Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 15

bên trong một nỗi đau thế sự, với giọng kể triền miên mà đầy bất ngờ trong bình luận kiểu giễu nhại. Tính chất vui nhộn, cái thậm xưng, dị hợm đến mức gây cười sảng khoái của ngôn ngữ trần thuật được sử dụng trong tác phẩm biểu hiện rất rõ ràng. Thủ pháp thậm xưng được sử dụng với tần xuất nhiều kết hợp với thủ pháp dùng nghịch lý, cái bất ngờ để tạo nên tính hài hước đi liền với giễu nhại, là lối xây dựng nhân vật chính yếu của tác phẩm. Những chuyện kể được xây dựng bằng lối tưởng tượng phóng túng. Nó được thể hiện qua các nhân vật mang đậm tính nghịch dị. Khi viết về đời sống giới trí thức, với bao vấn đề nhức nhối cần phanh phui, mổ xẻ, ngòi bút Hồ Anh Thái trở nên sắc sảo, hài hước đến thâm thúy, tinh quái. Đó là hình ảnh của một vị giáo sư - tiến sĩ - viện trưởng với cái hàm “lưỡng quốc tiến sĩ”. Với tầm kiến thức cao sang như vậy, chắc rằng ông phải có những đóng góp rất lớn cho nền khoa học nước nhà, nhưng đáng buồn thay, bao nhiêu đề tài, công trình của ông được thực hiện đều giống nhau y đúc. Ông còn làm thơ, viết ca khúc, chỉ có điều “vừa đọc vừa bịt mũi”. Đó là hình ảnh nhà phê bình nghệ thuật chỉ vì có “thói háo danh làm thơ viết nhạc tung tóe” viết sách thì cắt dán, coppy bừa bãi mà thành danh. Đó còn là hình ảnh Họa sĩ Chuối Hột tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật mà không biết vẽ chỉ biết “nguệch ngoạc đôi ba nét và bết màu đè lên che đỡ. Màu yếu thì bôi trát tung ném lổn nhổn sần sùi, sử dụng màu không ra bài bản tạo ấn tượng phá cách” [39, 36] mà chỉ biết lợi dụng sắp đặt và nghệ thuật biểu diễn để trục lợi là giỏi. Viết về những kẻ bất tài nhưng háo danh, giọng điệu Hồ Anh Thái được thể hiện bằng giọng văn mỉa mai, châm biếm sâu cay. Với chất giọng này, Hồ Anh Thái đã thể hiện được cái nhìn sắc bén của mình và anh công khai lật tẩy, phơi bày trên trang giấy tất cả những thói xấu, sự khuất tất của các hạng người.

Giọng điệu hài hước mỉa mai của Hồ Anh Thái còn nằm ngay trong sự giễu nhại. Anh nhại tất cả từ thơ, thành ngữ, tục ngữ, lối nói chơi chữ đến lời bài hát, cách nói năng. Anh thường nhại như vậy để tô đậm thêm, gây sự hài hước, châm biếm những thói hư tật xấu của cuộc sống và con người. Đó là nét độc đáo trong

phong cách của anh so với các nhà văn cùng thời. Xây dựng những nhân vật mang đậm tính nghịch dị bằng trí tưởng tượng phong phú và giọng văn hài hước, Hồ Anh Thái đã tạo ra một ấn tượng mạnh về một đời sống mất đi chuẩn mực, còn ngổn ngang nhiều vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống.

Tạ Duy Anh là nhà văn thường xây dựng một thế giới nghệ thuật mà mọi yếu tố, mọi cấp độ đều sử dụng triệt để giọng điệu giễu nhại. Mỗi một sự kiện nhà văn cười nhạo thì đó cũng chính là sự xuất hiện của một thuộc tính nhận thức, một ý thức phản tỉnh. Đọc văn anh, ta bắt gặp giọng điệu sâu lắng nhưng cũng đầy giễu nhại. Trong Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, tác giả đã sử dụng giọng điệu hết sức lạnh lùng, khách quan thêm vào đó là giọng văn quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh đã khiến cho những tác phẩm này của Tạ Duy Anh có sức vang dội lớn. Với cái nhìn sắc sảo và giọng điệu châm biếm, giễu nhại mạnh mẽ, tác giả khẳng định sự xuống cấp của nhân cách con người, lòng hận thù là những tác nhân khiến xã hội bị đảo lộn.

* Tiểu kết

Để thể hiện cảm hứng phê phán trong sáng tác của mình, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo trong việc xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Nếu như Ma Văn Kháng thể hiện cảm hứng phê phán một cách bình thản, sâu sắc thì Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh có cách biểu đạt mạnh mẽ, dữ dội trong sự tiếp cận với các hiện tượng của con người và xã hội. Dù với phương thức biểu hiện cảm hứng phê phán của mỗi tác giả một khác nhưng bản chất cuộc sống đã được tái hiện hết sức đầy đặn trong muôn vàn sự vật hiện tượng. Bên trong những trang văn tưởng như ồn ào ấy là chất chứa bao nỗi niềm dung dị của đời thường với tấm lòng trân trọng thiết tha, là ước mong không mệt mỏi hy vọng một cuộc sống tươi đẹp sẽ đến với mỗi con người. Đó là thông điệp hết sức nhân ái mà Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái muốn gửi đến các lớp độc giả.

KẾT LUẬN


1. Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng lớn, nội dung phản ánh sinh động gấp nhiều lần so với những giai đoạn văn học trước đó. Hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn nhìn rõ những nét bản chất của hiện thực quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, nhà văn chỉ kịp thời phản ánh được một vài khía cạnh của hiện thực, bộc lộ được một vài cảm xúc hoặc ca ngợi, hoặc phê phán thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, các tác giả đã có thể dựng lại những bức tranh đa dạng của hiện thực với sự đan xen của cái cao cả và cái thấp hèn, cái thiện và cái ác…Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, muôn mặt của bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực trong bối cảnh cuộc sống trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân tách, khó nhận biết. Các nhà văn muốn khẳng định một điều: đồng tiền, quyền lực cũng như những tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phương tiện. Người nào coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, người đó sẽ trở thành kẻ ác, dẫm đạp lên người khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình.

2. Trong những sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, tư tưởng nhân văn được tô đậm xuyên suốt với ý nghĩa to lớn khẳng định giá trị của con người và mong ước con người thoát khỏi những vùng u tối trong tâm hồn của mình. Xã hội không chỉ tồn tại những con người xấu xa, vị kỷ mà cuộc sống vẫn tươi đẹp bởi sự hiện hữu của những người có tài năng, cốt cách cao đẹp, có tấm lòng nhân hậu, vị tha. Các nhà văn muốn khẳng định một điều: cuộc sống tuy có nhiều cái bất biến, muôn màu muôn vẻ nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa; mặc dù cuộc sống có bề nổi là những vòng luẩn quẩn trong bao toan tính thấp hèn, những xuống cấp của nhân cách con người, nhưng chìm dưới mạch ngầm vẫn là chiều sâu của căn cốt tình người, những giá trị tiềm tàng của con

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

người như một vùng sâu thẳm chưa bao giờ khám phá hết. Con người có khả năng làm thay đổi số phận, tìm lại ngọn nguồn cuộc sống bằng sự sám hối, bằng niềm tin vào con người và cuộc sống.

3. Để thể hiện cảm hứng phê phán trong sang tác của mình, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo. Các nhà văn đã khám phá và áp dụng thành thạo các phương thức nghệ thuật mới mẻ trong việc xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu. Cốt truyện được xây dựng có độ mở, cách xây dựng nhân vật thể hiện sâu sắc đời sống nội tâm, bản chất cuộc sống, con người đã được tái hiện hết sức đầy đặn. Nếu như Ma Văn Kháng thể hiện cảm hứng phê phán một cách bình thản, sâu sắc thì Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh có cách biểu đạt mạnh mẽ, dữ dội trong sự tiếp cận với các hiện tượng của con người và xã hội. Có thể thấy, những sáng tác về thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đã có những đóng góp không nhỏ cho sự đổi mới của văn xuôi đương đại Việt Nam.

Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Sách:

1. Tạ Duy Anh (1992), Lão Khổ, NXB Văn học, Hà Nội.

2. Tạ Duy Anh (2004), Đi tìm nhân vật, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

3. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng

4. Tạ Duy Anh (2005), Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

5. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

6. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Bình, Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau năm 1975, trong Tự sự học- một số vấn đề và lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí văn học (số 2), tr17-19.

10. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Phan Cự Đệ (1986), Mấy vấn đề lý luận văn xuôi hiện đại, Tạp chívăn học (số5).

12. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ 20, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.

15. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2000), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (1997), Lý luận văn học (tái bản), NXB Giáo dục, Hà Nội

19. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

20. Phong Lê (1989), Vẫn chuyện văn và người, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội

21. Nguyễn Trường Lịch (2002), Con mắt tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

23. MB, Khrachenkô, (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.

24. Ma Văn Kháng (1987), Mùa lá rụng trong vườn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

25. Ma Văn Kháng (1999), Sống rồi mới viết - Hồi ức nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, tập 2, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội

26. Ma Văn Kháng (2000), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Văn học, Hà Nội.

27. Ma Văn Kháng (2000), Mưa mùa hạ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

28. Ma Văn Kháng (2001), Côi cút giữa cảnh đời, NXB Văn học, Hà Nội.

29. Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Văn học, Hà Nội.

30. Ma Văn Kháng (2003), Ngược dòng nước lũ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Ma Văn Kháng (2003), Tập truyện ngắn Ma Văn Kháng (tập 2), NXB Công an nhân dân, Hà Nội

32. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội.

33. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

34. Hồ Anh Thái (2003), Cõi người rung chuông tận thế, NXB Đà Nẵng.

35. Hồ Anh Thái (2003), Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

36. Hồ Anh Thái (2005), Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

37. Hồ Anh Thái (2005), Tự sự 265 ngày, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

38. Hồ Anh Thái tuyển chọn (2005), Văn mới 2004-2005, NXB Hội Nhà văn và Công ty văn hoá Đông A, Hà Nội.

39. Hồ Anh Thái (2006), Mười lẻ một đêm, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

40. Hồ Anh Thái (2006), Tuyển tập nói bằng lời của mình, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

41. Hồ Anh Thái (2007), Đức Phật, nàng Savitri và tôi, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

42. Bùi Việt Thắng (2002), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hoá thông tin.

43. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân

44. Nguyễn Ngọc Thiện (2000), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

45. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội.

* Báo - Tạp chí – luận án – luận văn

46. Phạm Mai Anh (1999), Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ sau năm 1980, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

47. Tạ Duy Anh, Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá, www.hue.vnn.vn

48. Tạ Duy Anh, Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm, www.vnexpress.net.

49. Vũ Tuấn Anh (1999), “Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại” trong “Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học”, Viện văn học, Hà Nội, tr 474-510.

50. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học (số 6), tr 66-67.

51. Lê Huy Bắc, Cốt truyện trong tự sự, www.vienvanhoc.org.

52. Trần Cương (Tháng 2/2001), Sự vận động của thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật.

53. Nguyễn Lân Dũng (ngày 9/11/1989), Số phận người lương thiện, Báo Lao động số 45.

54. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam sau thập kỷ 80, Tạp chí văn học số 3.

55. Nguyễn Minh Châu- Nguyễn Khải- Ma Văn Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, Hà Nội.

56. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007),

Thế giới nghệ thuật của Tạ Duy Anh , NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

57. Nguyễn Thị Hải Huyền (2007), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái (qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

58. Việt Hoài, Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác, www.tuoitre.com.vn.

59. Nguyễn Thị Hoa (2008), Tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ văn học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

60. Nguyễn Thị Huệ (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80, Tạp chí văn học (số 2)

61. Ngô Thị Thu Hương (2007), Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái (qua ba tác phẩm: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm). Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn.

62. Ngô Thị Thu Hương (2007), “Trao đổi về tiểu thuyết cùng nhà văn Hồ

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí