Các Kênh Chính Của Nguồn Vốn Đầu Tư Nước Ngoài


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Trong chương này luận án đề cập đến ba nội dung chính đó là: xác định các phương pháp nghiên cứu, xây dựng khung lô - gíc nghiên cứu và phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.

Để có được kết quả nghiên cứu một cách chính xác, khoa học việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sẽ lựa chọn ba phương pháp chủ yếu để sử dụng cho nghiên cứu đề tài này đó là: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra bằng phiếu bảng hỏi để thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp về các yếu tố tác động đến môi trường đầu tư, nội dung cải thiện môi trường đầu tư, điều tra về thực trạng môi trường đầu tư tại các tỉnh TDMNPB dưới con mắt của các nhà đầu tư. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, luận đi sâu phân tích quá trình hình thành và cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh TDMNPB, đánh giá, so sánh những thành tựu đạt được trong hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đưa ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về môi trường đầu tư. Luận án lựa chọn và xây dựng mô hình để kiểm định những tác động của các yếu tố của môi trường đầu tư tới việc cải thiện môi trường đầu tư và mức độ tác động của chúng tới kết quả thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Luận án sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tương lai đối với môi trường đầu tư, khả năng thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của các tỉnh TDMNPB. Nội dung thứ hai là luận án phân tích, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan sẽ giúp cho đề tài xem xét những nội dung nào đã được tiến hành, kết quả các nghiên cứu đó như thế nào, phạm vi đề cập của các nghiên cứu trước đây. Thông qua các công trình nghiên cứu


trong và ngoài nước trước đây để có được một bức tranh tổng thể những vấn đề về lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư không chỉ cho các doanh nghiệp nước ngoài mà cả các doanh nghiệp trong nước. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có rất nhiều công trình đã đề cập đến môi trường đầu tư, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu môi trường đầu tư ở vùng TDMNPB, đây là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất cả nước, đồng thời chưa có đề tài nào nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong nước. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được áp dụng, luận án xây dựng khung lô – gíc của đề tài. Việc lấp đầy các khoảng trống nêu trên chính là nhiệm vụ quan trọng của đề tài.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


2.1. Cơ sở lí luận

Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam - 6

2.1.1. Đầu tư và vai trò của đầu tư

2.1.1.1. Khái niệm về đầu tư

Theo Luật Đầu tư năm 2005: đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên khái niệm này chưa phản ánh mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư là sinh lợi. Vì vậy theo một cách tiếp cận đơn giản, nên hiểu là: đầu tư là việc bỏ vốn, tiến hành hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra sản phẩm cho xã hội và sinh lợi cho người bỏ vốn.

Từ góc độ kinh tế, đầu tư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Đối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với nền kinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng kinh tế. Đối với nhà đầu tư, đầu tư sẽ đem lại lợi ích cho họ, đó là mục tiêu của nhà đầu tư.

Có nhiều cách phân loại đầu tư tùy theo mục đích nghiên cứu, căn cứ vào nguồn vốn đầu tư, thì đầu tư được chia thành đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.

Đầu tư trong nước bao gồm đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp, từ dân cư. Đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước bao gồm đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư thương mại, đầu tư tài chính, v.v…

Đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới hai hình thức: đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư nước ngoài gián tiếp là việc các nhà đầu tư ở nước


ngoài bỏ vốn ra để đầu tư vào quốc gia khác nhằm mục đích thu lợi nhưng không trực tiếp quản lý, điều hành mà thông qua các công cụ tài chính như chứng khoán, các quỹ tài chính... Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý điều hành, tổ chức sản xuất để thu lại lợi ích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Có thể mô tả các kênh chính của nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo sơ đồ 2.1.

ĐẦU TƯ

nước ngoài


Đầu tư của tư nhân


Đầu tư phát triển chính thức ODA



Đầu tư trực tiếp


Đầu tư gián tiếp


Tín dụng thương mại


Hỗ trợ dự án


Hỗ trợ phi dự án


Tín dụng thương mại

Sơ đồ 2.1. Các kênh chính của nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Tác giả

Đầu tư trong nước là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư cũng là người sở hữu vốn đầu tư, là người của quốc gia đó bỏ vốn ra để tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó nhằm mục đích thu lợi và chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả kinh doanh của mình.


Trong quá trình đầu tư, để có thể tạo được những tài sản vật chất cụ thể, nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.

Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói một cách khác, đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất.

2.1.1.2. Vai trò của đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội

Đã có nhiều học thuyết nghiên cứu về vai trò của đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng kinh tế vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện một học thuyết kinh tế mới, đó là học thuyết kinh tế của J.Maynard Keynes. Khác với tư tưởng của các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, Keynes cho rằng, nền kinh tế có thể đạt tới và duy trì sự cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế là đưa mức sản lượng thực tế càng về gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt. Để có được sự chuyển dịch này thì đầu tư giữ vai trò quyết định.

Nói đến đầu tư là nói đến việc bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội lớn hơn trong tương lai. Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu, do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và việc làm. Khi đầu tư tăng lên, có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng…tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu chuyển dịch. Hình 2.1 mô tả quá trình biến đổi khi đường tổng cầu chuyển dịch từ AD0 đến AD1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá cũng biến động từ P0 đến P1.


P


AS

E1

E

AD0

P1 P0

AD1


Y0 Y1 Y

Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển-2005

Hình 2.1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế

Nếu như nền kinh tế, với đường tổng cầu AD0 đang cân bằng tại điểm E0 thì dưới tác động của tăng đầu tư sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, vào vị trí AD1, thiết lập điểm cân bằng mới tại E1. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá tăng từ P0 đến P1.

Như vậy, đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất, tăng sản lượng, quy mô của nền kinh tế.

Ngày nay đầu tư được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất. Tăng đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo.

2.1.2. Môi trường đầu tư

2.1.2.1. Khái niệm môi trường đầu tư

Đầu tư là hành động bỏ vốn ngày hôm nay để thu lại lợi nhuận trong tương lai. Trong quá trình đó môi trường đầu tư đóng vai trò như một chất


xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế hội nhập với thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, thì vấn đề môi trường đầu tư mới được quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, để cạnh tranh với các nước trong thu hút đầu tư, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư được đặt ra như là một giải pháp cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới và thực thi các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực thúc đẩy các doanh nghiệp - từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn quốc gia - đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng hoạt động. Vì vậy nó có vị trí trung tâm trong xoá đói giảm nghèo.

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả các dự án đầu tư, đó là thực trạng của hệ thống kết cấu hạ tầng; liên quan đến lợi ích tài chính như chế độ thuế, giá nhân công, chính sách đất đai, giá thuê mướn, chuyển nhượng, thế chấp, chất lượng nguồn nhân lực, các loại thủ tục hành chính, đảm bảo trật tự an ninh xã hội, ổn định chính trị… Nếu những yếu tố trên đây thuận lợi sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Trong việc tạo lập môi trường đầu tư, Chính phủ giữ một vai trò quan trọng, vì Chính phủ đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, các chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, việc thực thi các chính sách của chính phủ sẽ làm tăng được lòng tin đối với các nhà đầu tư.

Tuy nhiên môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và cả cách tiếp cận vấn đề. Từ góc độ không gian, có thể nghiên cứu môi trường đầu tư của một doanh nghiệp, một ngành, một tỉnh, một vùng, một quốc gia, khu vực và quốc tế.

41


Nhưng nếu tiếp cận môi trường đầu tư theo các yếu tố cấu thành thì lại có môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, môi trường kinh tế, môi trường chính trị… Luận án tập trung nghiên cứu một số quan niệm tiêu biểu như sau:

Quan niệm thứ nhất (theo Wim P.M. Vijverberg, 2005 - nhà kinh tế học Mỹ): môi trường đầu tư được hiểu là tổng hợp các yếu tố, điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, các yếu tố về kết cấu hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, vv... có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia [45,tr 5].

Quan niệm này đã nêu rõ được mức độ và tính chất tác động của các yếu tố và điều kiện có tính khách quan và chủ quan của môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư, có nhiều yếu tố thật sự là khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của doanh nghiệp hay các nhà đầu tư và nhiều khi ngay cả chính phủ cũng không kiểm soát nổi như các yếu tố pháp lý, kinh tế và chính trị xã hội trong phạm vi một quốc gia tác động đến môi trường đầu tư, nhưng còn có những vấn đề vượt khỏi tầm quốc gia mà chính phủ không thể lúc nào cũng kiểm soát được. Do vậy những hoạt động của các nhà đầu tư bị chi phối bởi những yếu tố hữu hình và vô hình của môi trường đầu tư.

Quan niệm thứ hai (quan niệm của Ngân hàng thế giới): môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố đặc thù của địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất [57,tr 26-27]. Với quan niệm này, môi trường đầu tư bao gồm các yếu tố của một địa phương tạo nên cơ hội và điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, đồng thời tác động đến việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất và tạo công ăn việc làm cho địa phương.

Như vậy các quan niệm về môi trường đầu tư, dù tiếp cận ở những góc độ nào, đều đề cập đến môi trường tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đến những yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng, tác động đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022