quanh sách Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích”, “Sử liệu và văn liệu về Chiêu Anh các 1736 - 1771”, “Sử liệu Hà Tiên và một bài sấm truyền tác phẩm và thi phẩm Nôm của thi phái Chiêu Anh các”, “Tiểu truyện Mạc Thiên Tích”, “Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh”1. Công trình vì vậy, vừa có ý nghĩa gợi mở ý tưởng, vừa có giá trị tham khảo đặc biệt về mặt tư liệu. Diện mạo tiểu vùng văn học Hà Tiên, với
điển hình là nhóm Chiêu Anh các, từng bước được tái hiện khá chi tiết. Tiếc rằng vì bị chi phối bởi mục đích giảng dạy, nên cách dẫn giải còn đơn giản, mang tính chất giới thiệu kiến thức hơn là tranh biện học thuật.
“Văn học Hán Nôm ở Gia Định” của Cao Tự Thanh, tuy chỉ là một chương trong cuốn Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tập 2 (Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình chủ biên, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1988), nhưng đã thực sự thành công trong việc khái quát diện mạo nền văn học Hán Nôm của tiểu vùng Gia Định2 - tức thành phố Hồ Chí Minh, theo giới thuyết của tác giả. Cao Tự Thanh không đơn thuần khảo sát văn học Gia Định như một đối tượng biệt lập mà đặt trong cái nhìn quy chiếu với văn hóa. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu văn học của mình, Cao Tự Thanh đều đặt đối tượng trong trục văn hóa để khám phá, tìm hiểu, và ông đã gặt hái được nhiều thành tựu với hướng đi này. Chuyên luận “Văn học Đàng Trong” in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX những vấn đề lý luận và lịch sử do Giáo sư Trần Ngọc Vương chủ biên là một điển hình (mà chúng tôi sẽ có dịp trình bày kỹ hơn ở phần sau). Trở lại với bài viết “Văn học Hán Nôm ở Gia Định”, xuất phát từ quan điểm muốn “có được một cách nhìn phù hợp về văn học Hán Nôm ở Gia Định thời gian này, cần xem xét nó trong mối liên hệ3 với nội dung và tính chất của sự phát triển văn hóa ở Gia Định” [138, tr. 60], Cao Tự Thanh đã phân tích bối cảnh lịch sử - văn hóa đặc thù có thể tác động đến hoạt động nhận thức của những người sáng tác ở Gia Định hồi cuối thế kỷ XVIII, và chỉ ra rằng: “cho tới 1802, các nhà nho Gia Định chưa biết tới sự khủng khoảng tư tưởng mà các nhà nho Bắc Hà đã gặp phải, vì xã hội họ sống, trong sự phát triển có tính chất cục bộ và ở phạm vi địa phương
1 Tên một số đề mục trong sách.
2 Theo tác giả thì phải đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, những tác phẩm văn học thành văn ở Gia Định mới bắt đầu xuất
hiện hàng loạt. Do vậy, đối tượng khảo sát của tác giả trong công trình này là văn học Gia Định từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. Chúng tôi đặc biệt lưu tâm kết quả nghiên cứu của tác giả về “Quá trình phát sinh và phát triển của văn học Hán Nôm ở Gia Định đến 1802” vì liên quan trực tiếp đến một giai đoạn khảo sát của đề tài luận án.
của nó vẫn chưa rơi vào quỹ đạo suy thoái chung của tổ chức và ý thức hệ xã hội phong kiến Việt Nam. Chính vì vậy mà thơ văn của họ nhìn chung đều thể hiện tâm trạng lạc quan và thái độ nhập cuộc của tầng lớp trí thức ý thức được vai trò xã hội của mình và sẵn sàng chờ ngày được đại dụng” [138, tr. 67]. Trong khoảng ba mươi năm phát sinh và phát triển, văn học Hán Nôm ở Gia Định đến 1802 đã tích lũy
được một lực lượng sáng tác và công chúng văn học của mình, “và quan trọng hơn, đã bước đầu tạo dựng được một truyền thống địa phương1 để rồi trên cơ sở đó tiếp thu và đóng góp vào truyền thống văn học viết dân tộc” [138, tr. 74]. Những nhận
Có thể bạn quan tâm!
- Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 2
- Văn Học Đàng Trong Và Các Công Trình Nghiên Cứu Văn Học Sử
- Văn Học Đàng Trong Như Một Đối Tượng Khảo Sát Chuyên Biệt
- Học Phong Không Chuộng Từ Chương Cử Nghiệp: Điều Kiện Để Văn Học Nôm Phát Triển
- Xã Hội Thị Dân: Tiền Đề Cho Sức Trẻ Của Văn Học Đàng Trong
- Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 8
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
định trên thực sự là những gợi ý quý giá khi chúng tôi tiếp cận tiểu vùng văn học Gia Định trong quá trình tìm hiểu về tổng thể văn học Đàng Trong hồi thế kỷ XVII - XVIII.
Bên cạnh đó, cũng có một số nhà nghiên cứu chú ý đến một số tác giả tiêu biểu, như: Bùi Văn Lăng - Tô Văn Cần quan tâm đến Lịch sử Đào Duy Từ (Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1937); Dương Tụ Quán viết Đào Duy Từ tiểu sử và thơ văn (Đông Tây thư quán, Hà Nội, 1944); Trần Thị Liên tìm hiểu Đào Duy Từ con người và tác phẩm (NXB Văn hóa, Hà Nội, 1992); Bùi Duy Tân đề cao “Mạc Thiên Tích và Chiêu Anh các”, giới thiệu “Đào Duy Từ - một sự nghiệp văn chương khiêm tốn” (trong cuốn Khảo và luận một số tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)... Tuy nhiên, phần lớn các công trình này chỉ là những giới thiệu sơ giản về hành trạng tác giả và nội dung những tác phẩm tiêu biểu, không chú tâm đưa ra những bình luận, đánh giá chuyên sâu. Có thể coi đây là những nghiên cứu trường hợp, chưa đủ để tái hiện toàn bộ diện mạo văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII.
Cùng với thời gian, nhiều cuốn sách liên quan đến các tác giả - tác phẩm cụ thể lần lượt được công bố, tuy nhiên, chúng tôi đánh giá chỉ có ý nghĩa về mặt tư liệu - văn bản học, như: Lê Ngọc Trụ, Phạm Văn Luật sao lục Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh (Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1969), Hoàng Xuân Hãn biên khảo Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào (NXB Văn học, Hà Nội, 1987), Hoài Anh biên dịch - chú giải Gia Định tam gia (Huỳnh Văn Tới - Bùi Quang Huy hiệu đính, giới thiệu, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai, 2005)... Như các công trình Tổng tập,
Hợp tuyển đã giới thiệu ở trên, chúng tôi coi đây là nguồn tư liệu quý giá, phục vụ cho quá trình phục dựng, tái hiện diện mạo văn học vùng.
Năm 2012, Lê Quang Trường hoàn thành luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam Bộ, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, tác giả không chỉ nghiên cứu thơ Tam gia ở phương diện nội dung tư tưởng và nội dung nghệ thuật, mà còn đặt thơ Tam gia trong bối cảnh văn học Hán Nôm ở Nam Bộ giai đoạn này để thấy được những đặc điểm riêng và chung của chúng, từ đó xác định giá trị cũng như những đóng góp của Tam gia đối với nền văn học Hán Nôm1 ở Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù đối tượng khảo sát của chúng tôi (sáng tác của Gia Định tam gia cuối thế kỷ XVIII - tức thời kỳ Đàng Trong) chỉ “gặp gỡ” một phần với đối tượng khảo sát của Lê Quang Trường (toàn bộ thơ của Gia Định tam gia trải dài từ thế kỷ XVIII đến hết nửa đầu thế kỷ XIX - thời kỳ thịnh đạt của vương triều Nguyễn), nhưng về đại thể, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với đánh giá của Lê Quang Trường khi khẳng định: “Xét trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam Bộ, Gia Định tam gia thi vừa kế thừa tinh hoa của thơ ca cổ điển Trung Quốc và dân tộc ở phương diện đề tài, thể loại, vừa kế thừa những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ở phương diện nội dung phản ánh, đặc biệt là tình cảm yêu quê hương, đất nước, tình cảm chân thành với gia đình, bè bạn… Có thể nói, trong nền văn học Nam Bộ, Gia Định tam gia là những người có đóng góp lớn cho văn hóa, văn học Nam Bộ. Các ông là lớp người sau hội Tao đàn Chiêu Anh các, nhưng trước nhóm Bạch Mai thi xã - thành lập nên nhóm thơ Gia Định Sơn hội (Bình Dương thi xã). Việc thành lập thi xã là kiểu chơi thơ đặc thù của khu vực Nam Bộ, và là một kiểu trau dồi ấn chứng thơ ca với nhau. Nếu xét trong tiến trình của văn học Hán Nôm Nam Bộ, bản thân nó cũng đã đóng góp trong việc hình thành đội ngũ trí thức miền Nam...” [170, tr. 204]. Trong phạm vi khảo sát của đề tài, chúng tôi đã kế thừa một phần những kiến giải của tác giả về đặc điểm sáng tác của Gia Định tam gia giai đoạn cuối thế kỷ XVIII. Đặc biệt, những đóng góp của tác giả luận án trong việc xử lý, phiên dịch hầu như hoàn chỉnh tư liệu thơ Gia Định tam gia một cách có hệ thống từ nguồn tư liệu gốc Hán Nôm (bao gồm cả những bài tự,
1 Theo giới thuyết của Lê Quang Trường, văn học Hán Nôm Nam Bộ chính là nền văn học viết bằng chữ Hán Nôm thuộc khu vực từ Biên Hòa - Đồng Nai trở vào Nam, mà trung tâm chính là Sài Gòn - Gia Định. Đây cũng là một nhánh trong không gian nghiên cứu của chúng tôi.
bạt trong các tập thơ Tam gia; những lời bình về thơ Lê Quang Định của Ngô Thì Vị, Nguyễn Du...) đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong công tác tiếp cận văn bản, để từ đó tiến hành những nghiên cứu cần thiết.
Bản thân chúng tôi, khi thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ Văn học, năm 2010, cũng đã chọn khảo sát một tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu của xứ Đàng Trong, đồng thời theo những văn bản hiện tồn, cũng là tác phẩm truyện Nôm bác học đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, với tiêu đề: Song Tinh Bất Dạ và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học. Trong công trình này, chúng tôi đã khảo sát một số bình diện nghệ thuật (cốt truyện - kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ) và nhấn mạnh vào một số yếu tố văn hóa vùng miền đặc thù (thể hiện ở phương ngữ và nghệ thuật “nguyên hợp”), đồng thời tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học dẫn đến sự hình thành thể loại truyện Nôm ở Đàng Trong nói riêng và chi phối sự hình thành các dấu hiệu biệt sắc của vùng văn học Đàng Trong nói chung. Trong một chừng mực nhất định, có thể coi luận án này là sự tiếp nối định hướng mà chúng tôi đã theo đuổi từ nhiều năm nay: nghiên cứu văn học Đàng Trong đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa đặc thù của vùng đất.
Điểm qua tình hình nghiên cứu về văn học Đàng Trong như thế, có thể thấy phạm vi khảo sát của các nhà nghiên cứu tương đối rộng. Bên cạnh những công trình, bài viết, chuyên khảo mang tầm khái quát về các giai đoạn trong lịch sử văn học miền Nam nói chung và Đàng Trong nói riêng, đã có những nghiên cứu chuyên sâu về các tiểu vùng văn học của xứ này, hoặc chú ý đến tầm ảnh hưởng của một số tác giả tiêu biểu... Tuy nhiên, như đánh giá của Giáo sư Trần Ngọc Vương trong tiểu luận “Tiến tới xác lập hệ quy chiếu mới cho việc nhận thức lại văn chương truyền thống” thì đóng góp của các nhà nghiên cứu (kể cả các nhà nghiên cứu ở miền Nam trước đây, vốn sống và làm việc trên miền đất Đàng Trong cũ, sớm có điều kiện khai thác thư tịch lưu trữ ở các thư khố lớn như ở Huế, Sài Gòn, Đà Lạt..., do đó có điều kiện quan tâm hơn và thực tế đã phần nào khắc phục được sự thiếu hụt trong các công trình văn học sử miền Bắc liên quan tới vùng văn học Đàng Trong) vào việc nhận thức văn chương truyền thống nói chung và văn học Đàng Trong nói riêng, chỉ “gây ấn tượng về điểm (các vấn đề cụ thể, những thành tựu của cá nhân một số tác giả cụ thể) hơn là về diện” [189, tr. 19].
Theo ghi nhận của chúng tôi, Khi những lưu dân trở lại của Nguyễn Văn Xuân (in lần đầu năm 1967, NXB Văn nghệ; chúng tôi tham khảo bản in trong Tuyển tập, 2002, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng) là chuyên luận đầu tiên đề cập, tái hiện một cách sâu sắc không gian văn hóa và sinh khí văn nghệ của dải đất phương Nam. Những nhận định của Nguyễn Văn Xuân về văn nghệ miền Nam nói chung, văn học Đàng Trong nói riêng, đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nghiên cứu tiếp sau. Có lẽ, ông là người đầu tiên nhận ra và khẳng định: “văn học miền Nam căn bản là nói và trình diễn” [180, tr. 543], với ba loại căn bản là: hò vè, truyện và các thể thơ, tuồng. Đặc biệt, tuồng hát bộ, tuồng chính lẫn tuồng diễu, “mới là phương tiện văn nghệ quan trọng nhất của miền Nam Trung, nơi luôn luôn chỉ có khán giả hơn độc giả, chỉ thích hoạt động hơn suy tư, chỉ thích đời sống giữa trời hơn là thu vào một phòng hẹp” [180, tr. 564]. Điều đáng quý là Nguyễn Văn Xuân không chỉ ghi nhận yếu tố nói và trình diễn trong đặc điểm văn nghệ miền Nam, cẩn trọng hơn, ông đã lần giở trở lại những trang sử Nam tiến của dân tộc Việt để mong tìm lời giải cho câu hỏi “tại sao văn học miền Nam căn bản là nói và trình diễn”. Và ông nhận thấy, trong đoàn lưu dân từ đất Bắc xa xôi tiến về phía Nam thời kỳ đầu, phần lớn là: “Hạng người nghèo khổ mà có óc phiêu lưu, hoặc hạng anh chị, hạng liều lĩnh, lính tráng, thường ít học song lại có khiếu về ca hát”, và “Chính từng lớp nông dân di cư này sẽ quyết định sự phát khởi, trưởng thành của văn nghệ miền Trong theo đường lối riêng của nó, không còn giống với phương thức phát triển từ đây của miền Ngoài”, để rồi từ đây sẽ “bắt đầu một biến cố lớn và vĩnh viễn ảnh hưởng tới văn học Việt Nam” [180, tr. 547 - 548]. Chính cuộc sống “chỉ có hành động, hoạt động mà rất kém suy tư” ở Đàng Trong thuở ấy đã khiến cho “sự giải trí thật cần thiết mà môn giải trí nào cũng phải lấy dân chúng làm căn bản”; trong khi đối tượng này lại “không cần đọc, ngẫm nghĩ bằng xem, nghe, xúc động, cười cợt, hoa chân, múa tay trước những bộ môn trình diễn, những bài thơ, vè, chuyện kể, ca hát, ca kịch... rất dễ hiểu, rất cụ thể, vui ra vui, buồn ra buồn rõ ràng” [180, tr. 549]. Ông khẳng định: “Văn chương miền Nam Hà đã gần như có hẳn những phương pháp, những quy luật, một cá tính tách biệt hẳn sự phát triển của văn chương Bắc Hà từ ngã rẽ Nguyễn Hoàng” [180, tr. 550]. Trong khi văn chương Đàng Ngoài phát triển trên hai con đường: văn chương bác học và bình dân, mà ở đó, “loại thành văn bao giờ cũng lấy đối tượng trí thức làm căn bản” [180, tr. 551] thì văn chương Đàng Trong “bao giờ
cũng cố gắng bình dân hóa, và đối tượng là đại quần chúng lao động” [180, tr. 551]. Đó là lý do, theo ông, khiến cho văn chương Đàng Ngoài “nặng về xem”, trong khi văn chương Đàng Trong lại thiên về nói và trình diễn. Những nhận định xác đáng trên đây của Nguyễn Văn Xuân đã tái hiện toàn bộ không gian văn học và sinh hoạt văn hóa - văn nghệ của vùng đất từng một thời tồn tại khá độc lập, “phải tự tạo cho mình một nền kinh tế tự túc và một nền văn hóa riêng biệt, dù vẫn còn liên quan với cội nguồn, song phát triển theo một lề lối khác” [180, tr. 580]. Đây thực sự là những gợi ý quý giá cho chúng tôi trong quá trình lội ngược dòng, tìm về với cội nguồn văn hóa - văn nghệ Đàng Trong một thuở.
Cùng với tập khảo luận kể trên của Nguyễn Văn Xuân, tiểu luận “Văn học Đàng Trong” của Cao Tự Thanh (trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX những vấn đề lý luận và lịch sử do Trần Ngọc Vương chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007) cũng có ý nghĩa định hướng quý giá cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về đặc điểm văn học Đàng Trong. Có thể coi đây là chuyên luận bàn sâu nhất về văn học Đàng Trong như một đối tượng riêng biệt, đặc thù. Đặt văn học Đàng Trong vào bối cảnh và động thái văn hóa đặc thù của nó, Cao Tự Thanh đã phân tích, chỉ ra một số đặc điểm nổi bật giúp hình dung về diện mạo văn học vùng, như: văn học Đàng Trong “phản ánh quá trình hình thành thoát ly xã hội cũ của một cộng đồng mới” [142, tr. 282]; “ý thức hệ Nho giáo chi phối văn học Đàng Trong là một loại Nho giáo đã ít nhiều nhân dân hóa” và văn học là “phương tiện để con người tự thể hiện, đồng thời thông qua đó thực hiện chính mình cũng như đều đề cao vai trò cá nhân trong việc đồng hóa thẩm mĩ hiện thực - nhấn mạnh tới tài năng trong sáng tác văn chương” [142, tr. 334]. Trên cơ sở đó, hệ thống đề tài và hình tượng trung tâm của văn học Đàng Trong “là một điển hình về sự ăn khớp giữa văn chương và lịch sử” [142, tr. 334], mà hai chủ đề nổi bật là “tán dương nhân vật lãnh đạo” và “ngợi ca phong cảnh thiên nhiên” [142, tr. 335]. Về thể loại, văn học Đàng Trong có biệt sắc là sự tích hợp của nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, biểu diễn, hội họa... Ngôn ngữ đậm màu sắc nhân dân với “ý thức Việt hóa ngôn ngữ và điển cố văn chương bác học” [142, tr. 341]. Thực tế, trong công trình của mình, Cao Tự Thanh đã chứng minh khá thuyết phục cho những luận điểm đó. Có thể nói, chúng tôi, trong quá trình thực hiện luận án, đã coi chuyên luận của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh là cuốn sách “gối đầu giường” bởi những nhận định xác đáng, thấu hiểu
không chỉ văn học mà cả văn hóa Đàng Trong một thuở. Tuy nhiên, Cao Tự Thanh quan niệm văn học Đàng Trong chỉ bao gồm các sáng tác xuất hiện ở thế kỷ XVII - XVIII, nhưng giới hạn ở năm 1778, còn thời kỳ từ 1778 đến 1802 lại được xếp vào văn học thời nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh. Điều này dẫn đến phạm vi khảo sát của nhà nghiên cứu chỉ dừng đến năm 1778, bỏ qua tiểu vùng văn học Gia Định phát triển rực rỡ vào những năm 1778 - 1802. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của Cao Tự Thanh, như chúng tôi đã trình bày, về cơ bản vẫn đậm tính chất mô tả, phục dựng diện mạo, có thể coi là những cứ liệu chân thực, đáng tin cậy để từ đó, chúng tôi đưa ra những đánh giá về vị trí và vai trò của văn học Đàng Trong trên tiến trình văn học dân tộc - mục tiêu trọng tâm của luận án này.
Tiểu kết:
Như vậy, cùng với thời gian, văn học Đàng Trong đã dần dần giành được sự quan tâm của học giới với những mức độ và hình thức công bố khác nhau: sách chuyên khảo (coi văn học Đàng Trong là một đối tượng độc lập, chuyên biệt), công trình văn học sử (coi văn học Đàng Trong là một bộ phận, một thành tố trong quá trình nhận diện tiến trình văn học), luận văn, luận án (sự phổ biến trong nhà trường)… Từ đó có thể thấy “diện” quan sát của các nhà nghiên cứu tương đối rộng. Bên cạnh những công trình, bài viết, chuyên khảo mang tính khái quát về các giai đoạn trong lịch sử văn học miền Nam nói chung và văn học Đàng Trong nói riêng, đã có những nghiên cứu chuyên sâu về các tiểu vùng văn học của xứ này, hoặc chú ý đến tầm ảnh hưởng của một số tác giả tiêu biểu, sức sống của một số thể loại đặc thù… nhưng tất cả mới chỉ gây ấn tượng về “điểm” (tức là những vấn đề cụ thể, những thành tựu của một số cá nhân tác giả cụ thể); đặc biệt, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đặt văn học Đàng Trong vào cái nhìn so sánh với văn học Đàng Ngoài và xét trên lịch trình thời gian để xác định dấu ấn, vai trò của văn học vùng trong tiến trình văn học dân tộc.
Chương 2
Văn hóa - xã hội Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII
Như chúng tôi từng hơn một lần nhấn mạnh, văn học Đàng Trong, khác với nhiều bộ phận văn học địa phương khác, đã xuất hiện trong một thời kỳ mới của nền văn hóa Đại Việt. Với tư cách là một thành tố văn hóa, văn học, do đó, cũng hiển nhiên vừa là kết quả vừa là ánh phản của những dấu tích văn hóa đặc thù ấy, và trên một số phương diện, lại tác động ngược trở lại, làm nên sinh sắc của vùng văn hóa mới. Do vậy, tìm hiểu về lịch sử - văn hóa của vùng đất, cũng có thể xem là một trong những hướng đi hữu hiệu để tiếp cận, lý giải sâu hơn về cội nguồn, bản chất của văn học Đàng Trong. Tuy nhiên, không phải toàn bộ hệ thống văn hóa – xã hội đều có ý nghĩa tác động “bình đẳng” đến sự hình thành đặc điểm văn chương. Chúng tôi chỉ chọn ra đây những dữ kiện văn hóa – lịch sử mà chúng tôi cho rằng có tác động sâu sắc đến văn học vùng, góp phần làm nên bản sắc, định vị vai trò của văn học vùng trong mối tương quan với văn học Đàng Ngoài đương thời và trong dòng chảy văn học viết thời trung đại.
2.1. Nho học vùng đất mới và những dấu tích văn chương
2.1.1. Mô hình Nho giáo không thuần nhất: điều kiện để văn chương phát triển theo xu thế tự nhiên
Thực tế cho thấy, tập đoàn phong kiến Đàng Trong, tiến vào phía Nam trong hoàn cảnh vừa phải khẳng định sự độc lập trên đường hướng ly khai chính quyền Lê - Trịnh vừa phải khẳng định sự chính nghĩa của mình trong quá trình xây dựng lực lượng cát cứ, đã phát triển theo một mô hình Nho giáo không thuần nhất về cả căn bản tư tưởng lẫn nền tảng pháp quyền. Rõ ràng, tình thế chính trị và tương quan lực lượng đương thời đã khiến cả họ Trịnh khuynh loát triều chính lẫn họ Nguyễn ly khai trung ương đều vẫn phải lấy Nho giáo với những thánh mô hiền phạm làm chuẩn mực về cả tri thức lẫn cách thức để lựa chọn phương sách đối phó cũng như thái độ ứng xử trước những tình huống chính trị nảy sinh trong quá trình tranh bá đồ vương. Điều này, vô hình trung, góp phần duy trì sự thống nhất về lý thuyết chính trị cũng như quan điểm lịch sử của trí thức ở hai vùng. Lẽ dĩ nhiên, cả Trịnh lẫn Nguyễn, chẳng bên nào thực sự trung thành với vua Lê theo đúng đạo nghĩa quân thần, nghĩa là, cũng chẳng bên nào nghiêm túc tuân thủ các điều mục cương thường theo đúng