Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 13

bông lơn làm mất tính ru ngọt ngào của thể loại. Hiện thực trong thơ cũng bị thay đổi. Thể loại lục bát vốn ưa biểu hiện thế giới tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ của con người gìơ đây nhờ khả năng biến hoá của một “cầu thủ thuận chân…lục bát” lại có điều kiện “tự khám phá mình”, khơi mở một hiện thực khác, nghịch lý, bi hài mang đậm màu sắc đương đại.

Như vậy, có thể thấy rằng thơ đương đại có nhiều đóng góp cho sự cách tân của thơ lục bát ở nhiều phương diện như giọng điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ, cảm xúc, mở ra nhiều khả năng thể hiện thế giới tinh thần của con người hiện đại vốn phức tạp, tinh vi và không thiếu những nghịch lý. Và chúng ta không thể phủ nhận vai trò của một số nhà thơ gạo cội trong lĩnh vực này như Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Đồng Đức Bốn…là những nhà thơ bằng tài năng đã chứng minh cho người đọc thấy rằng lục bát không chỉ là một thể loại văn học bình dân, mà còn là một thể loại văn học cao sang của người Việt.

3.3.2.3. Thơ ngắn và thơ rất ngắn


Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, thơ ngắn là những bài thơ chỉ có từ 1,2 đến 15, 20 dòng. Tác giả Lê Lưu Oanh khảo sát trong tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1985 có 5% thơ ngắn, Thơ Việt Nam 1930- 1945 có 15% thơ ngắn, trong khi đó tập Dấu vết tháng ngày của Hoàng Trần Cương tỷ lệ này là 76%, Ngày sinh lại(Nguyễn Lương Ngọc) là 100%, Ngôi nhà sau cơn bão(Hồng Ngát) là 67%, Và anh đợi(Dương Kỳ Anh) 50%, Năm tháng lãng quên (Giáng Vân):100%, lối nhỏ (Dư Thị Hoàn):95%.

Xu hướng trở về với cái riêng tư, bé nhỏ khiến thơ cũng trở về với hình thức khiêm tốn của nó. Ngắn gọn là một trong những dấu hiệu trở về với phẩm chất đích thực của trữ tình. Cái tôi sử thi tồn tại trong chiều dài lịch sử, trong không gian cách mạng với những cảm hứng về tổ quốc, dân tộc, bài thơ dài là một lẽ tất nhiên để bao trùm cả một vũ trụ sử thi

rộng lớn. Cái tôi thế sự, đặc biệt, cái tôi đời tư chỉ bộc lộ trong khoảnh khắc, chốc lát của đời người, phù hợp với hình thức nhỏ, gọn nhẹ.

Thơ ngắn có thể được viết bằng nhiều thể thơ, có thể là thơ lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ năm chữ, thơ tự do: Thời gian, không đề(Văn Cao), Chợ buồn(Đồng Đức Bốn), Đi lễ chùa(Dư Thị Hoàn), Lục bát cuối chiều, Trên đường Giảng Võ(Bùi Kim Anh), Trước lăng Khải Định(Dương Kỳ Anh), Đồng dao cho người lớn(Nguyễn Trọng Tạo)… Đặc điểm của thơ ngắn là nội dung của chúng thường mang tính triết lý cao, có khả năng dồn nén cảm xúc, nhiều yếu tố bất ngờ, nhanh chóng đi đến kết luận, nhiều ẩn dụ, hàm súc, tiết tấu nhanh, câu chữ chọn lọc.

Đặc biệt, sự xuất hiện của thể thơ rất ngắn, chỉ có 1 hoặc 2 câu cho thấy tính cô đọng và hàm súc cao như một lợi thế của thể loại trữ tình: Tôi đứng về phe nước mắt(Dương Tường), Thà uống một giọt giữa trưa- Còn hơn uống cả cơn mưa cuối ngày ( Nguyễn Đình Ảnh). Nguyễn Duy là một nhà thơ rất có tài viết thơ hai câu: Ta cài cúc áo cho em-run tay gói lại một miền cỏ lan(Gói), Ngấp nga ngấp ngoáng kêu ma- Hoá ra ta gặp bóng ta trên tường(Gặp ma), Tồ tồ trả rượu vô chai- Buồn thân phận lễnh loãng vài bọt tăm(Rót ngược). Thơ rất ngắn thể hiện sự tinh tế của người nghệ sĩ trong quá trình nắm bắt cuộc sống. Một chi tiết, một khoảnh khắc thoáng qua có thể khiến nhà thơ liên tưởng đến những vấn đề của cuộc sống. Đặc biệt, trong thơ rất ngắn các nhà thơ thường sử dụng tính chất tương phản, đối lập, nghịch lý để tự các hình ảnh, từ ngữ, chi tiết bộc lộ ý nghĩa của nó. Chẳng hạn trong bài thơ của Nguyễn Đình Ảnh: Có khi lỡ hẹn một giờ- Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm, tác giả đã lấy sự đối nghịch trong yếu tố thời gian một giờ- trăm năm để thể hiện cái dang dở của đời người, của tình yêu cũng như những nghịch lý về số phận con người hiện đại : “Buồn vui thì ít đắng cay thì nhiều”.

3.3.2.4. Thơ văn xuôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Thơ văn xuôi là “Một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi”. “Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dúng hình thức dòng thơ(cũng gọi là câu thơ) làm đơn vị nhịp điệu, không có vần”( 22- tr272, 273).

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 13

Chất thơ của thơ văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khêu gợi, bất ngờ, chất triết lý thâm thuý, thơ mộng. Thơ văn xuôi xuất hiện sau 1975 là một thể nghiệm của một số tác giả trong quá trình tìm kiếm một sự đổi mới, cách tân mang tính chất thời đại, và ở lĩnh vực này họ cũng đã gặt hái đựơc kết quả nhất định : Thế giới đang tồn tại- Lê Hoài Nguyên, Trượt giá-Huỳnh Kim (giải thưởng của báo văn nghệ 1989-1990), Em yêu anh như tháng giêng- Phạm Thị Ngọc Liên(Giải thưởng tạp chí VNQĐ 1989-1990).

Thơ văn xuôi vừa thể hiện chất suy nghĩ, chất triết lý sâu sắc lại vừa có khả năng bộc lộ cảm xúc ào ạt, mãnh liệt, không thể níu giữ, không thế kiềm chế, sẵn sàng buông thả theo sự lôi kéo của âm thanh, hình ảnh chồng chất, khả năng liên tưởng được phát huy cao độ tạo nên dòng chảy mênh mang trong câu thơ. Có thể tìm thấy chất triết lý trong thơ văn xuôi của Thanh Thảo, Đỗ Minh Tuấn như một sự mô tả cuộc sống ồn ào, phức tạp hôm nay với cái nhìn đầy chua xót và chiêm nghiệm. Những câu thơ tỉnh táo rạch ròi và đầy gai góc về cuộc sống: “Có nhà thơ than rằng đời bây giờ tỉnh quá. Tôi, ngược lại, tôi thích: tỉnh táo, tỉnh khô, tỉnh bơ, tỉnh như sáo! Vì tôi biết đó chỉ là phía nhìn được của đam mê(Thanh Thảo). Trong Thánh Gióng trở về, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn bằng lối thơ văn xuôi nhiều tranh luận, lý sự đã thể hiện những vấn đề nghịch lý đau đớn của cuộc sống…

Cũng với thể loại thơ văn xuôi, tác giả Phạm Thị Ngọc Liên lại trở về với những xúc cảm bay bổng ngọt ngào trong một mối giao hoà khao khát với thế giới thiên nhiên và tình yêu: Em sẽ yêu anh như tháng giêng. Tháng lộng lẫy của mười hai tháng, tháng tiếng hát của loài chim, tháng hạnh phúc trăm thứ quả…Tháng giêng dài như sông, tháng giêng rộng như biển.Tháng giêng chở những lời tha thiết-Nói rằng em yêu anh yêu anh. Các ý thơ, các hình ảnh nối tiếp nhau tạo nên một dòng chảy cảm xúc đam mê, dồn dập tạo nên sức sống mạnh mẽ trong thơ, cũng là một sức sống trẻ trung của thời đại.


PHẦN KẾT LUẬN.


Thơ Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã thực hiện cuộc hành trình dài hơn 1/4 thế kỷ và vẫn đang trong thời kỳ lưu chuyển. Có thể nói, đó là giai đoạn thơ ca còn rất trẻ và tràn đầy những dấu hiệu thay đổi trên cả phương diện nội dung và hình thức. Có những yếu tố đã được định hình nhưng cũng có những yếu tố cần có thêm thời gian để khảo nghiệm. Vì vậy, sự định giá một cách khách quan và khoa học cái được và chưa được của thơ bây giờ là điều cần thiết, góp phần vào sự phát triển của nền văn học mang đậm tinh thần nhân văn sâu sắc.

Cho đến thời điểm hiện tại, theo chúng tôi, cảm hứng thế sự đời tư là cảm hứng thơ ca mang đậm tinh thần thời đại được phát triển trên tinh thần dân chủ và cảm hứng sự thật của thời kỳ đổi mới. Cảm hứng thế sự đời tư đã mở ra một thế giới tinh thần phong phú của con người đời thường mà trước đây, do quá tập trung vào cái ta chúng ta đã lãng quên. Sự thức tỉnh nhu cầu cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong

tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình là bước chuyển tất yếu của ý thức xã hội. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những đặc điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới.

Con người được mô tả trong tính đa dạng đa chiều của nó, yếu tố tâm linh đựơc tập trung thể hiện, các vấn đề xã hội được lật trở lại như vấn đề về người lính, về hạnh phúc, về lịch sử, chiến tranh…là những đặc điểm mang đậm tinh thần thời đại hôm nay. Bình diện đạo đức xã hội được quan tâm hơn bao giờ hết như một sự hối thúc của trách nhiệm nghệ sĩ trước sự băng hoại của môi trường nhân cách trong xã hội đương đại và là một tiếng gọi khẩn thiết về lòng yêu thương con người. Bây giờ cũng là lúc có thể nói đến cái tôi trong những sắc thái bình thường, tự nhiên hồn nhiên của nó, một cái tôi vẫn là trong cộng đồng nhưng không bị chen lấn hoặc chi phối đến mất cả đường biên riêng. Điều này thể hiện tính khu biệt và đánh dấu vị trí của thơ ca đương đại trong lịch sử thơ ca Việt Nam, nó cũng khẳng định rằng, cái tôi trong thơ Việt Nam sau 1975 không phải là sự lặp lại của Thơ mới 1932-1945 mà là một cái tôi có sự gắn bó mật thiết với cộng đồng, và sự thức tỉnh của nó không phải để tách biệt thành một thế giới cô đơn mà trước hết là để khẳng định lại vị trí chủ thể của cá nhân trong xã hội: chủ thể sống, chủ thể sáng tạo.

Thơ hôm nay mặc dù có những bước đi còn chệch choạc và thiếu hệ thống do có nhiều quan niệm, nhiều xu hướng thơ đan xen nhau nhưng nó vẫn bộc lộ những nỗ lực đổi mới một cách quyết liệt của nhiều nghệ sĩ tâm huyết với nghề. Chúng ta cần kiên tâm chờ đợi và cổ vũ cho những nỗ lực đổi mới vì sự phát triển của văn học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH

1. Vũ Tuấn Anh. Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 45-95, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1998

2. Arixtốt. Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn học nghệ thuật, 1964

3. Arnaudop. Tâm lý học sáng tạo văn học, NXB văn hóa, HN.1978

4. Lại Nguyên Ân. 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999

5. M. B. Bakhtin. Lý luận thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, H. 1992

6. M. B. Bakhtin. Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử dịch, NXB Giáo dục, 1993

7. Roland Barthes. Độ không của lối viết, NXB Hội nhà văn, 1997

8. Phạm Quốc Ca. Mấy đặc điểm về thơ Việt Nam 1975-2000, NXB Hội Nhà Văn, 2003

9. Nguyễn Phan Cảnh. Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và THCN, 1987

10. Mai Ngọc Chừ. Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Đại học và GDCN, 1991

11. Hữu Đạt. Ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, 1996

12. Trần Quang Đạo. Cái tôi mang tính tự sự, một đặc điểm của thơ trẻ sau 1975, TCNCVH số 5, 2004

13. Phan Cự Đệ. Phong trào thơ Mới, NXB Khoa học xã hội, HN. 1982

14. Nguyễn Đăng Điệp. Giọng điệu thơ trữ tình, NXB Văn học, 2002

15. Nguyễn Đăng Điệp. Vọng từ con chữ, NXB Văn học 2003

16. Nguyễn Đăng Điệp. Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ, TCVH số 9, 2003

17. Hà Minh Đức. C. Mác- Angghen-V.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ, NXB Chính trị Quốc Gia, 1995

18. Hà Minh Đức( Chủ biên). Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 2000

19. Hà Minh Đức. Khảo lụân văn chương, NXB Khoa học Xã hội, 2003

20. N.A. Gulaiep. Lý luận văn học, NXB Đại học và THCN, 1982

21. Hồ Thế Hà. Khuynh hướng thơ Việt Nam hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, TCVH số 3, 2003

22. Lê Bá Hán(Chủ biên). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999

23. Nguyễn Văn Hạnh. Văn học và văn hoá, vấn đề và suy nghĩ, NXB

24. Trần Mạnh Hảo. Thơ phản thơ,NXB Văn học, HN 1995 Khoa học Xã hội, 2003

25. Đỗ Đức Hiểu. Đổi mới đọc và bình văn, NXB Hội nhà văn, 1999

26. Đào Duy Hiệp. Thơ truyện và cuộc đời, NXB Hội nhà văn, 2001.

27. Bùi Công Hùng. Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB KHXH, HN.1983

28. Bùi Công Hùng. Quá trình sáng tạo thơ, NXB KHXHNV, 1988

29. Hoàng Hưng. Tâm sự về thơ, Văn nghệ, HN, số 43, 1994

30. Tố Hữu, Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta với thời đại ta, NXB Văn học, HN 1970

31. Đoàn Thị Đặng Hương. Văn chương và đời, NXB Thanh niên, H.2000

32. Khoa ngữ văn và báo chí. Thơ, nghiên cứu , lí luận phê bình, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2003

33. Khrápchencô. Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, NXB Khoa học Xã hội, H. 1982

34. Khrápchencô. Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch, NXB Tác phẩm mới, H. 1987

35. Nguyễn Xuân Kính. Thi pháp ca dao, NXB KHXH, H. 1997

36. Mã Giang Lân, Hồ Thế Hà. Sức bền của thơ, NXB Hội nhà Văn,1993

38. Mã Giang Lân. Tìm hiểu thơ, NXB Văn hoá Thông tin, H. 2000

39. Mã Giang Lân. Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, 2000

40. Mã Giang Lân. Nhận xét ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại,TCVH số 3, 2003

41. Mã Giang Lân. Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỷ 20, TCVH số 9, 2003

42. Phong Lê. Văn học Việt Nam hiện đại, Lịch sử và lý luận, NXB Khoa học xã hội, 2003

43. Nguyễn Văn Long. Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003

44. Phương Lựu( Chủ biên). Lý luận văn học(tập 3), NXB Giáo dục, 1988

45. Ngô Quân Miện. Chuyển biến các thể thơ trong tiến chuyển thơ hôm nay, Văn nghệ số 31, 1994

46. Vương Trí Nhàn. Về những tìm tòi hình thức trong thơ gần đây, Văn nghệ số 32, 1994

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí