Hư Cấu, Tưởng Tượng - Một Thủ Pháp Nghệ Thuật Đắc Lực Trong Việc Thể Hiện Cảm Hứng Phê Phán

truyện này, Tạ Duy Anh đã cho ta thấy được sự tha hóa xuống cấp của con người trong xã hội hiện đại, thấy được cái chết đau đớn của những sinh linh chưa được làm người.

Tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh cũng có kết cấu theo lối cốt truyện phân mảnh lắp ghép một cách độc đáo. Tiểu thuyết được chia làm hai phần tương đối độc lập. Phần thứ nhất là “Chuyện chính yếu thay cho lời mở đầu” là những suy tư, trải nghiệm được lão Khổ rút ra từ chính cuộc đời long đong, lận đận của mình. Phần thứ hai là những chuyện ngoài rìa được chia thành 20 chương. Chương I có tên là “Hiện về từ quá khứ”. Chương II là: “Chuyện tình của lão Khổ”. Chương III là: “Thần số mệnh an bài”. Chương IV là: “Tiền định một tai họa”. Chương V là: “Sụp đổ và phục sinh”. Chương VI là: “Những nhân chứng của thời đại”. Chương VII là: “Trả thù”. Chương VIII là: “Thiên thần và quỹ dữ”. Chương IX là: “Đối mặt với oan hồn”… Nếu nhìn vào tiêu đề của các chương, chúng ta dễ nhận thấy mỗi chương dường như đã thể hiện hoàn chỉnh một sự kiện, ta có thể bắt đầu đọc từ bất kì chương nào mà vẫn nắm bắt được nội dung tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn. Bên cạnh cốt truyện dòng ý thức, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh cũng được kết hợp cốt truyện phân mảng - lắp ghép. Tiểu thuyết gồm 14 chương, mỗi chương là một nội dung khác nhau xoay quanh cuộc đời của nhiều nhân vật. Tác phẩm là một thông điệp gửi cho mọi người với tiếng gọi thống thiết: Hãy đương đầu với sự thật, thay vì hèn nhát cúi đầu lẩn trốn sự sợ hãi và ngu si, đừng than vãn hay chạy trốn trước “quỷ dữ”.

3.1.5. Cốt truyện dòng ý thức

Cốt truyện dòng ý thức là cốt truyện đặc trưng cho tự sự hiện đại thế kỷ

XX. Điểm tựa để kể là thế giới nội tâm bao la với vô vàn những ẩn ức và suy nghĩ quá khứ, thực tại chồng chéo với nhau.

Đi tìm nhân vật là tiểu thuyết viết theo dòng ý thức, tâm trạng của nhân vật được bộc lộ rõ nét qua những dòng ý thức, những mảnh vỡ tâm trạng. Tác giả sử dụng thủ pháp đồng hiện thời gian một cách điêu luyện. Nhân vật người

kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” tự nhớ lại quá khứ của mình và kể lại các sự kiện. Quá khứ và hiện tại luôn luôn về cùng một lúc trong những giấc mơ hay những cơn ác mộng của nhân vật. Qua những cơn ác mộng, ta thấy những sự kiện trong cuộc đời nhân vật thậm chí có cả những sự kiện không liên quan hoặc không mấy liên quan đến nhân vật đan xen trộn lẫn với nhau bằng một sợi dây vô hình. Chúng ta khó có thể tách bạch được đâu là sự kiện của hiện tại, đâu là sự kiện của quá khứ và chúng ta không hiểu những gì xảy ra trong giấc mộng của Chu Quý. Những sự kiện đó như một bóng đen bao trùm cuộc đời hắn khiến hắn không thể nào thoát ra khỏi cái bẫy nguy hiểm. Tất cả những gì diễn ra trong hiện tại đều có thể chui vào đầu của Chu Quý để rồi khi đêm về hoặc khi hắn bắt gặp những trường hợp tương tự nó lại kết hợp với nhau để hành hạ hắn trong những cơn ác mộng. Chu Quý bị chìm đắm trong những giấc mơ, những cuộc truy đuổi quá khứ để tìm lại lý lịch và nguồn gốc của mình đồng thời là sự sám hối về tội lỗi mà mình đã làm. Nhân vật Chu Quý là một nhân vật chứa đựng đầy mâu thuẫn, những khoảng thời gian của quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau đã soi rọi điều đó.‌

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật

Phạm trù thẩm mỹ là những vấn đề mà thời nào nghệ thuật cũng có sứ mệnh thể hiện. Chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống và văn học các hiện tượng gần gũi với các phạm trù thẩm mỹ. Phạm trù thẩm mỹ trong nghệ thuật là các hiện tượng giàu tính thẩm mỹ của đời sống, những phẩm chất thẩm mỹ trong nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống. Chúng ta vẫn thường quan niệm những hiện tượng có sự hài hoà bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức là cái đẹp; ngược lại cái bên ngoài, hình thức lấn át nội dung, sự trống rỗng bên trong được che đậy bằng một vẻ ngoài hào nhoáng ta nghĩ đến cái hài; khi cuộc sống bên trong, tài năng nhân cách cao hơn số phận, con người đương đầu với sức mạnh to lớn với một tinh thần đầy tự hào ta nghĩ đến cái cao cả và những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

tính cách cao đẹp, mãnh liệt bị thất bại do giới hạn của thời đại, ta nghĩ về cái bi.

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, cuộc sống xã hội đã trở thành một nhu cầu tất yếu cần được phản ánh một cách sâu sắc. Tuy mỗi tác giả có cách xây dựng nhân vật khác nhau nhưng đều thể hiện trong các sáng tác của mình các phạm trù thẩm mỹ đối lập giữa cái xấu và cái đẹp, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái bi và cái hài.

Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 12

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, cái đẹp được biểu hiện trong phẩm chất và tài năng của nhân vật, đó là nét đẹp của những người trí thức có tài năng và phẩm chất cao đẹp như Tự, Kha, bác Thống; đó còn là nét đẹp của những con người bình dị khác như bà nội Duy, cô Quyên, cô Đại Bàng, là Hoan hay vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong những tâm hồn trẻ thơ như bé Duy. Phạm trù cái đẹp và cái xấu trong sáng tác của Ma Văn Kháng được xây dựng rõ ràng, đó là sự hài hoà giữa hình thức và nhân cách nhân vật. Đọc các tác phẩm của Ma Văn Kháng, chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều là nhà văn rất chú ý đến tương quan giữa ngoại hình và tính cách của nhân vật. Người có ngoại hình ưa nhìn, phúc hậu thường là những con người có tâm tính tốt đẹp. Ngược lại, những con người có tâm tính xấu xa thường là những con người có vẻ ngoại hình khó coi. Thuật là kẻ thiếu thiện tâm thì được nhà văn miêu tả: mặt hẹp như mặt chim, mũi nổi gồ ghề như sống dao. Hai mắt sắc lạnh. Khuôn mặt sắc lạnh. Khuôn mặt đầy những đường nét biến đổi, không yên ổn, hơi hợm bãi. Đối với những kẻ dốt nát và đê tiện như Cẩm, Dương, Lại thì nhà văn khắc họa chi tiết, cụ thể. Cẩm dốt nát, thô bỉ thì nhà văn miêu tả: Cẩm to ngang, cục mịch, trùng trục một khối, quằn quại, trông thật khổ ải. Còn Dương, một bí thư chi bộ, một con người tự thị quyền hành hay tỏ ra hơn đời, một kẻ thích danh hiệu, ưa thành tích, máy móc, thụ động, giả tạo thì tác giả miêu tả khuôn mặt Dương là sản phẩm được bào giữa sau cả một quá trình tu luyện đã đạt đến điều hòa, an nhiên, tự tại - cái thần thái đặc sắc nhất của kẻ tự hiểu rõ và rất tin vào số mệnh hướng đạo tập thể của mình. Quan lớn Lại - bí thư thị ủy, một con người dốt nát hèn hạ, thiếu văn hóa

được tác giả miêu tả tướng mạo phần nào nói lên tính cách, bản chất của ông ta: Ông to như hộ pháp trong chùa, nhưng dài trên ngắn dưới, tai bẹp, mắt gườm gườm. Ông chẳng có một ánh cười trên đôi môi dày như đất nặn.

Phô, Đức, Hiển trong Ngược dòng nước lũ là một bộ ba, là những chân dung tiêu biểu mà Ma Văn Kháng đã sử dụng nghệ thuật đặc tả ngoại hình. Mặt Phô lạnh, tròn như cái mâm, tóc trên thóp đã dụng thưa xơ xác, cằm Phô trề trễ một cái nọng. Mũi Phô to sụ, mồm Phô bèn bẹt hơi giống cái miệng cá trê. Mắt Phô hai quầng thâm, di chứng của căn bệnh mất ngủ và suy thận. Toát lên từ diện mạo của Phô là một tính cách khó đoán định: vừa đần độn ranh ma, vừa lạnh lẽo cô hồn, vừa nham hiểm. Đúc và Hiến cũng được tác giả mô tả làm nổi bật lên cái thần thái, tính cách xấu xa, đê tiện của chúng: “Đúc ngồi bên trái Phô, cao một mét bảy, không béo không gầy, đầu, mình, chân, tay cân đối. Đặc trưng diện mạo tập trung ở cái bản mặt thịt đầy nục nạc, thì lì với chấm nốt ruồi đen sì dưới mũi, khiến cái cười ngô nghê như cái cười của con nghé. Trái ngược với Đúc, Hiến ngồi bên phải Phô, choắt nhỏ, xương xẩu, góc gách, mặt hẹp, mắt sâu, cằm nhọn. Với những chân dung ấy, khuôn mặt ấy, tướng mạo ấy, người đọc có thể hình dung được phần tính cách, bản chất của kẻ bất tài vô học”. [26]

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, cái cao cả được tác giả xây dựng một cách đậm nét. Đó là cái đẹp cao cả trong nhân cách của con người đặc biệt là người trí thức. Đó là hình tượng những con người cao đẹp dám đương đầu với những thách thức của cuộc sống, vượt qua những khó khăn trở ngại, vượt qua số phận để giữ trọn nhân cách thanh cao như nhân vật Tự, Kha, bác Thống. Nhưng cuộc đời của những con người cao cả ấy lại trở thành bi kịch khi phải sống trong sự kìm hãm của số phận, của thời đại.

Trong sáng tác của Tạ Duy Anh, cái tốt và cái xấu; cái thiện và cái ác được thể hiện trong ranh giới mong manh. Nhân vật của anh không có sự nhờ nhờ về ngoại hình, người xấu thì cực xấu như lão Khổ, lão Phụng; người đẹp thì xinh xắn như hoa, nhưng bản chất con người trong tác phẩm của anh luôn ở lằn

ranh thiện - ác. Nhân vật của Tạ Duy Anh luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt. Xây dựng nhân vật trong sự vật vã tìm ra chính mình như nhân vật Chu Quý, Tiến sĩ N, Lão Khổ..., anh khẳng định cái xấu ngự trị trong con người đó là lòng tham, sự dối trá, sự hèn nhát; đó là quỷ dữ trú nấp ám hại tâm hồn mỗi con người.

Hồ Anh Thái là tác giả rất sâu sắc trong cách nhìn nhận về con người hiện đại. Nhân vật của anh đa dạng, phong phú, có chiều sâu về tâm hồn. Cũng như Ma Văn Kháng, trong sáng tác của Hồ Anh Thái ta cũng bắt gặp những kết cấu tương phản giữa cái xấu và cái đẹp. Trong những sáng tác tiểu thuyết hiện đại, ta bắt gặp những hình tượng đẹp như Toàn, Trang, Hiệp. Đó là những thanh niên trở về trong hoà bình sau cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, có tài năng, tâm huyết mãnh liệt để xây dựng cuộc sống mới cho quê hương đất nước; có tâm hồn nhạy cảm khao khát yêu thương. Bên cạnh những con người tốt đẹp ấy, Hồ Anh Thái còn xây dựng nên một hệ thống các nhân vật có tính cách xấu xa như vợ chồng Khuynh - Diệu trong Người và xe chạy dưới ánh trăng; những thanh niên ham chơi sa đoạ như Cốc, Bóp, Phũ, Yên Thanh trong Cõi người rung chuông tận thế, hay đó còn là hình ảnh của một xã hội nhốn nháo trong Mười lẻ một đêm.

Như vậy, các tác giả thường xây dựng hệ thống nhân vật theo hai tuyến chính diện và phản diện nhằm đề cao cái đẹp và phê phán cái xấu còn tồn tại trong mỗi con người, trong cuộc sống. Cùng với việc xây dựng những phạm trù đối lập, các tác giả còn chú ý tạo tiết tấu căng thẳng, tạo độ căng của câu chuyện về đời sống nhức nhối giữa những mâu thuẫn nhằm thể hiện tư tưởng chủ đề một cách sáng rõ.

3.2.2. Hư cấu, tưởng tượng - một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán

Trong mỗi sáng tác văn học đích thực, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo, sắc sảo, mang lại hiệu quả biểu đạt cao. Các sáng tác

mang đậm nghệ thuật phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là sự kết hợp nhuần nhuyễn những thủ pháp nghệ thuật có sức cuốn hút người đọc. Đó là sự kết hợp của nghệ thuật hư cấu, tượng trưng, có khi đó lại là nghệ thuật phúng dụ, huyền thoại.

Hư cấu là phương thức xây dựng hình tượng điển hình qua việc sáng tạo ra những giá trị mới, những yếu tố mới như sự kiện, cảnh vật, nhân vật trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của tác giả. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không phải là sao chép nguyên bản. Từ những chất liệu thực tế, người nghệ sĩ tổ chức, nhào nặn, sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật sinh động. Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là những tác giả có con mắt rất tinh tường trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Các tác giả đã sử dụng nghệ thuật hư cấu rất hiệu quả trong việc cường điệu hóa, khoa trương, tưởng tượng nhằm xây dựng nên những nhân vật có độ nét cao về tính cách. Nhờ cách tổ chức xây dựng nhân vật như vậy đã giúp cho người đọc cảm nhận đa chiều hơn về bản chất của nhân vật. Nếu chỉ dựa vào chất liệu hiện thực đơn thuần mà thiếu đi sự hư cấu tưởng tượng thì Ma Văn Kháng không thể xây dựng thành công nhân vật Tự với vẻ đẹp tâm hồn sáng ngời của một người thầy tài năng, xây dựng nhân vật Khiêm có đời sống tâm hồn phong phú, nhân vật bé Duy với thế giới tình cảm bao la như chúng ta đã thấy. Sự tưởng tưởng hư cấu của Ma Văn Kháng nhẹ nhàng bao nhiêu thì đến Hồ Anh Thái và Tạ Duy Anh, sức tưởng tượng trở nên bứt phá bấy nhiêu. Các nhà văn đã sử dụng bút pháp phúng dụ, huyền thoại một cách biến hóa tạo sức tưởng tượng mạnh mẽ trong mỗi tác phẩm. Sự có mặt của bút pháp huyền thoại vừa cho phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới nhân vật, vừa thu hút được bạn đọc. Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc mới mẻ về một hiện thực nghiệt ngã và phức tạp qua những câu chuyện giàu tính tưởng tượng. Việc tác giả sử dụng các môtip huyền thoại đã mang lại cho người đọc những cách tiếp cận hiện thực một cách sinh động với những hình ảnh mang

tính ẩn dụ cao. Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh đã tạo dựng được tình huống độc đáo mà ít ai có thể ngờ tới, đó là tình huống một đứa bé còn trong bụng mẹ suy ngẫm chuyện đời. Đó là một tình huống chứa đựng sức tưởng tượng lớn của Tạ Duy Anh. Để cho một đứa trẻ đang còn là một sinh linh bé bỏng chưa một lần được tiếp xúc với hiện thực cuộc sống nhưng lại là một con người có cái nhìn tinh tế về những diễn biến của cuộc sống, đó là ý đồ trong việc xây dựng tư tưởng tác phẩm của Tạ Duy Anh. Nhà văn muốn lên tiếng cảnh tỉnh con người hãy có trách nhiệm với hành vi của mình, hãy biết cân bằng giữa lạc thú và trách nhiệm trong bản thân một con người. Việc sử dụng bút pháp huyền thoại đã làm cho người đọc cảm nhận được tính sinh động của đời sống thông qua tính sinh động của nghệ thuật, thấy được bản chất của nghệ thuật tưởng tượng là biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất đi tính chân thực.

Bên cạnh bút pháp phúng dụ, huyền thoại, Hồ Anh Thái còn sử dụng bút pháp tượng trưng một cách mới lạ. Bút pháp tượng trưng được Hồ Anh Thái sử dụng nhằm làm gia tăng chất lượng, ý nghĩa và sự mê hoặc của tác phẩm. Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, màu sắc tượng trưng thường hiện ra qua những chi tiết khác lạ so với logic thông thường của cuộc sống. Nhân vật Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế hiện ra như một thiên sứ có sức mạnh siêu nhiên để trừng phạt cái ác. Nhưng lạ thay, kẻ ác nhìn thấy cô đã sợ nhưng người yêu thương cô cũng không thể gần cô. Mai Trừng là hiện thân của cái thiện, sự có mặt của nhân vật này đã góp phần đắc lực trong việc bộc lộ chủ đề của tác phẩm: đề cao sức mạnh của cái thiện trong cuộc chiến chống lại cái ác và chủ trương hóa giải hận thù. Bút pháp tượng trưng đã mang đến khả năng tạo nên tính đa nghĩa của tác phẩm, qua đó nội dung tư tưởng của tác phẩm thể hiện một cách sâu rộng, đa tầng hơn.

3.2.3. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật

Khắc hoạ nội tâm nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong việc xây dựng nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh

Thái. Nhờ khắc hoạ nội tâm nhân vật mà hành trình tâm lý đa dạng, phức tạp của nhân vật được bộc lộ một cách sâu sắc. Khi khám phá thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật, các nhà văn thường chú ý đến tính cách và mọi biến động trong đời sống nội tâm của nhân vật nhằm phát hiện ra phản ứng tâm lý của nhân vật trước hiện thực cuộc sống.

Bằng sự quan sát tinh tế, Ma Văn Kháng đã rất thành công trong việc khắc hoạ nội tâm nhân vật. Trước năm 1975, nhà văn quan tâm đến hành động hơn là nội tâm của nhân vật, tâm lý của nhân vật còn đơn giản và ít có sự đấu tranh giằng xé nội tâm. Sau năm 1975, đặc biệt là trong các tiểu thuyết viết về thế sự đời tư, nhà văn đã lưu chuyển của các tính cách và quan tâm đến mọi khả năng biến động trong đời sống nội tâm của các nhân vật. Nhà văn đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật từ nhiều góc độ để phát hiện những bí ẩn trong tâm hồn nhân vật.

Diễn biến tâm lý của nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng thường gắn với biến cố khách quan, chủ quan tạo nên những sắc thái khác nhau của tâm lý nhân vật. Trong tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, nhân vật Khiêm luôn sống trong sự suy tưởng về cuộc sống, về sự nghiệp của mình. Là một người có tài năng thật sự, dù là cương vị chủ nhiệm trung tâm văn hoá nhưng anh lại bị những đồng nghiệp xung quanh trong đó có những người anh từng giúp đỡ cấu kết với nhau dồn ép anh vào những hoàn cảnh bĩ cực. Ngay trong buổi họp tổng duyệt cho cuốn tiểu thuyết Bến bờ của anh có được xuất bản hay không, anh đã bị cô lập bởi những kẻ như Tổng cục Trưởng Phô - vốn là học trò của Khiêm, Liệu - kẻ mang ơn Khiêm, Tý Hợi xấu tính đã hùa nhau loại trừ anh khỏi chiếc ghế chủ nhiệm và ra khỏi trung tâm văn hoá. Trước tình thế ấy, Khiêm buồn nhưng vẫn vững lòng, anh tự nói với mình trước đám đông: “Ta là số ít nhưng ta đúng”. Cuộc sống tiếp diễn những khó khăn, bị chèn ép trong công việc thêm vào đó là sự phản bội trắng trợn của Thoa - vợ anh đã khiến Khiêm chìm vào cơn đau ốm bệnh tật. Khiêm sống triền miên trong thảm kịch gia đình. Khi gặp

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí