buồn thành vui(Lâm Thị Mỹ Dạ). Con người sau những đổ vỡ, mất mát, không tìm quên ở một sức mạnh nào đó, mà tìm bình yên ngay ở chính lòng mình: Ngước nhìn thăm thẳm trời xanh- Mỗi lần khát tự biến thành giọt mưa(Hồng Ngát). Và cả cái phong thái thản nhiên đến ngất ngưởng như thế này cũng không dễ nào có được: Nắng tắt mà người không đến- Tôi ngồi rót biển vào chai(Trịnh Thanh Sơn). Đó chính là một sự nỗ lực, một gắng gỏi quyết liệt để giữ được trạng thái thăng bằng, để tỉnh táo và không đánh mất mình trước những nỗi đau khổ của tình yêu.
Khi đời sống trở nên phức tạp, con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố, không chỉ là thế giới hoa mộng như thơ tình lãng mạn, cũng không chỉ là thế giới lí tưởng của thơ cách mạng, thì tình yêu cũng mang nhiều màu sắc. Xuất hiện trong thơ con người tình yêu nhiều trạng thái, mà nổi trội lên là sự giằng co giữa tình yêu và lí trí, giữa sự nhận thức và lòng khát khao được thành thực, được phá vỡ những nguyên tắc. Sức hấp dẫn của thơ tình hôm nay nằm trong đường biên của cái tôi và cái ta, giấc mơ và hiện thực, sự tự chôn vùi và sự tự nổ tung, giữa những gì đã qua và những gì sẽ đến; bên cạnh cái hư ảo mong manh, ta bắt gặp cái biếc xanh bỡ ngỡ. Con người tình yêu đa diện đó được biểu hiện rất rõ trong thơ tình của các tác giả nữ. Thơ họ đáng chú ý bởi cách nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch và ước muốn cá nhân( Xuân Quỳnh, Dư Thị Hoàn, Hồng Ngát, Ngọc Liên, Lâm Thị Mỹ Dạ…). Nhưng ẩn đằng sau tất cả cái mạnh mẽ, dữ dội ấy là ý thức sâu sa về thân phận, về những nỗi bất hạnh muôn đời của kiếp phụ nữ đã từng có trong thơ xưa. Ta hiểu vì sao trong thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh lại xuất hiện nhiều đến thế hình ảnh về cát, cỏ dại, cánh chuồn chuồn trong giông bão như biểu tượng về số phận mong manh của người phụ nữ…Nhưng cũng chính trong những biểu tượng đó người ta tìm thấy một sức sống bền bỉ và giông bão của tình yêu. Như vậy, đặt con người vào những trạng thái phức tạp của tình yêu, thơ hậu chiến một mặt thể hiện được tình yêu trong nhiều phương diện của nó;
mặt khác, là sự tìm kiếm một cách ứng xử mang tính chủ đạo của con người tình yêu đương đại. Con người trong thơ hôm nay ý thức rất rõ về giới hạn: giới hạn thực tại, giới hạn thân phận, giới hận của lí trí ràng buộc, của toan tính…nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là những lời đắm say về tình yêu thuần khiết, hy sinh, nồng nàn, tận tuỵ.
Tình yêu bao giờ cũng có hai cung bậc: Tinh thần và vật chất. Thơ tình hiện nay tô đậm nét cảm nhận về tình yêu trần thế: Ai xiết ghì tiếng nấc- Ai chất ngất môi mềm(Nguyễn Thuỵ Kha), Trên trinh bạch khoả thân em- Ta khắc lên những chiếc hôn cỏ giả- Như những vì sao miên man đính vào thanh cao lòng đêm(Nguyễn Khắc Thạch). Bằng các phương thức biểu cảm khác nhau, các nhà thơ khai thác rất hiệu quả những khao khát và đam mê: Nguồn sống nhân gian nhựa ứ đầy- Một chiều khổ cực bốn chiều say- Đã phanh yếm mỏng thì quăng hết- Những nét xiêm hờ giả bộ ngây(Hoàng Cầm). Con người mạnh dạn bộc bạch những khát vọng sống đến cùng: Tôi khỏa thân tôi bằng tình yêu rực lửa- Khoả thân nỗi buồn bằng khúc hát ngông nghênh(Phạm Thị Ngọc Liên).
Thơ Mới lãng mạn cũng đã xuất hiện trạng thái tình yêu trần thế, Xuân Diệu là nhà thơ đã chú ý đến cảm giác thân xác cuả một tình yêu “lành mạnh và cường tráng” nhưng vẫn đề cao tính lý tưởng, coi tình yêu là đấng cứu rỗi của linh hồn. Hay như Vũ Hoàng Chương, cảm nhận về tình yêu thân xác cũng chỉ mang ý nghĩa là rơi vào truỵ lạc, thoát li thực tại. Trong thơ hôm nay, khía cạnh vật chất của tình yêu đã được nhìn nhận lại. Có lẽ, đây là thời điểm mà chúng ta dám thẳng thắn đặt vấn đề về tình dục một cách nghiêm túc, với tư cách là một yếu tố trong đời sống con người, là một nhu cầu mang tính nhân văn. Tình yêu không có những “cấm địa” khi con người nhận thức nó như một phần nhân cách cá nhân và ứng xử với nó một cách văn hoá.
2.2.2.2 Tình yêu gắn với khao khát đời thường.
Xuất hiện trong thơ thời hậu chiến một mảng thơ tình yêu gắn với đời thường , điều này hiếm thấy trong thơ mới 1930-1945 vốn lãng mạn, xa xôi ;cũng hiếm thấy trong thơ cách mạng theo khuynh hướng sử thi hoá . Đối diện với đời thường , nhà thơ nhận ra hạnh phúc gia đìnhchính là tình yêu bền vững trong thế giới nhiều đổi thay này. Đây chính là một triết lí tình yêu mới mẻ và khá thực tế. Bất kì ở đâu , ở giai đoạn nào thì sự tìm kiếm tình yêu của thơ ca cũng đồng nghĩa với sự kiếm tìm hạnh phúc. Sau bao đau khổ, mất mát, lỗi lầm, con người đều muốn rút ra một bài học để lại bắt đầu một đời sống mới tốt đẹp hơn. Trong thơ, chúng ta luôn bắt gặp hình ảnh con người đi kiếm tìm hạnh phúc: “Diêm”(Bùi Kim Anh), “Đối mặt với đời thường”, “Em đợi anh, anh nhé, nhớ trở về”(Nguyễn Thị Hồng Ngát), và rất nhiều bài thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh. Nếu như thơ mới, do xa rời thực tại, không nắm bắt được nguyên tắc của đời sống, càng tìm kiếm hạnh phúc, hạnh phúc càng mờ xa, thì thơ hậu chiến, bằng cái nhìn tỉnh táo và nhiều chiêm nghiệm, lại hiểu một lẽ rất giản đơn nhưng vô cùng quý giá đối với lẽ sinh tồn của đời người, đó là hạnh phúc nằm ngay ở chính cuộc đời này. Trở về với đời thường, tình yêu không khỏi tránh những lấm lem, cơ cực nhưng lại ấm áp sự sẻ chia: “Nhà chật”(Lưu Quang Vũ) vốn là biểu hiện của nghèo khó: Nhà chỉ có mấy mét vuông, sách vở xếp cạnh nồi- Nếu nằm mơ em quờ tay là chạm tay vào thùng gạo, lại trở thành biểu tượng không gian chia sẻ của tình yêu: “Nhà chật” để Anh ngẩng lên là ở cạnh em rồi, khi buồn bã em không thể quay mặt đi nơi khác.
Chúng ta dường như nắm bắt được gương mặt của hạnh phúc, rất cụ thể, rõ ràng. Hạnh phúc là “Chiếc áo mắc trên tường”, là “màu hoa trong tủ kính”, là “Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn”. Hạnh phúc giản dị lắm. Nhưng cũng không dễ dàng mà thơ ca nhận ra ngay được chân lí ấy. Đó là cả một hành trình tìm kiếm. Nếu đọc thơ Xuân Quỳnh, hẳn nhiều người đọc sẽ nhận ra bước chân của người đàn bà bé nhỏ ấy trên
khắp những nẻo đường tình yêu: những đồng hành gian khó: Qua nắng sớm mưa chiều- Qua chặng đường gian khó- qua rất nhiều nỗi khổ- Qua rất nhiều tình yêu(Sóng); cả những nỗi cô đơn hoảng sợ với sự chia xa, với trạng thái “một mình”: Mùa thu nay sao bão mưa nhiều- Những cửa sổ con tàu chẳng đóng- Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm- Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh(Tự hát)…Cuối cùng, người đàn bà ấy nhận ra rằng, mái ấm chính là chốn bình yên nhất. Thơ của chi xôn xao với thế giới đồ vật và đậm dấu ấn xếp đặt của bàn tay người phụ nữ: Nước trong phích, hoa trong bình gốm cũ, tay cắm hoa, tay để treo tranh…hạnh phúc chính là những gì có thể nắm bắt được.
Không phải ngẫu nhiên thơ hậu chiến lại xuất hiện nhiều cây bút nữ đến vậy. Caí “chất thơ từ tổ ấm” phù hợp, trùng khít với thiên tính người đàn bà, đồng vọng với khát khao được biểu hiện trong họ. Và những cây bút nữ là những người nói được hay nhất thế giới tình yêu đời thường. Họ cảm nhận rất rõ nỗi cô đơn khi đánh mất điểm tựa đời thường: Em biết trốn vào đâu cho khỏi khổ- Nỗi cô đơn năm tháng cứ dày vò- Em thấy sợ khi mỗi bận về nhà- mở cửa ra…anh vắng!(Nguyễn Thị Hồng Ngát). Bằng thứ tình yêu đẹp đẽ mang màu thiên tính, “dữ dội và dịu êm”, “ồn ào và lặng lẽ”, dịu dàng mà đam mê, say đắm mà nhiều khao khát, người phụ nữ đã tìm kiếm trong đời thường một sức sống vĩnh cửu. Em trở về đúng nghĩa trái tim- Biết làm sống những hồng cầu đã chết- Biết lấy lại những gì đã mất- Biết rút gần khoảng cách của tin yêu(Tự hát- Xuân Quỳnh). Xuân Quỳnh đã phá vỡ nguyên tắc truyền thống của thơ xưa(quan niệm vũ trụ mới là cái vô cùng vô tận), chị nhận ra rằng chỉ có tình yêu mới là mãi mãi; mới có thể “biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Chị mơ ước bình dị làm con sóng nhỏ để được yêu mãi muôn đời. Làm sao được tan ra- Làm trăm con sóng nhỏ- Giữa biển lớn tình yêu- để ngàn năm còn vỗ. Vũ trụ ở chính trong em. Tình yêu thuỷ chung trong em làm nên sự bất tử.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Mở Rộng Phản Ánh Các Trạng Thái Xã Hội Trên Bình Diện Đạo Đức.
- Cảm Hứng Đời Tư Trong Thơ Việt Nam 1975-2000.
- Sự Hướng Tới Một Tình Yêu Cá Tính.
- Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 10
- Nhiều Vấn Đề Của Cuộc Sống Được Nhận Thức Lại Dẫn Đến Sự Thay Đổi Ý Nghĩa Của Một Số Biểu Trưng Trong Thơ.
- Một Số Thể Thơ, Truyền Thống Và Cách Tân.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Ý thức được sự hữu hạn nhưng không thôi khao khát sự vô hạn là bản lĩnh của những người viết thơ tình hôm nay.Trong bài thơ “Diêm”, nhà thơ Nguyễn Kim Anh đã thể hiện một cái tôi tự nhận thức về mình: khiêm nhường, giản dị nhưng cũng đầy kiêu hãnh bản lĩnh khi chấp nhận “làm chiếc que”, Dám đốt cả trái tim diêm sinh bé xíu- cháy đến tận cùng của thân tăm trắng trẻo- Dù kiếp tàn nhưng hiểu: đã được yêu!. Bản lĩnh cứng cỏi của nhà thơ đã hoá giải được những rào cản vốn có của tình yêu, để được yêu một cách trọn vẹn và nồng nàn nhất. Và hơn tất cả, là sự hy sinh, là sự nhận thức sâu sắc về nguyên tắc cho- nhận, để có thể tự nguyện hiến dâng mà không hề hờn trách. Đó cũng chính là cái hay của thơ tình hôm nay: nhiều suy tư, chiêm nghiệm nhưng đầy khao khát đam mê, là ráo riết được đốt cháy mình: Trời ơi! Làm sao có một cuộc đời- để tôi ném cuộc đời mình vào đó- Mà không hề cân nhắc đắn đo- Rằng: cuộc đời ấy vẫn còn chưa đủ(Lâm Thị Mỹ Dạ), là nỗi khắc khoải đợi chờ được yêu: Tôi- cũng yêu một người sinh tháng tư- Khi tôi chưa mười tám- Nhưng chưa một lần- anh kể với người khác về tôi- Như người đàn ông ấy- Chưa một lần- Chưa một lần…!- Tôi thèm được nghe- Ai đó- Kể rằng- Anh ấy nói đã yêu tôi(Vi Thuỳ Linh).
Đánh giá đúng mực vị trí của đời thường, thơ tình sau chiến tranh mở ra đựơc nhiều cách thể hiện mới lạ và gần gũi với tâm tư nguyện vọng của con người đương đại. Những câu thơ ngọt ngào tinh tế biểu hiện một hạnh phúc tự nhiên, bình dị: Đang ăn cơm bỗng hát-Giữa giấc ngủ mỉm cười- Em bất thường lạ thật- Bắt đền anh, anh ơi(Lê Thị Mây). Trạng thái lỡ duyên, lỡ thì: Anh hững hờ suốt cả mùa thu(Nghiêm Thị Hằng), Lỡ một thì con gái(Lam Luyến), về sự mất mát: Dẫu bao nhiêu bài thơ- Chỉ mình em đau xót- Một mình như trái đất- Em bây giờ không anh(Phan Thị Thanh Nhàn), về sự chờ đợi vô vọng: Cây cao nhướng mãi chẳng thấu trời- Anh đợi mãi tình yêu thành gỗ mục(Thu Bồn). Về sự chấp nhận với số phận: Chị thản nhiên mối tình đầu- Thản nhiên em nhặt
bã trầu về têm(Lam Luyến). Mọi vui buồn, đau khổ đều gắn rất chặt với đời thường, vì thế mà tình yêu được biểu hiện rất thành thực và cụ thể, nó nói được hết những suy tư thầm kín của con người, cả những điều trước đây không dám nói. Khi tập trung khám phá tình yêu ở phương diện đời thường, thơ đồng nghĩa với việc xa rời những mộng ảo mà cố gắng miêu tả những khía cạnh trần thế của tình yêu.
Luôn khao khát đạt tới sự vĩnh cửu của tình yêu, nhưng không viễn vông như thơ mới lãng mạn, thoát lên tiên hay tìm về quá khứ, thơ đương đại tìm kiếm tình yêu vĩnh cửu trong chính sự nỗ lực của bản thân mà lựa chọn ứng xử khôn ngoan nhất, đó là tìm kiếm hạnh phúc đời thường, đối diện với nó, hoá giải nó, thậm chí, chấp nhận cả những điều vụn vặt của nó. Bởi vì đời thường là nguồn sống vô tận của thơ ca.
CHƯƠNG 3
HÌNH THỨC THỂ HIỆN THƠ VIỆT NAM 1975-2000
Hình thức thơ bao gồm thể thơ, câu thơ, lời thơ(từ ngữ), giọng điệu, nhịp, vần, hình ảnh và các hình thức tổ chức của chúng. Các yếu tố hình thức này vốn mang tính truyền thống, bền vững và có thể mô hình hoá được (56- tr140).
Hình thức thơ còn là một cảm quan nghệ thuật, một hệ thống bộc lộ điểm nhìn mang tính mỹ học về mối quan hệ thơ và đời sống. Vì vậy, trong tính bền vững của hình thức vẫn chứa đựng những yếu tố năng động, linh hoạt. Đây chính là khoảng mở cho sự đổi mới và sáng tạo của thơ ca, vốn là một thể loại nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại, sự cũ kĩ.
Vì vậy, thơ ca 1975 đến nay với tư cách là một giai đoạn thơ ca mới trong tiến trình thơ ca dân tộc cũng đang nỗ lực tạo nên một phong cách mang tính thời đại. Theo hình dung của các nhà nghiên cứu, giai đoạn thơ ca này vẫn còn đang tiếp diễn và chưa định hình, nó chưa ổn định nhưng tràn đầy sự thay đổi. Có những thay đổi đã được chấp nhận, được khẳng định về mặt hiệu quả, nhưng có những thay đổi còn mang tính cực đoan hình thức và gặp nhiều phản ứng không thuận chiều của dư
luận. Bên cạnh đó, cảm hứng dân chủ mở ra từ sau đại hội VI năm 1986 là cơ hội cho các nhà thơ tự do sáng tạo cũng đã tạo nên nhiều biến đổi trong đời sống thơ ca. Không khí sáng tạo sôi động hơn bao giờ hết với nhiều xu hướng thơ khác nhau, một mặt tạo nên sự phong phú trên cả phương diện nội dung và hình thức, nhưng mặt trái của nó là thơ ca giai đoạn này vẫn chưa định hình được phong cách thời đại, những sáng tạo của nó trên nhiều phương diện nhiều khi còn đơn lẻ, chưa hệ thống và thiếu tập trung.
Nghiên cứu hình thức thể hiện của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay, chúng tôi mong muốn trên cái nền mỹ học chung tương đối ổn định của thơ ca dân tộc xác định những quan niệm mỹ học linh hoạt đã chi phối những hình thức thơ như thế nào. Đặc biệt tập trung vào tìm kiếm những biến đổi hình thức thể hiện nội dung thế sự đời tư, là nội dung chủ yếu nhất và ổn định nhất của thơ ca sau chiến tranh, cho đến thời điểm này với mong muốn khẳng định vị trí thơ ca Việt Nam đương đại.
3.1. Ngôn ngữ.
Thế giới cái tôi trong thơ trữ tình là một thế giới ước lệ và biểu tượng. Đó là thế giới của cảm xúc, suy tư , khao khát nỗi niềm nên vô hình vô ảnh, bí ẩn và trừu tượng. Vì mang tính tinh thần nên thế giới ấy cần những phương tiện vật chất cảm tính để tái hiện. Hình thức thơ là cái cầu giao tiếp giữa người đọc với thế giới biểu tượng đó. “Chất liệu thơ trữ tình phải diễn tả được sự vận động bên trong chủ quan của nhà thơ”(Hêghen). Cái tôi trữ tình tìm đến hình thức thể hiện đầu tiên là ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ có đặc thù riêng: “Có một ngôn ngữ thơ khác hẳn ngôn ngữ văn xuôi về mặt hình thức và quy luật”(Hoàng Trinh).
Muốn hiểu tiếng nói trữ tình không chỉ hiểu ý, lời bên ngoài mà phải hiểu ý bên trong, cái mạch ngầm của lời nói. Nếu như trong tự sự, người ta phân biệt “cốt truyện bên trong” và “cốt truyện bên ngoài”, “một