Cảm Hứng Nhân Đạo Và Vấn Đề Số Phận Con Người

Trong cái hiện thực chiến tranh nghiệt ngã ấy, cả thế giới phải kinh ngạc trước sự sinh tồn, vượt lên tất cả của dân tộc Việt Nam; với họ, dân tộc Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sự anh hùng. Sự khốc liệt của chiến tranh, sự tàn bạo của kẻ thù được khai thác - là cách nhìn mới, cách mô tả mới: nhìn thẳng vào hiện thực của chiến tranh để từ đó thấy được sự hy sinh to lớn và sức mạnh vĩ đại của dân tộc trong suốt ba mươi năm trường kỳ kháng chiến.

2.1.2.2. Diễn biến nội tâm sâu kín, phức tạp

Một khám phá mới mẻ trong văn xuôi viết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến là khả năng khai thác những suy nghĩ sâu kín, những tâm lý phức tạp trong tâm hồn con người. Đây là điểm khác biệt khá lớn so với văn xuôi trước 1975. Trong nền văn học sử thi, con người nói tiếng nói của cộng đồng, suy nghĩ của họ là suy nghĩ của dân tộc, của lý tưởng và khát vọng xả thân, dâng hiến... Trong không khí hừng hực chiến đấu với kẻ thù, những suy nghĩ yếu đuối, bi quan, những hoang mang, dao động... không được phép xuất hiện. Trong con người khi đó chỉ có chiến đấu và chiến thắng, đó là tư tưởng chi phối suy nghĩ và hành động... Văn xuôi thời kỳ hậu chiến với những thay đổi về quan niệm, đã nhìn thẳng vào con người, nhân vật người lính như một cấu trúc nhân cách để khám phá bản chất sinh động, chân thực của nó.

Trước 1975, nhân vật người lính hầu như không có cơ hội thể hiện đời tư. Xúc cảm của họ là xúc cảm thẩm mỹ của cộng đồng..... Sau 1975, nhà văn đã nhìn sâu vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật, để nắm bắt kịp thời những diễn biến phức tạp, vi diệu trong tâm hồn con người. Văn xuôi vì thế sinh động và gần gũi với cuộc sống đời thường, bởi nó đã dần trở về đúng quỹ đạo, “văn học và cuộc sống là những đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu).

Bảng so sánh dưới đây là một ví dụ nhỏ về tâm lý của người lính trước bi kịch cá nhân, cùng nhận được tin con trai mình hy sinh, nhưng người lính trong văn xuôi trước 1975 (chính ủy Kinh trong Dấu chân người lính) và người lính trong văn xuôi sau 1975 (trung đoàn trưởng Lê Thuần trong Trong cơn gió lốc) thể hiện cảm xúc khác nhau.

Chính ủy Kinh (Dấu chân người lính

- Nguyễn Minh Châu)

Trung đoàn trưởng Lê Thuần (Trong cơn gió lốc

- Khuất Quang Thụy)

Sự kiện, chi tiết

Khi cậu cần vụ báo tin Lữ - chiến sĩ điện thanh - con trai thứ hai của chính ủy Kinh đã hy sinh anh dũng trong trận đánh trên đồi 475, chính ủy Kinh đang cắt tóc trong một đoạn giao thông hào gần khu vực trú quân. “Nhìn qua tấm kính tròn, bác Đảo trông thấy đồng chí chính ủy vẫn không thay đổi sắc mặt. Ông chỉ cất tiếng hỏi bằng cái giọng hơi khàn đi:

- Cậu Khuê vẫn còn ở dưới sở chỉ huy phải không?

… Những ngón tay khéo léo của người cấp dưỡng già trở nên lúng túng, vụng về chưa từng thấy. Chiếc tông đơ nhay một mảng tóc phía sau ót Kinh khiến bác Đảo hốt hoảng:

- Thủ trưởng có đau không?

- Không - Kinh an ủi - Bác cứ bình tĩnh mà cắt…

Kinh ngồi không động đậy, chỉ có đôi vành mi mắt hơi đỏ rựng, thoáng chốc ráo hoảnh rồi lại đỏ rựng lên. …

Kinh chờ cho bác Đảo cắt tóc

Nhận được tin Lê Thục hy sinh - đứa con trai mà suốt hai mươi năm trung đoàn trưởng Lê Thuần mới được gặp:

“…tai ông đã ù lên, chân tay ông bủn rủn… Ông vội quờ quạng, huơ hai tay ra trước mặt như xua đuổi điều bất hạnh kia và nghẹn ngào thốt lên mấy tiếng đứt quãng… Toàn thân ông lạnh toát nhưng trong ngực ông nóng ran lên…. Nửa tỉnh nửa mê… Đột nhiên ông nhỏm dậy, nhìn chằm chằm vào Tám Thế và hét lên một tiếng “Thục!” rồi nằm vật xuống giường, ngất lịm đi…. Khi ông tỉnh dậy thì đã thấy xung quanh đông nghịt người… Ông khẽ xua tay nói với mọi người:

- Tôi… không sao đâu. Các đồng chí về đi. Chuẩn bị cho tốt để … ngày mai… ngày mai ta hành quân”.

…Khi đã hoàn toàn tỉnh

táo ông mới thấm thía nỗi đau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 10

Nhân vật

xong vội vàng theo cậu cần vụ trở về sở chỉ huy… Kinh vẫn bình thản. Ông mời mọi người ngồi vào bắt đầu cuộc

họp” [58,365-366].

của mình. Đôi vai ông cứ rung lên, rung lên từng đợt…” [31,499-500].



Ở chính ủy Kinh và trung đoàn trưởng Lê Thuần đều có một điểm chung, đó là nghị lực, ý chí, nén nỗi đau riêng để hướng tới mục đích, lý tưởng chung. Đó là con người công dân, con người trách nhiệm. Nét khác biệt của hai nhân vật này chính là đặc trưng riêng biệt của hai thời kỳ văn học. Trước một biến cố lớn lao, một bi kịch đau đớn của gia đình, đứa con trai gan dạ, dũng cảm - người đồng đội trẻ đã hy sinh anh dũng, tâm lý của hai người cha - hai người cán bộ cấp trên thể hiện khác nhau. Chính ủy Kinh không hề thay đổi sắc mặt, vẫn bình thản điều khiển cuộc họp. “Tinh thần vững chãi, thái độ của ông khiến mọi người cảm động và kính phục” [58,368]. Người cha trong ông chắc hẳn đau đớn lắm nhưng ông không cho phép mình thể hiện nỗi đau đớn ấy, nó được giấu kín trong lòng. Sự kìm nén cảm xúc đã ở mức độ tối đa. Có lẽ đó là hệ ý thức, tư duy, trạng thái tâm lý chiến tranh đã hằn sâu trong trí não con người. Văn học đã thể hiện tâm lý con người trong cái hoàn cảnh buộc phải như vậy. Văn xuôi 1945 - 1975 với góc nhìn sử thi đã nhìn con người như sản phẩm của lịch sử. Đó là con người của tập thể, của cộng đồng, thống nhất hoàn toàn với lịch sử. Do đó, nhân vật chính ủy Kinh được khai thác trong tư cách của người chính ủy chứ không được nhìn dưới góc độ của một người cha. Ngược lại, văn xuôi hậu chiến đã phát hiện sự vênh lệch giữa cá nhân và cộng đồng, bên cạnh con người bổn phận, còn có con người cá nhân. Diễn biến tâm lý đau đớn, xót xa của một người cha đã được miêu tả chân thực, xúc động ở nhân vật Lê Thuần. Dù vẫn gắng gượng và hướng tới nhiệm vụ chung của một chỉ huy nhưng ông không hề che giấu nỗi đau đớn, choáng váng của mình (nỗi đau của một người cha) khi nghe tin sét đánh. Đó là diễn biến tâm lý tự nhiên, bởi xét cho cùng, trước khi là trung đoàn trưởng, ông là một người cha, giống như trước khi là một thánh nhân, người ta là một con người. Do đó, nhân vật Lê Thuần

được xây dựng tự nhiên, chân thực hơn, sát hơn với tâm lý con người so với nhân vật Kinh - mô hình nhân vật khô cứng vì hệ tư duy của chiến tranh.

Với cảm hứng về sự thật, văn xuôi hậu chiến về đề tài chiến tranh đã khai thác những góc sâu kín trong tâm hồn con người. Đó là những diễn biến tâm lý có thật ở người chiến sỹ: những lo lắng, do dự, băn khoăn trước trận đánh, những mệt mỏi, chán nản trước chết chóc, bom đạn, thậm chí cả sự sợ hãi, hèn nhát và những toan tính, dục vọng thấp hèn. Đó là điều được mô tả rất đậm nét trong văn xuôi chiến tranh thời hậu chiến so với văn xuôi chiến tranh trước 1975.

“Con người ta dẫu vô tư đến đâu đi nữa cũng không thể bình thản được khi bước vào trận chiến đấu một mất một còn” [31]. Nhìn thấu điều đó, các tác giả hậu chiến phát hiện một vẻ đẹp khác trong tâm hồn người lính. Bước vào trận chiến, mỗi người đều sẵn sàng và ung dung, bình thản đối đầu với cái chết. Mỗi người lính đều để sẵn trong túi áo mình mảnh giấy bọc nilon nhỏ với những thông tin cá nhân và những lời dặn dò, nhắn nhủ. Bởi họ biết rằng, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Phản ánh tâm tư của chiến sĩ, văn xuôi hậu chiến đưa hình ảnh của các anh gần hơn, chân thật hơn trong vẻ đẹp bình dị mà không kém phần anh hùng.

Cảm hứng về sự thật trong văn xuôi hậu chiến thể hiện ở những phản ánh trung thực, dũng cảm về diễn biến tâm lý của cán bộ, chiến sĩ ta trước thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, ở đó không phải chỉ có sự kiên cường, quả cảm, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh mà ở đó có cả sự sợ hãi, lo lắng, hèn nhát thậm chí cả phản bội đê hèn…

Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh trở thành hiện tượng trong văn xuôi hậu chiến bởi đã mạnh dạn phản ánh sự phân hóa của con người trong hoàn cảnh ác liệt của cuộc chiến đấu với sự hoang mang, dao động của chiến sĩ (Lựu), sự chiêu hồi của một phó chính ủy phân khu (Tám Hàn). Trong lò lửa chiến đấu, vàng thau sẽ được phân biệt. Nếu như Lựu, một chiến sĩ bình thường có thể vượt qua được những dao động trong cuộc chiến ác liệt thì Tám Hàn - phó chính ủy phân khu lại không vượt qua được cuộc thử thách, sàng lọc nghiêm khắc ấy. Động cơ chiến đấu của Tám Hàn không phải là độc lập, tự do chung của dân tộc, là chiến công của trung đoàn, tập thể mà là những lợi ích cho riêng cá nhân mình: “một tiền đồ thật

rộng lớn”, “củng cố thêm một bước sự tín nhiệm của cấp trên”, “một cán bộ lãnh đạo độc đáo”... Phân tích diễn biến tâm lý của Tám Hàn, một phó chính ủy phân khu với sự phản bội trắng trợn của hắn, Nguyễn Trọng Oánh đã phản ánh một cách trung thực, thẳng thắn những điều trước đây hầu như chưa có trong văn học sử thi.

Trong Đất trắng, hình ảnh Ngã ba trở thành một hình ảnh biểu tượng, ngã ba bến thương binh hay ngã ba của lòng người? Ở cái ngã ba ấy, Tám Hàn đã rẽ sang trái, đi về phía địch, còn Lựu rẽ sang phải và thụt lùi lại phía sau để gượng dậy, tìm đường về với đồng đội. Chính Lựu sau những phút yếu lòng đã rùng mình khi nghĩ lại “chỉ trong gang tấc nữa thì mình đã sa xuống vực thẳm của sự phản bội” [26,304]. Cũng đề cập đến tâm lý con người trong cuộc chiến, Hai người trở lại trung đoàn lại khai thác mối quan hệ giữa cái anh hùng và cái tầm thường, cái cao cả và thấp hèn trong một con người. Trong văn xuôi 1945-1975, cấu trúc tác phẩm thường triển khai theo mô hình xung đột giai cấp, địch - ta rò ràng; tính cách, cá tính của mỗi loại nhân vật đều bị quy định bởi bản chất giai cấp. Bởi vậy, ta tốt - địch xấu, ta thắng - địch thua, ta anh hùng - địch hèn nhát... là những lập trường cố hữu. Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi đã đi ngược lại với tư duy ấy. Người đọc ngỡ ngàng nhận ra, ngay trong hàng ngũ chúng ta cũng có những kẻ cơ hội, xảo quyệt (Trí), có những người trung thực nhưng gặp oan uổng, hiểu lầm chỉ vì không được lòng cấp trên (Thanh), có những ngộ nhận nông nổi khiến con người phải trả giá bằng tình yêu, hạnh phúc của chính mình (Mây)... Nhân vật Kiêu (Nắng đồng bằng), Hậu, Biên (Đất miền Đông)… cũng là những kẻ cơ hội, không chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân nên đã phản bội tập thể trở thành những kẻ đào ngũ, những kẻ phản bội đê hèn. Trung tá Lệnh, thuyền trưởng Khôi trong Biển gọi là những kẻ “gặp sóng cả” đã “ngã tay chèo”, vấp ngã trong gian nan, thử thách. Cuộc đối thoại, xung đột giữa Khôi và Vũ (khi Khôi quyết định đưa tàu quay lại còn Vũ cả quyết tiến lên) đã thể hiện những mảng “tối”, “sáng” của cá tính nhân vật. Đó là cuộc chạm trán, cuộc xung đột giữa hai kiểu người - một bên là con người cao cả, trong sáng, kiên trung (Vũ), một bên là con người cá nhân, bạc nhược, vị kỉ (Khôi). Những con người nhụt chí, cơ hội, cá nhân như Tám Hàn, Hậu, Biên, Kiêu, Khôi… “không chịu đựng nổi sự ác liệt mà rời bỏ hàng ngũ như một

tấm gương cho mọi người một lần nữa tự soi vào mình, chuẩn bị cho mình đầy đủ tinh thần, ý chí cách mạng, vượt qua thử thách mới” [26,249]. Tính khắc nghiệt của chiến tranh không chỉ ở xung đột, đối đầu giữa ta và địch mà còn ngay ở trong hàng ngũ, trong chính mỗi con người. Nếu mỗi người tự vượt lên chính mình, đứng vững trên trận tuyến sẽ chiến thắng. Còn ngược lại, nếu con người run sợ, hèn nhát tất yếu sẽ dẫn đến đào ngũ, phản bội. Điều đó chứng tỏ, cuộc chiến đấu trong mỗi con người cũng căng thẳng, gay gắt, ác liệt không kém cuộc chiến đang diễn ra trên mặt trận.

Nhìn thẳng vào sự thật ấy, văn xuôi hậu chiến dường như tạo ra một phản đề. Chiến tranh gian khổ và khốc liệt như thế, khiến nhiều người trong hàng ngũ chúng ta (từ cán bộ cao cấp đến chiến sĩ bình thường) không chịu đựng được, nhưng cả dân tộc vẫn vượt qua cái khốc liệt ấy, vượt qua những tổn thất ghê gớm vì sự phản bội của một bộ phận những người đã không tự vượt lên chính mình, để đi tới ngày chiến thắng. Đó là một khẳng định chắc chắn nhất về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc, về ý chí kiên cường của quân và dân ta suốt ba mươi năm chiến tranh. Nhưng khẳng định ấy được xây dựng bằng những hiện thực có thật chứ không đơn thuần là cái nhìn lý tưởng, lãng mạn như trong văn xuôi 1945-1975. Với cảm hứng về sự thật, văn xuôi hậu chiến đã khắc phục cái nhìn phiến diện, một chiều, giản đơn về hiện thực và con người trong văn xuôi trước 1975, góp phần đưa văn học gần hơn với công cuộc đổi mới.

2.1.3. Cảm hứng nhân đạo và vấn đề số phận con người

“Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm” (Hoài Thanh). “ Cốt lòi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người” (Hoài Chân). Cảm hứng nhân đạo là một trong hai nội dung xuyên suốt văn học Việt Nam. Gắn với từng thời kỳ lịch sử, cảm hứng nhân đạo có những biểu hiện khác nhau.

Trong văn xuôi 1945-1975, cảm hứng nhân đạo gắn liền với cảm hứng anh hùng, thiên về ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người trong chiến tranh, hướng tới khát vọng, lý tưởng cao cả của dân tộc. Có sự đồng cảm, xót xa

với những số phận trong chiến tranh nhưng đó không phải là gam màu chủ đạo. Bởi số phận cá nhân khi đó nằm trong số phận dân tộc, nỗi đau cá nhân hòa trong nỗi đau cộng đồng… Văn xuôi chiến tranh thời hậu chiến đã hướng mối quan tâm đến những số phận cá nhân trong và sau chiến tranh. Cảm hứng nhân đạo lúc này trở về bản chất, cốt lòi của nó: lòng yêu thương con người. Cảm hứng nhân đạo thể hiện ở sự đồng cảm, sẻ chia với những số phận bi kịch trong chiến tranh và suy tư sâu sắc về những hậu quả của chiến tranh.

2.1.3.1. Những số phận bi kịch trong chiến tranh

Bên cạnh xu hướng khai thác sự thật ác liệt trong chiến tranh, văn xuôi thời kỳ này đã chú ý tới vấn đề số phận con người cá nhân trong chiến tranh, đến cuộc đời riêng của con người trong nhịp sống sôi động của cả dân tộc. Những lát cắt đầu tiên ấy là khởi đầu cho một dòng văn học viết về con người, lấy con người làm điểm quy chiếu của lịch sử.

Văn xuôi ba mươi năm chiến tranh không phải không có những éo le, bất hạnh, những nạn nhân của chiến tranh. Song những bi kịch riêng ấy hòa chung, thống nhất với nỗi đau của dân tộc. Ví dụ, trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, hai chị em Việt và Chiến mang trong mình thù nhà, nợ nước. Cái chết của ba má họ không mang nặng màu sắc của bi kịch cá nhân mà là một chi tiết nhấn mạnh nỗi đau chung của dân tộc, làm tăng thêm trong họ lòng căm thù giặc, lòng quyết tâm chiến đấu để xứng đáng với truyền thống gia đình. Họ không chỉ là những người con trong một gia đình nhỏ, cụ thể ở Nam Bộ mà còn là những người con ưu tú trong gia đình lớn của dân tộc Việt Nam. Cái riêng hòa quyện với cái chung giống như “trăm con sông đổ về một biển” (Nguyễn Thi). Đó cũng là xu hướng chung của các sáng tác khác trong thời kỳ này.

Văn xuôi hậu chiến nhìn sâu vào nỗi đau của con người trong cuộc chiến, để thấy những vênh lệch giữa cá nhân và cộng đồng, thấy những bi kịch cá nhân riêng tư đau đớn, day dứt. Những bi kịch đời riêng ấy được hé mở từ vài tác phẩm trước 1975 như Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu (mối tình éo le giữa Lượng - một chiến sĩ cách mạng và Xiêm - vợ một ngụy quân Sài Gòn, cuộc đời đau khổ của cụ Phang: đứa con trai duy nhất của cụ lại chiến đấu trong hàng ngũ kẻ thù …)

nhưng phải đến loạt tiểu thuyết sau ngày giải phóng, vấn đề số phận con người mới được đặt ra trực tiếp và sâu sắc.

Năm 1975, họ đã sống như thế của Nguyễn Trí Huân ghi lại chặng đường trước cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975. Ở đó, có tâm lý hoang mang, chán chường, lo sợ của lính ngụy - “những con tốt xấu số trong tàn cục một cuộc cờ” [44,92], có không khí ác liệt của những trận đánh cuối cùng, có tình bạn (Nhã - Mạc), tình yêu (Thức - Thư, Thiết - Phước, Phác - Hòa), có những chiến công anh dũng và những mất mát, hy sinh (thất bại của tiểu đoàn khi mất chốt 174, cái chết của Nhã, Mạc...) và đặc biệt, có những bi kịch trong đời riêng của nhân vật, đã được miêu tả day dứt, ám ảnh, chứ không bị mờ đi, nhạt đi trước số phận cộng đồng như trong văn học trước 1975. Đó là nỗi mất mát lớn lao của Thư, mất ông, bà, mẹ và hai đứa cháu trong một trận càn, “cho đến bây giờ, Thư vẫn không hiểu vì sao lúc ấy cô không thể khóc được. Mắt cô cứ khô bỏng như sắp sửa bốc cháy... Thư còn nhớ rò lúc ấy, sau lưng cô, mặt trăng mọc lên đỏ tía như một bát máu và khi mặt trăng lặn đi, mặt trời mọc lên cũng đỏ bầm, gay gắt như thế” [12,366]. Đó là “nỗi đau nhoi nhói trong ngực Phác” [12,396] mỗi lần nghĩ đến đứa em trai đang đối đầu với mình ở bên kia chiến tuyến. Anh day dứt không thể hiểu được vì sao em trai mình lại trở thành một kẻ cuồng tín, “chống trả ba mình, anh mình điên cuồng như những kẻ thù truyền kiếp” [12,413]; đau đớn, căm giận... để rồi sau mỗi trận đánh, Phác lại lặng lẽ đi nhận mặt từng xác lính ngụy với tâm trạng “vừa lo sợ vừa thất vọng” [12,413]. Đó là niềm tin bị đổ vỡ trong Mạc - chính trị viên tiểu đoàn bộ binh - khi biết vợ mình “vẫn ngang nhiên đi lại với một người đàn ông khác, bất chấp dư luận, bất chấp sự lên án của cơ quan, bè bạn” [12,425]. “Mạc ngồi gần như chết lặng trên vòng. Anh thấy mình trở nên đơn độc và trơ trọi. Bao nhiêu niềm tin, bao nhiêu hy vọng lóng lánh như bọt xà phòng phút chốc tan biến đi trên mặt nước...”[12,925]... Bằng trái tim mẫn cảm, nhà văn đã nhận thấy những day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhân vật. Dù những bi kịch đời riêng ấy chỉ là nền để tô đậm ý chí của nhân vật nhưng đã phần nào thể hiện cái nhìn khác về hiện thực chiến tranh, về con người. Nguyễn Trí Huân trong những tác phẩm sau này, Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh... đã tiếp tục đi theo hướng khai thác ấy để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022