Chăm sóc trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 2

4. Chuẩn bị dụng cụ 61

5. Trải chất nền 62

6. Cho trùn vào nơi nuôi mới 62

7. Kiểm tra sự thích nghi của trùn sau nhân luống 63

C. Ghi nhớ 65

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 66

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ……78 HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ 79


CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Trùn quế: giun quế

Ô zoa: thùng tưới có vòi sen

%: Nồng độ phần trăm

‰: Nồng độ phần ngàn O2 : Oxy

CO2: Cacbonic

oC: độ C

cm: centimet, đơn vị đo chiều dài m: mét, đơn vị đo chiều dài

m2: mét vuông, đơn vị đo diện tích

m3: mét khối, đơn vị chỉ thể tích g/l: gram/lít

mg/l: miligram/lít


Bài 1: CHO TRÙN ĂN

Mã bài: MĐ 04- 01


Giới thiệu bài

Cho trùn ăn là việc làm thường xuyên và quan trọng trong quá trình nuôi trùn, để giúp trùn sinh trưởng tốt người nuôi cần phải xác định được đúng thời điểm cho ăn và cung cấp đủ lượng thức ăn cho trùn, cũng như số lần cho ăn thích hợp để đảm bảo trùn luôn đủ thức ăn và ăn hết sau mỗi lần cho ăn.


Mục tiêu

- Xác định được thời điểm và số lần cho trùn ăn hợp lý;

- Thực hiện cho trùn ăn đúng kỹ thuật;

- Kiểm tra được trùn sau khi cho ăn để điều chỉnh thức ăn;

- Tuân thủ qui trình thực hiện, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.


[


A. Nội dung

1. Xác định thời điểm cho ăn

1.1. Thời điểm cho ăn sau khi thả giống

Sau khi thả trùn giống, tiến hành cho trùn ăn, thời điểm cho ăn sau khi thả giống phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1.1.1. Khả năng thích nghi (hoạt động) của trùn sau thả

Trùn hoạt động tốt thì có thể cho ăn sau 6 đến 8 giờ, nếu trùn hoạt động kém thời điểm cho ăn sau khi thả giống có thể kéo dài sau 1-2 ngày. Hoạt động của trùn sau thả phụ thuộc vào phương thức vận chuyển và khoảng cách từ nơi mua trùn đến nơi nuôi trùn. Nếu đoạn đường xa cùng với phương pháp vận chuyển không phù hợp sẽ làm cho trùn bị mệt, hoạt động kém và ngược lại. Ngoài ra, hoạt động của trùn còn phụ thuộc vào trùn giống. Nếu mua trùn giống tốt, khỏe thì khả năng hoạt động của trùn sau thả sẽ tốt, trùn nhanh chống thích nghi, còn nếu trùn giống không tốt thì khả năng thích nghi sẽ kém.

1.1.2. Loại trùn giống (sinh khối, trùn tinh)

Người nuôi sử dụng giống trùn bằng sinh khối (Hình 4.1.1) thì sau thả giống 6 giờ nên cho trùn ăn. Nếu sử dụng giống bằng trùn tinh (Hình 4.1.2) thì cho trùn ăn 2 ngày sau thả. Bởi vì, thả giống bằng trùn tinh thì trùn cần có thời gian để trùn thích nghi với nơi ở mới, sau đó mới bắt đầu ăn. Nếu thả giống bằng trùn tinh thì sau khi thả trùn sẽ lấy thức ăn từ chất nền nên thời gian cho ăn có thể chậm lại.



Hình 4 1 1 Sinh khối trùn Hình 4 1 2 Trùn tinh 1 2 Thời điểm cho trùn ăn định kỳ 1Hình 4 1 1 Sinh khối trùn Hình 4 1 2 Trùn tinh 1 2 Thời điểm cho trùn ăn định kỳ 2


Hình 4.1.1. Sinh khối trùn Hình 4.1.2. Trùn tinh


1.2. Thời điểm cho trùn ăn định kỳ

Thời điểm cho trùn ăn ở những lần tiếp theo hay còn gọi là cho ăn định kỳ được xác định dựa vào các yếu tố sau:

1.2.1. Lượng thức ăn trên bề mặt luống trùn


Tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ thức ăn của trùn ở mỗi luống mỗi ô mà 3

Tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ thức ăn của trùn ở mỗi luống (mỗi ô) mà người nuôi quyết định thời điểm cho ăn ở lần tiếp theo, chỉ cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống trùn không còn thức ăn thừa, mà chỉ còn một ít chất xơ và bề mặt luống đã tơi xốp (Hình 4.1.3).


Hình 4.1.3. Trùn đã ăn hết thức ăn


Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn Hình 4 1 4 vì lượng thức 4

Chú ý: không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn (Hình 4.1.4), vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống sẽ làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này sẽ làm giảm khả năng sinh sản của trùn.


Hình 4.1.4. Hiện tượng trùn chưa ăn hết thức ăn


1.2.2. Số lượng trùn có trong luống nuôi

Số lượng trùn có trong luống được ước tính dựa vào số lượng trùn giống ban đầu. Cùng một lượng thức ăn/lần ăn nhưng nếu thả với mật độ dày (khoảng 2 kg trùn tinh/m2 hoặc 15-20 kg sinh khối/ m2) thì khoảng cách mỗi lần cho ăn nên dao động từ 2-3 ngày, còn nếu thả với mật độ thưa (khoảng 0,5 đến 1 kg trùn tinh/m2 hoặc 5-10 kg sinh khối/m2) thì khoảng cách mỗi lần cho ăn có thể dao động từ 4-5 ngày.

1.2.3. Số lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn

Cho trùn ăn một lớp mỏng khoảng 2-3 cm (lượng thức ăn ít) thì thời điểm cho ăn tiếp theo sẽ gần hơn so với cho trùn ăn một lớp dày từ 5 cm trở lên (lượng thức ăn nhiều).

1.2.4. Thời tiết (mùa)

Vào mùa xuân - hè thì khoảng 2-3 ngày cho trùn ăn một lần, còn vào mùa thu - đông thì khoảng thời gian này dài hơn, khoảng 4-5 ngày cho trùn ăn 1 lần. Vì nhiệt độ thích hợp cho trùn sinh trưởng, sinh sản và phát triển là 25-30oC nên mùa xuân - hè trùn sẽ ăn nhiều hơn và sinh sản nhiều hơn mùa thu - đông.

Như vậy, người nuôi có thể định kỳ từ 2 đến 5 ngày cho trùn ăn một lần tùy vào tình hình thực tế của mỗi luống trùn.

2. Tính lượng thức ăn cho trùn

Trước khi cho trùn ăn, người nuôi nên tính lượng thức ăn để chuẩn bị thức ăn cho trùn và đảm bảo trùn sẽ ăn hết sau mỗi lần cho ăn. Lượng thức ăn cho trùn được tính dựa vào các yếu tố sau:

- Khối lượng trùn tinh ở mỗi luống: lượng trùn tinh ở mỗi luống được xác định dựa vào mật độ thả trùn giống. Thông thường, trong một ngày trùn sẽ ăn hết một lượng thức ăn bằng 2/3 đến tương đương với khối lượng của cơ thể. Do đó, nếu mật độ trùn tinh là 2 kg/m2 thì lượng thức ăn cần cung cấp cho trùn 1 ngày là khoảng 1,5 kg đến 2 kg thức ăn. Vì vậy, nếu định kỳ 3 ngày cho trùn ăn 1 lần thì lượng thức ăn cần có là khoảng 4-6 kg/m2.

- Độ dày của thức ăn/1 lần: vào mùa hè 2-3 ngày cho trùn ăn 1 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm thì lượng thức ăn trên mỗi lần cho ăn sẽ ít. Đến mùa đông, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày khoảng 5 cm, thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè (4-5 ngày cho ăn một lần) thì lượng thức ăn trên mỗi lần cho ăn sẽ nhiều. Mặc dù mùa hè trùn ăn nhiều hơn nhưng do nhiệt độ cao làm cho ẩm độ chất nền giảm, thức ăn để lâu sẽ bị khô cứng nên cung cấp một lớp mỏng để đảm bảo thức ăn luôn luôn mềm trong suốt quá trình ăn.

- Loại thức ăn: lượng thức ăn cũng có thể thay đổi đối với từng loại thức ăn. Nếu thức ăn là phân bò tươi thì cách tính tương tự như trên, còn nếu thức ăn là bã thải từ hầm ủ biogas; thức ăn đã qua quá trình ủ như phân gia súc gia cầm ủ với rơm rạ, cây cỏ khô, bã khoai mì ... hay thức ăn là rác thải hữu cơ đã được ủ hoai thì


lượng thức ăn cho trùn ăn có thể tăng thêm một ít (khoảng 20%) vì loại thức ăn này có độ tơi xốp cao giúp trùn dễ dàng trú ẩn nên trùn thích ăn và ăn nhiều hơn.

3. Chuẩn bị thức ăn

3.1. Kiểm tra thức ăn

3.1.1. Kiểm tra thức ăn là phân bò tươi

Trước khi cho ăn bò cần kiểm tra các chất có hại cho trùn như: nước tiểu, xà phòng, hóa chất hoặc các loại côn trùn gây hại.

Sau khi kiểm tra nếu phân bò tươi không lẫn các chất gây hại cho trùn thì có thể sử dụng phân bò tươi này làm thức ăn nuôi trùn. Nếu quá trình kiểm tra mà phát hiện phân bò tươi có lẫn những chất các có hại cho trùn, cần phải xử lý trước khi đem cho trùn ăn.

- Trường hợp trong phân bò có lẫn xà phòng, hóa chất thì loại bỏ, không sử dụng phân này làm thức ăn cho trùn

- Trường hợp phân có lẫn nước tiểu thì cần loại bỏ nước tiểu: đổ hết nước tiểu có trong phân ra khỏi xô, với cách làm này thì một lượng lớn nước tiểu vẫn còn lẫn trong phân. Do đó, chúng ta có thể loại bỏ nước tiểu trong phân bằng cách nhẹ nhàng thêm một ít nước vào xô phân và sau đó nhẹ nhàng đổ nước ra bỏ, lặp đi lặp lại 2-3 lần thì có thể loại bỏ được phần nước tiểu có trong phân.

3.1.2. Kiểm tra thức ăn đã được xử lý

Trùn quế sử dụng trực tiếp phân bò tươi, còn phân của một số loại gia súc, gia cầm khác như dê, thỏ, heo, gà vịt … đặc biệt là phân của các loài động vật ăn tạp (loài ăn nhiều tinh bột và đạm) thì đem ủ hoai mục với chất thải nông nghiệp để cho trùn ăn nhằm tránh hiện tượng ngộ độc axít. Phân sau khi ủ đã hoai mục thì sử dụng cho trùn ăn. (Xem nội dung bài 4 – giáo trình mô đun 1).

3.2. Cho thức ăn vào dụng cụ chứa


Sau khi kiểm tra thức ăn ủ hoai mục lấy một lượng thức ăn cần thiết cho vào 5

Sau khi kiểm tra thức ăn ủ hoai mục, lấy một lượng thức ăn cần thiết cho vào thau, xô, chậu, thùng phuy, bể trộn ... để pha loãng thức ăn. Đối với thức ăn được lấy ra từ đống ủ, để cho bay hết khí (hơi) độc rồi đem cho trùn ăn (Hình 4.1.5).

Hình 4.1.5. Múc thức ăn cho vào xô


Bể trộn thức ăn cho trùn thường được các trang trại lớn sử dụng, bể này thường được đặt đầu mỗi luống trùn để thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến cho trùn ăn.


4. Pha loãng thức ăn

Thức ăn cần được pha loãng trước khi cho trùn ăn, để thức ăn mềm cho trùn ăn dễ dàng, đồng thời cung cấp ẩm độ cho trùn để trùn sinh trưởng và phát triển tốt.

Các bước tiến hành pha loãng như sau:

- Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

Xô đựng nước, gáo múc nước, ca múc thức ăn, xô đựng thức ăn, dụng cụ nhào trộn thức ăn (cuốc, cây ...)

- Bước 2. Xác định lượng nước cần thêm vào đối với từng loại thức ăn

* Đối với phân bò tươi:

Do phân bò tươi có chứa 80% nước (xem nội dung bài 3 – giáo trình mô đun 1) nên việc pha loãng dễ dàng hơn và lượng nước pha vào ít hơn so với các loại thức ăn khác. Thông thường, tỉ lệ phân/nước là 1:1 hoặc 3:2 (nghĩa là 1 phần phân và 1 phần nước hoặc 3 phần phân và 2 phần nước).

* Đối với phân bò khô (ít được sử dụng hoặc chỉ dùng để ủ với phụ phẩm)

Do hàm lượng nước trong phân bò sau khi phơi khô rất ít hoặc không còn nên phân bò khô thường cứng do đó lượng nước thêm vào rất nhiều với tỉ lệ phân/nước là 1:3, nghĩa là để pha loãng 1 kg phân khô thì thêm vào 3 đến 4 lít nước.

* Đối với phân và các chất thải nông nghiệp đã được ủ hoai mục thì lượng nước thêm vào phụ thuộc và độ ẩm của đống ủ. Thông thường, độ ẩm đống ủ đạt tiêu chuẩn là 60-70%. Tuy nhiên, trước khi sử dụng sản phẩm này làm thức ăn cho trùn, độ ẩm của đống ủ này giảm xuống còn khoảng 30-40% do hiện tượng bay hơi nước của đống ủ. Vì vậy, lượng nước thêm vào có thể dao động từ 1-1,5 lít nước/kg thức ăn (tỉ lệ phân/ nước là 2/3 hoặc 1/1).

- Bước 3. Pha loãng phân

+ Cho nước từ từ vào thức ăn (Hình 4.1.6).


Hình 4 1 6 Cho nước vào thức ăn Khuấy đều hoặc dùng cuốc nhào trộn thức ăn 6Hình 4 1 6 Cho nước vào thức ăn Khuấy đều hoặc dùng cuốc nhào trộn thức ăn 7


Hình 4.1.6. Cho nước vào thức ăn


Khuấy đều hoặc dùng cuốc nhào trộn thức ăn Bước 4 Kiểm tra độ loãng của 8

+ Khuấy đều hoặc dùng cuốc nhào trộn thức ăn


- Bước 4. Kiểm tra độ loãng của thức ăn, thức ăn thường được pha loãng dạng sệt (Hình 4.1.7).


Hình 4.1.7. Kiểm tra độ loãng của thức ăn


- Bước 5. Thu dọn vệ sinh

Sau khi pha loãng thức ăn thì nên rửa toàn bộ dụng cụ, chỉ để lại cây nhào trộn trong xô thức ăn.

Lưu ý: Thức ăn sau khi pha loãng cần để 1-2 ngày cho thức ăn mềm và nhuyễn, trong thời gian này, thỉnh thoảng khuấy đều để thức ăn mịn hơn. Nếu thức ăn đã xử lý rồi (đã ủ) thì bỏ qua bước này.

5. Chuyển thức ăn vào chuồng

Thức ăn sau khi được pha loãng với nước ở dạng sệt sẽ được đưa vào từng ô nuôi bằng các cách sau:


Cách 1 Xách hoặc bê thức ăn trong xô chậu thau Phương pháp này được sử dụng 9

- Cách 1: Xách hoặc bê thức ăn trong xô/chậu/thau ... Phương pháp này được sử dụng đối với qui mô nuôi nhỏ (Hình 4.1.8).


Hình 4.1.8. Xách thức ăn vào chuồng


- Cách 2: Cho thức ăn vào xe đẩy và đẩy đến từng luống trùn. Phương pháp này được sử dụng đối với qui mô nuôi lớn (Hình 4.1.9 và Hình 4.1.10).

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 27/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí