Một Số Đặc Điểm Về Giọng Điệu Trần Thuật

nhiệm của mình. Tình yêu của Khiêm và Hoan trong Ngược dòng nước lũ cũng do sự sắp đặt của đấng tối cao cho họ có nhau, yêu nhau dù đã muộn màng. Khiêm đã có vợ con, còn Hoan đã qua tuổi thanh xuân nhưng họ lại rất hạnh phúc bởi tình yêu này mới thực sự có ý nghĩa với hai người khi cả hai đang ở tình trạng cô đơn “Họ đến với nhau thật đúng lúc, thật tự nhiên, do năng lượng thần linh sai khiến dẫn dụ” [30, 419]. Khiêm và Hoan là hai con người của linh giác. Hoan thường nhạy cảm với linh giác của mình, có được tình yêu của Khiêm, cô không nghĩ đây là một tình yêu bình thường giống như bao cặp uyên ương khác. Mỗi lần tìm đến với Khiêm đều thông qua một giao cảm thần diệu vô hình. Với tình yêu dành cho nhau, cả hai người cảm thấy “lâng lâng trong những cảm giác thần tiên sung sướng” và “Linh giác báo cho Hoan biết, một hợp tử gồm hai thành phần của nàng và Khiêm đã gặp nhau và bắt đầu làm ổ trong bụng nàng” [30,192].

Khắc họa con người tâm linh, dường như Ma Văn Kháng không chỉ miêu tả có vậy mà ông còn tạo ra một cõi hư vô, mộng mị trong giấc chiêm bao, mê sảng. Những lúc đó, nhân vật thường tự lộn trái mình, phơi tỏ đời sống bên trong của mình. Khiêm trong Ngược dòng nước lũ thường nhận thấy: “Trong cơn đau ốm gần một tuần lễ, bao bọc anh những ngày qua là những chiêm mộng dữ dội, khi thì chiêm mộng tiên tri, khi thì chiêm mộng linh thị; và những ngày chiến tranh đã qua cũng được tái hiện thật sống động và chọn lọc”. [30,200]. Có lúc anh “vùi lấp trong đau ốm, mê man toàn mộng dữ” hay “trong cơn nửa mê nửa tỉnh, anh nhận ra có lẽ anh đang đi về cõi chết” [30,215]. Đối với Khiêm, bị miên man hết giấc mơ này đến giấc mơ khác khiến anh lúc nào cũng sống trong mê lộ ngây ngất cả ngày lẫn đêm nhưng cũng chính những giấc mơ này giúp Khiêm gắng vượt lên hoàn cảnh để khẳng định mình: “Những cơn mộng mị đã đưa Khiêm du hành vào những niềm suy tưởng của sự sáng tạo. Trong đau khổ có tư tưởng minh triết nảy sinh trong im lặng” [30,98] sau đó Khiêm lại tìm về công việc của mình. Anh say sưa viết và hết mình với công việc.

Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, thế giới tâm linh cũng được tái hiện một cách sâu sắc. Nhiều rắc rối u uẩn trong tâm lý, nhiều khoảnh khắc thần giao cách cảm giữa người sống và người chết, giữa người này với người kia được nhà văn tái hiện rất sinh động vừa nhằm lý giải cho số phận vừa là cách thức để nhân vật của anh vượt qua nỗi buồn, vượt qua những mất mát, đắng cay. Nhân vật Đông, Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế, Toàn trong Người và xe chạy dưới ánh trăng thường sống trong những giấc chiêm bao mộng mị, trong cõi tâm linh huyền ảo. Thế giới tâm linh đó là sự an ủi lớn cho nhân vật của anh cho cuộc đời thực đầy những lo buồn. Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế khi sinh ra đã mang sứ mệnh thiêng liêng là người đi diệt trừ cái ác do lời trăng trối của người mẹ trước khi chết để lại. Cái chết bi thảm của người cha, lời trăng trối của người mẹ đã cho Mai Trừng một khả năng thần kỳ và cũng là sứ mệnh thiêng liêng, nặng nề mà cô phải mang theo. Cô có khả năng phát “điện trường” rất mạnh mỗi khi có kẻ muốn rắp tâm hại cô. Vì vậy, bất cứ kẻ nào xâm phạm đến cô, dù chỉ trong ý nghĩ chúng đều bị trừng phạt ngược trở lại. Ngoài khả năng là người đi trừng phạt cái ác, Mai Trừng còn có khả năng giao tiếp được với người chết, cô cảm nhận được nỗi đau đớn khủng khiếp của người cha khi bị kẻ thù rạch bụng, moi tim gan. Cô còn nghe được lời cha mẹ qua từng tiếng gió thổi lúc xào xạc, lúc giận dữ, lúc âm trầm, lúc yếu ớt phản bác. Qua những giấc mộng báo của cha mẹ, Mai Trừng đã tìm được mộ của cha mẹ mình dù bao nhiêu năm tháng đã qua và cô cũng giải được lời nguyền để trở thành một con người bình thường luôn được yêu thương và không phải sống đơn độc vì cô hiểu rằng “chừng nào còn cõi người thì còn cái ác, cũng như cái thiện vậy thôi” [34, 223]. Tìm đến với quá khứ là tiếp thêm sức mạnh mà sống trong hiện tại, tìm đến với người đã khuất chính vì người đã khuất mãi mãi là con người của yêu thương và một phần vì người ta thấy đơn độc trong thế giới của những người đang sống. Rõ ràng tình huống giao cảm kỳ lạ giữa nhân vật của Hồ Anh Thái với cõi tâm linh bí ẩn, với những người đã mất là một hình thức đặc biệt để tác giả thể hiện kín đáo cảm giác cô đơn, lạnh vắng của con người trong một thế giới thiếu tình người.

Các nhân vật của Tạ Duy Anh nói chung đặc biệt là Chu Quý và tiến sĩ N đều có mối quan tâm riêng. Họ mang khuôn mặt của những kẻ “đi tìm nhân vật- đi tìm chính mình”. Qua sự phân thân trong tình trạng hoang tưởng, nhà văn muốn trình bày sự thật cuộc sống nội tâm của con người hiện đại theo cách cảm nhận riêng của mình. Đây là cách tác giả đi đến một hiện thực khác: hiện thực tâm linh. Tư duy tiểu thuyết hiện đại đã giúp Tạ Duy Anh thoát khỏi lối kể theo kiểu lập những hồ sơ, cốt truyện cho dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ như những nhà văn khác. Với cách viết mới mẻ đi theo những trạng huống tinh thần của nhân vật, Tạ Duy Anh đã đưa độc giả đến với những vùng mờ của vô thức, tiềm thức: một chuỗi sự việc xảy ra với Chu Quý: đầu tiên đó là bị một cô gái chặn ở cửa để trao cho anh cái quý giá nhất của đời con gái đồng thời cũng là để minh chứng cô vẫn còn trong trắng, chính hành động đó đã làm cho Chu Quý hoảng loạn và chúng ta lần đầu tiên biết đến căn bệnh quái ác của Chu Quý - căn bệnh liệt dương và những huyễn tưởng, những ảo giác đan xen trong tiềm thức của Chu Quý. Điều này đã gợi mở, dẫn đường cho chúng ta đến với những vùng mờ trong tiềm thức của Chu Quý: “Tôi lê lết về phòng mình, tưởng xảy ra cuộc chiến đẫm máu trong đó tôi bị nện cho tơi tả. Tôi nằm vật ra giường. Cơn đói thường ngày biến mất, thậm chí tôi thấy bụng căng cứng. Tôi vùng dậy lồng lộn đi lại, tôi muốn hoặc tôi hoặc thế giới này nổ tung. Trời nổi cơn giông lúc nào tôi không biết. Tôi chỉ thấy trời đất đen kịt như ngày tận thế và cảm thấy hả hê vì ý nghĩ đó” [2,22-23]. Còn Tiến sĩ N cũng sống trong những cơn huyễn tưởng: “Rời phòng ngủ, tôi rón rén vào phòng làm việc và ngồi xuống ghế. Tôi gặp lại những đồ vật quen thuộc, tuy ít ỏi nhưng cũng đủ tạo cho riêng tôi một thế giới. Từ đây tôi có thể nhìn ra cánh đồng qua một chiếc cửa sổ nhỏ. Nhưng phần nhiều là tôi không thấy gì cả bởi vì khi đó tôi bắt đầu một cuộc sống khác phi vật chất, phi không gian, phi thời gian, chỉ còn lại kí ức với vô số kỷ niệm bao bọc lấy tôi mà tôi càng gạt nó càng đầy lên, chảy thành dòng… mang tôi theo sau khi bít kín mọi cánh cửa mở ra xung quanh. [2,151].

Xây dựng nhân vật trong sự ám ảnh của thế giới tâm linh hết sức sống động, các nhà văn đã để cho nhân vật của mình tự bộc lộ cảm xúc, bộc lộ những mảng khuất và bí ẩn trong tâm hồn. Chính điều này đã giúp cho nội tâm nhân vật được bộc lộ một cách đầy đủ, toàn diện và là cơ sở để người đọc hiểu một cách thấu đáo tính cách và số phận của nhân vật.

3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật

Giọng điệu trần thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật và biểu hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những tác phẩm viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, giọng điệu ngôn ngữ được thể hiện một cách đa dạng, mang âm hưởng phê phán sâu sắc. Nếu như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh có giọng điệu nhấn mạnh, phóng đại, thường tạo sự lố bịch thì Ma Văn Kháng lại bình thản chừng mực sâu sắc trong việc chỉ ra cái xấu, cái ác ngay trong những con người bình thường, những sự việc hàng ngày.

Chúng ta có thể nhận thấy, nét cảm hứng chủ đạo trong các tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng là cảm hứng bi kịch. Bắt nguồn từ cảm hứng này, giọng điệu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng xuất hiện đa dạng trong những hoàn cảnh nhất định và từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, hiện thực cuộc sống và con người được phản ánh trong tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng rộng lớn nên giọng văn của ông cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Đọc tiểu thuyết của ông, người đọc có cảm giác như đang được đối thoại với một người nhiều lời, lúc thì giọng thâm trầm sâu sắc, lúc lại mỉa mai, cay độc, lúc lại châm biếm, đả kích; lúc lại trào lộng, chua cay; lúc lại thương yêu, xót xa, lúc lại triết lý xót xa; lúc lại ngọt ngào, trữ tình…Đối với những tên lưu manh, vô học, trí thức giả danh thì nhà văn dành cho bọn chúng một giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay nhằm lên án, phê phán thói vô học, vô đạo đức, vô văn hóa. Viết về Cẩm, tác giả miêu tả: “Lý lịch ba đời của Cẩm, khỏi chê. Cụ, ông nội, bố đều là mõ, loại cùng đinh, mạt hạng bấy giờ…Tư cách mõ của Cẩm thể hiện rõ nhất ở thói tham lam vô độ, bần tiện và liều lĩnh lắm khi. [29, 133-134]. Đối với những

người đại diện cho thói đời tráo trở, vô lương tâm, lừa thầy phản bạn, xu nịnh cấp trên thì giọng văn của tác giả lại tỏ ra căm phẫn, uất ức, đả kích kịch liệt. Đối với những con người có tri thức, có nhân cách, có văn hóa nhưng cuộc đời lại gặp nhiều rủi ro, bất hạnh thì Ma Văn Kháng luôn tỏ ra thông cảm, xót xa và đau đớn trước bi kịch mà họ phải trải qua: “Tự nằm nghiêng, hai mắt nhắm nghiền. Mái tóc mềm bạc phếch ôm khuôn mặt hóp hép như mặt ông già. Chân gập, hai bàn tay gầy gùa kẹp giữa hai đầu gối nổi u. Co quắp như đứa trẻ ốm yếu ngủ trong cảnh thiếu chăn ấm. Kha tìm mảnh chăn đơn cũ rộng, phủ lên người Tự. Chợt quay đi và kinh sợ. Tự ơi, lẽ nào đây là hình xác một con người đẹp nhất mà Kha thấy ở cõi đời này?...Có cuộc hãm hại nào triệt để đến thế? Nỗi đau này là nỗi đau nhân thế. Nỗi đau này là nỗi nhục trần gian” [29].

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng có lúc giọng điệu nhà văn như bản nhạc nhẹ nhàng hoặc những lời triết lý, bình luận, trữ tình ngoại đề. Qua giọng điệu miêu tả của nhà văn, ta thấy mỗi nhân vật đều hiện lên với đầy đủ màu sắc và rất thật như tính cách của họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Có thể nói, cùng với những cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975. Thông điệp của anh mang đến không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo. Viết về mảng thế sự, đời tư, Hồ Anh Thái thường sử dụng vốn ngôn từ giọng điệu hết sức phong phú. Nhà văn thường sử dụng nhiều giọng điệu, đó là giọng văn trần thuật đan xen kể, tả với bình luận trữ tình ngoại đề một cách tự nhiên; giọng điệu triết luận, đánh giá, giải thích hay một lời trữ tình ngoại đề thống thiết, thâm trầm. Hồ Anh Thái không ngừng tạo cho văn học những giọng điệu mới. Anh đã từng nói nhà văn có phong cách là người đa giọng điệu, nếu cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm loãng phong cách của chính mình là một cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười biếng, ngại làm mới mình. Chính từ quan niệm đó mà trong tiểu thuyết của anh giọng điệu rất đa dạng.

Hồ Anh Thái là nhà văn có cái nhìn lãng mạn trong việc miêu tả sự vật,

Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 14

khơi gợi cho người đọc những cảm xúc sâu lắng bởi giọng điệu trữ tình êm ái. Là một người có tâm hồn nhạy cảm, trước nỗi đau khổ mất mát của nhân vật, nhà văn luôn đồng cảm, chia sẻ, cảm thông với một giọng điệu tâm tình cảm thương sâu sắc. Đối với những đau khổ, mất mát của Toàn trong cuộc đời, bằng giọng tâm tình, nhà văn đã đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và lý giải nguyên nhân tại sao khiến Toàn sống thu mình và lúc nào cũng phải tạo cho mình cái vỏ bọc bên ngoài lạnh lùng. Với nhiều cảnh đời éo le, ngang trái như Khắc, Trang, cu Đức đều được tác giả kể bằng giọng xót xa, thương cảm ngậm ngùi như muốn được chia sẻ với nhân vật của mình. Bên cạnh việc miêu tả, trong văn Hồ Anh Thái thường đưa ra mạch triết luận sâu sắc. Bắt đầu từ Người và xe chạy dưới ánh trăng với những dòng độc thoại nội tâm của Toàn cho tới Cõi người rung chuông tận thế thì ngôn ngữ chính luận thậm chí còn chiếm lĩnh hầu như tất cả dung lượng tác phẩm, chen lấn sang mạch kể - tả: “Đau khổ nhiều, chứng kiến chết chóc nhiều để rồi được sống mà quan sát, mà nhìn thấy tất cả những điều đang diễn ra dưới những mái nhà kia, những đường phố kia thì không vui, nhưng cũng có ích. Tôi không tin những người chưa từng chứng kiến một cái chết nào. Phải chứng kiến tận mắt, phải ôm người chết trong tay, phải khâm niệm cho một tử thi… người đó mới xem như thực hiểu đời, hiểu người, hiểu sự sống. Khi đã hiểu cái chết, anh mới bình thản và tự tin để quan sát tất cả những người không hiểu cái chết. Khi ấy anh thấy mình cần phải sống” [34, 154- 155] hay “Người nghèo ở đâu chả vậy. Họ sống ngơ ngác giữa đời, không một nguồn bảo hiểm, số mạng có thể kết liễu bất cứ lúc nào bằng thiên tai, bằng một mảnh vỏ chai cứa vào chân gây nhiễm trùng, bằng đủ mọi thứ tai bay vạ gió mà những người sung túc hơn có thể chữa chạy” [34, 229].

Từ Người và xe chạy dưới ánh trăng cho tới Cõi người rung chuông tận thế, ở sáng tác nào cũng dễ dàng phát hiện những bình luận, nhận xét hay suy tư riêng của người kể chuyện thông qua nhân vật. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, qua Toàn, người kể chuyện của Hồ Anh Thái còn dành một thời lượng cho việc trình bày quan điểm của mình về cuộc đời “Ngồi nhìn ông thợ hí húi sửa xe, Toàn mới thấm thía hơn cái cay đắng của người bị ngăn trở. Con người ta ai mà chẳng

muốn vươn tới, muốn đi về phía trước. Nhưng chỉ một chút trục trặc nhỏ một cái ốc, một cái đinh cavét… thế là phải chậm trễ, phải rớt lại đằng sau. Đáng trách biết bao nhiêu là sự muộn màng không phát hiện ra chúng, để kịp thời thay bỏ” [36,159]. Toàn thực sự đã trở thành người phát ngôn cho chính tác giả về những gì anh quan tâm trong cuộc đời.

Nếu như ở tác phẩm tự sự mang tính sử thi, bên cạnh màu sắc trữ tình ta còn có thể bắt gặp giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch nhưng cũng rất hóm hỉnh thì ở những tác phẩm sau này, Hồ Anh Thái sử dụng rộng rãi ngôn ngữ đời thường, đem văn nói hòa trộn vào văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ đặc biệt dung dị, đời thường mà vẫn sâu sắc gợi cảm. Trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh, nhiều suy tư, triết lý, không né tránh nỗi đau, trái lại, nhà văn có ý thức xoáy sâu vào các vết thương nhức nhối trong đời sống. Tác giả sử dụng nhịp mạnh ngôn ngữ mạnh để gây ấn tượng. Những chương đầu tiết tấu rất nhanh, giọng điệu đầy chất trinh thám. Ai là thủ phạm? Sao nhiều kẻ chuyên gây ác lại phải chết một cách kỳ lạ thế? Tính chất phóng sự điều tra tạo nên sự gấp gáp trong giọng điệu thực ra là một cách hút của nhà văn nhằm tạo ra một thế giới nhiêu khê, bất trắc, hỗn tạp.

Chất giọng nhiều suy tư triết lý hiện lên được nhà văn phát biểu qua nhân vật Đông. Khi lúc đầu Đông đứng về phía cái ác và quyết tâm trả thù vì: “Con người quả thật hèn yếu khi khoanh tay ngồi nhìn những người thân bị tiêu diệt, miệng thì cầu nguyện xá tội cho kẻ giết người” [34,102]. Nhưng khi đã thức tỉnh, Đông lại cho rằng: “Hận thù phải được hóa giải trong một nhãn quan yêu thương và bao dung”, “Kẻ làm ác vẫn còn có cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi người” [34,244]. Nhưng phải chăng khi được giác ngộ thì con người lại trở nên đáng thương. Vẫn là giọng điệu triết lý bởi “Giác ngộ được rồi, thì không chết nhưng sống khổ, sống sở về tinh thần” [34, 163]. Trong cái giọng điệu suy tư triết lý ấy Hồ Anh Thái thường pha chất mỉa mai chua xót, cho con Ki ăn trước mình để phòng độc dược, Đông nghĩ: “Thử hỏi ở đời này đã mấy ai dám hy sinh mạng sống vì bạn bè. Thời nay thật khó tìm ra một tình bạn dám xả thân cho nhau” [34,187-

188]. Hay giọng triết lý nhuốm màu sắc thương cảm, u buồn khi nói đến những cảnh đời éo le như mẹ con chị Giềng “Người nghèo ở đâu chả vậy. Họ sống ngơ ngác giữa đời, không một nguồn bảo hiểm, số mạng có thể kết liễu bất cứ lúc nào” [34, 229]. Có thể nói, giọng điệu sắc lạnh suy tư, triết lý đa sắc điệu, đa dạng đã làm nên nét đặc sắc hấp dẫn cho tác phẩm.

Đọc văn Hồ Anh Thái, ta thấy tác giả miêu tả đời sống xã hội nước ta thời hiện đại với những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường với nhiều thói xấu đáng chê cười và chất giọng hài hước, châm biếm, giễu nhại là giọng điệu chủ đạo, tạo nên sự độc đáo trong việc thể hiện cái cười chua cay của tác giả. Cái hài hước của Hồ Anh Thái trở thành phương tiện để thể hiện cảm hứng phê phán của tác phẩm.

Trong Cõi người rung chuông tận thế, tác giả xây dựng nhân vật Đông là người đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện của ba gã trai Cốc - Bóp – Phũ và là ket đồng loã với cái ác. Cô gái trẻ trên bãi biển du lịch bị Cốc hãm hại không thành khiến hắn phải chết tức tưởi nhưng Đông vốn là chú đã không can ngăn mà thậm chí còn đồng lõa để hai kẻ còn sống là Phũ và Bóp tìm cách giết cô gái để trả thù cho bạn: “Hai thằng quay nhìn tôi. Tôi im lặng nhìn lại. Như vậy có nghĩa là tôi không đi. Tôi chưa tin. Tất nhiên là chưa tin cô gái kia giết thằng Cốc. Nhưng tôi để mặc hai đứa. Hãy để cho chúng được quyền tin điều chúng đang tin…Những gã trai ngoài tuổi hai mươi đã có thể tự lo liệu và tự chịu trách nhiệm” [34;48,51]. Hồ Anh Thái giễu sự im lặng một cách lạnh lùng và những suy nghĩ mà mới nghe qua có vẻ là dân chủ, là tôn trọng hành động của những người khác, đặc biệt là những người trẻ tuổi, song thực ra lại là sự vô trách nhiệm của bậc làm cha làm chú với con em mình. Chính những kẻ cha chú trong cái gia đình đầy thế lực ấy đã không ít lần tiếp tay cho con cháu mình, dung túng, bao che lỗi lầm của chúng.

Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, từ đầu đến cuối , tác giả đưa ra liên tiếp các chi tiết nối liền chi tiết, một giọng bình luận ngoa ngoắt bên ngoài và giấu vào

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí