59
gian. Tất cả đều là một phần không thể thiếu và có ảnh hưởng quyết định đến vui- buồn, thất vọng – hi vọng, hoài bão- chán nản, hành vi và sáng tạo của Inrasara. Những con người này làm nên một mảng màu bình dân, đời thường của xã hội Chăm trong những thịnh suy của thời đại.
2.2. Cảm hứng về văn hóa Chăm
Văn hóa là một khái niệm rộng. Mỗi một quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ cũng đều có bản sắc văn hóa của riêng mình. Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhico đã thống nhất đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” [49, 31]. Như vậy, văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần, nó mang dấu ấn riêng biệt, độc đáo của dân tộc hay một tộc người trong nền văn hóa chung của nhân loại. Vì thế văn hóa được xem là “cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc, cái để nhận diện một dân tộc” [35, 1159].
Hiện thực cuộc sống và nền văn hóa của mỗi dân tộc là cội nguồn, là mảnh đất màu mỡ làm nảy nở và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật; đến lượt mình văn học nghệ thuật lại bảo tồn và làm phong phú bản sắc văn hóa của dân tộc ấy. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi nhà văn không chỉ có tâm huyết, tình cảm sâu nặng với dân tộc mình, có vốn sống phong phú mà còn phải thực sự có tài năng, khả năng khái quát, hiểu và cảm thụ văn hóa dân tộc mình.
Văn hóa – văn minh Champa là một nền văn hóa – văn minh sớm hình thành và phát triển trên dải đất miền Trung Việt Nam. Nó là một thành phần trong nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam: “ Văn hóa Champa, dù tiếp nối hay vượt lên văn hóa Sa Huỳnh nẩy nở ở đây trước đó, là một cống hiến xuất
sắc vào kho tàng văn hóa Việt Nam xưa và nay…” [16, 17]. Nhưng hôm nay nền văn hóa – văn minh đó đang có nguy cơ “chìm dưới lớp bụi của thời gian và sự vô tình của lòng người – như một cánh rừng hoang chưa được khai phá. Nó vừa hấp dẫn đồng lúc thách thức và làm chồn chân kẻ thám hiểm” [16, 7]. Chính vì lẽ đó mà việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa Champa trở nên cấp thiết và có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nhất là với Inrasara, một con dân Chăm, luôn trăn trở với Chăm qua các câu khỏi: Ta từ đâu đến? Ta đang ở đâu? Ta đi về đâu? Vì thế ông đang nỗ lực, đổ công sức, trí tuệ vào những nghiên cứu, sáng tác của mình để phục chế, tạo dựng lại khuôn mặt của nền văn hóa Champa với hi vọng: “Các dân tộc anh em trên đát nước Việt Nam hiểu rò người Chăm hơn, dân tộc Chăm nhìn kĩ mình hơn, biết mình biết người hơn…và cuối cùng yêu dân tộc mình sâu đậm hơn. Dám nhìn vào thực tại, chấp nhận mình như là mình. Để có thể sống, lao động, sáng tạo và hi vọng” [16, 8].
Văn hoá Chăm được thể hiện đậm nét trong các hoạt động văn học và trước tác của Inrasara từ thơ, tiểu luận, nghiên cứu đến tiểu thuyết: lịch sử dân tộc, văn học (chữ viết và ngôn ngữ, các sử thi, huyền thoại, truyền thuyết…), tôn giáo, lễ hội, Ma Hời, Tháp Chàm, Giếng vuông, điệu múa Chăm, nghệ thuật chế tác gốm hay hoa văn thổ cẩm…Đó là những bí ẩn từ văn hoá Chăm qua số phận dân tộc, cho tới con người Chăm, từ quá khứ cho đến hiện tại. Nó là một cảm hứng trong sự nghiệp văn học của Inrasara nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng. Nó làm cho các sáng tác của ông tiềm ẩn một sức hấp dẫn khó cưỡng lại nhưng cũng không dễ dàng tiếp nhận.
2.2.1. Cảm hứng về ngôn ngữ và văn học Chăm
Có thể bạn quan tâm!
- Con Người Mang Vẻ Đẹp Nguyên Bản Với Số Phận Bí Ẩn.
- Con Người Tài Năng, Giàu Suy Tư Và Nặng Lòng Với Văn Hóa Chăm
- Con Người Bình Dị, Đời Thường Với Bộn Bề Những Lo Toan Thường Nhật
- Cảm Hứng Về Những Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Và Phong Tục Tập Quán
- Thiên Nhiên Gần Gũi, Gắn Bó Và Sẻ Chia Với Cuộc Sống Con Người
- Xây Dựng Nhân Vật Dựa Trên Tâm Thức Dân Tộc Và Cảm Quan Hậu Hiện Đại
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Ngôn ngữ và chữ viết là một trong những yếu tố thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc. Nó cũng có đời sống sinh mệnh riêng của mình với những thăng trầm, đổi dịch theo thời gian. Số phận của chữ viết ở các dân tộc thiểu
số hiện nay cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Bởi lẽ sự thay đổi và phát triển của xã hội hiện đại, con người đang dần hướng tới xu thế hội nhập và sử dụng những ngôn ngữ mang tính phổ biến. Vì thế giữa các quốc gia và dân tộc, đời sống của chữ viết cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng. Ở Việt Nam, chữ viết của các dân tộc thiểu số cũng đang đứng trước nguy cơ bị lụi tàn và biến mất do ít hoặc không được sử dụng vì không có tác dụng trong thời buổi kinh tế thị trường. Sự tồn tại và phát triển của chữ Chăm cũng là một vấn đề đáng báo động.
Ngôn ngữ và chữ viết Chăm cũng như ngôn ngữ của các dân tộc khác cũng có đời sống bản mệnh: cũng có sinh thành, cũng thăng trầm và biến dịch khôn lường. Inrasara yêu dân tộc, yêu cái âm vang ở lời của ngôn ngữ Chăm. Hơn 30 năm tìm trong cuộc hành trình về nguồn, về với chữ nghĩa cha ông, Inrasara đã từng vui- buồn, đau đớn, dằn vặt với chữ Chăm và ông nhận ra chữ Chăm cũng có đời sống với những trường đoạn cuộc đời riêng của nó và “ẩn chứa những bí mật của thế giới mà ẩn ngữ của nó không bao giờ khai mở trọn vẹn cho con người” [15, 110].
Chăm là một dân tộc có chữ viết và biết sử dụng chữ viết từ khá sớm: “Bia Vò Cạnh (Nha Trang) - năm 192 sau Công nguyên, là bia kí đầu tiên bằng chữ Phạn ở Đông Nam Á. Cũng vậy, bia Đông Yên Châu cuối thể kỉ thứ tư, là minh văn bằng chữ bản địa có mặt sớm nhất khu vực” [15, 111, 112]. Chăm rất hãnh diện vì điều đó: “Chăm xem chữ là tặng vật thiêng liêng của thần thánh. Không đạp lên chữ, không bước qua chữ, cả không để cho bóng của mình che mất chữ! Linh thánh” [13, 138] nên dù không được dạy bài bản và thiếu thốn đủ thứ nhưng cha ông không bị mù chữ mẹ đẻ. Vấn đề về ngôn ngữ - chữ viết Chăm từng được Inrasara đề cập đến trong Minh triết Chăm và tổng kết cùng với những kiến giải, minh định trong tập tiểu luận – nghiên cứu Các vấn đề văn hóa – xã hội Chăm. AKHAR nghĩa là chữ, “có nguồn gốc từ
tiếng Pali: akkharr, là chữ viết, chữ (cái), chữ, tự dạng, ngôi sao. Vay mượn tiếng Pali, Chăm lượt đi nguyên âm cuối A (trường hợp phổ biến trong tiếng Chăm) để thành akhar” [29]. Chữ Chăm được viết theo rất nhiều lối: Akhar di hayap (chữ trên bia đá), Akhar rik (chữ cổ, chữ thánh, lối viết hoa), Akhar yok (chữ bí ẩn, lối viết thay dấu âm bằng chữ cái), Akhar twơr (chữ treo, lối viết tắt), Akhar thrah (chữ thẳng, chữ thông dụng), Akhar galimưng (chữ con nhện, lối viết tháu)….Điều này cho thấy chữ Chăm rất đa dạng trong cách thể hiện. Hiện nay thì Akhar thrah được truyền dạy trong quần chúng Chăm (cả Chăm Bàni lẫn Chăm Bà-la-môn) và các trường tiểu học. Nó là dạng biến thái cuối cùng của chữ Chăm cổ còn bảo lưu đến ngày nay.
Ở tiểu thuyết, Inrasara kể câu chuyện về chữ Chăm theo một cách khác, với niềm say mê và tưởng như ông đang sống, đang cùng vui buồn, đau ốm, đứt gãy, xót xa như đời sống của chữ Chăm vậy. Ông đưa nhiều chữ Chăm vào minh họa để phân tích và nhận diện diện mạo, thực trạng của chữ Chăm trong đời sống đương đại và nhận thấy rằng chữ Chăm (ngôn ngữ sống chứ không phải trong từ điển) đang bị “xâm thực”, “đang chết” hàng ngày. Trong sinh hoạt hàng ngày “tiếng Việt độn vào ngôn ngữ nói cao đến xây xẩm mặt mày: 70%” [15, 136]; còn về viết thì tùy tiện, mạnh ai nấy viết, nhất là với chữ Chăm Latin: “Thôi thì vô thiên lủng! Ai muốn viết sao thì tùy lòng. Phiên âm đã nhiều, chuyển tự cũng không hiếm” [15, 116]. Thậm chí kể cả những người làm khoa học, luôn kêu gọi bảo vệ chữ Chăm cũng bỏ bê việc dùng chữ Chăm để “đến khi được mời đứng lớp bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Chăm, cả tuần không dám viết một dòng akhar thrah, sinh hoạt gia đình thì nói tiếng mẹ đẻ độn đến 67, 54%” [15, 138]. Sara dành hẳn nhiều trang để viết về cái cười trong văn chương và sinh hoạt của cộng đồng Chăm và đưa ra từ điển bằng tiếng Chăm nhiều kiểu cười (kalu) với những sắc thái rất phong phú: Kalau kapu cười nụ, kalau khim cười mỉm, kalu đah đah cười nắc nẻ,
klau đaih đai cười ngặt ngẽo, kalu khik hik cười khúc khích, kalu jwa cười thầm, kalu lwơ cười nhạo, klau haiy haiy cười khì, klau hauk ia mưta cười ra nước mắt….Vô vàn những sắc điệu của kiểu cười có trong từ điển Chăm. Nhưng hiện tại thì cái cười hoàn toàn vắng bóng trong cả sinh hoạt và văn chương (cả trữ tình và thế sự) “Có lẽ thế cuộc đảo điên, bi thảm hay cái khốn khó cơ cực trong đời sống khiến Chăm không thể cười nổi trong văn chương chăng?” [15, 119]. Mọi thứ bây giờ trở nên dường như cố tình nghiêm trọng hóa. Người ta còn cố tình cách tân nó, có chữ Chăm chuẩn hóa, giờ thêm chữ Chăm viết hoa nhưng rồi bị yểu sau khi đưa ra thí điểm một thời gian…
Ông đưa ra và phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó: do thói quen và sự thiếu ý thức ngôn ngữ, thói quen làm biếng “Biết rawk, bac nhưng thường xuyên nghe nói bệnh, học” [15, 137]; nói cho nhanh, gọn khỏi mất công; và do lối nghĩ “Không ít ông cha bà mẹ dạy con nói tiếng Việt trước tiếng mẹ đẻ, ở thành phố và cả tại bản quán.” [15, 137]. Thậm chí có không ít trường hợp là do tâm lí làm oai : “Xài nhiều tiếng việt thì oai hơn, chứng tỏ bụng mình chứa nhiều chữ hơn” [15, 138]…Tất cả những điều đó làm cho tiếng Chăm, chữ Chăm cứ thế mà rơi rụng và “giãy chết, đành đạch đành đạch!” [15, 136]. Nhưng câu hỏi Làm thế nào nói tiếng Chăm? thì lại như một trò đùa không chỉ với người dân tộc khác mà với cả người Chăm. Nó quá rắc rối và khó đọc “Lối viết tháu, muốn đọc thì phải pacannư suy luận: Jơl di G pwơc L, jơl di L pwơc G Bí chữ G thì đọc sang chữ L, kẹt chữ L thì đọc sang chữ G” [15, 116]. Và mặc dù là tác giả hay đồng tác giả của bốn công trình có giá trị: Từ điển Chăm – Việt (1995), Từ điển Việt – Chăm (1996), Tự học tiếng Chăm (2003), Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (2004) nhưng Inrasara vẫn tự giễu mình: “Tôi đang nói với các bạn về vấn đề Chăm, nhưng lại dùng tiếng Việt. Thư từ, ngoài vài người thân, còn lại tôi
đều dùng tiếng Việt. Vậy mà thằng tôi ấy được cho là “người lưu giữ văn hóa Chăm” đấy!” [15, 134].
Những trang viết về chuyện chữ, về những huyền thoại về sách và chữ thật hấp dẫn và đầy bí ẩn. Akhar bblơng là bị chữ ăn, bị sách hành. Đó là “Khi ta hiểu văn bản trật, khi ta dùng sai mục đích của sách, hoặc ta ứng xử không phải phép với chữ” [15, 111] như thế không những là một sự hành hạ bản thân mà còn gây phiền hà cho những người xung quanh. Chăm rất kị chuyện chữ - sách không được sử dụng, bởi nó sẽ thành sách hoang (akhar bhaw): “kẻ sĩ một ngày không đọc sách, soi gương, mặt mũi chả ra làm sao. Một ngày thôi đã vậy, nói chi cả tháng sách bị bỏ hoang” [15, 114] thì nó quay lại và tỏ thái độ với bạn, sẽ “hành bạn! Làm cho bạn điêu đứng vì nó, gia đình bạn hoạn nạn bởi nó” [15, 114]. Có người sợ nó đã làm lễ đơn sơ và nó thả trôi dòng sông Lu.
Những trang viết sống động ấy giúp cho chúng ta hiểu rò hơn về thân phận của chữ Chăm. Trên mỗi trang mỗi dòng bàng bạc một lời kêu cứu của chữ chăm. Bản thân Inrasara đã nỗ lực và có những đóng góp hết sức hữu ích cho việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết Chăm: cùng Bùi Khánh Thế, Lương Đức Thắng biên soạn từ điển; tổ chức lớp dạy tiếng Chăm; sưu tầm nghiên cứu tỉ mỉ văn học Chăm cổ và sáng tác thơ Chăm và giờ là qua tiểu thuyết như một lời cảnh báo về tính cấp thiết phải giữ và cứu lấy tiếng Chăm.
Trong tiểu thuyết của Inrasara cảm hứng về văn học Chăm, một kho báu đặc sắc và phong phú với hàng trăm thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, các tráng ca (hay sử thi) các trường ca trữ tình và thơ thế sự… là một cảm hứng đậm nét. Có thể thấy khi viết về nền văn học Chăm, Inrasara luôn hào hứng, say mê nhưng cũng phảng phất nỗi niềm trắc ẩn về một nền văn
học quá khứ vàng son nhưng đang bị quên lãng dần, hay suy tư day dứt, trăn trở với những thử nghiệm và tư tưởng mới trong văn học đương đại.
Là một dân tộc có chữ viết từ sớm (thế kỉ IV) nên văn học Chăm cũng có điều kiện nảy mầm và phát triển. Trong suốt 16 thế kỉ hình thành và tồn tại từ thế kỉ II đến cuối thế kỉ XVIII, vương quốc Champa đã để lại một di sản văn học khá phong phú, nhiều thể loại làm thành một kho tư liệu văn học quý giá. Giữa rất nhiều văn bản cổ thu thập, sưu tầm được, giữa bạt ngàn chữ và lời ấy đâu mới là văn chương đích thực? Trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm của mình, những kết quả đã được Inrasara tổng kết và phản ánh khá rò nét và sinh động, đầy đủ trong tiểu thuyết của mình. Văn học Chăm bao gồm: “Văn chương bình dân với hơn trăm bài tụng ca damnưy do các Ong kadhar hay Ong Mưdwơn hát trong các lễ Rija, Pơh babbơng yang, Tamư kut …” rồi “ca dao pan wơc pađit, tục ngữ pan wơc yaw, câu đố pan wơc pađau, truyện cổ, truyền thuyết dalikal” [15, 89]. Đây là một bộ phận văn học đã được sưu tầm, một số đã được chuyển dịch sang tiếng Việt. Nó phản ánh nội dung phong phú trong đời sống tinh thần của người Chăm. Bộ phận văn học thứ hai là văn bia kí, bao gồm những tác phẩm vừa có giả trị sử học vừa có giá trị văn học cao. Bộ phận văn học quan trọng và cũng đạt những thành tựu rực rỡ, đó là văn học viết Chăm. Các sử thi Akayet là chủng loại đầu tiên xuất hiện đầu tiên. Lúc này vương quốc Champa vẫn còn tồn tại như một quốc gia có chủ quyền. Vì thế trong các Akayet vẫn chưa có những mâu thuẫn, xung đột và dấu ấn thực tế xã hội mà chủ yếu là những sự tưởng tượng ít nhiều mang yếu tố huyền thoại để “làm vui lòng vua chúa hay phần nào đó an ủi tâm hồn con người ở tầng lớp dưới xã hội bị ảnh hưởng bởi di căn chế độ thế cấp Bà-la-môn giáo” [15, 95]. Nhân vật chủ yếu là những anh hùng, tráng sĩ, trải qua nhiều trở ngại, bằng tài năng, đức độ họ đều chiến thắng lực lượng độc ác, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng cũng không phải
66
không có tác phẩm mang ít nhiều dấu ấn thực tế xã hội: Um Mưrup. Đây là một sáng tác của người Chăm, mô tả sự xung đột giữa hoàng tử Um Mưrup và triều đình vua cha. Cuộc chiến tranh tương tàn giữa người Chăm Bà-la-môn và Hồi giáo. Nói chung, tráng ca (Akayet) là “một trong những dòng văn học viết quan trọng của dân tộc Chăm” [16, 44]. Nó là cội nguồn cho sự ra đời và phát triển thể thơ Ariya Chăm sau này: Ariya Xah Pakei và Ariya Bini – Cam. Hai tác phẩm là những câu chuyện tình bi đát xảy ra vào giai đoạn lịch sử Champa buổi suy tàn mà nguyên nhân bắt nguồn từ xung đột tôn giáo. Sự đổ vỡ và cái chết đã được khắc họa bằng thể thơ ariya hiện đại một cách điêu luyện. Sau các trường ca trữ tình là thơ thế sự, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ XVIII – XIX, gồm các sáng tác mô tả các cuộc nổi dậy của nhân dân Chăm chống lại triều đình nhà Nguyễn (Tây Sơn): Ariya Twơn Phauw, Ariya Kalin Thak wa, Ariya Ppo Cơng, Ariya Ppo Parơng…các tác phẩm trên đã phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ với muôn mặt của nó: “cưỡng bức, bất công, lo sợ, khốn khổ, những cuộc li tán, những cái chết, tội ác và hình phạt” [15, 97]. Trong đó có một tác phẩm ra đời vào giai đoạn cuối cùng của lịch sử vương quốc và có giá trị cao cả về mặt nghệ thuật lẫn nội dung tư tưởng: Ariya Glơng Anak. Vấn đề mà tác phẩm này đặt ra là một câu hỏi lớn, có tính đánh động xã hội và những người có trách nhiệm thật sự: “Cần khôi phục đất nước hay truy tìm sinh lộ cho dân tộc trên mảnh đất yêu thương và đau khổ này?” [15, 97]. Văn học Chăm bước vào giai đoạn suy thoái trầm trọng sau tác phẩm Pauh Catwai – một tác phẩm thuộc dòng văn học mới. Tác phẩm là “sự phê phán đổi trắng thay đen của nhân tình thế thái trong một xã hội rã mục- đụng chạm đến cốt lòi của vấn đề xã hội Chăm lúc bấy giờ ( và cả ngày nay): Cần phải bảo vệ nền văn hóa của cha ông để lại” [15, 98]. Có thể nói Ariya Glơng Anak và Pauh Catwai là hai tác phẩm tiêu biểu có giá trị, không chỉ có tính thời sự, triết lí mà còn chứa đầy vẻ đẹp văn chương, mang nhiều