Văn Học Đàng Trong Và Các Công Trình Nghiên Cứu Văn Học Sử

Tuy nhiên, trên thực tế, sau năm 1774, ở khu vực “Đàng Trong cũ” có sự tồn tại của ba thế lực chính trị: thế lực thừa hành sự cai trị của Lê - Trịnh (từ Phú Xuân trở ra), thế lực Tây Sơn, và thế lực các chúa Nguyễn (dù yếu ớt, mờ nhạt). Cần phải thừa nhận rằng, nếu như vào thời điểm Tây Sơn khởi nghĩa, thiết chế quyền lực của chúa Nguyễn ở Thuận Quảng đã suy thoái trầm trọng thì ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đất rộng người thưa, sự suy thoái này hiện ra một cách mờ nhạt hơn. Trong khi đó, do sự bất lực và thiển cận của chính quyền Đông Định vương Nguyễn Lữ, lực lượng Tây Sơn ở Nam Bộ lại không tạo được ảnh hưởng chính trị rộng rãi và sâu sắc đủ để đẩy lùi và đánh bại ảnh hưởng của thế lực chúa Nguyễn đã tồn tại hai trăm năm. Tất cả những điều này khiến cho ngay cả trước năm 1789, một bộ phận trí thức và nhân dân vùng này vẫn thừa nhận họ Nguyễn như vương triều chính thống. Đặc biệt từ sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định lần cuối (1788), xây dựng chính quyền “quân quản”, văn hóa nơi đây đồng thời cũng có những bước chuyển mình, và Gia Định đã nhanh chóng trở thành trung tâm văn hóa - chính trị dưới thiết chế chính quyền Nguyễn Ánh - hậu nhân của dòng dõi Nguyễn Hoàng. Do vậy, trên thực chất, ý niệm về quyền lực và ngôi vị chúa Nguyễn vẫn tồn tại, thậm chí là quyết liệt trong niềm tin chân thành của phần lớn cư dân ở phía Nam Tổ quốc. Hệ quả là, thời kỳ này, trong văn học vẫn tồn tại một bộ phận sáng tác chống Tây Sơn, tiếp tục cảm hứng khẳng định các thời kỳ của chúa Nguyễn, đặc biệt là vẫn giữ được những dấu hiệu biệt sắc của văn học thời kỳ Đàng Trong đặt dưới quyền cai trị chính thức của các chúa Nguyễn, mà Hoài Nam khúc (của Hoàng Quang) là một tác phẩm tiêu biểu. Do vậy, theo chúng tôi, sự hình thành, tồn tại của ý niệm Đàng Trong song hành cùng với sự tồn tại của ý niệm về ngôi vị chúa Nguyễn. Bởi vậy, dù Đàng Trong đã trải qua mấy thập kỷ biến loạn, suy tàn, nhưng phải đợi đến khi Gia Long lên ngôi, hoàn thành sự nghiệp thống nhất sơn hà (năm 1802) cả trên thực tế lẫn chính trị, khép lại hai thế kỷ tồn tại ngôi vị “Chúa Nguyễn” thì hoài niệm về Đàng Trong mới có cơ sở ép buộc phải chấm dứt và những sáng tác mang hơi hướng Đàng Trong cũng chấm dứt từ đây.

1.1.2. Văn học Đàng Trong

Với quan điểm về sự tồn tại của danh xưng Đàng Trong như đã nói ở trên, nên “văn học Đàng Trong” mà chúng tôi đề cập đến trong luận án này là chỉ toàn bộ

những sáng tác (bằng chữ Nôm và chữ Hán)1, được viết tại khu vực địa - chính trị Đàng Trong, tức khu vực phía Nam sông Gianh trở vào trong (về mặt địa lý), khoảng thời gian từ 1600 – 18022.

Tuy nhiên, phải chăng tác phẩm nào ra đời tại mảnh đất phía Nam sông Gianh cũng có thể coi là thuộc về văn học Đàng Trong? Một phép cộng như thế, tưởng chừng quá giản đơn!

Nếu nói rằng một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vùng văn hóa chính là những đặc trưng chung (có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác) thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân – những phương diện cấu thành văn hóa, thì chắc chắn, một trong những yếu tố quan trọng tạo “vùng” văn học cũng phải là những đặc trưng chung của những đại lượng cấu thành văn học, đó là hệ thống những tư tưởng mang tính thẩm mỹ và quan niệm văn học, chủ đề - đề tài, hình tượng trung tâm, thể loại và ngôn ngữ. Tuy nhiên, tất cả những tiêu chí này vận động như thế nào trong lịch sử văn học lại phụ thuộc rất lớn vào sự vận động của hệ thống loại hình chủ thể sáng tạo, tức loại hình tác giả. Nói cách khác, những đặc trưng chung hình thành nên một vùng văn học phụ thuộc rất lớn vào chủ thể sáng tác, tức đội ngũ tác giả. Theo đó, việc khoanh vùng văn học có liên hệ trực tiếp với việc xác định tọa độ tác giả. Điều này càng phù hợp với trường hợp văn học Đàng Trong – nền văn học được tạo sinh trên mảnh đất thường xuyên có sự mở rộng về không gian và thành phần dân cư.

Chúng tôi cho rằng, một tác giả chỉ có thể được coi là tác giả Đàng Trong khi họ sáng tác với tâm thức mình là người Đàng Trong. Họ có thể là những người sinh trưởng tại Đàng Trong, thụ hưởng bầu không khí, văn hóa, chính trị và nền giáo dục Đàng Trong từ nhỏ (nên đương nhiên họ đã là người Đàng Trong từ trong bản chất) như những tác giả thế kỷ XVIII, bất kể tư tưởng hướng đến ngôi vị chúa Nguyễn (như Nguyễn Cư Trinh, Ngô Thế Lân, Nguyễn Dưỡng Hạo, Phạm Lam Anh, Hoàng

1 Văn học Hán Nôm mà chúng tôi đề cập đến ở đây là chỉ những sáng tạo nghệ thuật được sáng tác một cách có ý thức bởi những tác giả cụ thể (có thể khuyết danh hoặc hữu danh). Nó không đồng nhất với khái niệm “thư tịch Hán Nôm” có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả những loại văn bản hành chính như hộ tịch, công văn, hoặc sách thuốc, sách bói, sách gia lễ, sách Lỗ Ban… được biên soạn hay sao chép bằng chữ Hán – Nôm.

2 Mặc dù đề tài nghiên cứu của chúng tôi là Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc, nhưng chúng tôi nhận thấy những sáng tác xuất hiện ở dải đất phía Nam sông Gianh trong khoảng vài năm đầu thế kỷ XIX (1800 - 1802) như sáng tác của Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Thành, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh,

Lê Quang Định…, căn bản vẫn mang âm hưởng, không khí, chất liệu, cảm hứng và những đặc sắc của văn học vùng thế kỷ XVII – XVIII nói chung; hơn nữa, bộ phận “văn học Đàng Trong”, theo quan điểm của chúng tôi, chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hơn 200 năm ấy (1600 - 1802), vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo cứu thêm một số trường hợp kể trên, để có thể nhận diện trọn vẹn hơn về diện mạo chỉnh thể của văn học Đàng Trong.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Quang…) hay vọng tưởng vương quyền chúa Trịnh (như Lý Minh, Lê Duy Trung…). Họ có thể là những nhân sĩ Bắc Hà đến Đàng Trong từ buổi đầu, tuy hành trang mang theo chủ yếu là kinh nghiệm sáng tác của Đàng Ngoài nhưng lại sẵn tâm thế ly khai chính quyền Lê - Trịnh, hướng về phụng sự chúa Nguyễn, chủ động gắn bó, hòa hợp với Đàng Trong, coi Đàng Trong là vùng đất sống, là tiền đồ tương lai, như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật… Họ có thể di trú từ Trung Hoa sang, hoặc tổ tiên vốn người Trung Hoa, nhưng đã có quãng thời gian đủ dài để gắn bó, hòa nhập, thấu hiểu cuộc sống ở Đàng Trong, từ bỏ tâm sự di thần, coi Đàng Trong là quê hương, là Tổ quốc, như cha con họ Mạc, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh...

Với quan niệm như thế, nên chúng tôi không coi tất cả những tác giả - tác phẩm xuất hiện ở phương Nam khoảng thế kỷ XVII – XVIII đều thuộc về văn học Đàng Trong. Như trường hợp hòa thượng người Quảng Đông Thích Đại Sán (từng lưu trú ở Đàng Trong một năm để hoằng dương Phật pháp), hay những vị quan Đàng Ngoài đến “công cán” sau khi Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh, đánh đuổi tập đoàn chúa Nguyễn chạy vào Nam (Lê Quý Đôn, Phạm Nguyễn Du)..., mặc dù từng trước tác tại dải đất Đàng Trong, ghi lại phong tục tập quán, đời sống văn hóa, xã hội, thuế khóa, lòng sùng đạo của người dân xứ Đàng Trong (Hải ngoại kỷ sự - Thích Đại Sán), ghi lại sự tích khai thiết khôi phục hai xứ Thuận Hóa – Quảng Nam, cùng hình thế, núi sông, thành lũy, bến đò, đường sá, số ngạch công tư điền trang, hình thức, nhân tài, thơ văn, vật sản, phong tục… (Phủ biên tạp lục – Lê Quý Đôn), tức đối tượng miêu tả, ghi chép đều là đất và người xứ Đàng Trong, nhưng tâm thế của họ là ghi chép lại những điều tai nghe mắt thấy tại “xứ người”. Thời gian lưu lại dải đất này quá ngắn, chưa đủ để tạo nên bất kỳ dấu ấn nào, nên tác phẩm của họ, thực chất vẫn thuộc về và chịu sự chi phối của một truyền thống sáng tác ở xứ sở khác.

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 3

Sau khi nhà Tây Sơn chiếm được Phú Xuân, đặt làm “kinh đô”, tập đoàn chúa Nguyễn rút chạy vào Gia Định, đặc biệt sau khi Nguyễn Ánh xác lập được địa vị ở Gia Định, trên dải đất Đàng Trong khi đó xuất hiện hai trung tâm chính trị - Phú Xuân và Gia Định. Một bộ phận lớn cư dân Gia Định vẫn có niềm tin chân thành vào vương nghiệp của chúa Nguyễn, do thế tâm thức Đàng Trong được khẳng định một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Theo đó, các tác phẩm văn học xuất hiện ở Gia Định thời kỳ này vẫn tiếp tục mạch nguồn của văn học Đàng Trong giai đoạn

trước đó. Trong khi đó, các văn thần, nhân sĩ Tây Sơn ở Phú Xuân, vốn dĩ không mang tâm thức Đàng Trong, chưa bao giờ coi mình là người Đàng Trong, lại càng không có tâm lý phân biệt hai đàng Trong - Ngoài biệt lập… (như Nguyễn Văn Danh, Lê Ngọc Hân…), không thể coi là tác giả của văn học Đàng Trong. Hơn nữa, các tác phẩm của họ mang một âm hưởng khác gắn liền với hào khí Tây Sơn, không giống giọng điệu chung của văn học Đàng Trong hai thế kỷ. Sáng tác của họ thuộc về một nền văn học khác mà nhiều nhà nghiên cứu đã định danh là “Văn học thời Tây Sơn”.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1. Văn học Đàng Trong và các công trình nghiên cứu văn học sử

Văn học Đàng Trong nói riêng, văn học miền Nam cho đến những năm 30 đầu thế kỷ XX nói chung, vốn từng một thời bị xem nhẹ, “bỏ quên” và thậm chí là “bỏ qua”. Tuy rằng cùng với thời gian, các nhà nghiên cứu đã tỏ ra lưu tâm hơn tới vùng văn học đặc biệt này, song căn bản vẫn còn khá khiêm tốn so với vùng văn học Đàng Ngoài truyền thống. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này ở tần suất xuất hiện và mức độ quan tâm đối với các dữ kiện về văn học Đàng Trong trong các công trình văn học sử vốn được coi là “cẩm nang” của nhiều thế hệ nghiên cứu.

Việt Nam văn học sử yếu1 (Dương Quảng Hàm, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất

bản, Hà Nội, 1950) là một trong những công trình văn học sử đầu tiên, quy mô và “toàn diện nhất”2 Việt Nam từ năm 1945 đến 1954. Trong đó, thông tin liên quan đến văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII được đề cập ở chương thứ chín: “Hán văn trong thời kỳ Lê trung hưng” và chương thứ mười: “Việt văn trong thời kỳ Lê

trung hưng” (thuộc thiên thứ tư: “Thời kỳ Nam Bắc phân tranh - thế kỷ XVII và XVIII”), với những giới thiệu vắn tắt về Mạc Thiên Tích, Nguyễn Cư Trinh, Hoàng Quang, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Thành, mà tổng dung lượng có lẽ chỉ được chừng đôi ba trang. Diện khảo sát như thế có phần chưa thích đáng. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc tác giả coi nhẹ khu vực văn học này. Bởi xét trong mục tiêu lập một “bức bản đồ giản ước theo đó các bạn thanh niên biết được phương hướng và đường lối chính để đi vào khu vườn văn


1 Bản in đầu tiên năm 1943, Học chánh Đông Dương xuất bản, Hà Nội. Chúng tôi tham khảo bản in năm 1950 của Bộ Quốc gia Giáo dục, Hà Nội.

2 Nhận xét của Nguyễn Đình Chú, dẫn theo Lê Quang Tư (2008), Một thế kỷ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam (qua một số công trình văn học sử), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr. 32.

học” [47, tr. 6], tương ứng với chương trình giảng dạy của trường công thời Pháp thuộc, lại mong muốn khái quát được hết các vấn đề về tư liệu, đối tượng (các tác phẩm văn học có giá trị về tư tưởng và văn từ), thể loại văn học, ngôn ngữ văn học, phân kỳ văn học... thì việc phải “chia vụn” kiến thức ra thành nhiều phân mảnh (dẫn theo sự trích lược tư liệu về văn học Đàng Trong) cũng là điều dễ hiểu.

Việt Nam văn học sử trích yếu (Hạo Nhiên Nghiêm Toản, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1968)1, đúng như tinh thần tựa sách, chỉ có “tính chất trích yếu, để dành riêng cho các bạn không có nhiều thì giờ rảnh, nhưng muốn có một cái nhìn gọn

gàng, khái quát về văn học Việt Nam” [142, tr. 5], nên tiến trình văn học Việt Nam được tái hiện như một “bản giản lược các nhận định thống quan” [163, tr. 6]. Tuy nhiên, ngay cả trong quá trình “trích yếu” ấy, tỷ lệ quan tâm tới văn học Bắc Hà vẫn dày dặn và đậm đặc hơn hẳn. Trong tổng cộng 329 trang sách, chỉ có chưa đầy chục trang điểm tên và giới thiệu sơ lược về nội dung một số tác phẩm của các tác giả Mạc Thiên Tích, Trịnh Hoài Đức (trong phần “Văn học bác học - Chữ Nho”, chương 2: “Những tác phẩm bằng Hán văn”, mục III: “Thời kỳ Nho học độc tôn”), và Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Cư Trinh, Hoàng Quang (phần “Văn học vừa bình dân vừa bác học - Chữ Nôm và quốc ngữ”, chương I: “Chữ Nôm”, mục II: “Thời kỳ thứ hai: từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII”). Trong đó không có những đánh giá, biện luận theo chiều sâu. Về sự thiên lệch này, bản thân tác giả cũng ý thức rất rõ ràng rằng: “Đứng về phương diện tỷ lệ, hình như chúng tôi nói về các tác phẩm và soạn giả Trung bộ, Nam bộ quá sơ sài; nhiều chương, nhiều mục hầu như bị hy sinh; đó là một điều khổ tâm, vì đi lại bất tiện, hoàn cảnh khó khăn, sách vở nghiên cứu chúng tôi không có quyển2, vậy thiếu sót là sự bất đắc dĩ, chứ không phải cố tình” [163, tr. 8]. Vì thế, với chúng tôi, công trình chủ yếu có ý nghĩa về mặt tư liệu tham khảo, cung cấp cái nhìn tổng lược.

Ba tập Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn, trình bày khái quát về các thời đoạn văn học, từ nguồn gốc đến năm 1945. Trong đó, cuốn tập II: “Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX” (Vũ Đình Liên - Đỗ Đức Hiểu - Lê Trí Viễn - Huỳnh Lý - Trương Chính - Lê Thước, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1957) có liên quan đến giai đoạn khảo sát của đề tài. Tuy nhiên, “nhặt” trong hơn 300


1 Bản in đầu tiên năm 1949, NXB Vĩnh Bảo, Sài Gòn. Chúng tôi tham khảo bản in năm 1968 của Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.

trang sách, chúng tôi chỉ có thể tham khảo chút ít tư liệu về Đào Duy Từ (trình bày trong sự đối sánh với Nguyễn Hàng ở Đàng Ngoài) và Nguyễn Cư Trinh (trong phần “Các tác giả phụ”).

Bộ sách Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Ban Văn - Sử - Địa (7 quyển, xuất bản từ năm 1957 đến 1964) bước đầu sưu tầm tài liệu nghiên cứu và lược trình toàn bộ lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến nửa đầu thế kỷ XIX. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến Quyển II (lược về các tác giả, tác phẩm Hán - Nôm từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII), Quyển III (lược về các tác giả, tác phẩm Hán văn thế kỷ

XVIII) và Quyển IV (lược về các tác giả, tác phẩm văn học Nôm thế kỷ XVIII). Trong quá trình phân chia nhóm tác giả, các soạn giả đã nhắc đến một số tác giả văn học Đàng Trong như Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh, Chiêu Anh các, Ngô Thế Lân (tác giả Hán văn), Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Cư Trinh (với tác phẩm Sãi Vãi), Mạc Thiên Tích, Hoàng Quang (phần sáng tác bằng chữ Nôm). Tuy nhiên, mọi phân tích chỉ trải trên trục ngang, coi tất cả trong một chỉnh thể văn học Việt, chứ không phân biệt hai miền văn học, do đó, không cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, trực diện đối với văn học Đàng Trong. Dù vậy, các soạn giả cũng đã đưa ra cho chúng tôi những gợi ý rất ý nghĩa khi kết luận: “Người Việt Nam hồi thế kỷ XVIII ở Đường Ngoài cũng như người Việt Nam hồi thế kỷ XVIII ở Đường Trong tuy sống ở hai khu vực hoàn toàn cách biệt, nhưng vẫn có chung một ngữ ngôn và khi sáng tạo nghệ thuật

vẫn vận dụng những phương pháp chung của cả dân tộc1” [136, tr. 286].

Văn học Việt Nam - văn học sử giảng văn của Phạm Văn Diêu (Tân Việt xuất bản, Sài Gòn, 1960), thực chất là một cuốn giáo trình văn học sử để giảng dạy ở các cấp trung học I, II và đại học Văn khoa khi đó. Mặc dù không dành một mục khảo sát về văn học Nôm Đàng Trong nhưng một số tác giả Đàng Trong đã được Phạm Văn Diêu viết riêng trong mục “Các tác giả và các tác phẩm”, như Đào Duy Từ, Hoàng tử Tứ, Nguyễn Cư Trinh, Hoàng Quang, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Thành; trong đó, Văn tế Võ Tánh và Ngô Tòng Châu (Đặng Đức Siêu), Văn tế trận vong tướng sĩ (Nguyễn Văn Thành) được chọn giới thiệu riêng ở mục “Giảng văn”. Theo ông, sự xuất hiện của những Song Tinh Bất Dạ, Hoa tình... đã “tỏ rõ dấu hiệu của văn chương sắp phát đạt: văn chương không còn là môn độc quyền của Đường Ngoài và đã lan vào đến Đường Trong”, “báo hiệu cho những tác phẩm văn học sắp


tới mang lại trong văn học nước Việt cái khí sắc mới mẻ của hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội riêng mình” [23, tr. 592]. Đây là một nhận định hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, do chỉ giới hạn trong văn học Nôm, lại khảo sát toàn bộ lược sử nền văn học Việt, nên đối tượng quan tâm của chúng tôi - tức toàn bộ nền văn học Đàng Trong giai đoạn XVII - XVIII mới chỉ được dựng nên với đôi ba phác thảo chưa hoàn thiện. Giá trị tham khảo, với chúng tôi, vì thế còn hạn chế.

Bùi Văn Nguyên khi khảo cứu về văn học Việt Nam thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XVIII, trong cuốn Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam - Tập II của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Bùi Văn Nguyên - Phan Sĩ Tấn biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1961) khẳng định: “Văn học từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII đã phân ra thành văn học Bắc và Nam sông Gianh. Văn học Đàng Ngoài kế tục và phát triển văn học viết từ xưa của dân tộc nên phong phú và có chất lượng hơn nền văn học Đàng Trong, là nền văn học xây dựng trên cơ sở mới khai thác” [107, tr. 193]. Điểm đáng quý của công trình này là tác giả đã dành hẳn một mục riêng tìm hiểu về “Văn học Đàng Trong hay văn học bên kia sông Gianh”. Trong đó, các gương mặt tiêu biểu cho văn học Đàng Trong thời kỳ này lần lượt được giới thiệu: một Đào Duy Từ đóng “vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa buổi khai nghiệp của chúa Nguyễn” [107, tr. 221], một Mạc Thiên Tích tiên khởi cho sự hình thành tao đàn Chiêu Anh các ở xứ Hà Tiên, một Nguyễn Cư Trinh nổi tiếng với bài hoạt kê Sãi Vãi, một Nguyễn Hữu Hào mở đầu cho sự hình thành của thể loại truyện Nôm bác học với tác phẩm Song Tinh Bất Dạ... Dù chưa thực sự khảo sát sâu, nhưng Bùi Văn Nguyên đã khái quát được một số đặc điểm tiêu biểu của văn học Đàng Trong thời kỳ này: “tuy về số lượng cũng như chất lượng chưa cao, nhưng đã phát triển được khá đầy đủ các mặt như tình yêu thiên nhiên đất nước, tính tiết tháo, tính trữ tình, tính tố cáo hiện thực xã hội, và do đó đã phản ánh được phần nào chế độ phong kiến Đàng Trong thời bấy giờ” [107, tr. 228]. Chúng tôi không hoàn toàn tán thành cách đánh giá văn học nói chung và văn học Đàng Trong nói riêng từ quan điểm mác xít cơ giới như thế nhưng cũng phải thừa nhận đóng góp của các tác giả khi nỗ lực đặt văn học Đàng Trong vào một góc nhìn riêng.

Tuy nhiên, đến cuốn tập III của bộ giáo trình này (Lê Trí Viễn - Phan Côn - Đặng Thanh Lê - Phạm Văn Luận - Lê Hoài Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1962), nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII đến 1858, thì chỉ có một

số tác giả văn học Đàng Trong được điểm tên khi cần minh định cho một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, Phong trúc tập của Ngô Thế Lân được nhắc đến khi nhóm nghiên cứu phân tích khuynh hướng đấu tranh và tố cáo hiện thực; Hoài Nam khúc của Hoàng Quang là điển hình cho khuynh hướng bi quan và bảo thủ phản động. Không có bất kỳ tác giả nào được nhắc đến ở phần viết riêng. Cũng như không có bất kỳ đánh giá nào dành riêng cho văn học Đàng Trong thời điểm này.

Tình hình như thế tiếp tục tái diễn ở bộ giáo trình của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (sau này là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)1.

Trong cuốn Văn học cổ Việt Nam, Tập II (Thế kỷ XVI - thế kỷ XVII) (Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1964), nhóm tác giả không có bất kỳ một nhận định hay một lưu ý đặc biệt nào về sự xuất hiện của vùng văn học Đàng Trong trên bản đồ văn học Việt. Mặc dù đã dành một mục riêng giới thiệu về Đào Duy Từ như một gương mặt “tiêu biểu của văn học miền Nam sông Gianh thế kỷ XVII”, nhưng ngoài việc cung cấp hiểu biết thông dụng về hai tác phẩm nổi bật của họ Đào - Ngọa Long cương vãn Tư Dung vãn, ấn tượng để lại không thực sự sắc nét. Người đọc khó có thể có những hình dung tổng lược về diện mạo của một vùng văn học. Về sau, khi tái bản, lập thành bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, giai đoạn văn học này gần như được viết lại trong hai tập Văn học Việt Nam thế kỷ thứ X nửa đầu thế kỷ thứ XVIII (Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tập I - năm 1978, tập II - năm 1979), nhưng thành tựu của nhóm tác giả chủ yếu tập trung ở việc khắc họa diện mạo văn học Đàng Ngoài/ miền Bắc các thế kỷ. Sáng tác của các tác giả Đàng Trong/ miền Nam vẫn còn là một “vùng đất trống” chưa được “canh tác” kỹ lưỡng. Mặc dù Bùi Duy Tân khi khảo về “Văn học từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII” đã nhắc đến khu vực văn học này, thậm chí tần suất nhắc đến các tác giả, tác phẩm Đàng Trong có phần dày đặc và thường xuyên hơn nhiều công trình nghiên cứu khác,


1 Riêng trong phần trình bày về bộ giáo trình của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng tôi không tuân thủ cách sắp xếp theo trật tự thời gian xuất bản. Để thuận tiện cho tư duy logic, chúng tôi trình bày hai cuốn do Đinh Gia Khánh chủ biên, khảo về “Văn học cổ Việt Nam (thế kỷ X - thế kỷ XVII)” (xuất bản lần đầu năm 1964) trước cuốn của Hoàng Hữu Yên - Nguyễn Lộc, khảo về “Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX” (xuất bản lần đầu năm 1962).

Và cũng vì mục đích tương tự, nên chúng tôi trình bày “liền khối” những cuốn sách liên quan trong bộ giáo trình văn học sử kể trên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chứ không xen kẽ cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Tập II: “Văn học lịch triều – Việt văn” của Phạm Thế Ngũ, và Lịch sử văn học Việt Nam sơ giản của nhóm Văn Tân - Hồng Phong, dù lượt in đầu tiên là năm 1963, trước cuốn của Hoàng Hữu Yên – Nguyễn Lộc và cuốn của Đinh Gia Khánh chủ biên.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí