Chân Dung Xã Hội Phác Họa Từ Cuộc Sống Ở Cộng Đồng Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội


khiến cho NCT có việc làm cảm thấy vị trí, vai trò của bản thân không còn được tôn trọng như trước.

Nội dung chương 3 cũng cho thấy NCT có việc làm thực hiện tốt vai trò điều tiết gia đình, như vai trò định hướng, tư vấn, hòa giải mâu thuẫn gia đình và quyết định việc lớn trong nhà. Nhưng các phát hiện ở chương 3 cũng cho thấy hiện tượng từ bỏ vai trò ở một bộ phận NCT có việc làm. Điều này khiến cho một bộ phận trong số họ cảm nhận giá trị, vị thế, vai trò bị suy giảm.

Mặc dù vậy, chương 3 cũng cho thấy NCT có việc làm thừa nhận bản thân luôn nhận được sự tôn trọng từ phía các thành viên trong gia đình, dù rằng có lúc họ cảm nhận thấy sự tôn trọng đó có sự suy giảm.


Chương 4. CHÂN DUNG XÃ HỘI PHÁC HỌA TỪ CUỘC SỐNG Ở CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI CÓ VIỆC LÀM Ở QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Tiếp theo chương 3, chương 4 tập trung phác họa một phần chân dung xã hội của NCT có việc làm từ cuộc sống ở cộng đồng. Chân dung xã hội đó được nghiên cứu thông qua các mối QHXH, sự ảnh hưởng của NCT có việc làm đến bạn thân và hàng xóm, cũng như sự tôn trọng từ phía các chủ thể xã hội nêu trên dành cho họ.

4.1. Quan hệ xã hội

QHXH của NCT có việc làm trong nghiên cứu này được quan sát dưới lăng kính đánh giá chất lượng và được đo lường bằng mức độ duy trì sự qua lại thăm hỏi, sự chia sẻ, thậm chí mâu thuẫn giữa họ với bạn thân và hàng xóm.

4.1.1. Sự thăm hỏi bạn thân, hàng xóm

Theo quy luật của cuộc sống, khi về già, sức khỏe suy giảm, con người dần từ bỏ các mối QHXH vốn được mở rộng ở giai đoạn trước để có thể thích nghi với hoàn cảnh mới. Theo xu thế này, NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng giảm dần khả năng duy trì các mối QHXH với bạn thân và hàng xóm. Mặc dù vậy, QHXH của họ với các nhóm xã hội này vẫn được thiết lập, duy trì một cách thân thiện, bền chặt.

Một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng các mối QHXH của NCT có việc làm là tiêu chí đo lường mức độ gặp gỡ, thăm hỏi nhau. Thang điểm đánh giá này dao động từ 1 đến 5, trong đó 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên. Số liệu quan sát được tại bảng 4.1 dưới đây cho thấy, NCT có việc làm duy trì tốt các mối QHXH với bạn thân, thể hiện qua ĐTB đánh giá mức độ thường xuyên đến nhà nhau chơi lên tới 3,50 điểm, song giảm nhẹ từ mức 3,64 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 xuống còn 3,45 điểm ở nhóm từ 70 tuổi trở lên.

Thực tế này phù hợp với sự “nắm giữ” và “buông bỏ” của cuộc sống, nghĩa là khi sức khỏe còn đảm bảo, con người sẽ nỗ lực duy trì các mối QHXH đã được thiết lập, song khi sức khỏe giảm sút thì con người sẽ giảm dần khả năng duy trì các mối QHXH đó. Theo nghĩa này, NCT có việc làm ở độ tuổi từ 70 trở lên còn tiếp tục giảm thấp hơn mức độ đến chơi nhà bạn thân. Tuy nhiên, xét đến thời điểm hiện tại thì NCT có việc làm duy trì tốt các mối QHXH với nhóm dân số này.


Kết quả nghiên cứu nêu trên phù hợp với nhận định khoa học được đưa ra trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Theo đó, để giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc sống ngày càng buồn tẻ, đơn điệu trong gia đình, nhiều NCT tích cực, chủ động tham gia các hoạt động xã hội, qua đó tìm kiếm niềm vui tuổi già. Việc tạo dựng và duy trì các mối QHXH ngoài cộng đồng được coi là nhu cầu chính đáng của NCT khi mà xu hướng tách hộ gia tăng, quy mô hộ gia đình giảm xuống và xu hướng sống cô đơn của nhóm dân số này tăng lên [Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, 2016].

Kết quả nghiên cứu trên cũng đồng nghĩa cho thấy các mối QHXH của NCT có việc làm với bạn thân được xây dựng một cách thân thiết, bền chặt, nhưng đồng thời phản ánh nhóm dân số này đang trong giai đoạn từ bỏ dần các mối QHXH đó để thích nghi với cuộc sống khi về già. Điều này khiến cho cuộc sống của họ đơn điệu hơn.

Tuy nhiên, ĐTB đánh giá mức độ thường xuyên đến nhà nhau chơi của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho thấy các mối QHXH với bạn thân luôn được nuôi dưỡng trong môi trường xã hội thân thiện. Mà theo nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010), nhiều NCT có xu hướng tích cực khôi phục truyền thống của dòng tộc, cộng đồng bằng các hình thức liên kết tạo ra các nhóm xã hội đa dạng, như hội lão niên, hội đồng hương, hội đồng học ... Nhờ vậy nhiều NCT có việc làm vẫn thường xuyên qua lại thăm nhau. Song, mức độ giao tiếp đó giảm xuống theo thời gian, nhất là ở nhóm cao tuổi nhất.

Bảng 4.1. Mức độ thường xuyên9 đến chơi nhà bạn thân



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

3,39

0,11

3,18

3,60

65 - 69

3,64

0,08

3,47

3,79

≥ 70

3,45

0,09

3,28

3,63

Giới tính

Nam

3,60

0,07

3,46

3,74

Nữ

3,40

0,08

3,24

3,55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 15


9 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên




Sức khỏe

Tốt

3,45

0,08

3,31

3,61

Bình thường

3,51

0,07

3,37

3,65

Yếu

3,43

0,12

3,20

3,67

Thụ hưởng CSXH

3,97

0,07

3,83

4,11

Không

3,14

0,07

3,01

3,29

ĐTB

3,50

0,05

3,39

3,60

ĐLC

1,18

0,03

1,11

1,24

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Căn cứ theo ĐTB đánh giá mức độ thường xuyên đến nhà nhau chơi cho thấy sự thân thiết, bền chặt, gắn bó trong các mối QHXH với bạn thân của NCT có việc làm gần như không tồn tại khoảng cách khác biệt đáng kể theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH.

So sánh NCT có việc làm theo giới tính cho thấy NCT nam giới và nữ giới đều duy trì các mối QHXH mật thiết với bạn thân. Tuy nhiên, nhóm nam giới duy trì các mối QHXH đó ở cường độ cao hơn so với nhóm nữ giới, mức độ chênh lệch này đạt 0,20 điểm (bảng 4.1).

Theo nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010), nam giới thường dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, trong khi đó, nữ giới ưu tiên hơn cho việc chăm sóc gia đình. Do vậy, đây có thể là nhân tố giải thích tại sao NCT nam giới duy trì việc đến nhà thăm hỏi bạn thân ở mức độ cao hơn so với NCT nữ giới.

Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cũng phản ánh NCT nữ giới duy trì tốt các mối QHXH với cộng đồng, trong trường hợp này là với bạn thân, bởi lẽ, theo cách giải thích của Phan Đại Doãn (2010), Lê Thị Quý (2019), hay Culin và cộng sự (2017) thì đây là nhu cầu của cuộc sống, dù họ là nữ giới.

So sánh NCT có việc làm theo tình trạng sức khỏe cũng phản ánh sự duy trì ổn định và khá tương đồng về mặt tần suất đến chơi nhà bạn thân của nhóm dân số này. Sự khác biệt theo ĐTB giữa nhóm có sức khỏe tốt, bình thường và yếu là không đáng kể (bảng 4.1).

Theo cách nói của Odília Maria Rocha Gouveia và cộng sự (2016), của Culin và cộng sự (2017), sức khỏe là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gia nhập các


nhóm xã hội của NCT có việc làm, cũng như ảnh hưởng đến khả năng duy trì QHXH với các thành viên khác trong nhóm. Song khi mạng lưới các mối QHXH của họ thu hẹp lại thì nhóm có sức khỏe kém hơn có thể duy trì tốt hơn, bởi lúc này, họ tập trung giữ lại những mối QHXH thân thiết nhất. Từ các mối QHXH này mà họ cảm nhận được sự chia sẻ, sự quan tâm, gần gũi từ các thành viên thân thiết. Có thể đây là lý do giải thích tại sao NCT có sức khỏe bình thường là nhóm có mức độ thường xuyên đến chơi nhà bạn thân cao hơn so với NCT có sức khỏe tốt.

Tương tự, so sánh NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về tình trạng thụ hưởng CSXH cho thấy NCT thụ hưởng duy trì việc đến chơi nhà bạn thân ở mức độ cao hơn so với NCT không thụ hưởng. Điều này thể hiện qua cặp ĐTB của hai nhóm lần lượt đạt 3,97 điểm và 3,14 điểm (bảng 4.1).

Kết quả trên có nghĩa NCT thụ hưởng và không thụ hưởng CSXH thuộc về hai nhóm xã hội khác nhau mà lý thuyết nhận diện xã hội đã chỉ ra. Giữa các nhóm này tồn tại những thuộc tính, bản sắc xã hội và cá nhân khác nhau do môi trường xã hội của hai nhóm là khác nhau. NCT thụ hưởng CSXH thường xuyên đến thăm nhà bạn thân nhiều hơn, có nghĩa họ mang bản sắc hòa nhập với nhóm dân số này là tốt hơn và môi trường xã hội mà họ tương tác với nhóm bạn thân dường như cũng năng động hơn. Tuy nhiên, với ĐTB đạt được như trên, NCT không thụ hưởng CSXH cũng thể hiện mức độ quan tâm lớn đến việc duy trì mật thiết các mối QHXH với bạn thân. Bởi theo nghiên cứu của Denis Manaerts (2016), của Culin và cộng sự (2017), hay của Thangavel Palanivel và cộng sự (2016)..., xét đến cùng thì nhu cầu gia nhập các nhóm xã hội để được tương tác với mọi người là cách thức hữu ích giúp NCT thích ứng với xã hội hiện đại, với cuộc sống ngày càng thiếu vắng các mối quan hệ trong gia đình.

***

Ngoài việc duy trì các mối QHXH bền chặt với bạn thân, NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng duy trì các mối QHXH gắn kết với hàng xóm.

Kết quả khảo sát tại bảng 4.2 cho thấy ĐTB đo lường mức độ thường xuyên đến chơi nhà hàng xóm của NCT có việc làm lên tới 3,23 điểm trên thang điểm số 5, nghĩa là khá thường xuyên, dù rằng khả năng duy trì mức độ tương tác này giảm từ mức 3,28 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 xuống còn 3,17 điểm ở nhóm từ 70


tuổi trở lên. Thực tế này đã được phân tích qua khả năng duy trì và buông bỏ các mối QHXH của NCT có việc làm với bạn thân nêu trên, nghĩa là nhóm dân số này luôn nỗ lực duy trì các mối QHXH thân thiện, tích cực, bền chặt với hàng xóm, song khi mà sức khỏe giảm xuống thì họ cũng hạn chế dần mức độ thường xuyên qua lại thăm nhau.

Kết quả phát hiện nêu trên có sự phù hợp với nghiên cứu của Odília Maria Rocha Gouveia và cộng sự (2016), cũng như của Webb E, Blane D, Mcmunn A, Netuveli G. (2011). Các nghiên cứu này giải thích rằng khi mọi người thường xuyên đến nhà nhau chơi, trong trường hợp này là với hàng xóm, thì có nghĩa họ duy trì tốt các mối liên hệ hữu nghị, từ đó hình thành nên các nhóm xã hội có sự gắn kết bền chặt. Bởi lẽ, không ai có thể đến chơi nhà hàng xóm nhiều lần khi mà còn tồn tại sự thiếu hòa đồng, không thân thiện, bất hòa, xung đột hay mâu thuẫn. Tuy nhiên, khả năng duy trì các mối QHXH sẽ giảm đi khi tuổi già kéo tới, bởi khi đó, sức khỏe suy giảm không cho phép họ tiếp tục duy trì nhịp sống như trước.

Cách giải thích của các tác giả trên có sự tương đồng với cách giải thích của lý thuyết nhận diện xã hội. Theo lý thuyết này, NCT có việc làm có thể gia nhập vào nhiều nhóm xã hội khác nhau, trong đó có nhóm hàng xóm, khi mà họ nhận thấy bản thân có nhiều điểm chung có thể chia sẻ. Điều này giúp cho NCT có việc làm và các thành viên trong nhóm, cụ thể là hàng xóm, duy trì được các mối QHXH tốt đẹp, thân thiện, gần gũi, từ đó tạo ra bản sắc xã hội chung của nhóm, cũng như khẳng định bản sắc riêng của cá nhân. Khi nào các mối QHXH này chuyển biến xấu đi, NCT có việc làm nhận thấy bản sắc chung của nhóm không còn phù hợp với bản sắc riêng của cá nhân, thì họ có thể từ bỏ nhóm, nghĩa là từ bỏ các mối quan hệ với hàng xóm. Tuy nhiên, kết quả phát hiện tại bảng số liệu 4.2 cho thấy các mối QHXH của NCT có việc làm với hàng xóm được nuôi dưỡng trong bầu không khí tích cực.

Hơn thế nữa, theo truyền thống của xã hội Việt Nam, bao gồm cả ở các vùng đô thị hóa thì cộng đồng được coi như gia đình mở rộng mà ở đó, nhiều người vừa là hàng xóm, vừa là anh em, họ hàng, bạn bè của nhau. Trong tâm thức của người Việt Nam thì hàng xóm ở gần còn trợ giúp nhau nhiều hơn so với người thân ở xa, do vậy mà có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” [Phan Đại Doãn, 2010].


Những quan niệm, nhận thức này giải thích tại sao NCT có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội coi trọng và nỗ lực thiết lập, duy trì các mối QHXH thân thiện, tốt đẹp với hàng xóm, dù rằng khả năng duy trì các mối QHXH đó dường như có xu hướng giảm nhẹ.

Bảng 4.2. Mức độ thường xuyên10 đến chơi nhà hàng xóm



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

3,21

0,09

3,04

3,39

65 - 69

3,28

0,09

3,09

3,47

≥ 70

3,17

0,10

2,98

3,36

Giới tính

Nam

3,27

0,08

3,12

3,42

Nữ

3,18

0,08

3,03

3,34


Sức khỏe

Tốt

3,26

0,12

3,03

3,51

Bình thường

3,22

0,06

3,09

3,34

Yếu

3,22

0,15

2,93

3,52

Thụ hưởng CSXH

3,51

0,08

3,35

3,66

Không

3,02

0,07

2,87

3,16

ĐTB

3,23

0,05

3,12

3,34

ĐLC

1,17

0,03

1,11

1,23

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt không đáng kể về khả năng duy trì các mối QHXH thân thiện, tích cực, tốt đẹp với hàng xóm của NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính và sức khỏe.

ĐTB đo lường mức độ thường xuyên đến chơi nhà hàng xóm của NCT nam giới cao hơn không đáng kể so với ĐTB tương ứng của NCT nữ giới. Tương tự, ĐTB tương ứng của NCT có sức khỏe tốt cũng đạt mức tương đương với ĐTB của NCT có sức khỏe bình thường và yếu. Song, kết quả khảo sát cho thấy NCT thụ hưởng CSXH duy trì các mối QHXH thân thiện, tích cực, tốt đẹp với hàng xóm ở


10 Ghi chú: Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên


mức độ cao hơn nhiều so với NCT không thụ hưởng, với mức chênh lệch lên tới 0,49 điểm.

Thực tế này tiếp tục góp phần phản ánh chân dung xã hội ở cộng đồng của NCT nam giới, có sức khỏe tốt, thụ hưởng CSXH có sự đa dạng, phong phú, sôi động hơn nhờ họ có khả năng duy trì tốt hơn các mối QHXH với hàng xóm.

4.1.2. Sự chia sẻ chuyện riêng với bạn thân, hàng xóm

Tiếp theo chuỗi phân tích về chất lượng các mối QHXH của NCT có việc làm, nội dung nghiên cứu dưới đây đề cập đến mức độ thường xuyên chia sẻ chuyện riêng của nhóm dân số này với bạn thân và hàng xóm.

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ chia sẻ với bạn thân của NCT có việc làm là không lớn. ĐTB đo lường mức độ chia sẻ này đạt 2,89 điểm, nghĩa là ở ngưỡng cao hơn so với mức trung bình, song không đáng kể, bởi thang điểm đo lường này được thiết kế có giá trị dao động từ 1 đến 5, trong đó 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên (bảng 4.3).

Điều này có nghĩa mặc dù NCT có việc làm có nhu cầu cao tham gia các nhóm xã hội, để được tương tác, chia sẻ, trao đổi như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra [Culin và cộng sự, 2017; Lê Ngọc Lân và cộng sự, 2011; hay Phan Đại Doãn, 2010]. Song, trong quá trình tham gia trao đổi, chia sẻ, tương tác với bạn thân thì chuyện riêng chưa là một chủ đề được NCT có việc làm đề cập nhiều trong những lần gặp gỡ, qua lại, thăm hỏi. Hơn thế nữa, mức độ chia sẻ chuyện riêng cũng giảm nhẹ từ mức 3,02 điểm ở nhóm 65 – 69 tuổi xuống còn 2,91 điểm ở nhóm từ 70 tuổi trở lên (bảng 4.3).

Theo lý thuyết nhận diện xã hội thì việc hạn chế sự chia sẻ chuyện riêng dường như cũng là một trong những cách thức giúp NCT có việc làm xây dựng bầu không khí hữu ích, cũng như duy trì bản sắc xã hội chung của nhóm, bởi điều đó giúp họ giữ được những “bí mật đời tư”, dù là với bạn thân, mà nếu lộ ra thì có thể bị xã hội trêu đùa, thậm chí thiếu tôn trọng.

Quy tắc ngầm hiểu này được NCT có việc làm coi trọng và tuân thủ. Do vậy mà mức độ chia sẻ chuyện riêng của họ với bạn thân cũng thường hạn chế ở ngưỡng trung bình, nghĩa là ở ngưỡng chấp nhận được mà không làm tổn hại đến bản sắc chung, đến những lần qua lại thăm nhau, cũng như không làm suy giảm chất lượng

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí