự ảnh hưởng đến xã hội

Sự ảnh hưởng đến xã hội của NCT có việc làm trong nghiên cứu này được thể hiện qua tinh thần sẵn sàng trợ giúp bạn thân, hàng xóm vượt qua mâu thuẫn gia đình, hay các khó khăn trong cuộc sống.

4.2.1. Sự tham gia trợ giúp bạn thân, hàng xóm vượt qua mâu thuẫn gia

đình


Nhờ có các mối QHXH tốt đẹp với cộng đồng nên NCT có việc làm sẵn sàng trợ giúp bạn thân, hàng xóm vượt qua mâu thuẫn gia đình. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng trợ giúp đó dường như có xu hướng giảm nhẹ theo độ tuổi.

Theo nội dung phân tích ở trên thì NCT có việc làm duy trì được mức độ cao đến thăm nhà bạn thân. Điều đó có nghĩa mối QHXH giữa các nhóm dân số này chứa đựng dấu ấn tích cực. Chất lượng đó tiếp tục được thể hiện thông qua mức độ sẵn sàng trợ giúp nhau.

Kết quả khảo sát tại bảng 4.7 cho thấy ĐTB đánh giá mức độ sẵn sàng trợ giúp của NCT có việc làm dành cho bạn thân vượt qua mâu thuẫn gia đình đạt mức cao trên thang điểm số 5, tương ứng với 3,68 điểm. Song mức độ trợ giúp này giảm nhẹ từ 3,92 điểm ở nhóm 60 – 64 tuổi xuống còn 3,54 và 3,55 điểm ở nhóm 65 – 69 tuổi và từ 70 tuổi trở lên. Theo quy luật của cuộc sống thì sự suy giảm mức độ sẵn sàng trợ giúp này là phù hợp với NCT có việc làm, bởi khi ở độ tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm, điều đó khiến họ giảm dần các hoạt động xã hội.

Theo lý thuyết nhận diện xã hội, cũng như lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì việc trợ giúp trên của NCT có việc làm gắn liền với tư cách thành viên trong nhóm, đó là sẵn sàng thực hiện vai trò trợ giúp các thành viên khác, qua đó duy trì bản sắc tương trợ trong nhóm, cũng như khẳng định vị trí xã hội của bản thân. Nhờ vậy, hình ảnh mà NCT có việc làm xây dựng thông qua việc can thiệp, trợ giúp bạn thân là một hình ảnh thể hiện bản chất xã hội tốt đẹp, dù rằng khả năng tạo dựng hình ảnh đó giảm dần khi độ tuổi tăng lên.

Bảng 4.7. Mức độ sẵn sàng hỗ trợ bạn thân hòa giải mâu thuẫn gia đình15



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

3,92

0,08

3,76

4,09

65 - 69

3,54

0,08

3,38

3,68

≥ 70

3,55

0,10

3,35

3,73

Giới tính

Nam

3,80

0,07

3,66

3,93

Nữ

3,57

0,07

3,41

3,71


15 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất sẵn sàng




Sức khỏe

Tốt

3,65

0,12

3,40

3,89

Bình thường

3,69

0,06

3,57

3,79

Yếu

3,65

0,19

3,29

4,02

Thụ hưởng

CSXH

3,53

0,08

3,38

3,68

Không

3,79

0,07

3,65

3,92

ĐTB

3,68

0,05

3,58

3,77

ĐLC

1,12

0,03

1,05

1,18

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Căn cứ theo sự khác biệt về giới tính cho thấy NCT nam giới thể hiện tinh thần sẵn sàng trợ giúp dành cho bạn thân là tốt hơn so với NCT nữ giới (bảng 4.7). Dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội, cũng như lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì thực tế này hoàn toàn phù hợp với mức độ tham gia các hoạt động xã hội của NCT nam giới mà nội dung phân tích ở trên đã nêu ra. Từ sự tham gia tích cực hơn đó mà NCT nam giới đảm nhận vai trò trợ giúp hòa giải mâu thuẫn gia đình dành cho bạn thân là rõ nét hơn.

Tuy nhiên, căn cứ theo sự khác biệt về sức khỏe, tốt, bình thường và yếu cho thấy gần như không có sự khác biệt về tinh thần sẵn sàng trợ giúp dành cho bạn thân của NCT có việc làm (bảng 4.7). Điều này cho thấy dù thuộc nhóm xã hội nào, xét về mặt sức khỏe, thì NCT có việc làm cũng đều sống với tinh thần tương trợ cao.

Song, căn cứ theo theo sự khác biệt về tình trạng thụ hưởng CSXH cho thấy NCT thụ hưởng thể hiện tinh thần sẵn sàng trợ giúp bạn thân vượt qua mâu thuẫn gia đình là thấp hơn so với NCT không thụ hưởng (bảng 4.7). Nếu đối chiếu theo ĐTB về mức độ mâu thuẫn với cộng đồng ta có thể nhận thấy nhóm thụ hưởng CSXH có mức độ mâu thuẫn với bạn thân cao hơn so với nhóm không thụ hưởng. Như vậy, theo cách giải thích của lý thuyết nhận diện xã hội là “môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi của con người” thì khi mà có mức độ mâu thuẫn xã hội cao hơn, tất yếu khoảng cách xã hội giữa NCT thụ hưởng CSXH với bạn thân cũng lớn hơn, và rào cản này có thể là nhân tố khiến họ thể hiện tinh thần sẵn sàng hỗ trợ ở mức thấp hơn so với NCT không thụ hưởng.


***

Song song với việc phân tích mức độ sẵn sàng trợ giúp bạn thân của NCT có việc làm, nội dung dưới đây đề cập đến nhóm hàng xóm.

Kết quả khảo sát tiếp tục phản ánh NCT có việc làm thể hiện tinh thần trợ giúp cao dành cho hàng xóm khi họ đối diện mâu thuẫn gia đình. Mức độ sẵn sàng trợ giúp này gần như không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi (bảng 4.8).

Những thông tin trên cho thấy NCT có việc làm có tinh thần, thái độ ứng xử thân thiện, nhiệt tình với cộng đồng tại nơi cư trú. Điều đó có nghĩa, theo lý thuyết nhận diện xã hội, nhóm dân số này tiếp tục góp sức tạo dựng bầu không khí tích cực tại địa phương, dù họ ở độ tuổi cao hay thấp. Sự tạo dựng đó giúp họ có cuộc sống đoàn kết, thân tình với những người xung quanh. Thực tế này là chất xúc tác, là nguồn động lực trợ giúp họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội ở cộng đồng, qua đó thụ hưởng niềm vui của cuộc sống khi về già, khi bản thân có nguy cơ đối diện ngày càng cao với sự cô đơn trong gia đình bởi lý do con, cháu tách hộ ra ở riêng, hay con, cháu bận việc mà ít có thời gian quan tâm.

Bảng 4.8. Mức độ sẵn sàng hỗ trợ hàng xóm hòa giải mâu thuẫn gia đình16



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

3,57

0,09

3,38

3,74

65 - 69

3,43

0,08

3,28

3,59

≥ 70

3,50

0,10

3,31

3,69

Giới tính

Nam

3,50

0,08

3,34

3,66

Nữ

3,50

0,07

3,36

3,64


Sức khỏe

Tốt

3,52

0,14

3,21

3,78

Bình thường

3,52

0,06

3,41

3,63

Yếu

3,35

0,22

2,90

3,80

Thụ hưởng CSXH

3,27

0,09

3,11

3,45

Không

3,67

0,06

3,54

3,78



16 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất sẵn sàng



ĐTB

3,50

0,05

3,40

3,60

ĐLC

1,15

0,03

1,09

1,20

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Sự tham gia tích cực vào các hoạt động can thiệp, trợ giúp hàng xóm hòa giải mâu thuẫn gia đình không có sự khác biệt theo giới tính, song có sự khác biệt nhẹ theo tình trạng sức khỏe. Sự khác biệt này tăng lên khi NCT có việc làm được phân chia theo nhóm thụ hưởng và không thụ hưởng CSXH.

Theo đó, ĐTB đo lường mức độ sẵn sàng trợ giúp của cả nhóm nam giới và nữ giới đều cùng đạt mức 3,50 điểm, nghĩa là nghiêng nhiều về phía rất sẵn sàng theo thang điểm số dao động từ 1 đến 5, đồng thời phản ánh sự ảnh hưởng đến hàng xóm của NCT có việc làm theo hai nhóm giới tính là tích cực (bảng 4.8).

Tương tự, ĐTB đo lường mức độ sẵn sàng trợ giúp của NCT có sức khỏe bình thường và tốt đều đạt mức 3,52. Mức điểm này cao hơn 0,14 điểm so với mức điểm của NCT có sức khỏe yếu (bảng 4.8). Điều này cho thấy dù thuộc nhóm sức khỏe nào thì NCT có việc làm cũng đều dành sự quan tâm cao vào tạo dựng môi trường sống thân thiện tại cộng đồng. Song, cũng có thể là do hạn chế về mặt sức khỏe, nên nhóm có sức khỏe kém tham gia ở mức độ thấp hơn.

Về phần mình, NCT thụ hưởng CSXH có ĐTB thể hiện mức độ sẵn sàng trợ giúp hàng xóm hoà giải mâu thuẫn gia đình ở mức độ thấp hơn so với NCT không thụ hưởng, với mức điểm số chênh lệch lên tới 0,40 điểm (bảng 4.8). Thực tế này tiếp tục phản ánh cho thấy NCT thụ hưởng CSXH tham gia hạn chế hơn vào các hoạt động tạo ảnh hưởng đến xã hội mà nội dung phân tích với nhóm bạn thân nêu trên đã chỉ ra. Mặc dù vậy, với ĐTB ấn tượng đạt được thì nhóm dân số này cũng thể hiện tinh thần tạo dựng môi trường sống tích cực, thân thiện ở cộng đồng cư trú ở mức độ cao.

4.2.2. Sự tham gia trợ giúp bạn thân, hàng xóm vượt khó khăn

Ngoài việc sẵn sàng hỗ trợ bạn thân, hàng xóm hòa giải mâu thuẫn gia đình, NCT có việc làm cũng sẵn sàng trợ giúp các nhóm dân số này vượt qua khó khăn, dù rằng mức độ sẵn sàng đó có sự giảm nhẹ khi độ tuổi tăng lên.

Thông tin thu được từ kết quả khảo sát cho thấy ĐTB về mức độ sẵn sàng hỗ


trợ bạn thân của NCT có việc làm đạt mức ấn tượng, lên tới 4,06 điểm (tính theo thang điểm 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất sẵn sàng). Song, ĐTB này giảm dần theo độ tuổi, từ 4,26 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 60 – 64 xuống còn 3,98 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 và còn 3,92 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi từ 70 trở lên.

Theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, cũng như lý thuyết nhận diện xã hội, kết quả này là minh chứng rõ nét cho thấy tinh thần đoàn kết cao của NCT có việc làm với tư cách là thành viên trong nhóm. Hình ảnh, vị trí, vai trò xã hội tốt đẹp đó được nhóm dân số này xây dựng, nuôi dưỡng qua các giai đoạn khác nhau, từ đó tạo ra bản sắc xã hội là thân thiện, trách nhiệm, nhiệt tình với bạn thân, dù rằng có sự giảm dần ở giai đoạn sau.

Bảng 4.9. Mức độ sẵn sàng hỗ trợ bạn thân vượt qua khó khăn17



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

4,26

0,08

4,09

4,43

65 - 69

3,98

0,08

3,82

4,13

≥ 70

3,92

0,09

3,74

4,10

Giới tính

Nam

4,21

0,06

4,09

4,32

Nữ

3,92

0,08

3,77

4,07


Sức khỏe

Tốt

3,97

0,13

3,70

4,23

Bình thường

4,06

0,06

3,94

4,17

Yếu

4,17

0,12

3,93

4,41

Thụ hưởng CSXH

4,18

0,06

4,05

4,30

Không

3,97

0,07

3,83

4,12

ĐTB

4,06

0,05

3,96

4,15

ĐLC

1,08

0,04

1,00

1,16

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019



17 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất sẵn sàng


Tuy nhiên, khi xã hội NCT có việc làm được chia thành hai nhóm khác nhau theo đặc trưng giới tính thì kết quả khảo sát cho thấy hình ảnh xã hội mà NCT nam giới xây dựng được đã thể hiện vai trò xã hội tích cực hơn. ĐTB về mức độ sẵn sàng trợ giúp bạn thân của họ cao hơn 0,29 điểm so với mức điểm của nhóm nữ giới (bảng 4.9).

Thực tế này có sự phù hợp với kết quả tham gia vào hoạt động xã hội của NCT mà nhiều nghiên cứu chỉ ra, cũng như phù hợp với kết quả khảo sát của nghiên cứu này. Theo đó, dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội, của lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì khi mà dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động xã hội, NCT nam giới tất yếu có mức độ gắn kết với xã hội cao hơn so với NCT nữ giới. Do vậy, việc họ thể hiện bản thân là thành viên có tinh thần sẵn sàng trợ giúp bạn thân vượt qua khó khăn ở mức độ cao hơn cũng là điều phù hợp với logic xã hội.

Tương tự, kết quả khảo sát cho thấy NCT có sức khỏe yếu có ĐTB thể hiện tinh thần tương trợ dành cho bạn thân cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và tốt (bảng 4.9). Thực tế này dường như phù hợp với mức độ tham gia hoạt động xã hội của NCT theo tình trạng sức khỏe. Đó là, khi sức khỏe giảm sút, NCT từ bỏ dần các mối QHXH lỏng lẻo, duy trì các mối QHXH thân tình, bền chặt. Có thể nhờ việc từ bỏ nhiều hơn các mối QHXH thiếu sự gắn kết (xem mục 4.1) nên NCT có sức khỏe yếu duy trì được mối QHXH gắn kết với nhóm bạn thân ở mức độ cao hơn, từ đó họ thể hiện tinh thần sẵn sàng trợ giúp cao hơn dành cho nhóm dân số này.

Căn cứ theo tình trạng thụ hưởng CSXH cho thấy NCT thụ hưởng thể hiện tinh thần sẵn sàng trợ giúp bạn thân vượt qua khó khăn gặp phải ở mức độ cao hơn (bảng 4.9).

Điều này cho thấy có sự chuyển biến về vai trò xã hội của NCT thụ hưởng CSXH, bởi kết quả khảo sát tại bảng 4.7 nêu trên cho thấy nhóm dân số này thể hiện tinh thần sẵn sàng trợ giúp bạn thân vượt qua mâu thuẫn gia đình ở mức độ thấp hơn NCT không thụ hưởng. Song theo lý thuyết vị trí vai trò thì sự chuyển biến này gắn với sự phân vai, sắm vai, cũng như sự căng thẳng vai trò, theo đó, NCT thụ hưởng hay không thụ hưởng CSXH đồng thời thực hiện nhiều vai trò, trong đó, có


một số vai trò được thực hiện tốt hơn so với một số vai trò khác. Điều này có nghĩa, NCT thụ hưởng CSXH thực hiện tốt hơn vai trò hỗ trợ bạn thân vượt qua khó khăn gặp phải so với NCT không thụ hưởng. Và theo lý thuyết nhận diện xã hội thì điều này góp phần tạo dựng bản sắc xã hội khác nhau của các nhóm dân số này.

***

Tương tự, kết quả khảo sát tinh thần sẵn sàng hỗ trợ hàng xóm vượt qua khó khăn của NCT có việc làm cũng đạt mức ấn tượng.

Bảng 4.10 cho thấy ĐTB đo lường mức độ sẵn sàng trợ giúp hàng xóm của NCT có việc làm lên tới 3,94 điểm, nghĩa là thể hiện tinh thần tương trợ cộng đồng ở mức độ cao. Tinh thần đó xuất hiện ở các nhóm tuổi khác nhau và đạt 4,10 điểm ở nhóm 60 – 64, đạt 3,77 điểm ở nhóm 65 – 69 và đạt 3,96 điểm ở nhóm từ 70 tuổi trở lên. Thông tin này tiếp tục kiểm chứng cho thấy NCT có việc làm có khả năng ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, cùng cộng đồng tạo dựng, duy trì các mối QHXH thân thiết, bền chặt.

Bảng 4.10. Mức độ sẵn sàng hỗ trợ hàng xóm vượt qua khó khăn18



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

4,10

0,07

3,95

4,23

65 - 69

3,77

0,07

3,64

3,90

≥ 70

3,96

0,08

3,80

4,12

Giới tính

Nam

4,03

0,06

3,91

4,14

Nữ

3,86

0,06

3,72

3,98


Sức khỏe

Tốt

3,70

0,15

3,40

3,98

Bình thường

3,96

0,05

3,86

4,06

Yếu

4,11

0,11

3,88

4,32

Thụ hưởng CSXH

4,01

0,06

3,89

4,11

Không

3,89

0,06

3,77

4,01

ĐTB

3,94

0,04

3,85

4,02


18 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất sẵn sàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023