Nhiều Vấn Đề Của Cuộc Sống Được Nhận Thức Lại Dẫn Đến Sự Thay Đổi Ý Nghĩa Của Một Số Biểu Trưng Trong Thơ.

Có nhiều cách kết hợp từ lạ. Vẫn là những từ rõ nghĩa, có nghĩa nhưng nhờ cách kết hợp mới, sáng tạo, trở nên có hồn: “Nhà tôi ở phố Đạm Tiên”(Hoàng Phủ Ngọc Tường), Tóc hong mùi ca dao, Những chiều sương bạc má, Chiều ngậm mãi một nỗi chim rời tổ, Mắt chiến hào ai biếc ụ tầm xuân (Lê Đạt), Bao năm không thấy màu con gái, Người than thở vì mất mùa nhân nghĩa( Hữu Thỉnh), Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may( Phạm Công Trứ)…Các danh từ kết hợp với động từ, tính từ hoặc liên kết với danh từ khác tạo thành những danh từ mới: mùi kết hợp với ca dao tạo thành danh từ mùi ca dao, từ chiều sương liên kết với danh từ bạc má tạo thành danh từ chiều sương bạc má, danh từ mắt kết hợp với chiến hào tạo thành danh từ mắt chiến hào… Bản thân danh từ chỉ có nghĩa gọi tên sự vật giờ đây nhờ các liên kết với động từ, tính từ, trạng từ…trở nên cụ thể hoá, mang màu sắc biểu cảm cao; khi danh từ được kết hợp với một danh từ khác nó sẽ có khả năng liên kết các sự vật xa nhau, không liên quan đến nhau lại gần nhau, những sự vật cụ thể với sự vật trừu tượng gợi nhiều liên tưởng cho người đọc (lời thề cỏ may, mắt chiến hào..). Điều này thể hiện thế giới tình cảm tinh vi phức tạp của con người. Bên cạnh khả năng kết hợp tạo nghĩa mới cho từ, các nhà thơ sau

1975 còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ như nhân hoá, ẩn dụ, so sánh ngầm khi miêu tả thế giới thiên nhiên vô tri…để làm mới ngôn ngữ, cũng đồng thời thể hiện một cách cảm nhận mới về thế giới. Anh đi ngủ người đi câu không ngủ- Biển đêm đêm trò chuyện với hai người, Muốn bế cả chiều- hôn lên ngày gặp mặt, Gió chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về, Em bó chiều thành gió- Tất bật gánh qua đồng, Anh đi tìm một ngày cau ấp bẹ- Hoa ngủ mê trong lá mơ hồ(Hữu thỉnh). Thế giới thiên nhiên trở thành thế giới tâm trạng, thể hiện thế giới tâm tư sâu kín và tinh tế của nhà thơ. Điều này tạo nên những câu thơ vừa mơ hồ, vừa sống động.

Nhà thơ giao cảm với thế giới thiên nhiên, từ đó nhờ thiên nhiên nói hộ cái chống chếnh, bất ổn, thậm chí cả những giây phút phiêu lưu

tâm hồn - con ngưòi ở trong trạng thái thăng hoa nhất, đánh mất ý thức về tính lô gíc của thực tại : “ Tháo cả mái trời- Che không đủ ấm- Đội nghìn cơn mưa- không nhoè kỷ niệm(Hữu Thỉnh), Nắng tắt mà người không đến- Tôi ngồi rót biển vào chai(Trịnh Thanh Sơn).

Để diễn tả sự phức tạp của tâm hồn con người hiện đại thơ sau 1975 sử dụng nhiều ngôn ngữ biểu trưng, ám thị, biểu hiện sự cảm nhận thế giới bằng tất cả các cảm giác. Gió chướng xanh đến nỗi mình ngộp thở( Thanh Thảo), Thời gian đốt đỏ lá vàng-Chờ em vẹt cả vầng trăng cuối trời( Hồ Minh Hà). Điều này tạo nên cái tươi mới, khoẻ khoắn trong sự cảm nhận đời sống: Biển nguội dần vỗ tím vào đêm (Hữu Thỉnh), áo em trắng đi từ xa vẳng lại(Nguyễn Duy), Em như cơn gió thổi ngang- Trẻ đến làm đau cả lá vàng(Vân Long).

3.2. Hình ảnh.

“Hình ảnh chính là một trong những yếu tố góp phần tạo dựng cho cảm xúc thơ một không gian, thời gian thể hiện, một nhịp điệu vận động, một quan hệ đối với thế giới”.(56- tr 175). Thế giới tinh thần vô hình của thơ ca cần phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể được vật chất hoá là hình ảnh. Hình ảnh được biểu hiện trong sáng tác còn xác nhận một cảm quan của nhà thơ đối với cuộc sống, và là một yếu tố thể hiện phong cách của tác giả và phong cách thời đại.

Cùng với sự thay đổi quan niệm của nhà thơ về cuộc sống, hình ảnh trong thơ cũng có nhiều thay đổi, gắn bó nhiều hơn với đời thường, và đặc biệt mang đậm dấu ấn phong cách tác giả trong không khí sáng tác mang đậm tinh thần dân chủ.

3.2.1. Nhiều vấn đề của cuộc sống được nhận thức lại dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa của một số biểu trưng trong thơ.

Thời kỳ này chúng ta chứng kiến sự biến mất của các biểu trưng quen thuộc trong thơ ca sử thi. Sự biến mất của các biểu trưng thể hiện niềm say mê lý tưởng: Các biểu trưng như lửa, mặt trời, cờ đỏ, máu nóng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

nét vàng lịch sử, biển máu, cảnh lửa, nắng hạ( Mặt trời chân lý chói qua tim; Ngực lép bốn ngàn năm trưa nay cơn gió mạnh- thổi bùng lên tim bỗng hoá mặt trời- Tố Hữu)…. Sự biến mất của hình ảnh đoàn quân ra trận vốn là một trong những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống trong chiến tranh: Những buổi vui sao cả nước lên đường- Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục(Chính Hữu), Những đoàn quân từ lòng đất xông lên(Dương Hương Ly). Chủ nghĩa xã hội tươi đẹp với màu ngói đỏ, hợp tác, đoàn thuyền đánh cá: Chào những ngôi nhà ngói đỏ bình yên(Chính Hữu), “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”(Huy Cận), Mái trường tươi roi rói ngói son(Tố Hữu)… Sự biến mất của dàn đồng ca: Đèo lũng lô anh hò chị hát(Tố Hữu), sự biến mất của tư thế cộng đồng: Súng bên súng đầu sát bên đầu(Chính Hữu), Trời xanh đây là của chúng ta- Núi rừng đây là của chúng ta(Nguyễn Đình Thi).

Đối lập với trạng thái sử thi đó là trạng thái đời thường. Đối lập với niềm tin lý tưởng là sự hoài nghi, đối lập với trạng thái hồ hởi ra đi- ngày hội là trạng thái trở về, đối lập với dàn đồng ca là thái độ tự thú…Trạng thái xã hội đó chính là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc thay đổi các biểu trưng trong thơ. Hình ảnh trong thơ giờ đây mất đi sắc đỏ nồng nàn của thời chiến tranh tràn đầy lý tưởng( những cuộc chia ly trước kia cũng là cuộc chia ly màu đỏ, thời tuổi trẻ cũng là thời hoa đỏ…), cũng mất đi cái bề thế, kỳ vỹ vốn là những biểu tượng cuả dân tộc, của sức mạnh truyền thống, cộng đồng(Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận- Tố Hữu, Tôi đi dọc những lối vào lịch sử- Nghe suốt năm châu bè bạn nối dần- Bằng Việt, Ôi đất nước 4000 nghìn năm đi đâu ta cũng thấy- Những cuộc đời đã nối núi sông ta-Nguyễn Khoa Điềm…).

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 11

Nhiều vấn đề trong thơ đã được nhận thức lại khiến các biểu trưng trong thơ bị thay đổi về ý nghĩa. Vẫn những hình ảnh mang dấu ấn của thời chiến tranh nhưng khi được đặt trong thế đối lập với cái nghèo khó, bất hạnh của đời thường và được đặt trong chiều thời gian hồi ức lại gợi

nhiều xót xa: Một pôntava mấy cõi chiến trường- Quằn quại những con đường dĩ vãng- Lót chân người dằng dặc máu xương( Nguyễn Duy). Ba mươi năm cầm súng- Mong xoá đi những đứa trẻ nhọc nhằn trên hè phố chiều đông- Ba mươi năm máu lửa- Giờ lại thấy em còng còng, cặm cụi, lau chùi(Trần Tùng Linh). Phía sau hào quang của chiến tranh là nỗi mất mát của con người cả về vật chất và tinh thần. Các hình ảnh thơ như những lát cắt đối sánh nhau giúp con người có thể chiêm nghiệm lại quãng đời đã qua và quãng đời hiện tại của mình để vỡ lẽ sâu sắc về những được mất ở đời. Các biểu trưng truyền thống trong thơ cũng vì thế mà mất đi ý nghĩa ban đầu.

Dàn đồng ca trong thơ mất đi, thay thế vào đó là trạng thái cái tôi tự thú, tự tìm kiếm mình. Hình ảnh thơ trước kia vốn mang nhiều màu sắc, rõ ràng, tác động đến trực quan người đọc thì giờ đây vì để diễn đạt thế giới tâm tư con người, cõi cô đơn, hướng tới tâm linh lại trở nên hư ảo, mang nhiều ý nghĩa nghiệm sinh. Đó là hình ảnh giọt sương như một nghiệm sinh về cõi chết trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: Em chết trong nỗi buồn- Chết như từng giọt sương- Rơi không thành tiếng. Cái chết lặng lẽ và trong veo của một hồn thơ rất đỗi chân thành. Đó là hình ảnh “thời gian màu trắng” đầy ám ảnh về cái chết trong thơ Xuân Quỳnh: Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện- Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết.

Nhiều hình tượng trong thơ vốn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng trong thơ chiến tranh giờ đây đã được nhìn nhận lại bằng con mắt đời thường. Phía sau một người lính anh hùng, người mẹ anh hùng đã từng “Che chở cả sư đoàn dưới đất” là người lính nghèo, là người mẹ của một thân phận đàn bà nhỏ bé, chịu đựng và thiệt thòi: “Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”(Nguyễn Duy), “Mẹ ra bới gió chân cầu- Tìm câu hát cũ từ lâu dập vùi”(Đồng Đức Bốn); người mẹ của cuộc đời nghèo khó: “Bàn thờ mẹ có hoa thơm, nải chuối- Ly nước trong, quả chuối, bát

cơm đầy- Đơn giản vậy cả một dời mẹ sống- Bữa cơm ngày chỉ mong thế này đây”( Trương Nam Hương).

Điều đặc biệt trong hình ảnh thơ hiện nay, đó là nếu trước kia hình ảnh thơ thường được đặt trong thời gian không gian xác định và mang tính lịch sử, thì giờ đây, hình ảnh thơ lại được đặt trong không gian thời gian chiêm nghiệm, ý thức về thời gian, không gian dường như bị đánh mất, chỉ còn lại những chiêm nghiệm về cõi nhân sinh. “Trăng vàng đêm ấy bờ đê- Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may”(Phạm Công Trứ). Đêm ấy là đêm nào, người ấy là ai…tất cả những điều đó không quan trọng. Cái gây ám ảnh trong lòng người đọc là ánh trăng vàng mênh mang vời vợi như cõi vô tận cùng với hình ảnh một người ngồi gỡ lời thề cỏ may- lời thề không có thực. Nỗi cô đơn là một truyền kiếp của con người. Trong “Người đàn bà ngồi đan” của nhà thơ nữ Ý Nhi, hình ảnh người đàn bà ngồi đan trong chiều lạnh tưởng như là một hình ảnh rất đỗi bình thường và quen thuộc, một người đàn bà như bao người đàn bà khác nhưng lại gợi lên nhiều triết lý về cuộc đời. “Giữa chiều lạnh- Một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ…Không thở dài…Không mỉm cười- Chị đang giữ kín đau thương- Hay là hạnh phúc- Lòng chị đang tràn đầy niềm tin- Hay là ngờ vực.. Hình ảnh người đàn bà ngồi đan quen thuộc đó thực chất là trạng thái chiệm nghiệm của con người trước cõi nhân sinh và có thể buổi chiều lạnh ấy là buổi chiều của đời người.

3.2.2. Sự xuất hiện của một số biểu trưng mới.

Nhỏ bé hơn, thâm trầm hơn, đó là đặc điểm của các biểu trưng trong thơ thời hậu chiến. Do những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại, trở về với đời sống nhân sinh và cái tôi riêng tư của con người, hình ảnh thơ mất đi cái bề thế thuở trước. Đối diện với đời sống mới và những ứng xử mới, nhiều biểu trưng trong thơ cũng đựơc thay đổi để phù hợp với thế giới nội tâm con ngừời.

Sự xuất hiện của những biểu trưng mới cũng có thể giải thích bằng đời sống dân chủ hoá trong thơ ca đương đại. Mỗi nhà thơ gắn với một thế giới riêng với những cách cảm nhận khác nhau và những quan niệm khác nhau về cõi đời tạo nên trong thơ nhiều biểu trưng mới lạ mang dấu ấn tác giả. Đó là lá diêu bông, biểu tượng về hạnh phúc trong thơ Hoàng Cầm, đó là giọt sương, biểu tượng về cái chết trong sáng trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, hai nửa vầng trăng, tình yêu cô đơn trong thơ Hoàng Hữu, lối nhỏ, con đường đến hạnh phúc trong thơ Dư Thị Hoàn, con đường, bàn tay, biểu tượng thiên tính nữ , ngôi nhà, biểu tượng hạnh phúc bình yên trong thơ Xuân Quỳnh, nhà chật, biểu tượng tình yêu cảm thông chia sẻ trong thơ Lưu Quang Vũ…

Có một số biểu trưng chung mang tính thời đại xuất hiện. Trong thơ thời kỳ này nói nhiều về cái nghèo, đa số các tác giả đều xây dựng hình ảnh các em bé mồ côi, những ngừời sống dưới gầm cầu, người ăn mày. Con người cô đơn: hòn đảo cô đơn, cột buồm gĩưa gió, đứng ngã ba đường. Thời kỳ này, do cảm hứng trong thơ thay đổi, không còn sử thi, không còn lãng mạn và những xúc cảm hào hùng, thơ trở về với thế giới hình ảnh bé nhỏ, đời thường, điểm nhìn thấp: hoa súng, hoa bèo, hoa lục bình, hoa dại, rác, vũng trâu đằm.

Thế giới loài vật cũng được đưa vào thơ và mang ý nghĩa biểu trưng cao. Loài vật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là sự đối chiếu, xem xét lại bản năng nhân tính của con người. Đối với Nguyễn Quyến, thế giới loài vật lại như là sự quay trở về với con người thiên nhiên với tất cả những cái bụi bặm nhưng cũng đầy nguyên sơ thanh khiết. Con lẩn vào cây cỏ ban mai- Bàn tay con giấu trong nải chuối non- Hai tai con giấu trong đám mộc nhĩ- ánh mắt con giấu trong quả lựu nửa đỏ nửa xanh(Mưa ban mai).

3.2.3. Các biểu trưng mang dáng dấp dân gian.

Trở về với tự nhiên, trở về với truyền thống là một tiếng gọi khẩn thiết của thơ ca đương đại trước sự xuống cấp của nhiều giá trị tinh thần. Có một mảng thơ khá lớn được viết từ những cảm hứng về làng quê, thiên nhiên, và là điều kiện để xuất hiện những biểu trưng mang dáng dấp dân gian.

Dường như làng quê người Việt từ bao đời nay với cái cò, cái bống, cái bang, tiếng hát ru, khung cửi, mái đình, cây đa lại có dịp được trở về trong thơ đương đại gợi nhiều cảm giác xao xuyến, luyến lưu trong lòng người đọc. Tuy nhiên, các hình ảnh xuất hiện trong thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả, mà còn là sự hướng tới mối quan hệ con người và thiên nhiên, hướng tới văn hoá làng quê. Con cò con vạc trong thơ Nguyễn Duy là một tượng trưng của cuộc đời mẹ: Bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc- Ông và cha man mác kiếp trâu cày”(Về đồng), trong thơ Trương Nam Hương con cò thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa mẹ và làng quê: Con cò cõng ngàn năm câu lục bát- Đi tìm hạt thóc than van.

Các biểu trưng mang dáng dấp dân gian còn biểu hiện quan niệm của con người về hạnh phúc, khiêm nhường, bình dị đến mộc mạc thôi nhưng rất đỗi chân thành: Được lúa lúa đã gặt bông- Được cải cải đã chặt ngồng muối dưa; Cái dần vục phải cái sàng- Xui cho hai đứa nhỡ nhàng gặp nhau (Chồng chị chồng em- Đoàn Thị Lam Luyến).

3.3. Thể loại.

3.3.1. Giới thuyết về khái niệm.

Thể loại là một giới hạn về phạm vi đời sống được đề cập với những thao tác thẩm mỹ riêng(56- 142). Theo Từ điển thuật ngữ văn họcthể loại được định nghĩa là: “Dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy”(22- tr 252).

“Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể( hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kỳ tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định, và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch.

Mỗi loại trên bao gồm một số thể. Ví dụ: Loại tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, anh hùng ca… Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể tác phẩm. Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngoài đặc trưng của loại các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn(thơ và văn xuôi), dung lượng(truyện ngắn, truyện dài…), loại nội dung cảm hứng(bi kịch, hài kịch)…” ( 22- tr 254).

Do tính chất đề tài, chúng tôi không nghiên cứu thơ ca( loại trữ tình) trong sự so sánh với các loại khác như tự sự hay kịch mà chỉ tập trung nghiên cứu các thể của nó để thấy sự cách tân của thơ ca Việt Nam hiện đại trong dòng chảy thơ ca truyền thống. Và tất nhiên sự thay đổi về mặt hình thức này có tác động sâu sắc của nội dung bởi vì thể loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Các thể loại văn học là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế(D.Likhasốp). Vì vậy khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi thay thế của chúng.

Thơ sau 1975 có khá nhiều vấn đề về phân hoá thể loại. Mười năm sau chiến tranh thể loại trường ca đặc biệt phát triển. Từ giữa những năm tám mươi trở lại đây cùng với sự thay thế về cảm hứng thơ ca- từ cảm hứng sử thi cách mạng sang cảm hứng thế sự đời tư, trường ca dường như vắng bóng, và thay thế vào đó là các thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thơ tự do, năm chữ. Đặc biệt, thể loại thơ văn xuôi xuất hiện khá nhiều như một thể nghiệm của nhiều tác giả để có thể mô tả một cách sinh động

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí