Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 8

hướng sáng suốt với hoài bão tế thế kinh bang, muốn khẳng định thực tài giữa thời cuộc. Cả cuộc đời Đào Duy Từ “chỉ một niềm căng cắng đem hết tâm sức giúp rập chúa thượng (chúa Nguyễn Phước Nguyên - T.T.T) thu phục trung nguyên, diệt trừ nghịch tặc họ Trịnh, khỏi cho vua Lê nhức nhối lo âu, trăm họ khỏi cảnh nước lửa khốn cực” [16, tr. 191 - 192]. Nguyễn Hữu Dật “một chí báo đền ơn nước, những mong giúp cơ đồ Nguyễn chúa, trừ đảng Trịnh, phù tá Lê triều, kéo sinh linh khỏi cảnh lầm than, cứu trăm họ thoát hàm sói hổ” [16, tr. 606]. Nhìn lại lịch sử Việt Nam, có thể thấy từ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm của nhà Mạc tới Hoằng Quốc công Đào Duy Từ, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật… của họ Nguyễn cát cứ, giới trí thức đã “tiến một bước dài” trong nhận thức và thái độ ứng xử chính trị. Tập quán coi vương triều là nước không còn sức ảnh hưởng. Chính quyền, đơn giản chỉ là phương tiện để họ thi thố tài năng, tế thế kinh bang. Vì thế, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia Đại Việt tồn tại đồng thời cả ba chính thể: triều đình của vua Lê, phủ chúa của họ Trịnh ở Đàng Ngoài, và phủ chúa của Nguyễn tộc ở Đàng Trong. Kẻ sĩ, tùy theo lựa chọn chính trị và lập trường tư tưởng của mình mà chọn chủ để thờ, và trong trường hợp nào cũng có thể được coi là “lương đống”, “tôi trung”.

Điều đáng nói là với Đàng Trong, đặc biệt ở thời kỳ đầu, thái độ nhập cuộc hồ hởi đó của giới trí thức đã thổi một luồng sinh khí trẻ trung, năng động vào trong văn học. Sự chuyển tiếp và dần dần hội nhập từ vùng văn học giàu truyền thống Đàng Ngoài vào Đàng Trong từng bước được thể nghiệm thông qua sáng tác của Đào Duy Từ. Tuy không có một văn nghiệp đồ sộ như sự nghiệp nhất thống xa thư, nhưng chỉ với hai tác phẩm Ngọa Long cương vãn Tư Dung vãn (sáng tác trước năm 1627), trong bối cảnh khuyết thiếu, im lìm của văn học Đàng Trong suốt mấy thế kỷ (từ khi người Việt tiến về phương Nam), Đào Duy Từ xứng đáng được tôn vinh là người “khơi nguồn, dẫn lối” [131, tr. 35], “thiết lập bước hoạch định quan trọng cho vùng văn học Đàng Trong” [66, tr. 52].

Ngoài hai tác phẩm mở đầu kể trên của Đào Duy Từ, số tác phẩm thời kỳ này được biết tới cũng không nhiều, như Hoa Vân Cáo Thị của Nguyễn Hữu Dật, các bài Trấn Ninh trận phú, Văn khao tế quân Nam chết trận Trấn Ninh, Văn ủy tế quân Bắc chết trận Trấn Ninh chưa rõ tác giả, cùng một số tác phẩm khác được Nguyễn Khoa Chiêm chép lại trong Nam triều công nghiệp diễn chí hoàn thành đầu thế kỷ XVIII với lời giới thiệu chung chung “Người đương thời có thơ rằng…”,

trong đó có những tác phẩm như Hoa Vân Cáo Thị có lẽ vĩnh viễn không tìm lại được. Hầu hết những sáng tác này đều liên quan đến chủ đề chiến trận, với hình tượng nổi bật là kẻ sĩ tiết tháo, xung thành hãm trận, kẻ sĩ đợi thời, khao khát gặp minh chúa để thi thố tài năng. Điều này phản ánh sự hô ứng của văn học với diễn trình lịch sử quan trọng nhất ở Đàng Trong lúc ấy: diễn trình xây dựng lực lượng theo hướng ly khai và đối lập với chính quyền Lê – Trịnh của tập đoàn phong kiến Đàng Trong.

3.1.2. Từ năm 1673 đến năm 1777

Nếu như trước năm 1672, đội ngũ tác giả Đàng Trong còn tương đối mỏng, chỉ có vài ba gương mặt nhân sĩ Đàng Ngoài “thiên di” vào Đàng Trong (như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật), thì từ năm 1673, khi Nam - Bắc “nghỉ binh” sau trận đánh thảm khốc ở lũy Trấn Ninh, văn học Đàng Trong bắt đầu một thời kỳ mới. Hoàn cảnh không có chiến tranh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho văn hóa - giáo dục phát triển, kích thích sự phát triển của tầng lớp trí thức, trong đó chủ yếu là đội ngũ nho sĩ. Giữa thế kỷ XVIII, trong chính quyền Đàng Trong đã xuất hiện các vọng tộc văn thần bên cạnh những thế gia võ tướng, như họ Nguyễn Đăng ở Thừa Thiên, với anh em Đăng Trị - Đăng Đệ, Đăng Thịnh - Đăng Tiến, hay cha con Đăng Trị - Đăng Thịnh, Đăng Đệ - Cư Trinh. Đội ngũ sáng tác đã trở nên đông đảo với trình độ học vấn uyên thâm. Nguyễn Hữu Hào - con Nguyễn Hữu Dật, “thạo việc binh, có dũng lược”, “gặp lúc biên cương vô sự, giải trí bằng văn chương, có làm truyện Song Tinh Bất Dạ bằng quốc âm, được người đời truyền tụng” [114, tr. 167 - 168] và thường cùng Thích Đại Sán thư từ qua lại tranh luận về Phật học. Nguyễn Quang Tiền “học vấn uẩn súc rộng rãi, giỏi về thơ” [114, tr. 227], đề Cẩm đường xuân khúc, Vịnh “thiếu nữ phong”. Vũ Xuân Nùng “sâu sắc về Kinh học, văn chương uẩn súc” [114, tr. 224]. Nguyễn Khoa Chiêm “giỏi văn chương, từng làm sách Nam triều công nghiệp diễn chí lưu hành ở đời” [114, tr. 212]. Vũ Đình Phương “giỏi văn chương”, “đọc rộng kinh sử, rất thạo binh thư” [114, tr. 222]. Lê Xuân Chính làm bài phú Bán phàm các được lấy đậu kỳ khảo hạch Văn chức năm 1702 [114, tr. 233]. Nguyễn Đăng Thịnh “học rộng văn hay”, “nhờ văn chương nổi tiếng một thời, từ lệnh của triều đình đều do tay ông soạn” [114, tr. 199], trước tác Hiệu tần thi tập, Chuyết Trai văn tập, Chuyết Trai vịnh sử tập. Nguyễn Đăng Tiến - em Đăng Thịnh, “giỏi từ lệnh, sở trường về thơ văn quốc âm” [114, tr. 207], có

Minh Khiêm thi tập lưu hành ở đời. Nguyễn Cư Trinh - con Đăng Đệ - “sở trường về thơ”, “năm mười một tuổi đã biết làm văn, giỏi làm thơ đề vịnh, văn chương nhã đạm đúng phép tắc” [114, tr. 200]; khi Thế tông Phước Hoạt xưng vương năm 1744, văn thư từ lệnh đều do Cư Trinh soạn thảo; lúc làm Tham mưu Gia Định, thường cùng Đô đốc Hà Tiên Mạc Thiên Tứ lấy thơ văn tặng đáp qua lại với nhau, “lời lẽ bình đạm đẹp đẽ” [114, tr. 204], có Đạm Am thi tập, Sãi Vãi Quảng Ngãi thập nhị cảnh. Đặng Đức Thuật “học rộng hay thơ, sở trường về sử”, được tôn xưng là “Đặng gia sử phái” [114, tr. 257]. Nguyễn Dưỡng Hạo cùng vợ là Phạm Lam Anh - nhà thơ nữ duy nhất của Đàng Trong hiện được biết đến, ngâm vịnh Chiến cổ Đường thi tập, “có nhiều câu cứng rắn mạnh mẽ” [114, tr. 226]. Hoàng Quang “giỏi văn chương, sở trường về quốc âm” [114, tr. 258], làm bài Hoài Nam khúc. Lê Đạt “văn chương mẫn tiệp” [114, tr. 257]. Nguyễn Hương “rất có tiếng về văn chương”, “có thi tập lưu hành ở đời” [114, tr. 257 - 258]. Ngô Thế Lân đã sớm đạt đến cảnh giới sáng tác “tòng tâm sở dục”, nổi danh với tập thơ Phong trúc tập. Lê Quang Định không những văn tài lỗi lạc mà còn giỏi cầm kỳ thi họa…

Không chỉ có đội ngũ tác giả gốc Việt “trưởng thành tại chỗ”, văn học Đàng Trong thời kỳ này còn được bổ sung một lượng đáng kể những người có truyền thống Hán học sâu sắc – người Minh hương. Họ có thể là người Hoa hoàn toàn như những người đến vào buổi đầu di cư: Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu…; hoặc “người lai” cha gốc Hoa, mẹ gốc Việt như Mạc Thiên Tích, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh… mà cùng với thời gian cư ngụ, chung sống với người bản xứ, hòa đồng vào vốn văn hóa bản địa, tham gia học hành, thi cử theo chế độ của chính quyền Đàng Trong, họ đã trở thành những người Việt thuần túy từ trong nhận thức, trong quan điểm, và nhiều người về sau đã trở thành quan lại cao cấp, giữ những chức vụ trọng yếu trong các triều vua Nguyễn như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lâm Duy Hiệp, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành… Sự xuất hiện nhóm tác giả này đã khiến văn học Đàng Trong từ đây tiếp nhận thêm một nguồn lực quan trọng, giúp nó vừa duy trì được mối liên hệ với văn học viết truyền thống vừa tiếp thu thêm nhiều yếu tố “quốc tế” trong hoàn cảnh khu vực lúc ấy.

Bên cạnh các nhà nho là đội ngũ tác giả “hùng hậu” nhất lúc đó, văn học Đàng Trong thời kỳ này còn có sự góp mặt của các chúa Nguyễn và dòng dõi chúa Nguyễn, tăng nhân và giáo sĩ.

Trái với những trang sử hùng cứ phương Nam, sự nghiệp văn chương của dòng dõi chúa Nguyễn còn lại khá khiêm tốn. Trong chín đời chúa Nguyễn, chỉ thấy ghi lại một bài thơ chữ Hán ca tụng Cửa Tư Hiền của chúa Nghĩa Nguyễn Phước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Thái, một số sáng tác của chúa Minh Nguyễn Phước Châu, một bài minh của chúa Nguyễn Phước Thụ truy tán thiền sư Tạ Nguyên Thiều1. Trong số đó, đáng chú ý có Hiển tông Nguyễn Phước Châu, được đánh giá là vị chúa “hay chữ nhất”, để lại “nhiều văn thơ có giá trị nghệ thuật và nhân văn”, và là “tác giả lớn” của lịch sử văn

học Việt Nam trong thế kỷ XVIII [148, tr. 74 - 75].

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 8

Trong số các con cháu của chúa, chỉ có hoàng tử Tứ, tức Đán (hoàng tử thứ tám của chúa Nguyễn Phước Nguyên), “đọc rộng sử sách, sở trường về thơ quốc âm” [114, tr. 98]. Vì được Thế tông Hoàng đế mến tài nên ông bị nhiều người ghen ghét, bèn xin về trí sĩ, không dự triều chính, “phóng hoài trăng gió, ngâm vịnh làm vui, có làm Hoa tình truyện bằng quốc âm, lời rất đau thương, được người truyền tụng” [114, tr. 99]; đáng tiếc đã thất truyền. Nguyễn Phước Dục, con trưởng của Phước Tứ, lấy ngâm vịnh làm vui, “giỏi làm thơ, sành âm luật, tương truyền điệu

„Nam cầm‟ là do ông đặt ra” [114, tr. 99]. Ngoài ra, không thấy ghi chép gì thêm về sáng tác của các chúa Nguyễn và con cháu.

Thế kỷ XVII - XVIII, Đàng Trong là một xứ sùng thượng đạo Phật. Cùng với công cuộc mở rộng lãnh thổ, chăm lo phát triển kinh tế, mở mang bờ cõi, các chúa Nguyễn còn là những Phật tử mộ đạo, chú tâm xây dựng, trùng tu chùa chiền, cho cả người sang Trung Hoa thỉnh danh tăng đến xứ Đàng Trong hoằng dương Phật pháp, thỉnh pháp khí, pháp tượng... Sự xuất hiện của nhiều bậc cao tăng không chỉ khiến cho Phật giáo Đàng Trong hưng khởi, mà còn bổ sung một lực lượng đáng kể những gương mặt trí thức tiêu biểu, thiện trì giới luật, tinh thông Tam giáo2 cho đội ngũ tác giả - trí thức Đàng Trong. Tuy nhiên, ngoài bài thơ khắc trên bảng gỗ treo ở chùa Thập Tháp – Di Đà của thiền sư Đạo Nguyên và bài thơ chữ Nôm

1 Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên, quyển VI: “Cao tăng liệt truyện” chép một bài minh, truyền rằng của Hiển tông Hoàng đế - tức Nguyễn Phước Châu - truy tán thiền sư Tạ Nguyên Thiều khi ngài tịch. Tuy nhiên, theo tác giả Lịch sử Phật giáo xứ Huế thì Tổ Nguyên Thiều viên tịch năm 1728, mà Nguyễn Phước Châu lại mất năm 1725, cho nên nhiều khả năng đây phải là bài minh của chúa Nguyễn Phước Thụ.

2 Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh vào đặc điểm “tinh thông Tam giáo” của các vị thiền sư được ngưỡng vọng ở Đàng Trong thuở ấy. Điển hình như trường hợp hòa thượng Thạch Liêm - Thích Đại Sán, ngoài việc đến Đàng Trong để hoằng dương Phật pháp, ông còn tham mưu việc dựng nước, giữ nước bằng việc dâng bản điều trần rất quan trọng về

ngoại giao, lập đồn lũy, gọi quân dịch, mở trường học, thi cử - tất cả những việc dường như là của một nhà nho có tài định quốc an dân hơn là một vị cao tăng.

Có lẽ, chính sự hòa nhập tích cực vào đời sống kiểu như vậy đã khiến cho Phật giáo có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống, văn hóa Đàng Trong thuở ấy.

Phân ly từ của thiền sư Thiệt Kiến – Liễu Triệt, thì trước tác của các bậc cao tăng lưu lại đa phần là những bài kệ truyền phái hoặc kệ phú chúc trước khi viên tịch, thể hiện quan niệm nhân sinh, tư tưởng Thiền siêu thoát, như bài kệ của thiền sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch, thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo, thiền sư Thiệt Diệu – Liễu Quán...

Văn học Đàng Trong thời kỳ này còn có một bộ phận không kém phần quan trọng, đó là mảng thơ văn Thiên Chúa giáo. Tuy rằng điều kiện tư liệu hiện nay chưa cho phép tìm hiểu bộ phận này trên cơ sở các tác phẩm tiêu biểu nhất, song dựa vào những tư liệu hiện được biết tới, cũng có thể ít nhiều khẳng định “đây là một dòng văn học mà sự độc đáo vừa thể hiện một bước trưởng thành của văn hóa dân tộc vừa thể hiện một bước tiến mới của văn học Việt Nam” [142, tr. 318]. Tác giả của dòng văn học này, chắc chắn phải là những giáo sĩ – linh mục mà nhiều trong số đó đồng thời cũng là những “nho sĩ nắm vững thi pháp cũng như thể loại truyền thống của văn học viết Việt Nam thời phong kiến” [142, tr. 326]. Đáng tiếc, do là “thành viên của một cộng đồng thường xuyên đối diện với nguy cơ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật” [142, tr. 326] nên các tác giả Thiên Chúa giáo ở Đàng Trong gần như bị hoàn toàn xóa tên trong văn học sử Việt Nam. Lịch sử văn học Việt Nam chỉ còn ghi lại tên tuổi linh mục Lữ Y Đoan (Louis Đoan, ? - 1678) ở Quảng Ngãi với tác phẩm Sấm truyền ca, làm khoảng những năm 1670, bằng chữ Nôm, viết theo thể lục bát, phóng tác năm quyển đầu của bộ Kinh Thánh. Tiếc rằng văn bản gốc đã thất truyền. Những văn bản hiện được lưu giữ (đều đã phiên âm ra Quốc ngữ), chỉ còn trọn vẹn quyển đầu Tạo đoan kinh (Genesia) và một phần đầu quyển hai Lập quốc kinh (Exodus)1. Những sáng tác còn lại chép trong tuyển tập Vãn và tuồng2,

Imprimerie de la Mission, Saigon, 1899, đều khuyết danh.

Thơ văn Thiên Chúa giáo thời kỳ này tập trung vào ba chủ đề chính là:

(1) Tuyên truyền giáo quy, giải thích giáo lý, với những tác phẩm tiêu biểu: Thiên Chúa thánh giáo yếu lý chính giải tổng lược vãn, Tư thánh thục đàng vãn...; (2) Tái hiện các truyền thuyết, sự tích trong “Thánh Kinh giáo sử” theo đường hướng Việt hóa; điển hình là: Ông Gióp tuồng, Truyện Thánh tổ tông Gia cóp vãn, Giu dít vãn,


1 Xem thêm: Lại Nguyên Ân (Chủ biên) - Bùi Văn Trọng Cường (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội, mục từ “Sấm truyền ca”, tr. 520 - 522.

2 Cuốn sách tập hợp khá nhiều tác phẩm văn chương Thiên Chúa giáo thế kỷ XVIII – XIX, in bằng chữ Quốc ngữ nhưng theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì chắc chắn đã được phiên âm từ các nguyên bản chữ Nôm.

Tô bia vãn, Giáng sinh vãn, Cécilia đồng trinh tử đạo vãn...; và (3) Ca ngợi các tấm gương về đức tin, đồng thời bày tỏ sự phê phán, nỗi bất bình với chủ trương cấm đạo của chính quyền Đàng Trong, như: Bõ Gioang tử đạo vãn, I nê tử đạo vãn...1.

Nếu như chủ đề thứ nhất, với ý hướng tuyên truyền cho một quan niệm tôn giáo độc thần và nhất là quy định nghi thức thờ cúng cứng rắn của giáo hội La Mã đương thời, là một nguyên nhân đưa tới những xích mích, thù hằn Lương - Giáo ở xã hội Đàng Trong buổi ấy, tạo cớ cho phe cấm đạo trong chính quyền Thuận Hóa phát động một cuộc vận động chống đạo Thiên Chúa nhằm “bảo vệ quốc tục” (suốt đời Võ vương Nguyễn Phước Khoát và Định vương Phước Thuần đều thi hành chính sách cấm đạo, trục xuất giáo sĩ), thì với chủ đề thứ hai, các giáo sĩ đã nhìn thấy ở Nho giáo “một phương tiện lý thuyết để khẳng định cộng đồng mình trong xã hội Việt Nam” [142, tr. 321]. Bởi vậy, đặc điểm đáng chú ý trong bộ phận văn chương Thiên Chúa giáo ở Đàng Trong, có lẽ không nằm ở hệ chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm (các vị thánh, các tấm gương “tử vì đạo”...) mà chính là ở cách Việt hóa giáo lý, kinh sử trong lựa chọn ngôn ngữ (chữ Nôm) và thể loại/ thể tài (phần lớn là vãn, tuồng, viết theo thể lục bát).

Rõ ràng là có một sự chênh lệch rất lớn về số lượng tác giả, tác phẩm giữa hai giai đoạn trước năm 1673 và từ năm 1673 trở đi. Thời kỳ 1673 – 1777 có thể coi là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn học Đàng Trong với một đội ngũ sáng tác đông đảo, đa dạng và một khối lượng tác phẩm phong phú về nội dung, thể loại. Nhưng căn bản, đội ngũ tác giả nhà nho vẫn là gương mặt trí thức tiêu biểu quan trọng nhất, chi phối và tạo ra diện mạo, giá trị văn học vùng. Như hệ quả của không khí nhập cuộc ở vùng đất mới, đội ngũ tác giả nhà nho hành đạo với niềm “lạc quan phụng sự”, “tin tưởng phụng sự” vẫn chiếm số lượng lớn. Do vậy, dễ hiểu vì sao mà chủ đề tôn vinh nhân vật lãnh đạo ca tụng thiên nhiên, tương ứng với hai hình tượng quan trọng cơ bản là kẻ sĩ quý tộc phong cảnh thiên nhiên, lại là những điểm nhấn của văn học vùng giai đoạn này. Tuy nhiên, bên cạnh đội ngũ tác giả nhà nho hành đạo, trong văn học Đàng Trong vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII cũng đã xuất hiện những tác giả nhà nho ẩn dật, điển hình như Võ Trường Toản, Ngô Thế Lân, Trần Thế Xương, Nguyễn Đăng Đàn, Lê Đạt, Đặng Đức Thuật... Tuy trước tác để lại không nhiều nhưng cũng đủ để tái hiện một chặng đường phát triển


1 Xem thêm: Cao Tự Thanh (2007), “Văn học Đàng Trong”, Tlđd, tr. 318 - 327.

của những kẻ sĩ nho ưu thời mẫn thế, coi văn chương không chỉ đơn thuần là phương tiện “tải đạo” mà còn là “cõi sống” để họ “thể hiện” mình và “thực hiện” chính mình.

Trên phương diện thể loại, thời kỳ này, ngoài sự tiếp nối những thể loại chính như thơ Đường luật, phú đã phát triển ở Đàng Ngoài từ các thế kỷ trước, văn học Đàng Trong đã nảy sinh một số thể loại mới có tính chất khai cơ như tiểu thuyết chương hồi (với tác phẩm Nam triều công nghiêp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm), truyện Nôm bác học (với tác phẩm Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào) và một số thể loại mang đậm sắc thái văn hóa vùng như vãn, vè, tuồng. Đặc biệt, cũng như ở Đàng Ngoài, thơ Đường luật vẫn là một thể loại được ưa chuộng của văn học Đàng Trong. Nếu như giai đoạn trước 1673 chỉ có một bài thơ Hán và một bài thơ Nôm “vô đề” tương truyền của Đào Duy Từ thì sau năm 1673, đặc biệt sang thế kỷ XVIII, thể loại này có những bước phát triển rực rỡ với 330 bài thơ Đường luật chữ Hán trong Hà Tiên thập vịnh1; 30 bài thơ Lư Khê nhàn điếu trong tập Minh Bột di ngư của Mạc Thiên Tích; Hiệu Tần thi tập của Nguyễn Đăng Thịnh, trong đó những bài Vịnh Hán An đế, Vịnh Tống Chân tông, Vịnh Tống Độ tông vẫn được người đời sau nhắc đến; Đạm Am thi tập, Quảng Ngãi thập nhị cảnh của Nguyễn Cư Trinh; những bài thơ Đường luật chữ Hán trong Phong trúc

tập của Ngô Thế Lân như Trư điểu đề, Hữu cảm, Thuật hoài, Thiệp thế ngâm, Tự vịnh, Tự thuật…; Chiến cổ Đường thi tập của Nguyễn Dưỡng Hạo - Phạm Lam Anh với những bài vịnh sử bằng Hán thi nổi tiếng như Kinh Kha, Hàn Tín, Khuất Nguyên… Các tác giả đã thành công trên nhiều chủ đề, đề tài khác nhau, từ thơ vịnh cảnh, vịnh vật, vịnh sử đến diễn tả tâm trạng, nỗi lòng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hầu hết thơ Đường luật ở Đàng Trong thời kỳ này đều được viết bằng chữ Hán (trừ Quảng Ngãi thập nhị cảnh viết bằng chữ Nôm).

Mặc dù thơ Đường luật vẫn luôn là thể loại chiếm ưu thế (về mặt số lượng) trong bức tranh văn học vùng nhưng vãn, vè, tuồng mới là những thể loại làm nên đặc thù phương Nam. Trước năm 1673, Đào Duy Từ với hai bài vãn Ngọa Long cương vãn Tư Dung vãn đã là người đầu tiên ở Đàng Trong đưa thể bình dân vào văn học bác học, để rồi sau đó, Nguyễn Cư Trinh là người thành công nhất


1 Mạc Thiên Tích: 10 bài chủ xướng, Nguyễn Cư Trinh: 10 bài họa lại, và các tác giả trong Tao đàn Chiêu Anh các: khoảng 310 bài (không kể 10 bài của Dư Tích Thuần, vì mang nặng “khẩu khí thiên triều” nên không được Mạc Thiên Tích đưa vào khi ấn loát).

trong phương thức sáng tác này với bài vè Sãi Vãi. Trong khi ở Đàng Ngoài, vè thường do “những bàn tay bình dân kém nghệ thuật làm ra” [106, tr. 220], dẫn đến bị rẻ rúng là nghệ thuật “quá dễ dãi tầm thường” [106, tr. 220] thì ở Đàng Trong, với việc vị Tuần phủ Quảng Ngãi chọn sáng tác thể thức vè để động viên tinh thần quân sĩ, đã phần nào hé lộ về một sinh khí văn học hoàn toàn khác với cõi Đàng Ngoài.

Trong giai đoạn này, nghệ thuật tuồng đặc biệt phát triển, với sự xuất hiện một loạt kịch bản khuyết danh mẫu mực, thể tài thống nhất, tập trung vào chủ đề “phò vua diệt ngụy”. Những vở như Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Dương Chấn Tử, Giác oan, An trào kiếm, Hồ thạch phủ… chủ yếu đi vào đề tài cung đình, phản ánh quan hệ chính trị - xã hội giữa các phe phái phong kiến nói chung. Mâu thuẫn xã hội được phản ánh trong loại tuồng này là mâu thuẫn phong kiến nội địa, không có giặc ngoại xâm (nếu có giặc ngoại xâm thì cũng chỉ là tình tiết phụ, để đẩy tình tiết kịch phát triển), cho nên “xã hội được phản ánh trong loại tuồng này tương ứng với xã hội nước ta ở giai đoạn các thế kỷ XVI, XVII, XVIII” [78, tr. 73]. Tác giả tuy khuyết danh nhưng có thể dám chắc “họ thuộc vào loại công thần của chúa Nguyễn, đa số là võ quan cao cấp hoặc những người hoạt động chính trị” hoặc “những nghệ nhân bậc thầy (thầy tuồng), có chút ít kiến thức văn học” [78, tr. 81 - 82]. Điều kỳ lạ là tuồng nói riêng và các loại hình diễn xướng nói chung, không chỉ phát triển trong dân gian, mà còn rất được ưa chuộng ở cung đình. Chúa Nguyễn có ít nhất hai lần tổ chức vũ khúc, diễn tuồng để đón tiếp hòa thượng Thích Đại Sán, thậm chí chúa Nguyễn Phước Nguyên còn cao hứng “tự đánh trống điểm nhịp cho bọn hát; thanh điệu lạ lùng, bộ tịch đường lối cũng khác” [117, tr. 129]. Sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn là hệ quả tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận tác giả và công chúng thuộc tầng lớp thị dân vốn đã trở nên đông đảo ở các đô thị Đàng Trong thế kỷ XVIII.

Song hành với sự phát triển của hệ thống thể loại mang đặc thù phương Nam đó là xu hướng ngày càng “dân gian hóa” trong ngôn ngữ văn học Đàng Trong. Tất cả hé lộ về một động thái nghệ thuật, động thái văn hóa mang tính chất đặc thù của phương Nam thời kỳ này.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí