Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Riêng Với Bạn Thân11


các mối QHXH với bạn bè mà NCT có việc làm tích cực tạo dựng.

Bảng 4.3. Mức độ chia sẻ chuyện riêng với bạn thân11



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

2,74

0,11

2,52

2,96

65 - 69

3,02

0,10

2,83

3,23

≥ 70

2,91

0,10

2,74

3,12

Giới tính

Nam

3,00

0,08

2,84

3,17

Nữ

2,79

0,09

2,62

2,96


Sức khỏe

Tốt

2,83

0,14

2,56

3,10

Bình thường

2,98

0,07

2,85

3,13

Yếu

2,35

0,14

2,09

2,62

Thụ hưởng CSXH

3,16

0,08

3,01

3,32

Không

2,70

0,08

2,54

2,86

ĐTB

2,89

0,06

2,78

3,02

ĐLC

1,29

0,03

1,23

1,34

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 16

Sự hạn chế chia sẻ chuyên riêng với bạn thân nhằm giảm thiểu tiết lộ “bí mật” đời tư của NCT có việc làm có sự tương đồng khá lớn giữa các nhóm xã hội khác biệt về giới tính. Song, nhóm nam giới dường như cởi mở hơn trong việc chia sẻ “bí mật” đời tư so với nhóm nữ giới. Do vậy mà ĐTB đo lường mức độ chia sẻ của họ với bạn thân cao hơn 0,21 điểm (bảng 4.3).

Theo bối cảnh văn hóa – xã hội của Việt Nam [Phan Đại Doãn, 2010], cũng như theo lý thuyết nhận diện xã hội thì nam giới thường có đời sống xã hội phong phú hơn và gia nhập nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Những lần giao lưu hội tụ với bạn thân, những cuộc vui bên bàn cờ, chén rượu, ấm chè ... là những dịp mà họ có thể dễ dàng tâm sự, chia sẻ hơn. Có thể do vậy mà NCT nam giới cởi mở hơn so với NCT nữ giới trong việc chia sẻ chuyện riêng với bạn thân.


11 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên


Về phần mình, nhóm NCT có sức khỏe yếu nhất là nhóm hạn chế nhất trong việc chia sẻ, dù rằng họ là nhóm mà xã hội cho là cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn. ĐTB đo lường mức độ chia sẻ chuyện riêng với bạn thân của nhóm này đạt 2,35 điểm, thấp hơn ngưỡng trung bình theo thang điểm số dao động từ 1 đến 5, nghĩa là nghiêng nhẹ về phía không bao giờ. Trong khi đó, ĐTB của nhóm có sức khỏe bình thường hoặc tốt đều đạt mức cao hơn ngưỡng trung bình, tương ứng với 2,98 điểm và 2,83 điểm, nghĩa là nghiêng nhẹ về phía rất thường xuyên.

Theo NCT có sức khỏe yếu, sự hạn chế chia sẻ chuyện riêng với bạn thân là bởi họ không muốn câu chuyện sau đó lại chuyển về đề cập đến sức khỏe của mình. Hơn thế nữa, với những người nhạy cảm thì trong những lời thăm hỏi đó, đôi khi họ cảm nhận có sự “thương hại, trọc ghẹo”. Điều này được minh chứng thêm qua hai trích đoạn PVS dưới đây.

- Bác cũng hay đi chơi thăm hỏi bạn bè, nhưng bác không muốn nói nhiều về chuyện của bác. Tại vì, sức khỏe của bác vốn không được tốt. Mỗi khi trái gió, trở trời là bác thường ốm, mệt. Nếu bác nói ra thì họ sẽ đến thăm. Một, hai lần thì còn được, nhiều lần thì không hay. Bác không nói ra để khỏi làm phiền họ. Nói chung, tránh được [đề cập chuyện riêng] thì tốt hơn.

Nguồn: Nam, 73 tuổi, sức khỏe kém

- Bác không hay nói nhiều về chuyện riêng của mình đâu. Mỗi khi nói đến chuyện này thì lại có người hỏi bác dạo này có khỏe không, rồi lại bảo Bác chú ý sức khỏe. Bác không thích như vậy. Không biết họ quan tâm hay họ thương hại mình nữa. Bác chỉ muốn nói chuyện vui vẻ mà thôi.

Nguồn: Nữ, 71 tuổi, sức khỏe kém

Giải thích của NCT nêu trên phù hợp với cơ chế lựa chọn và tham gia nhóm

xã hội của lý thuyết nhận diện xã hội. Lý thuyết này cho rằng mỗi cá nhân trong nhóm đều có thuộc tính tương đồng và khác biệt với cá nhân khác. Mỗi cá nhân trong nhóm đều hướng tới việc khẳng định, cải thiện cái tôi thông qua những hành động cụ thể. Theo ý nghĩa này, NCT có sức khỏe yếu có mức độ chia sẻ chuyện riêng với bạn thân thấp hơn so với các nhóm NCT khác là bởi họ muốn khẳng định bản sắc riêng và không muốn sức khỏe của bản thân trở thành chủ đề trao đổi trong những lần gặp mặt.


Tương tự, so sánh NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về tình trạng thụ hưởng CSXH cũng cho thấy có sự khác biệt về mức độ cởi mở trong chia sẻ chuyện riêng với bạn thân. Theo đó, ĐTB đo lường mức độ chia sẻ của nhóm thụ hưởng lên tới 3,16 điểm, cao hơn 0,46 điểm so với ĐTB của nhóm không thụ hưởng (bảng 4.3). Điều đó có nghĩa, cả hai nhóm NCT này đều có mức độ chia sẻ cao hơn so với ngưỡng trung bình theo thang điểm số dao động từ 1 đến 5, song nhóm thụ hưởng có mức độ cởi mở cao hơn.

Thực tế, sự khác biệt này không nằm ở bản thân CSXH, mà theo lý thuyết nhận diện xã hội thì nó thuộc về bản sắc xã hội của những NCT thụ hưởng hoặc không thụ hưởng, nghĩa là NCT được chia thành hai nhóm xã hội khác nhau. Sự cảm thụ các giá trị chung - riêng, sự khẳng định và cải thiện cái tôi thông qua những hành động cụ thể, sự ảnh hưởng của các thành viên khác trong nhóm ... có thể là những yếu tố tạo ảnh hưởng khác biệt lên các nhóm NCT. Do vậy mà họ có mức độ sẵn sàng chia sẻ chuyện riêng khác nhau. Theo đó, NCT thụ hưởng CSXH có mức độ cởi mở cao hơn, nghĩa là môi trường xã hội mà họ tạo dựng với bạn thân dường như thoải mái hơn, sự e dè, ngần ngại trong việc chia sẻ chuyện riêng cũng nhờ vậy mà thấp hơn.

***

Tiếp theo nhóm bạn thân, đề tài đo lường, đánh giá chất lượng các mối QHXH của NCT có việc làm với hàng xóm. Kết quả khảo sát phản ánh sự cởi mở còn hạn chế của nhóm dân số này trong việc chia sẻ chuyên riêng của bản thân, của gia đình. Thông tin khảo sát tại bảng 4.4 cho thấy ĐTB đo lường mức độ chia sẻ chuyện riêng của NCT có việc làm với hàng xóm đạt mức thấp, bằng 2,40 điểm, nghĩa là dưới ngưỡng trung bình theo thang điểm số dao động từ 1 đến 5. Mức ĐTB này

phản ánh NCT có việc làm hạn chế chia sẻ chuyện riêng với hàng xóm.

Sự hạn chế này phù hợp với cách giải thích của Culin và cộng sự (2017), theo đó, mặc dù thừa nhận sự tham gia vào các nhóm xã hội của NCT, bao gồm với hàng xóm, chỉ thực sự có ý nghĩa khi ở đó họ tìm kiếm được sự quan tâm, chia sẻ, hòa nhập vào nhóm, song điều đó không có nghĩa NCT cần chia sẻ chuyện riêng của bản thân, của gia đình để được chấp nhận. Sự chia sẻ để cùng hòa nhập vào nhóm thường chỉ dừng lại ở những vấn đề xã hội, những trải nghiệm trong quá khứ,


những chủ đề nóng hổi đang được đề cập trên các phương tiện truyền thông ... Những câu chuyện riêng của cá nhân nếu có thì chỉ là những lời giới thiệu ban đầu khi họ gia nhập nhóm, hoặc được các thành viên trong nhóm thăm hỏi. Khi đã hòa nhập sâu, rộng vào nhóm thì tần suất của những lần chia sẻ chuyện riêng đó giảm xuống, mức độ chia sẻ, trao đổi thông tin thời sự cập nhật tăng lên và trở thành chủ đề trao đổi chính khi NCT gặp nhau.

Kết quả PVS NCT có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho thấy dường như mọi người cũng lảng tránh, không muốn đề cập sâu đến chuyện riêng nhà mình. Lý do đưa ra là bởi họ lo ngại việc chia sẻ đó có thể trở thành đề tài cho xã hội đàm tiếu. Điều này được minh chứng qua trích đoạn 2 PVS dưới đây.

- Bác thường không muốn nói nhiều về chuyện riêng của nhà mình với hàng xóm ở đây. Có chăng chỉ thỉnh thoảng thôi, mà cũng chỉ nói sơ qua một chút rồi thôi. Hay ho gì việc cho người khác biết chuyện nhà mình thế nào. Có ai dám chắc là họ sẽ giữ mồm, giữ miệng đâu, hay họ lại buôn chuyện của nhà mình cho người khác.

Nguồn: Nữ, 67 tuổi, sức khỏe bình thường

- Bác nghĩ nói một chút chuyện riêng của mình thì cũng không sao cả. Nhưng không nên nói nhiều quá. Không nói ra thì tốt nhất. Nói nhiều thì khác gì là “vạch áo cho người xem lưng”.

Nguồn: Nam, 67 tuổi, sức khỏe bình thường

Song mức độ hạn chế này được nới lỏng dần theo độ tuổi thể hiện qua ĐTB

tăng từ mức 2,14 điểm ở nhóm 60 – 64 tuổi lên mức 2,40 điểm ở nhóm 65 – 69 tuổi và đạt 2,73 điểm ở nhóm từ 70 tuổi trở lên. Thực tế này cho thấy ở độ tuổi càng cao, NCT có việc làm càng sẵn sàng giao lưu với hàng xóm, mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc họ giảm dần, nói cách khác là “buông bỏ” dần các mối QHXH có khoảng cách xa về mặt địa lý do sức khỏe suy giảm.

Bảng 4.4. Mức độ chia sẻ chuyện riêng với hàng xóm12



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên

Độ tuổi

60 – 64

2,14

0,10

1,94

2,34



12 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên




65 – 69

2,40

0,10

2,19

2,59

≥ 70

2,73

0,12

2,49

2,95

Giới tính

Nam

2,34

0,08

2,19

2,52

Nữ

2,46

0,09

2,27

2,62


Sức khỏe

Tốt

2,89

0,16

2,59

3,21

Bình thường

2,36

0,07

2,21

2,49

Yếu

2,11

0,17

1,78

2,48

Thụ hưởng CSXH

2,37

0,09

2,20

2,52

Không

2,43

0,08

2,27

2,59

ĐTB

2,40

0,06

2,28

2,52

ĐLC

1,32

0,03

1,27

1,38

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Bảng số liệu trên cho thấy có sự khác biệt không đáng kể về mức độ chia sẻ chuyện riêng với hàng xóm theo giới tính của NCT có việc làm, nhưng cũng cho thấy nhóm nam giới có mức độ chia sẻ là thấp hơn so với nhóm nữ giới (bảng 4.4).

Theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, cũng như theo cách nói của Phan Đại Doãn (2010), truyền thống văn hóa của xã hội Việt Nam ảnh hưởng khác nhau đến nếp nghĩ, cách làm, thói quen sinh hoạt ... của con người. Theo sự ảnh hưởng đó mà nữ giới thường dành nhiều thời gian hơn nam giới cho công việc chăm sóc gia đình. Tập tính này có thể là lý do giúp họ thiết lập và duy trì các mối quan hệ tương tác với hàng xóm nhiều hơn so với nam giới nhờ khoảng cách ngắn về mặt địa lý, và cũng từ đó mà NCT nữ giới trong nghiên cứu này có mức độ chia sẻ chuyện riêng với hàng xóm nhiều hơn.

Đồng thời, kết quả khảo sát từ bảng số liệu trên cũng cho thấy NCT có sức khỏe yếu có mức độ chia sẻ chuyện riêng với hàng xóm thấp hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và tốt (bảng 4.4). Nguyên nhân của điều này có thể bắt nguồn từ chính sức khỏe mà nội dung phân tích ở trên đã nêu ra, nghĩa là NCT có sức khỏe yếu không muốn những cuộc trao đổi, chia sẻ chuyện riêng sau đó chuyển hướng về thăm hỏi sức khỏe của bản thân. Sự thăm hỏi đó có thể khiến những người nhạy


cảm dễ chịu tổn thương, bởi qua sự chia sẻ đó họ có thể cảm nhận sự thương hại của hàng xóm.

Tương tự, kết quả khảo sát từ bảng số liệu trên cho thấy NCT thụ hưởng CSXH có mức độ chia sẻ chuyện riêng với hàng xóm là thấp hơn so với NCT không thụ hưởng (bảng 4.4). Tuy nhiên, theo lý thuyết nhận diện xã hội thì môi trường sống mà NCT thụ hưởng CSXH thiết lập, duy trì với hàng xóm có độ mở hẹp hơn so với NCT không thụ hưởng. Sự hạn chế đó là rào cản sự cởi mở của NCT thụ hưởng CSXH trong việc chia sẻ chuyện riêng của bản thân, của gia đình.

4.1.3.Sự mâu thuẫn với bạn thân, hàng xóm

Song song với những phân tích về chất lượng các mối QHXH của NCT có việc làm, đề tài tiến hành đo lường mức độ mâu thuẫn của nhóm dân số này với bạn thân và hàng xóm. Kết quả khảo sát tiếp tục củng cố nhận định NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội biết cách duy trì các mối QHXH tốt đẹp, bền chặt với cộng đồng, dù rằng giữa các bên có tồn tại sự xung đột, mâu thuẫn, nhưng ở mức độ nhẹ.

Thực tế khảo sát cho thấy ĐTB đánh giá mức độ mâu thuẫn của NCT với bạn thân còn ở mức thấp, đạt 1,56 điểm trên thang điểm số 5, trong đó 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên. ĐTB dưới ngưỡng 2 điểm nêu trên cho thấy mức độ xung đột của NCT có việc làm với bạn thân nghiêng nhiều về phía không bao giờ xảy ra, cho dù giữa các bên có tồn tại xung đột, mẫu thuẫn. Song, mức độ mâu thuẫn này dường như có xu hướng giảm nhẹ, từ mức 1,71 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 xuống còn 1,56 điểm ở nhóm từ 70 tuổi trở lên (bảng 4.5).

Nguyên nhân của sự hạn chế và sụt giảm mức độ mâu thuẫn này có thể bắt nguồn từ mức độ suy giảm tần suất tương tác giữa các bên, cũng như từ việc thu hẹp các mối QHXH của NCT có việc làm mà nội dung phân tích ở trên đã đề cập. Song với NCT có việc làm thì sự mâu thuẫn với bạn thân mà được duy trì ở ngưỡng thấp có khi lại trở thành chất xúc tác giúp cuộc sống có thêm các sắc màu thú vị, giúp cho tình bạn thêm gắn kết. Lập luận này được củng cố thêm qua trích đoạn PVS dưới đây.

(NCT thụ hưởng CSXH) Bạn bè gặp nhau là để trò chuyện vui vẻ, nhưng đôi khi cũng tranh luận gay gắt đấy. Bác cũng hay tranh luận với bạn bè nếu không thấy


bằng lòng với nhau, tức nhau, nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi là hết, lại gặp nhau nói chuyện vui vẻ, lại tranh cãi với nhau nếu không đồng ý kiến. Cuộc sống ở tuổi của Bác như vậy mới vui.

Nguồn: Nam, 68 tuổi, sức khỏe bình thường

Bảng 4.5. Mức độ mâu thuẫn với bạn thân13



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 – 64

1,40

0,06

1,30

1,51

65 – 69

1,71

0,07

1,58

1,85

≥ 70

1,58

0,06

1,45

1,69

Giới tính

Nam

1,56

0,05

1,46

1,66

Nữ

1,57

0,05

1,47

1,67


Sức khỏe

Tốt

1,58

0,08

1,41

1,73

Bình thường

1,53

0,04

1,45

1,61

Yếu

1,80

0,13

1,55

2,06

Thụ hưởng CSXH

1,59

0,06

1,48

1,70

Không

1,54

0,05

1,45

1,64

ĐTB

1,56

0,04

1,49

1,64

ĐLC

0,81

0,04

0,74

0,88

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Sự hạn chế về mức độ mâu thuẫn với bạn thân của NCT có việc làm cũng có thể được quan sát thấy theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH và đều phản ánh sự khác biệt không đáng kể.

Theo đó, ĐTB đo lường mức độ mâu thuẫn với bạn thân của nhóm nam giới thấp hơn 0,01 điểm so với nhóm nữ giới . ĐTB đo lường mức độ mâu thuẫn này ở nhóm có sức khỏe yếu cao hơn 0,24 điểm so với nhóm có sức khỏe bình thường và hơn 0,22 điểm so với nhóm có sức khỏe tốt. Tương tự, ĐTB tương ứng ở nhóm thụ


hưởng CSXH cao hơn 0,05 điểm so với nhóm không thụ hưởng (bảng 4.5).

Theo lý thuyết nhận diện xã hội, thực tế này phản ánh NCT có việc làm dù được phân tích theo nhóm xã hội khác biệt theo giới tính, sức khỏe hay thụ hưởng CSXH đều thiết lập tốt các mối QHXH với bạn thân, nghĩa là họ tạo dựng được môi trường sống thân thiện trong nhóm. Đây là chất xúc tác giúp họ có sự hòa đồng và nỗ lực duy trì khả năng tham gia tích cực vào các hoạt động chung. Theo nghĩa này thì sự mâu thuẫn ở mức độ thấp với bạn thân có thể trở thành nhân tố hữu ích, giúp cho cuộc sống của nhóm dân số này có thêm nhiều thú vị mà trích đoạn PVS nêu trên đã đề cập.

***

Song song với nội dung phân tích về sự xung đột, mâu thuẫn của NCT có việc làm với bạn thân, nội dung dưới đây đề cập về nhóm hàng xóm. Thông tin thu được từ cuộc khảo sát cũng phản ánh sự đoàn kết, gắn bó, hữu nghị mà NCT có việc làm thiết lập được tại nơi cư trú.

ĐTB đo lường mức độ mâu thuẫn của NCT có việc làm với hàng xóm đạt mức 1,76 điểm trên thang điểm dao động từ 1 đến 5. Trong đó, ĐTB của nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 cao hơn so với nhóm 60 – 64 và từ 70 tuổi trở lên, song chưa vượt ngưỡng 2 điểm. Điều này có nghĩa gần như không có sự xung đột, mẫu thuẫn, bất hòa giữa các nhóm xã hội này, dù họ ở độ tuổi cao hay thấp.

Nếu theo tinh thần lạc quan mà NCT có việc làm thiết lập được với nhóm bạn thân nêu trên thì dường như sự mâu thuẫn ở mức độ thấp với hàng xóm cũng có thể được coi như “khúc nhạc giao hưởng” thỉnh thoảng vang lên trong cuộc sống ngày càng tĩnh lặng do sự thu hẹp các mối QHXH với cộng đồng. “Bản nhạc” đó góp phần tạo thêm sức sống, thúc đẩy NCT có việc làm cảm nhận sự tồn tại của bản thân trong các mối QHXH và tích cực gia nhập vào đó.

Bảng 4.6. Mức độ mâu thuẫn với hàng xóm14



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên

Độ tuổi

60 - 64

1,51

0,06

1,39

1,63

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí