Định Hướng Phát Triển Của Ngành Dệt May Việt Nam Đến Năm 2010


mạnh hơn lực lượng chuyên gia về công nghệ, thị trường, tài chính từ nước ngoài.

- Thị trường nội địa sẽ có 100 triệu dân vào năm 2015 sẽ làm cho sức mua hàng dệt may tăng trưởng cao (khoảng 15% mỗi năm). Đây là cơ hội lớn dành cho Việt Nam khi thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may đó là chú trọng thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Theo Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), các sản phẩm dệt may của Trung Quốc đang mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam phát triển. Nguyên nhân là do các vụ kiện chống bán phá giá của các đối tác thương mại tiến hành đối với hàng dệt may Trung Quốc. Hiện tại, Hoa Kỳ đã áp dụng trở lại các hạn ngạch đối với một số chủng loại hàng của Trung Quốc làm tỷ trọng tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước này kém hơn. Năm 2005, khi hạn ngạch được bãi bỏ với Trung Quốc, hàng dệt may của nước này vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh chóng, tăng 56,8% so với năm trước. Ngay lập tức sau đó, Hoa Kỳ đã áp đặt biện pháp tự vệ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc rơi vào tình cảnh khốn đốn, gây nên thiệt hại không nhỏ, do hàng đã sản xuất mà không xuất khẩu được, dẫn tới hàng trăm ngàn nhân công thất nghiệp. Đây có thể là một bài học lớn đối với dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu chính nhưng phải biết đa dạng hoá thị trường, nếu chỉ tập trung vào thị trường Hoa Kỳ thì khả năng Việt Nam bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ là rất lớn vì hiện tại Việt Nam cũng đang nằm trong “tầm ngắm” của các biện pháp giám sát của Chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài ra, Trung Quốc đang thực thi chính sách giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với một bộ phận hàng hoá trong đó có hàng may mặc. Theo đó, mức bồi hoàn thuế xuất khẩu


của mặt hàng may mặc giảm xuống còn 11% sẽ làm giảm bớt xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may nội địa.


2 – Thách thức

- Cái được lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO là thị trường xuất khẩu, những ngược lại các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành sẽ không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng mất hết. Cho tới trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN vào Việt Nam đang phải chịu thuế suất rất cao, đến 50% với sản phẩm may mặc, 40% với hàng dệt và sản phẩm sợi là 20%. Những hiện nay, thuế suất nhập khẩu các sản phẩm trên không còn duy trì ở mức cao như trước nữa, mà tối đa chỉ còn 15%, là mức chung của các thành viên WTO. Có thể thấy, các doanh nghiệp dệt và may đang và sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở thị trường nội địa.

- Có một thực tế không mấy lạc quan là hiện nay ở Việt Nam, các cửa hàng nhỏ lẻ chiếm trên 70%, còn các cửa hàng trưng bày của các công ty dệt may lại có quy mô rất nhỏ. Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam chỉ xuất khẩu thông qua kênh phân phối của nước ngoài nên còn nhiều bị động. Sau khi vào WTO, hàng dệt may nước ngoài sẽ ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất giảm (xuống còn 15%), cộng với sự đổ bộ của hàng loạt các công ty bán lẻ nước ngoài làm cho cạnh tranh trên thị trường dệt may sẽ càng khốc liệt hơn và hệ thống phân phối truyền thống có nguy cơ bị đè bẹp. Và khi đó sức ép về giá đối với sản phẩm dệt may Việt Nam là rất lớn. Nếu không tính toán tốt chi phí sản xuất đầu vào sẽ dẫn tới giá sản phẩm bị nâng cao khi đó chúng ta không thể cạnh tranh và việc bị loại khỏi cuộc chơi là không thể tránh khỏi.


- Ngành dệt của Việt Nam hiện tại là ngành yếu cả về vốn, công nghệ, tiếp thị lẫn khả năng cạnh tranh và đứng ở vị trí rất thấp so với thế giới. Sau hội nhập, thuế suất nhập khẩu chỉ còn tối đa là 15%, công thêm mẫu mã phong phú, sản phẩm dệt nước ngoài vào Việt Nam sẽ đủ ưu thế đánh bại ngành dệt trong nước. Nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp dệt Việt Nam có thể nhìn thấy trong tương lai gần nến không cải thiện ngay từ bây giờ.

- Và một thách thức không hề nhỏ đó là phải cạnh tranh với Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... là những cường quốc sản xuất thương mại dệt may, đang tăng cường đầu tư phát triển và có tham vọng tăng gấp đôi xuất khẩu của mình năm 2010. Hiện tại, Trung Quốc đang phải chịu các biện pháp hạn chế nhập khẩu của EU và Hoa Kỳ song xuất khẩu của nước này vào các thị trường chính vẫn ở mức cao, Trung Quốc vẫn chi phối phần lớn thị phần dệt may thế giới. Điều này đã đưa ra lời cảnh bào với tất cả các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dệt may là tình hình sẽ càng bi đát hơn vào năm 2008, khi Trung Quốc được tự do xuất khẩu trở lại, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải chịu một sức ép mạnh hơn bao giờ hết.

- Hiện nay, hầu hết các rào cản thương mại, kỹ thuật quốc tế trong dệt may đã được xoá bỏ nhưng Việt Nam vẫn phải tính đến trường hợp các nước nhập khẩu sẽ đưa ra những biện pháp để bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước trước sự thâm nhập của hàng nhập khẩu mà trước mắt là Cơ chế giám sát chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ, thị trường chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.


II - Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010


1 - Mục tiêu chiến lược‌‌

Hiện ngành dệt may được xem là ngành công nghiệp lợi thế của Việt Nam. Theo quy hoạch điều chỉnh ngành dệt may đến năm 2015, tầm nhìn 2020 mới được Bộ Công nghiệp xây dựng, Đảng và Nhà nước đang tập trung phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Nhà nước và Chính phủ đặt ra nhiệm vụ cho ngành dệt may trong giai đoạn 2007 - 2010 phải đảm bảo tăng trưởng sản xuất công nghiệp là 16 - 18%, tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt 20%.


2 - Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Dệt may đã và đang góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân. Do đó, phải ưu tiên phát triển theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành may mặc Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh vô cùng gay gắt mà đặc biệt từ quốc gia láng giềng là Trung Quốc, nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Việt Nam phải đưa ngành dệt may của mình phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới trên cơ sở hợp tác với các quốc gia khác. Tăng cường các mối liên kết, hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng, thị trường, từng bước tham gia các chuỗi liên lết của họ.

Đại hội Hiệp hội dệt may lần thứ ba tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25 và 26/5 đã đề ra Chiến lược phát triển ngành dệt may trong giai đoạn tới đó là


lấy thị trường trong nước làm nền tảng và coi xuất khẩu làm động lực để phát triển. Để có thể làm được điều đó, có rất nhiều việc mà ngành dệt may phải thực hiện. Đó là:

- Trước tiên, trên cơ sở lấy kinh tế Nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, ngành dệt may phải phát triển theo hướng đa dạng hoá sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá qui mô và loại hình doanh nghiệp. Đẩy mạnh cổ phẩn hoá các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu của Nhà nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành dệt may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động.

- Tiếp đó, phải phát triển theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong ngành dệt may, đa dạng hoá các sản phẩm. Đầu tư vào công nghệ mới, hiện đại nhằm tạo bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng. Phát triển những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín, nhãn mác hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng vì đây là điều kiện then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam

- Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may phải xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm thời trang của khu vực trong mối liên kết đa ngành Thương mại - Văn hoá - Du lịch - Sản xuất thời trang.

- Và một yêu cầu đặc biệt quan trọng đặt ra với ngành dệt may Việt Nam là phải phát triển dệt may gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp sợi, dệt, in, nhuộm và may hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn.

Bảng 10:


Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển dệt may giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng giai đoạn 2011 - 1020

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 2006

Mục tiêu toàn ngành

2010

2015

2020

1. Doanh thu

Tỷ USD

7,63

13-15

18-21

27-30

- Xuất khẩu

Tỷ USD

5,83

10-12

14-16

20-22

2. Sử dụng lao

động

Triệu người

2,0

2,5

3,5

4,5

3. Sản phẩm chính






- Bông xơ

1000 tấn

10

20

40

60

- Sợi tổng hợp

1000 tấn


260

400

600

- Sợi‌

1000 tấn

260

350

500

650

- Vải

Triệu m2

680

1.000

1.500

2.000

- Sản phẩm may

Triệu SP

1.800

2.500

3.000

4.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 10

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)


II - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

1 - Về phía Nhà nước và Chính phủ

Một cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO đó là phải hoàn thiện hệ thống luật pháp. Có thể nói, chính hệ thống luật pháp, các quy định pháp luật không ổn định khiến cho các nhà đầu tư do dự khi quyết định đến Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ, cường quốc kinh tế lớn nhất trên thế giới vẫn duy trì những hệ thống luật pháp như ngay từ khi mới thành lập, nếu có thay đổi cũng không đáng kể, thì hệ thống luật pháp của Việt Nam đã thay đổi không ít lần. Nhiều bộ luật mới đã được sửa đổi, ban hành mới như: Luật Thương mại, Luật Đầu tư. Luật Cạnh Tranh...gây khó khăn trong việc cập nhật và áp dụng các bộ luật đó vào thực tế.


Ngoài ra, Nhà nước và Chính phủ cần phải giảm thiểu những thủ tục rườm rà về mặt hành chính. Nhiều nơi đã thi hành chính sách “một cửa” tạo nhiều thuận lợi cho cả nhà kinh doanh Việt Nam lẫn nhà đầu tư nước ngoài hạn chế những rắc rối về mặt giấy tờ thủ tục. Đồng thời, tiến tới điều hoà luật về quyền mậu dịch, nhờ đó những thủ tục đăng ký đối với các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài sẽ như nhau.

Ngay sau khi gia nhập WTO thì có một số vấn đề về chính sách đặt ra với ngành dệt may. Từ 11/1/2007, hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa theo cam kết WTO, thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm từ 50% xuống 20%, vải từ 40% xuống còn 21%. Điều này sẽ gây khó khăn lớn với ngành dệt may nội địa vì phải cạnh tranh quyết liệt với hàng dệt may nhập khẩu. Không những thế, 70% nguyên phụ liệu của dệt may là nhập khẩu từ nước ngoài, do đó chính sách tỷ giá của Chính phủ cũng ảnh hưởng lớn tới các nhà sản xuất Việt Nam.

Trở thành thành viên của WTO thì cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài là rất lớn. Nhà nước đang rất khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào ngành dệt may, đặc biệt là ngành dệt để tạo nguyên phụ liệu cho ngành may. Ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên Nhà nước phải đưa ra những chính sách khuyến khích lớn đối với các những người đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là vào những dự án sản xuất các sản phẩm mà hiện tại Việt Nam vẫn chưa sản xuất được hoặc có giá trị thấp. Nhà nước có định hướng xây dựng phát triển các cụm công nghiệp dệt may theo từng vùng. Mỗi cụm công nghiệp xây dựng trong các khu công nghiệp quy hoạch tập trung sẽ mang lại thuận lợi là tiết kiệm vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán hiệu quả thấp.

Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu đặt ra không chỉ đối với ngành dệt may nói riêng mà là với tất cả các ngành kinh tế. Cổ phần


hoá không có nghĩa là Nhà nước sẽ để doanh nghiệp tự “bơi” mà vẫn hỗ trợ gián tiếp thông qua việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, cung cấp các thông tin miễn phí cho doanh nghiệp. Thực tế, cổ phần hoá sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh, không để thua ngay trên sân nhà. Nếu trước kia, kiểu huy động vốn là vay thương mại hoặc từ Chính phủ thì giờ đây và trong tương lai, phải là hình thức gọi vốn đầu tư nước ngoài và cổ đông chiến lược. Trong giai đoạn 2006 - 2008, tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ cổ phần hoá tất cả doanh nghiệp thành viên và trở thành tập đoàn có vốn đa sở hữu. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn góp phần loại bỏ những đơn vị làm ăn kém hiệu quả và nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp dệt may có thêm sự chủ động, năng động trong sản xuất kinh doanh, đủ sức cạnh tranh sau hội nhập. Theo dự đoán của các chuyên gia, số doanh nghiệp dệt may ra đời hậu WTO (trong vòng một thập kỷ tới) có thể đến 10.000, trong đó sẽ có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Chính phủ cũng phải có những hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài và giúp doanh nghiệp phát triển các vùng nguyên liệu cho ngành. Các quan chức của Chính phủ trong các chuyến công du ra nước ngoài thường đưa các nhà kinh doanh đi theo để nghiên cứu thị trường. Đây là một cơ hội vô cùng thuận lợi vì sẽ rất dễ dàng tìm hiểu về ngành sản xuất của nước tới thăm.

Hiện tại, nguyên phụ liệu là một vấn đề nhức nhối đặt ra với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may của nước ta là nhập khẩu. Nhà nước đã lên kế hoạch xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu trong cả nước. Cuối tháng 5/2007, trung tâm nguyên phụ liệu dệt may và da giày đầu tiên tại Việt Nam đã được chính thức khởi công xây dựng tại Cụm công nghiệp Trung Thành, xã Tân Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 12 triệu USD trên diện tích rộng 16 ha.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022