Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải - 23

diễn, thơ điện ảnh. Và tư duy thơ Vi Thùy Linh mang đậm màu sắc tư duy về lời, tư duy về hình ảnh và tư duy theo kiểu điện ảnh.

+ Phan Huyền Thư: Là một cái tôi cá nhân giàu nội lực và cá tính, không chịu theo những khuôn khổ định sẵn. Trái ngược với sự sôi nổi, ồn ào của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư thể hiện sự chín chắn và từng trải trong những vần thơ giàu xúc cảm. Thư kiệm chữ, chắt lọc ngôn từ và tiết chế cảm xúc trong những câu thơ ngắn, lối thơ điệp cấu trúc, câu thơ vắt dòng có sự hủy từ, xóa từ xen kẽ... Ý thức và trách nghiệm của người nghệ sĩ luôn được Thư đề cao với nhiều bài thơ và những phát biểu phê phán sự giả dối, thiếu tính chân thực; thiếu cảm xúc trong thơ. Thư ý thức phái tính sâu sắc trong những xúc cảm về tình yêu, tình mẫu tử, cả những bản năng tình dục không bồng bột mà theo sự từng trải với những khinh mạn, chua cay có chút đanh đá. Khám phá tình yêu, tình dục trong Thư không chỉ trên phương diện kinh nghiệm cá nhân mà còn trên phương diện thẩm mĩ. Cùng với Vi Thùy Linh và các nhà thơ nữ khác, tiếng thơ của Phan Huyền Thư tạo thành dòng thơ nữ quyền sôi nổi trên văn đàn hiện nay. Thế giới vô thức tâm linh trong thơ Thư chịu ảnh hưởng của đạo Phật trong ngôn ngữ lẫn tư tưởng. Thư luôn trăn trở ưu tư về các vấn đề của cuộc sống hiện đại với nhiều mối quan hệ rạn nứt, với nỗi thất vọng, sự trống rỗng trong tâm hồn, nỗi buồn, cô đơn. Hình ảnh và ngôn ngữ trong thơ Thư mang ý thức của sự sáng tạo sâu sắc, với chất đời thường sống sít và giọng điệu giễu nhại sâu cay rất riêng gây nhiều ấn tượng. Không thiên về thơ theo dòng cảm xúc như Vi Thùy Linh, thơ của Thư mang tư duy của lí trí sắc sảo, của những câu chữ được dụng công, sắp đặt có sức ám gợi cao

+ Văn Cầm Hải: Là cái tôi cá nhân bản lĩnh chững chạc, đầy tự tin và cá tính. Anh tuyên ngôn cho thơ của mình: không ăn bóng một thời đã qua và luôn đề cao sự sáng tạo, cách tân đến cùng. Không ồn ào qua những phát ngôn, anh lặng lẽ sáng tạo những văn bản thơ độc đáo. Không tuôn trào cảm xúc mãnh liệt theo những câu thơ và bài thơ dài như Vi Thùy Linh, không kiệm lời và hạn định tối đa câu chữ như Phan Huyền Thư, thơ Văn Cầm Hải có sự tiết chế chừng mực số dòng thơ và số tiếng trong câu thơ. Những bài thơ ngắn không tuân theo một quy tắc nào về vần nhịp, các câu thơ dài ngắn đan xen, ngắt nhịp và xuống dòng ngẫu nhiên, không viết hoa đầu dòng. Nhịp thơ như đứt gãy, phá vỡ mạch cấu trúc toàn bài. Bài thơ gồm nhiều sự kiện được kết cấu theo kiểu những câu chuyện kể thu gọn. Hình ảnh, ngôn ngữ thơ giàu ẩn dụ biểu tượng với cách kết hợp từ ngữ, hình ảnh lạ vô trật tự, rời rạc đan xen như những chắp nối của mảnh vỡ hiện thực và tâm hồn. Đó là thế

giới thơ mang cảm thức của một tâm hồn lưu vong, nhiều ẩn ức, đau thương. Thế giới tâm linh trong thơ Hải chịu ảnh hưởng của đạo Kitô với nỗi buồn, nỗi cô đơn, với sự cầu mong cứu rỗi giải thoát cho tâm hồn. Nhưng trong thế giới vô thức, sự mất mát niềm tin vào chúa, thế giới cái chết và những giấc mơ luôn bủa vây. Đó là thế giới của một cõi tâm linh hiện đại giàu trực cảm với những biến đổi của cuộc sống mới nhưng cũng luôn đằm ưu tư về quá khứ mất mát đã qua. Thế giới với những mất mát tổn thương của tâm hồn lưu vong luôn giàu cảm quan Việt, tình yêu quê hương Việt. Thơ của Hải là lối thơ tư duy đa tuyến, theo lối viết hậu hiện đại, đầy ắp những thi ảnh, cảm xúc, chất trí tuệ, chịu ảnh hưởng của lối viết tân hình thức của lớp nhà thơ lưu vong nơi xứ người, nhưng thơ anh vẫn nồng nàn, gàn gũi và quen thuộc.

Tóm lại, thơ trẻ đương đại đang tồn tại nhiều đối cực: vừa phô bày thể hiện mình, vừa tiết chế, giấu mình; vừa thả phóng, vừa dụng công làm chữ; vừa tự sự, vừa phản tự sự; vừa mở rộng biên độ thể loại, vừa tiết chế nén chặt cô đọng, hàm súc ngôn ngữ; vừa hướng nội vừa hướng ngoại; vừa ảnh hưởng lối viết Tây phương, vừa quay về trầm mình với nỗi buồn phương Đông... Sự đa dạng và phức tạp của cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại là một biểu hiện của tinh thần hiện đại, góp phần hình thành những phong cách thơ trẻ: Phan Huyền Thư sâu lắng, trầm tĩnh, kiệm lời; Văn Cầm Hải giàu các thi ảnh lạ, lối tư duy đa tuyến và giọng điệu ẩn ức đau thương; Vi Thùy Linh giàu nội lực, ào ạt như sôi, đôi khi bốc đồng, ầm ĩ... Chấp nhận và tôn vinh những cá tính thơ trên là cách đưa thơ trẻ gần gũi hơn với độc giả, hơn hết đưa thơ Việt vươn ra thế giới. Đổi mới và hội nhập là một con đường đi dài và không có hồi kết. Thời gian và công chúng sẽ là thước đo công bằng cho những sáng tạo thơ ca của họ. Nói như nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ “Thơ ca luôn luôn cần một cuộc cách mạng mới do chính những con người của thế hệ mới nhằm tạo ra một thời kì mới, mang hơi thở của thời đại mới” [89]. Mang trong mình sức trẻ hoài bão, tài năng tâm huyết, sự chuyên nghiệp và sáng tạo; vừa kế thừa trầm tích văn hóa truyền thống, vừa nóng hổi hơi thở đương đại, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải chính là niềm tin đầy hứa hẹn cho tương lai thơ Việt hôm nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Thùy Anh (2007), Phái tính trong thơ nữ sau 1975, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội

2. Nguyễn Thị Mai Anh (2010), Thơ trẻ Việt Nam đương đại qua ba tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Ly Hoàng Ly, Luận văn thạc sĩ văn học, ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN

3. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ ca Việt Nam 1945 - 1995, Nxb KHXH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

4. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975 - 2000, Nxb Hội nhà văn

5. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy suy nghĩ về hiện đại hóa thơ, Báo Văn nghệ (Số 7)

Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải - 23

6. Hoài Thanh, Hoài Chân (1994), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học

7. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam – tìm tòi và cách tân, 1975 - 2005, Nxb Hội nhà văn Việt Nam – Công ty văn hóa Trí Việt

8. Võ Tấn Cường, Thơ tự do và con đường tất yếu của thi ca, talawas.org, 05/02/2004

9. Kim Dung, Vi Thùy Linh - Cái nôi của tình yêu thơ Hà Nội, vov.vn, 16/6/2012

10. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội

11. Nguyễn Sỹ Đại (2002), Nằm nghiêng - tập thơ thiếu sự nghiêm túc và cảm xúc trong sáng, Báo Nhân dân cuối tuần (Số 29), ngày 21/7

12. Phong Điệp, Tháng Tư – Link: Cuộc chinh phục mới của Vi Thùy Linh, thotre.com, 03/4/2011

13. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Thơ ca Việt Nam sau 1975 – từ một góc nhìn, Phụ bản Thơ, Báo

Văn nghệ, quý III

14. Nguyễn Đăng Điệp, Những ngả đường sáng tạo của thơ ca, talawas.org, 19/9/2002

15. Lý Đợi (2003), Phan Huyền Thư - ngọn cây tìm nỗi cô đơn trên trời , Tạp chí Tia sáng, Tháng 1

16. Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam (Hình thức và thể loại), Nxb KHXH, HN

17. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH, HN

18. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục

19. Nguyễn Thị Hồng Giang (2009), Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây: ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh), Luận văn thạc sĩ văn học, ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN

20. Văn Cầm Hải , Phan Huyền Thư , cây huyền cầm đau vù ng sao sá ng , tapchisonghuong.com.vn, 29/8/2008 (Tháng 8/ Số 162)

21. Văn Cầm Hải, Ở Việt Nam số lượng nhà văn giỏi ngoại ngữ quá hiếm hoi; Tôi là một đứa trẻ nội tâm lang thang, vannghetre.com, 08/01/2006

22. Văn Cầm Hải (1995), Người đi chăn sóng biển, Nxb Trẻ

23. Bích Hạnh, Mấy xu hướng sáng tác của văn học trẻ hiện nay, phongdiep.net

24. Phan Nhiên Hạo, Mới - Cũ trong thơ và Hậu Hiện Đại, talawas.org, 21/5/2004

25. Hegel (1996), Mỹ học, những văn bản chọn lọc, Nxb KHXH

26. Hoàng Hiền, Nhà thơ Vi Thùy Linh: “Tôi bị lợi dụng…”, dantri.com, 12/4/2007

27. Đào Duy Hiêp

(2003), Lao đôn

g và nôi

buồn trong tập thơ “Nằm n ghiêng” của Phan

Huyền Thư, phụ bản Thơ, Báo Văn nghê ̣ (Số 6)

28. Tô Hoàng (2001), Thơ của một cô gái tuổi 20, Báo Người Hà Nội (Số 7), ngày 10/02

29. Hoàng Hưng (1994), Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác, Báo Lao Động, xuân Giáp Tuất

30. Mai Hương (1997), Mười năm thơ những xu hướng tìm tòi, Tạp chí Văn nghệ quân đội

31. Quỳnh Hương, Nhà thơ Phan Huyền Thư: “Cuộc đời tôi đã tặng lại cho tôi chính nó”, muonmau.vn, 22/4/2012

32. Inrasara (2004), Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, (Tháng 5/ Số 11)

33. Nguyên

Thuy

Kha (2002), Phan Huyền Thư – Nằm nghiêng về cách tân, Báo Sinh viên Việt

Nam, (Số 20), ngày 29/7

34. Nguyễn Thụy Kha (2001), Thơ Vi Thuỳ Linh – một khát vọng trẻ, Báo Người Hà Nội, (Số 8), ngày 24/02

35. Trần Thiện Khanh, Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời, vienvan.vn, 14/02/2009

36. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh Niên

37. Thụy Khuê (1995), Cấu trúc thơ, Nxb Văn nghệ, Hoa Kỳ

38. Trần Hoàng Thiên Kim, Nhà thơ Vi Thuỳ Linh: Trong sáng tạo tôi điên cuồng và tận lực, cand.com.vn, 03/4/2011

39. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục

40. Mã Giang Lân (1992), Nhìn lại thơ 30 năm chiến tranh, Tạp chí Văn học (Số 2)

41. Mã Giang Lân (2003), Thơ mở rộng biên độ, Báo Văn nghệ, Phụ bản Thơ, (Tháng 10/ Số 4)

42. Mã Giang Lân (2005), Văn học Việt Nam hiện đại - Vấn đề - Tác giả, Nxb Giáo Dục

43. Nguyễn Công Lí (2002), Văn học phật giáo Lí Trần, diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh

44. Hà Linh, Vi Thùy Linh - kẻ si tình chung thân với nghệ thuật, giaitri.vnexpress.net, 21/01/2006

45. Vi Thùy Linh (2001), Thơ tự do - một cuộc vật lộn tiếp diễn của sáng tạo và tiếp nhận, Về một dòng văn chương (Phạm Việt Phương - Huỳnh Phan Anh dịch), Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh

46.Vi Thuỳ Linh, Tùy bút, tienve.org

47. Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội nhà văn, Tháng 1

48. Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Thanh niên, Tháng 10

49. Vi Thùy Linh (2005), Đồng Tử, NxbVăn nghệ, Tháng 9

50. Vi Thùy Linh (2008), Vili in love, Nxb Văn nghệ

51. Vi Thùy Linh (2010), Phim đôi – Tình tự chậm, Nxb Thanh niên, Tháng 12

52. Vi Thùy Linh (2011), Chu du cùng ông nội, Nxb Kim Đồng

53. Vũ Quỳnh Loan (2005), Thơ Vi Thùy Linh, Luận văn tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội

54. Dương Minh Long, (Nguyễn Hữu Hồng Minh trả lời phỏng vấn), Thơ hậu - hiện đại: hình thức là vỏ đạn bọc thuốc nổ là ngôn từ, tienve.org

55. Ngọc Lương, Các nhà thơ trẻ sẽ sắp đặt, trình diễn “live thơ”, vtc.vn, 24/01/2007

56. Nguyên Thi ̣Mận (2006), Tình yêu, tình dục và vấn đề phái tính trong tập thơ “Rỗng ngực”

của Phan Huyền Thư, Báo cáo khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội

57. Nguyễn Thị Mận (2008), Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt đương đại qua ba tác giả: Văn Cầm Hải Nguyễn Hữu Hồng Minh và Phan Huyền Thư, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội

58. Ngô Minh, Văn Cầm Hải không ăn bóng một thời đã qua, ngominh.vnweblogs.com, 26/6/2007

59. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2002), Thơ Việt Nam từ góc nhìn của một thế hệ, Tạp chí Tia sáng (Số 1)

60. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2003), Vỉa từ, Nxb Văn học

61. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ, tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác phẩm mới, HN

62. Phan Sơn Nam (2002), Nhà thơ Vi Thùy Linh trả lời bạn đọc, vnexpress.net, 19/4/2002

63. Trần Văn Nam, Những dấu hiệu hiện đại hóa của thơ hải ngoại, talawas.com, 2005

64. Lê Thành Nghị (2004), Khi khát vọng cá nhân của cái tôi trữ tình được đánh thức, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ (Tháng 7/ Số 13)

65. Phạm Xuân Nguyên (2001), Thơ Linh, Tạp chí Sông Hương (Số 4)

66. Vương Trí Nhàn (1994), Về những tìm tòi hình thức trong thơ gần đây, Báo Văn nghệ (Số 32)

67. Nhiều tác giả (1981), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, HN

68. Nhiều tác giả (1991), Lịch sử triết học, Nxb Tư tưởng văn hóa, HN

69. Nhiều tác giả (1986), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ Maxcơva

70. Nhiều tác giả (1998), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, HN

71. Nhiều tác giả (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục

72. Nhiều tác giả (2000), Phân tâm học và văn hoá nghệ thuật, Nxb Văn hoá thông tin

73. Lê Lưu Oanh (1996), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Nxb ĐHQGHN

74. Hoài Phố, Sẽ kết hôn vào một ngày đẹp trời bí mật, vietbao.vn, ngày 15/01/2007

75. Đoàn Đức Phương (1996), Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trước các mạng, Tạp chí Văn học (Số 10)

76. Chu Văn Sơn (2011), Vi Thùy Linh – thi sĩ của ái quyền, tonvinhvanhoadoc.vn

77. Nguyễn Thanh Sơn (2002), Phê bình văn học của tôi, Nxb Trẻ

78. Nguyễn Thanh Sơn (2002), Nằm nghiêng – Phan Huyền Thư, Báo Thể thao văn hoá (Số 89)

79. Nguyễn Thanh Sơn (2001), Linh ơi…!, Báo Người Hà Nội (Số 8), ngày 24/02

80. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, HN

81. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Thơ Vi Thùy Linh giữa những quyền lực của lời, vienvanhoc.org.vn, 01/6/ 2012

82. Nguyễn Trọng Tạo, Thơ mới của Văn Cầm Hải, nguyentrongtao.info, 16/10/ 2011

83. Nguyễn Trọng Tạo, Trầm tích cảm quan Việt, nguyentrongtao.info, 06/7/2011

84. Nguyễn Trọng Tạo, Ba bài thơ, nguyentrongtao.info, 18/12/2010

85. Nguyễn Trọng Tạo (2002), Trình diễn thơ, Báo Văn nghệ, phụ bản Thơ (Số 7), ngày 15/02

86. Thanh Niên (báo) Văn Cầm Hải và thế giới đại đồng trong tâm linh, vietbao.vn, 25/9/2003

87. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, HN

88. Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, HN

89. Lưu Khánh Thơ, Cách tân nghệ thuật và nhà thơ trẻ đương đại, phongdiep.net

90. Lưu Khánh Thơ (2003), Suy nghĩ về thơ hôm nay, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, quý III

91. Lưu Khánh Thơ, Vi Thùy Linh phiêu du cùng “Phim đôi tình tự chậm”, vnca.cand.com.vn, 14/6/2011

92. Chu Thị Thơm (2002), Nằm nghiêng - báo động về tính thẩm mĩ của một tập thơ, Báo Giáo Dục và thời đại, Số đặc biệt, Tháng 8

93. Nguyễn Thị Bích Thu (1998), Theo dòng văn học (Tiểu luận phê bình), Nxb KHXH

94. Vĩnh Thuận, Trình diễn thơ của Francesca Beard - Trương Quế Chi - Vi Thùy Linh, vietvan.vn

95. Hoàng Vũ Thuật, Cội nguồn và hành trình của thơ hôm nay, hoangvuthuat.vnweblogs.com, 28/6/2009

96. Vũ Hoàng Thuật (2003), Cần một tiếng nói đồng tình, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ (Tháng 12/ Số 6)

97. Đỗ Lai Thuý (2010), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb VHTT

98. Đỗ Lai Thúy (1997), Con mắt thơ, tái bản lần 2, Nxb Giáo Dục

99. Đặng Thu Thủy (2011), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay những đổi mới cơ bản, Nxb ĐHSP Hà Nội

100. Nhã Thuyên (2011), Kí ức và người sáng tạo trẻ, davibooks.vn, (12/2009 - 9/2011)

101. Nhã Thuyên (2009), Thơ nữ - Giới là một vấn đề, phongdiep.net, (7/2007 - 7/2009)

102. Phan Huyền Thư, Sex là ức chế của chính mình, vietbao.vn, 29/8/2005

103. Phan Huyền Thư (2002), Nằm nghiêng, Nxb Hội Nhà văn, HN

104. Phan Huyền Thư (2005), Rỗng ngực, Nxb Văn học

105. Phan Huyền Thư (2001), Xin lỗi nếu thơ tôi không dành cho bạn, Tạp chí Tia sáng, ngày 01/4/2001

106. Thanh Tú (phỏng vấn), Văn Cầm Hải: “Tôi là một đứa trẻ nội tâm lang thang”,

tapchisonghuong.com.vn, 17/02/2009 (nguồn: TCSH Tháng 03 – 2005/Số 193)

107. Mai Xuân Tùng, Vi Thùy Linh: Gọi tháp nghiêng Pisa về giữa sân Thái Học, baomoi.com, 18/12/2011

108. Hà Thanh Vân, Nhà thơ Phan Huyền Thư – người nối dài sự sống cho thơ, tienve.org

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023