Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------


ĐỚI THỊ HỒNG


CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM


Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 1

HÀ NỘI, NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------


ĐỚI THỊ HỒNG


CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU KHÁNH THƠ


HÀ NỘI, NĂM 2013


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Lý do chọn đề tài. 4

2. Lịch sử vấn đề 5

2.1. Tác giả Dư Thị Hoàn 5

2.1.2. Tác giả Đoàn Thị Lam Luyến. 8

2.1.3. Tác giả Hoàng Việt Hằng 10

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 12

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 12

3.1.2. Tác giả Đoàn Thị Lam Luyến luận văn khảo sát tập trung ở ba tập thơ:

......................................................................................................................... 12

3.1.3. Tác giả Hoàng Việt Hằng chúng tôi tập trung khảo sát qua hai tập thơ:

......................................................................................................................... 12

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 12

4.Mục đích nghiên cứu. 12

5.Phương pháp nghiên cứu. 13

6.Bố cục của luận văn 13

PHẦN NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH – SỰ HÌNH THÀNH CÁ TÍNH SÁNG TẠO TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG 14

1.1.Khái niệm về “cái tôi”, “cái tôi trữ tình” và biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ ca truyền thống. 14

1.1.1.Cái tôi 14

1.1.2.Cái tôi trữ tình 16

1.1.3.Các hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình trong văn học. 18

1.1.3.1.Cái tôi trữ tình trong văn học dân gian. 19

1.1.3.2.Cái tôi trữ tình trong văn học cổ điển. 19

0

1

1.1.3.3.Cái tôi trữ tình trong thơ lãng mạn 2

1.1.3.4.Cái tôi trữ tình trong thơ cách mạng. 2

1.2.Sự hình thành cá tính sáng tạo trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng. 21

1.2.1.Đặc điểm chung của thơ nữ Việt Nam sau năm 1986 21

1.2.2.Cá tính sáng tạo trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng 26

1.2.2.1.Đoàn Thị Lam Luyến – người đàn bà “dại yêu” và khát vọng sống mãnh liệt 26

1.2.2.2.Dư Thị Hoàn – một “lối nhỏ” độc đáo trên hành trình sáng tạo thi ca. . 27 1.2.2.3.Hoàng Việt Hằng – “một mình khâu những lặng im” và âm thầm tỏa sáng 33

CHƯƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 36

2.1. Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn. 36

2.1.1. Cái tôi trữ tình băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống 36

2.2.2. Cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm. 47

2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến 54

2.2.1. Cái tôi – người tình đam mê, mãnh liệt 55

2.2.2. Cái tôi cô đơn, khắc khoải 67

2.2.3. Cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Việt Hằng 72

2.2.3.1. Cái tôi – cô đơn, đau khổ của một kiếp thi nhân – đàn bà 72

2.2.3.2. Cái tôi tìm đến thiên nhiên để đồng cảm, chia sẻ 83

2.4. Tiểu kết 89

CHƯƠNG 3: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ DƯ THỊ HOÀN, ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN, HOÀNG VIỆT HẰNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 90

3.1. Thể thơ 90

3.1.1. Thể thơ tự do 90

............. 97

........... 101

t defined. t defined.

........... 103

3.1.2. Thể thơ lục bát.........................................................................

3.1.3. Thể thơ 5 chữ...........................................................................

3.1.3.1.Thể thơ 5 chữ ...................................... Error! Bookmark no

3.1.3.2. Thơ ngắn ............................................ Error! Bookmark no

3.2. Ngôn ngữ ....................................................................................

3.2.1.Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. 104

3.2.2. Ngôn ngữ giản dị đời thường. 106

3.3. Giọng điệu 111

3.3.1. Giọng điệu lo âu, hoài niệm, trăn trở 111

3.3.2. Giọng điệu trữ tình suy tư, trầm lắng. 118

3.3.3. Giọng điệu nồng nàn, ấm áp. 123

PHẦN KẾT LUẬN 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130


1. Lý do chọn đề tài.

PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với dòng chảy của thời gian, những gì của ngày hôm nay rồi sẽ dần trở thành quá khứ của ngày sau. Cuộc sống vĩnh hằng vẫn lưu chuyển trong từng khoảnh khắc của không gian và thời gian. Còn con người luôn mong ước được sống hết mình cho từng giây, từng phút của đời người. Trọn vẹn với những ước mơ, những yêu thương nồng nhiệt và cả những hờn tủi, đau đớn hay hạnh phúc đời mình,Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng đã trải lòng qua các trang thơ và lưu dấu ấn trong nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Cái tôi trữ tình là một trong những khái niệm triết học cổ nhất, đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình, từ đó nhận ra mình là một con người khác với tự nhiên, một cá thể độc lập khác với người khác. Cái tôi trữ tình thể hiện một cách nhận thức, cảm xúc đối với thế giới, con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mỹ, nhằm truyền đạt đến người đọc. Cái tôi trữ tình chính là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình. Chính vì vậy, nghiên cứu cái tôi trữ tình là để thấy cái tôi nhà thơ đã được nghệ thuật hóa trở thành một yếu tố nghệ thuật phổ quát trong thơ, một thành tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.

Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nước ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Văn nghệ, trong tình hình mới đã dám “nói thẳng”, “nói thật” về nhiều vấn đề khúc mắc, nhiều sự thật đau lòng. Theo đó, cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng được giải phóng triệt để hơn. Trong bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặt phải và mặt trái của nó khiến cho nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống. Điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật thơ giai đoạn này qua ba điểm đáng chú ý sau đây: Ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca hiện ra như một hình thức tra vấn không ngừng về đời sống; Nỗ lực khám phá sự phong phú trong “cái tôi ẩn giấu”, dám phơi bày những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị vốn đã quá ổn định để

đi tìm những giá trị mới; Thơ như một ngôn ngữ”. Có thể nói tinh thần của Đại hội VI đã làm chuyển hướng văn học, văn học đang trở về với đời thường, với số phận riêng. Cùng với điều kiện đổi mới trên, thơ ca còn chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Trong nền thơ hiện đại đã xuất hiện nhiều khuynh hướng, nhiều thể nghiệm, tìm tòi với những hình thức mới lạ, có màu sắc hiện đại. Nội dung thơ cũng muôn màu, muôn vẻ, với những cách khai thác, tiếp cận khác nhau. Có thể nói, bước chuyển quan trọng nhất của thời kỳ này là thơ đã đến với con người trong mọi biểu hiện phong phú của nó. Đối với thơ, giờ đây không còn có vùng cấm, vùng trắng mà “Ở đâu có sự sống ở đó có thơ ca”. Thơ đã trở về với hiện thực của nhân tình thế thái, trở về với cái tôi cá nhân, bên cạnh dòng thơ trữ tình công dân.

Hòa vào dòng chảy chung của thi ca thời kỳ đổi mới, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng là những cây bút được sống và sáng tác trong môi trường ấy. Chính nó đã tạo điều kiện cho ba nhà thơ nữ được phát huy khả năng sáng tạo, cất lên những tiếng thơ tràn ngập cảm xúc.

Chọn đề tài nghiên cứu, Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng chúng tôi muốn vận dụng những lý thuyết truyền thống kết hợp với lý thuyết hiện đại để đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp trong thơ của các chị, mong tìm ra những mạch ngầm nội tại làm nên sức sống bền vững của nó.

2. Lịch sử vấn đề.

Trong nền văn học dân tộc thơ nữ luôn có bước tiến song hành , nó không tách rời xu hướng phát triển của thơ ca dân tộc. Sự đóng góp của các nhà thơ nữ thời kỳ đổi mới đã tạo nên những tiếng nói mới mẻ cho nền thơ ca hiện đại của dân tộc. Nó trở thành đối tượng nghiên cứu của giới phê bình văn học. Qua khảo sát , thống kế chúng tôi đã tìm thấy nhiều bài viết liên quan tới đề tài. Nhìn vào những bài viết này chúng tôi có thể khẳng định là cho đến nay những công trình, nghiên cứu, tìm hiểu về các nhà thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng… đều thống nhất, đánh giá, thơ các chị là tiếng nói chân thành tha thiết của trái tim phụ nữ, những trăn trở suy tư của một kiếp người.

2.1. Tác giả Dư Thị Hoàn.

Dư Thị Hoàn là một trong những cây bút nữ tiêu biểu trong giai đoạn đổi mới của văn học. Người ta viết khá nhiều về chị, nhưng chủ yếu dưới dạng những nhận xét khái quát những đặc điểm cơ bản hoặc có tính giới thiệu, bình phẩm chứ chưa nghiên cứu một cách có hệ thổng. Vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến cái tôi trữ tình đầy triết lý, chiêm cảm cùng đời tư thế sự phức tạp của thơ chị. Tuy nhiên phải kế đến phải kể đến những công trình, những bài nghiên cứu có tính chất khái lược về thơ chị. Tiêu biểu là các tác giả:Bùi Công Hùng, Hồ Thế Hà, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Thụy Kha, Lê Lưu Oanh, Phong Lê, Bích Thu, Nguyễn Đằng Điệp….

Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất ở quan điểm thơ thời kỳ đổi mới hướng vào cái tôi cá nhân, khẳng định con người cá nhân, cá tính thể hiện rõ trong thơ Dư Thị Hoàn. Nhiều tác giả có những nhận xét, đánh giá chung về vị trí và đặc điểm thơ Dư Thị Hoàn. Theo Bùi Công Hùng, “Dư Thị Hoàn thể hiện tâm tình của một người phụ nữ người Việt gốc Hoa trong Lối nhỏ” [11, tr.294]. Với Lưu Khánh Thơ, “Bài Tan vỡ của Dư Thị Hoàn cũng đã hơn một lần bị lên án nhắc nhở. Đến nay, khía cạnh này được nhìn nhận đúng mức hơn. Có lẽ một phần do cách biểu hiện của từng nhà thơ, phần nữa là do tâm lý và thị hiếu của người đọc ngày càng đa dạng và hiện đại hơn” [29, tr.20]. Còn Hồ Thế Hà cho rằng, “Với tấm lòng bao dung, nhân ái, Dư Thị Hoàn đã gây được thiện cảm ở người đọc. Thơ chị không cầu kỳ, kênh kiệu hoặc làm dáng trong câu chữ một cách trống rỗng mà đó là sự lựa chọn nghệ thuật xuất phát từ thực tế, suy tư của chính mình và những người thân một cách chân tình. Và vì vậy, nó giản dị, gần gũi với đời thường. Chính sức mạnh của ý tứ, của vẻ đẹp tâm hồn đã giúp cho thơ chị bỏ qua một số quan hệ: vần điệu, tiết tấu để đến thẳng với độc giả bằng một chiều sâu suy nghĩ, liên tưởng mới mẻ” [11, tr.78]. Lê Lưu Oanh, Bích Thu, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Bạch Mai,… đều cho rằng ý thức giải phóng cái tôi cá nhân, giải phóng cá tính đã tạo cho các nhà thơ nữ một giọng điệu riêng, mỗi người mỗi kiểu không ai giống ai, đặc biệt là giọng điệu thơ của Dư Thị Hoàn.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí