Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


HỒ ANH KHOA


CẦM CỐ TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 1


HỒ ANH KHOA


CẦM CỐ TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đức Long


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể được bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Hồ Anh Khoa

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN 9

1.1. Khái niệm, đặc điểm của giao dịch bảo đảm 9

1.1.1. Khái niệm giao dịch bảo đảm 9

1.1.2. Đặc điểm của giao dịch bảo đảm 10

1.2. Phân loại giao dịch bảo đảm 13

1.2.1. Bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật 14

1.2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản và bảo lãnh 14

1.3. Cầm cố tài sản 15

1.3.1. Khái niệm cầm cố tài sản 15

1.3.2. Tài sản được cầm cố 17

1.3.3. Nội dung của cầm cố tài sản 17

1.4. Vai trò của cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng ... 22

1.5. Vai trò của cầm cố tài sản trong hoạt động của công ty chứng khoán

................................................................................................................ 23

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 24

2.1. Một số quy định chung của pháp luật về cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán 24

2.1.1. Tài sản cầm cố 24

2.1.2. Hình thức pháp lý của giao dịch cầm cố 27

2.1.3. Một số hạn chế trong việc nhận cầm cố tài sản của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán 27

2.1.4. Thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố và hiệu lực đối với bên thứ ba 28

2.1.5. Xử lý tài sản cầm cố 30

2.2. Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng 34

2.2.1. Cầm cố thẻ tiết kiệm 34

2.2.2. Cầm cố giấy tờ có giá 37

2.2.3. Cầm cố vận đơn 48

2.2.4. Cầm cố quyền tài sản 51

2.2.5. Cầm cố tàu bay 59

2.2.6. Cầm cố động sản khác 60

2.3. Cầm cố tài sản trong hoạt động của công ty chứng khoán 61

2.3.1. Cầm cố tiền gửi 61

2.3.2. Cầm cố chứng khoán 65

CHƯƠNG 3. RỦI RO CẦM CỐ TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 73

3.1. Hoạt động của tổ chức tín dụng 73

3.1.1. Cầm cố thẻ tiết kiệm 73

3.1.2. Cầm cố vận đơn 79

3.1.3. Cầm cố giấy tờ có giá 82

3.1.4. Cầm cố quyền tài sản 88

3.1.5. Cầm cố tàu bay 94

3.1.6. Cầm cố động sản khác 94

3.2. Hoạt động của công ty chứng khoán 95

3.2.1. Cầm cố tiền gửi 95

3.2.2. Cầm cố chứng khoán 96

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Tổ chức tín dụng nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng có một vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi nền kinh tế một quốc gia. Phát triển dần theo thời gian, tổ chức tín dụng không chỉ còn hoạt động sơ khai như thời kỳ đầu mà mở rộng ra với rất nhiều loại hình dịch vụ tài chính, phục vụ đa dạng nhu cầu của Khách hàng. Nhưng dù thế nào thì nghiệp vụ cho vay (nói rộng ra là cấp tín dụng) vẫn là căn bản nhất với mỗi tổ chức tín dụng. Cho vay ra, đương nhiên mục tiêu của tổ chức tín dụng phải là thu được nợ về (nợ gốc, lãi). Thông thường, khi cho vay, tổ chức tín dụng đã phải trải qua những công đoạn đánh giá khả năng tài chính của Khách hàng vay rất cặn kẽ, theo những định chế nội bộ chặt chẽ của mỗi tổ chức tín dụng. Khả năng tài chính quyết định đến khả năng trả nợ vay của Khách hàng. Nhưng trong quá trình sử dụng vốn vay, không phải lúc nào Khách hàng cũng duy trì được khả năng trả nợ của mình. Khi Khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, thông thường, các tổ chức tín dụng lúc ấy sẽ phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Vai trò của bảo đảm tiền vay khi ấy mới thể hiện rõ nhất; đặc biệt là khi Khách hàng không có bất cứ nguồn trả nợ nào khác. Trong bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật, các tổ chức tín dụng thường sử dụng 4 biện pháp: Cầm cố, Thế chấp, Kỹ quỹ và Bảo lãnh. Trong đó, với ưu điểm của mình, biện pháp cầm cố tài sản được ưu tiên áp dụng (nếu có thể).

Tổ chức tín dụng không xử lý được tài sản bảo đảm, không thu hồi được nợ thì chắc chắn khoản nợ đó đã có thể được gọi là “nợ xấu”. Và nếu tình trạng “nợ xấu” xảy ra rộng khắp trong ngành ngân hàng thì mức độ ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung là điều khó tránh khỏi. Thực tế thị trường thời gian qua đã phần nào cho thấy điều này. Theo nhiều chuyên gia, một trong những chuyên nhân dẫn tới tình trạng nợ xấu của ngành ngân hàng tăng mạnh chính là việc xử

lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng đình trệ, vướng mắc, mất nhiều thời gian.

Công ty chứng khoán là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động cung cấp dịch vụ đặc thù trong lĩnh vực tài chính. Vai trò của công ty chứng khoán là không thể thiếu trong cả thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp. Việc công ty chứng khoán cung cấp được những dịch vụ tốt, hấp dẫn nhà đầu tư thực hiện giao dịch, qua đó đấy thị trường đi lên là hết sức cần thiết. Mặt khác, để công ty chứng khoán duy trì được trạng thái tài chính lành mạnh, khai thác vốn hiệu quả, tránh những hiệu ứng có hại ảnh hưởng theo tính dây chuyền cũng là yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chứng khoán nói chung, hệ thống các công ty chứng khoán nói riêng.

Hiện nay, các công ty chứng khoán cũng được pháp luật cho phép cho nhà đầu tư vay tiền để đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ đặc thù là nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán. Và để bảo đảm cho việc thu hồi nợ vay của mình, công ty chứng khoán cũng đã sử dụng giao dịch bảo đảm để ràng buộc nghĩa vụ trả nợ của nhà đầu tư thông qua việc nhận bảo đảm tài sản trên tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng. Nhưng thực tế việc cung cấp dịch vụ này của công ty chứng khoán còn không ít bất cập, gây khó khăn, rủi ro cho cả công ty chứng khoán lẫn nhà đầu tư.

Trước thực tế này, việc đánh giá một cách chọn lọc, có định hướng về các giao dịch bảo đảm đặc thù, điển hình liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán; để từ đó, có những phương hướng sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy phạm pháp luật, điều chỉnh ứng xử nghiệp vụ nội bộ của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán theo hướng hợp lý, hiệu quả hơn là hết sức cần thiết.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ tầm quan trọng của các giao dịch bảo đảm nói chung và giao dịch cầm cố tài sản nói riêng đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán.

- Làm rõ mối liên hệ giữa các quy định pháp luật về cầm cố tài sản.

- Nhận định các vấn đề rủi ro pháp lý từ góc độ của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán khi tham gia các giao dịch bảo đảm trong hoạt động nghiệp vụ; trên cơ sở việc xem xét, đánh giá thực tế các giao dịch bảo đảm điển hình trong hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán.

- Đưa ra được những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật và các phương thức ứng xử nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán về vấn đề này.

Hiện tại, Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu (theo nhiều cấp độ, mức độ, loại hình,...) về giao dịch bảo đảm nói chung và cầm cố tài sản nói riêng trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Nhưng nghiên cứu dưới góc độ hoạt động của công ty chứng khoán thì thực sự chưa nhiều, một phần cũng vì giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán có liên quan đến giao dịch bảo đảm cũng còn khá mới mẻ.

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu được tiến hành đối với hoạt động nghiệp vụ thực tế của một số tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính), công ty chứng khoán trên cơ sở các quy phạm pháp luật hiện hành.

1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Giao dịch bảo đảm nói chung và cầm cố tài sản nói riêng hiện tại cũng đã được nhiều bài viết, bài phân tích, bài đánh giá, luận văn, luận án đề cập tới với nhiều góc độ. Nhưng nhìn nhận, phân tích, đánh giá dưới góc độ hoạt động của các doanh nghiệp đặc thù có cơ cấu tổ chức hoạt động phức tạp như tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán thì thực sự chưa nhiều.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí