Cốt Truyện Tâm Lý, Hồi Tưởng Và Ký Ức

bao sự trăn trở và suy ngẫm về nghề giáo viên, đồng thời gợi lên cho người đọc những trăn trở suy ngẫm về số phận của người trí thức trong xã hội hiện nay.

Ngoài Đám cưới không có giấy giá thú thì Ngược dòng nước lũ, Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng cũng có cốt truyện số phận. Hai tiểu thuyết này cũng bao gồm các sự kiện được tổ chức xoay quanh cuộc đời, số phận của nhân vật và qua đó nhà văn đặt ra những vấn đề nhân sinh của xã hội, của con người. Ở tác phẩmCôi cút giữa cảnh đời, cốt truyện là những sự kiện về số phận của bà cháu Duy, đó là những sinh linh bé nhỏ chưa được quan tâm, chăm sóc của người lớn. Ở tác phẩm Ngược dòng nước lũ, cốt truyện cũng xoay quanh cuộc đời của nhân vật Hoan và Khiêm cùng với những biến thái trong cuộc sống của hai nhân vật, qua đây Ma Văn Kháng đã khắc hoạ chân dung của những con người cơ hội, biến chất trong cuộc sống.

3.1.2. Cốt truyện luận đề

Cốt truyện luận đề là cốt truyện được xây dựng trên cơ sở con người trong tác phẩm xuất hiện và hoàn tất một quãng đời hay cả cuộc đời mình nhằm chứng minh cho một chân lý nào đó; việc tổ chức các tình tiết, sự kiện theo một trình tự nhất định là để làm sáng tỏ cho quan điểm đã được xác định, được thừa nhận. Người đọc luôn bắt gặp sự luận bàn của nhà văn về các vấn đề thế sự, nhân sinh thông qua người kể chuyện hàm ẩn, qua hành động của nhân vật, qua đối thoại.

Hồ Anh Thái là tác giả sử dụng kết hợp nhiều loại cốt truyện trong sáng tác của mình. Trong một tác phẩm, ta có thể bắt gặp nhiều loại cốt truyện được Hồ Anh Thái sử dụng, đó có thể là sự đồng xuất hiện của cốt truyện luận đề; cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức hay cốt truyện phân mảnh lắp ghép song cốt truyện luận đề được tác giả sử dụng khá nhiều. Chính lối kết hợp linh hoạt, uyển chuyển ấy làm nên sức hấp dẫn đặc biệt trong tác phẩm của anh.

Nghiên cứu các tiểu thuyết về thế sự, đời tư của Hồ Anh Thái: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, ta có thể nhận thấy sau mỗi sáng tác, ngòi bút Hồ Anh Thái có sự vận động hết sức

mãnh liệt. Nhà văn luôn có ý thức làm mới chính bản thân mình thông qua việc xây dựng kết cấu một cách đa dạng, biến hóa. Người và xe chạy dưới ánh trăng có kết cấu theo dòng đời của nhân vật nên cốt truyện không lệ thuộc vào trình tự tuyến tính của thời gian mà chỉ tuân theo những hồi ức, cảm xúc của nhân vật. Đến Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, cốt truyện của Hồ Anh Thái trở nên mơ hồ, mang tính siêu thực, tuân theo tiến trình vận động nội tâm của nhân vật hơn là trật tự thời gian sự kiện.

Ta bắt gặp trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhiều luận bàn về nhân sinh, về lẽ đời, về cuộc sống. Trong những tiểu thuyết về đời tư, thế sự, ta nhận thấy phong cách viết hoàn toàn mới lạ của Hồ Anh Thái so với những tác phẩm mang tính sử thi trong giai đoạn đầu cầm bút của anh. Viết về cõi nhân sinh, cốt truyện luận đề trong tác phẩm của anh xuất hiện nhiều sự đan xen lời kể, tả và rất nhiều câu mang tính luận đề, triết lý. Người và xe chạy dưới ánh trăng phản ánh đậm nét về cuộc sống và tâm trạng của một thế hệ trẻ trải qua một tuổi thơ nhiều mất mát trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Hoà bình lập lại, họ trở về với cuộc sống riêng của mỗi người nhưng nhìn chung họ đều là những con người có tấm lòng trong veo, sáng ngời, có nhân cách, ý chí cao đẹp. Bên cạnh việc miêu tả những con người có phẩm cách cao đẹp, tác phẩm cũng báo động sự xuất hiện của lớp người với lối sống cá nhân, vị kỷ. Thông qua số phận của Toàn, Hiệp, Trang, Khắc, vợ chồng Khuynh - Diệu, Người và xe chạy dưới ánh trăng đặt ra vấn đề xã hội nóng bỏng của xã hội hiện đại đó là: cuộc đấu tranh của con người với cái ác, cái xấu, cái tiêu cực để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, chắp bước cho sự đi lên của xã hội lành mạnh. Tác phẩm đưa ra cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống, khẳng định con người ai cũng có cái tốt và cái xấu, hãy biết thức tỉnh phần lương tri tốt đẹp trong con người, hãy chăm bón, vun xới cho cái đẹp mãi không bị lụi tàn bằng tình yêu thương con người và niềm tin trong cuộc sống.

Nối tiếp tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế xuất hiện đã đánh dấu một bước thành công lớn của Hồ Anh Thái.

Tác phẩm thu hút đông đảo bạn đọc bởi một giọng điệu, một văn phong rất hiện đại của anh. Tác phẩm là sự luận bàn về cái ác qua lối sống của một hệ thống các nhân vật Cốc - Bóp - Phũ - Yên Thanh và “tôi”. Với cuộc sống dư dả vật chất cộng với sự cưng chiều của gia đình đã làm cho những nhân vật này biến thái thành những con người ăn chơi sa đọa, sống ích kỷ, buông thả và độc ác. Có thể nói đây là những chân dung sinh động nhất của Hồ Anh Thái về con người thành thị, về con người hiện đại. Họ đã bị tác động một cách dữ dội bởi tiền bạc, bởi danh vọng. Tác phẩm gióng lên hồi chuông cảnh báo: “Con người phải tránh xa cái ác, diệt trừ cái ác, đó là công việc muôn đời chừng nào nhân loại còn tồn tại trên trái đất này… Đó cũng là tiếng nói đầy tâm huyết, trăn trở của Hồ Anh Thái” [34, 286 - 287]. Trong tác phẩm này, những nhân vật như Mai Trừng mang nghĩa biểu tượng là người đi diệt trừ cái ác, Đông mang biểu tượng của con người hướng thiện. Tác giả đã dành cho nhân vật Đông cái nhìn thân thiện, đi sâu vào nội tâm của nhân vật, thông qua nhân vật Đông, Hồ Anh Thái đã thể hiện triết lý về lẽ đời, về con người, về gia đình, xã hội và đặt ra một vấn đề quan trọng trong việc loại trừ cái ác và tin tưởng một điều: tâm hồn con người sẽ được thanh lọc nếu như con người biết tránh xa cái ác và luôn biết hướng thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Mười lẻ một đêm ra đời năm 2006 với kết cấu cốt truyện hấp dẫn, mới lạ, độc đáo, gợi sự chú ý nhiều lớp độc giả. Có thể nói đây là một tấn bi hài kịch của cuộc đời mỗi con người trong xã hội. Truyện có sức hút bởi tác giả đã tạo ra được một tình huống độc đáo bởi một cặp tình nhân bị nhốt mười một ngày đêm trên tầng 6 của một khu chung cư. Từ cảnh huống này, các câu chuyện trong gia đình, bạn bè, ngoài xã hội đều được kể và miêu tả một cách sống động. Người đọc bị choáng ngợp trước những câu chuyện tưởng như phi lý với những nhân vật nghịch dị như Họa sĩ Chuối Hột, nhân vật bà mẹ của Người đàn bà, cặp giáo sư Xí- Khỏa nhưng đâu đó trong sự phi lý ấy ta lại thấy được tất cả giống như hiện thực mà ta đã gặp ở đâu đó trong cuộc sống - một hiện thực xô bồ, hỗn loạn. Tác phẩm được kết cấu theo dạng luận đề: cuộc đời là một chuỗi những bi hài

kịch khiến người đọc vừa cười, vừa suy ngẫm về lẽ đời, về hiện thực xã hội. Đưa ra luận đề này trong việc xây dựng tình huống cặp tình nhân bị nhốt với bao câu chuyện được kể ra ở ngoài xã hội, nhà văn đã gióng lên một hồi chuông báo động cảnh tỉnh về cách sống tự do, ích kỷ của con người. Chính kết cấu luận đề đã là một lý do khiến Mười lẻ một đêm trở thành một tác phẩm có chiều sâu tư tưởng nhất của Hồ Anh Thái. Qua tác phẩm này, một lần nữa độc giả thêm hiểu về tinh thần làm việc nghiêm túc, là một con người có tầm nhìn sâu sắc đa chiều, thẳng thắn, dũng cảm, không khoan nhượng trước cái xấu.

Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 11

3.1.3. Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức

Đây là kiểu kết cấu tâm lý do nhà văn dựa phần lớn vào ký ức của nhân vật hoặc nhấn mạnh vai trò của giấc mơ, của hồi ức để kết cấu tác phẩm. Kiểu cốt truyện này thường không có sự kiện lớn lao, cũng không có những xung đột căng thẳng. Những sự kiện có xuất hiện thì cũng chỉ là nguyên nhân, nguồn gốc của những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật bộc lộ thái độ của mình chủ yếu qua hành vi và những trạng thái tâm lý chứ không phụ thuộc nhiều vào hành động. Do đó, trong tiến trình sự kiện, cái bị thay đổi thường là trạng thái tâm lý của nhân vật. Với cốt truyện như vậy, nhà văn đã khơi sâu vào thế giới nội tâm của con người, một thế giới đầy bí ẩn, phức tạp.

Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, cốt truyện tâm lí, hồi tưởng và ký ức cũng được sử dụng với số lượng nhiều. Người và xe chạy dưới ánh trăng Mười lẻ một đêm là hai cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái sử dụng hiệu quả lối kết cấu cốt truyện này với thời gian tự sự trong đó quá khứ, hiện tại, tương lai đều có khả năng đồng hiện và những giấc mơ có sức ám ảnh dữ dội đến cuộc đời của nhân vật chính. Người và xe chạy dưới ánh trăng là một xâu chuỗi hàng loạt các sự kiện, tình huống rất đỗi bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc về con người và cuộc sống nhờ tác giả xây dựng được một cốt truyện liền mạch. Cốt truyện trong Người và xe chạy dưới ánh trăng bắt đầu từ cảnh thời gian hiện tại khi ông trưởng nhà gõ cửa nhà Toàn và nói ông nghi ngờ nhà bên cạnh có trộm. Từ chi tiết này,

hàng loạt các tình huống trong truyện diễn ra theo dòng ký ức hồi tưởng của Toàn, thể hiện sâu sắc diễn biến nội tâm của Toàn trước bao sự kiện xảy ra trong cuộc đời anh. Anh hồi tưởng nhớ về cuộc sống khi còn bé thơ, anh bộc lộ mọi suy nghĩ của mình về bạn bè như Minh, Hiệp, Trang, về những người hàng xóm tốt bụng như Khắc, Mỵ hay cả những người xấu xa như vợ chồng Khuynh – Diệu. Anh thoả sức nghẫm nghĩ và thấu hiểu về nhiều mặt trong cái xã hội thu nhỏ ở khu tập thể nơi mình sinh sống. Ký ức hiện về trong Toàn theo diễn biến của thời gian chính là nhờ kết cấu hồi tưởng mà tác giả sử dụng. Cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng, êm ái cho dù nó là sự đan xen của những ký ức đầy đau thương, mất mát hay những cảm nhận về cuộc sống còn nhiều phức tạp, bất công. Từ những chuyện đời tư của Khắc, của Trang, Hiệp, Toàn và vợ chồng Khuynh – Diệu đến những chuyện vặt vãnh diễn ra trong khu tập thể…, tính cách và số phận nhân vật hiện lên một cách rõ nét. Người và xe chạy dưới ánh trăng là một truyện kể giàu chất tự truyện và với cách sử dụng người kể chuyện hàm ẩn, Hồ Anh Thái gửi gắm nhiều tâm sự của mình về thân phận con người cũng như niềm tin vào lòng nhân hậu ở trên đời.

Mười lẻ một đêm có kết cấu tiểu thuyết gồm 9 phần, mỗi phần là một truyện ngắn, nhiều truyện ngắn được chia bởi nhiều phân đoạn, giới thiệu được nhiều nét riêng của từng nhân vật. Cốt truyện trong Mười lẻ một đêm không có những sự kiện lớn lao, cũng không có những xung đột căng thẳng mà chỉ là những câu chuyện vặt vãnh, chuyện đời thường của ngày hôm nay. Có thể nói, với kiểu kết cấu cốt truyện tâm lí, hồi tưởng và ký ức, mỗi câu chuyện là một dòng chảy hồi tưởng về chuyện của từng người được người đàn ông và người đàn bà kể cho nhau nghe: Chuyện của Họa sĩ Chuối Hột, chuyện của mẹ người đàn bà, chuyện ông Víp, chuyện về cặp giáo sư Xí – Khỏa… Mỗi câu chuyện là một dòng ký ức được tái hiện và xen lẫn vào nhiều dòng ký ức, hồi tưởng ấy là những câu chuyện xảy ra với cặp tình nhân ở thời điểm hiện tại. Có thể nói, Hồ Anh Thái đã sử dụng lối kết cấu này hết sức linh hoạt với thời gian tự sự trong đó quá khứ, hiện tại đều đồng hiện.

Như vậy, việc tổ chức kết cấu trong tác phẩm tự sự của Hồ Anh Thái rất đa dạng, phong phú, thể hiện khả năng sáng tạo của nhà văn. Hồ Anh Thái có thể sử dụng nhiều kiểu kết cấu cốt truyện khác nhau trong một sáng tác nhằm biểu đạt ý đồ tư tưởng nghệ thuật của mình và thuyết phục người đọc. So với tiểu thuyết tự sự mang tính sử thi ở giai đoạn đầu sáng tác thì những sáng tác về thế sự, đời tư của anh có lối kết cấu cốt truyện theo khuynh hướng hiện đại, có giá trị biểu đạt cao.

3.1.4. Cốt truyện phân mảnh - lắp ghép

Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đó quan niệm cốt truyện truyền thống hoàn toàn bị phá vỡ, không có mâu thuẫn nào được đặt ra để giải quyết khi hết truyện, chỉ có những sự kiện nối tiếp nhau. Các nhà tiểu thuyết thời kỳ đổi mới rất có ý thức trong việc sử dụng loại cốt truyện này để tăng sức biểu đạt cho tác phẩm của mình.

Với cốt truyện phân mảnh - lắp ghép, các vấn đề của cuộc sống hiện lên qua những sự kiện và tình huống chứ không thông qua nhân vật như cốt truyện thông thường. Nhân vật trong tác phẩm có cốt truyện phân mảnh - lắp ghép không còn đóng vai trò chính thống nữa. Loại cốt truyện này được tổ chức bằng những chuyện nhỏ để hướng đến chủ đề đã được định sẵn. Các câu chuyện được kết cấu với nhau một cách lỏng lẻo, ít liên quan đến nhau vì giữa chúng không có quan hệ nhân quả mà chỉ đơn giản là quan hệ tương đồng về môtip. Đặc điểm nổi bật của cốt truyện này là có thể tách ra được thành nhiều truyện ngắn riêng lẻ. Cốt truyện phân mảnh lắp ghép đòi hỏi cao trong kĩ thuật viết, người viết phải có khả năng bao quát đời sống để xây dựng tình huống, sự kiện một cách chân thực, tự nhiên để biểu đạt bức tranh xã hội một cách có thần thái.

So với nhiều nhà văn cùng thời thì đây là cách xây dựng cốt truyện rất mới mẻ, hiện đại của Hồ Anh Thái. Cốt truyện phân mảnh rất phổ biến trong những tập truyện ngắn mới nhất của anh như Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười. Đến thời điểm này thì Mười lẻ một đêm là cuốn duy nhất của Hồ Anh Thái được cấu trúc theo kiểu này.

Mười lẻ một đêm được Hồ Anh Thái dựng lên một cách sống động qua chín phần tương ứng với chín truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn là những tình huống và sự kiện khác nhau của từng nhân vật để từ đó nói lên những chuyện đời trong xã hội hôm nay. Từ sự kiện một đôi tình nhân gặp lại sau 10 năm xa cách bị nhốt trong căn hộ trên tầng 6 suốt mười một ngày đêm, cả không gian xã hội rộng lớn đã được mở ra theo những trải nghiệm quá khứ của ba nhân vật: Họa sĩ Chuối Hột, người đàn ông và người đàn bà. Đủ thứ chuyện được kể lan man, đó là chuyện khách sạn, nhà nghỉ mọc lên như nấm, trở thành nơi gặp gỡ, ngoại tình của đủ mọi lứa tuổi, đó là chuyện Họa sĩ Chuối Hột và nhóm bạn ngũ hổ của anh ta đã lợi dụng nghệ thuật để kiếm tiền một cách nực cười, chuyện phiêu lưu tình ái của bà mẹ người đàn bà với năm lần chồng. Đó còn là chuyện nực cười về cặp giáo sư Xí- Khỏa, chuyện ông Víp - chồng người đàn bà, chuyện của thằng Cá, chuyện của người đàn ông trở thành nhà phê bình nghệ thuật… Trong mỗi mảnh truyện như vậy, nhiều dòng mạch khác nhau của bức tranh xã hội đã được tái hiện. Trong quá trình thể hiện những mảng truyện, ta thường thấy tác giả chuyển sang nhiều lối rẽ tắt ngang, đang kể chuyện về người này lại tạt ngang chuyện khác chẳng có liên quan gì đến nhân vật. Mạch truyện như vậy có tác dụng chứa đựng được nhiều thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống.

Với Hồ Anh Thái, cốt truyện có kết cấu phân mảnh - lắp ghép được anh sử dụng nhiều trong sáng tác về thế sự, đời tư. Điều thú vị của kiểu phân mảnh - lắp ghép trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện thế sự, đời tư của Hồ Anh Thái chính là chỗ anh thường lắp ghép các mảng truyện khác nhau nhưng đều có liên quan đến nhân vật chính và anh thường lồng các giai thoại các điển tích, điển cố, yếu tố giả tưởng vào cốt truyện khiến cho tiểu thuyết mang một màu sắc hư ảo dù cho vấn đề cuộc đời và số phận đặt ra hết sức thực tế, gắn với hiện tại. Việc lắp ghép này mang cho tiểu thuyết chiều sâu và tầm cao tư tưởng nhất định. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái sử dụng lối lồng ghép các sự kiện bằng việc lắp ghép, chắp nối những mảnh đời, những số phận, những tâm tư trăn trở khác nhau theo sự triển khai của cốt truyện: từ chuyện đời tư của

Toàn, của Trang và Hiệp, của Khắc, của gia đình Khuynh – Diệu, chuyện của các gia đình trong khu tập thể… những suy ngẫm của Toàn về lẽ sống, về cuộc đời, về những kỷ niệm trong quá khứ. Mười chương tiểu thuyết sắp xếp không hề tuân theo tính logíc của sự kiện trong thời gian, sự phát triển của cốt truyện tuy lỏng lẻo, mơ hồ nhưng số phận của nhân vật vẫn được khắc hoạ một cách đậm nét.

Các đoạn mạch, nhân vật, sự kiện, biến cố trong tác phẩm của Hồ Anh Thái nằm trong những mốc thời gian khác nhau, trật tự thời gian đảo lộn bất ngờ mà vẫn tự nhiên khi người kể chuyện chuyển đổi góc nhìn cho các nhân vật. Thời gian khi thì kéo dài theo tâm trạng của Toàn trong hiện tại, khi đột ngột ngắn ngủi với một chút ký ức vụt qua… Số phận của các nhân vật cứ đan xen vào nhau: Toàn, Hiệp, Trang, Khắc, vợ chồng Khuynh - Diệu… như vô vàn mảng màu đậm nhạt, tối sáng. Có thể thấy, lối kết cấu lắp ghép đã tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt, giúp cho những mảnh truyện tưởng như rời rạc lại phát triển một cách logíc, hợp lý theo sự phát triển của cốt truyện. Hồ Anh Thái đã sử dụng lối kết cấu này một cách linh hoạt, phong phú trong bút lực dồi dào của anh.

Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh có cấu trúc giống như một vở kịch được tạo nên từ nhiều màn, mỗi màn kịch là một sự kiện không theo quan hệ lôgíc, nhân quả. Đó là câu chuyện về một bà mẹ đã đến ngày sinh mà đứa bé vẫn không chịu chui ra; là câu chuyện về một cô gái bị gã sở khanh lừa cho có bầu và cô đã vào bệnh viện trút con ra như trút đi một cái ách. Đó còn là những câu chuyện về việc ăn đút lót của những y tá, bác sĩ phụ sản; là câu chuyện về một bà nông dân đẻ toàn con gái bị gã chồng nát rượu đánh đập, phải bỏ ra thành phố nhặt rác, trở thành vợ chung của bốn gã đàn ông, có bầu mà không biết đứa con trong bụng là của ai, … Nhìn toàn cục đó là những mảnh văn bản rời rạc, phản ánh những mảng đời sống khác nhau. Ta có thể xáo trộn những mảnh sự kiện này mà không làm ảnh hưởng nhiều đến lôgíc tác phẩm. Qua những mảnh cốt

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí