Tiêu Chí Đánh Giá Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư

58


xã hội, vì vấn đề nhận thức cần phải thay đổi đầu tiên, vì nhận thức của con người thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi hành vi của họ.

Cải thiện nâng cao chất lượng công vụ, thể hiện trước hết ở sự làm việc công tâm của đội ngũ cán bộ công chức, sự nhiệt tình hướng dẫn các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, thể hiện ở trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức.

Cải thiện các chính sách, trước hết là các chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hướng phát triển nền kinh tế của nhà nước, thông qua các chủ trương và chính sách, nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế. Các chính sách kinh tế thể hiện những ưu đãi, khuyến khích đối với một số khu vực, ngành, lĩnh vực kinh tế nào đó, đồng thời các chính sách cũng sẽ là các biện pháp, chế tài để kiểm soát lĩnh vực đó, các chính sách về tài chính tín dụng sẽ là những đòn bẩy quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một quốc gia, một khu vực được coi là có chính sách kinh tế mở khi những chính sách đó mang lại sự thuận lợi và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chính sách kinh tế có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội: hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, các dịch vụ điện, nước, viễn thông; các dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện; các dịch vụ tài chính, ngân hàng…Ngoài ra nó còn bao gồm cả trình độ khoa học công nghệ, mức đầu tư cho khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng về công nghệ. Những yếu tố trên thuận lợi sẽ có tác động rất lớn tới môi trường đầu tư, tạo điều kiện để thu hút đầu tư. Các quốc gia, địa phương có hệ thống đường giao thông tốt, gần sân bay bến cảng sẽ thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá, làm rút ngắn thời gian đi lại, dẫn đến chi phí đầu vào của sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm hạ. Việc tạo mặt bằng trước như xây

59


dựng các khu, cụm công nghiệp sẽ là tiền đề rất tốt để các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm, không mất nhiều thời gian cho việc bồi thường giải phóng mặt bằng, mà có thể xây dựng nhà xưởng tiến hành sản xuất kinh doanh được ngay. Các dịch vụ tài chính ngân hàng tốt sẽ thuận lợi trong công việc giao dịch, thanh toán, huy động vốn đối với doanh nghiệp. Bên cạnh các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, thì các yếu tố hạ tầng xã hội như nhà ở công nhân, trường học bệnh viện cho con em công nhân cũng vô cùng quan trọng. Hệ thống trường học, bệnh viện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Cải thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực và giá cả sức lao động, trình độ lao động và chính sách hỗ trợ đào tạo và dạy nghề, trình độ giáo dục, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của chính phủ, của địa phương giữ một vai trò quan trọng để tạo lên một môi trường đầu tư tốt. Vấn đề nguồn nhân lực và trình độ tay nghề của nguời lao động đang là một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển có lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ lao động trẻ, nhưng lại gặp phải một khó khăn rất lớn, đó là trình độ lao động qua đào tạo nghề chiếm tỉ trọng rất thấp, thường dưới 30%. Do vậy các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động tại chỗ, phải thuê lao động từ các quốc gia khác dẫn đến chi phí giá thành sản phẩm lên cao. Chất lượng lao động của một quốc gia, một địa phương thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, trình độ quản lí yếu kém, chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ thiếu tính cạnh tranh. Do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, cũng như khả năng cạnh tranh về sản phẩm của mỗi quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Cải thiện tính minh bạch của môi trường đầu tư. Nội dung của việc cải thiện tính minh bạch nâng cao mức độ tiếp cận thông tin đối với các doanh nghiệp trên các lĩnh vực: thông tin về thu, chi ngân sách hàng năm của tỉnh, công khai danh mục các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,

60

Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam - 9


công khai các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh, độ mở của một trang web. Tính minh bạch được thể hiện trong việc công khai các TTHC, các chi phí cho việc thực hiện một TTHC.

Cải thiện kỹ năng xúc tiến đầu tư, trên cơ sở đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, lựa chọn những nhà đầu tư trọng điểm.

Tăng cường các hoạt động chăm sóc các dự án đầu tư, bao gồm các hoạt động hướng dẫn doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng tạo điều kiện để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tránh chồng chéo. Ngoài ra hoạt động tôn vinh doanh nghiệp dưới các hình thức khen thưởng, động viên cũng là những nội dung cần được cải thiện trong hoạt động cải thiện môi trường đầu tư.

2.1.3.3. Tiêu chí đánh giá cải thiện môi trường đầu tư

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nội dung cải thiện môi trường đầu tư và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất các tiêu chí đánh giá cải thiện môi trường đầu tư cho các tỉnh TDMNPB như sau:

Các tiêu chí mang tính định tính:

Thứ nhất, tiêu chí về tính minh bạch. Tiêu chí này đòi hỏi sự công khai về thông tin và khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp, của nhà đầu tư về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công khai về thu chi ngân sách hàng năm, công khai các quy hoạch hay danh mục các công trình dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn NSNN. Tính minh bạch thể hiện qua việc doanh nghiệp có được tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hay không, công khai các thủ tục hành chính và quá trình áp dụng thủ tục hành chính để giải quyết các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp một cách thuận lợi. Tính minh bạch còn thể hiện thông qua thời gian giải quyết các TTHC, lệ phí giải quyết các thủ tục.

Thứ hai, tiêu chí về sự đồng thuận. Tiêu chí đồng thuận đòi hỏi phải có sự đồng thuận trong nhận thức từ người dân đến cán bộ công chức, các nhà

61


lãnh đạo của tỉnh về đầu tư, thấy được vai trò của đầu tư đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Các nhà đầu tư đến tiếp xúc với các nhà lãnh đạo sẽ yên tâm và sẵn sàng bỏ vốn ra đầu tư khi thấy được sự đón tiếp cởi mở, thấy được mong muốn của lãnh đạo tỉnh trong việc thu hút đầu tư. Khi có sự đồng thuận trong nhận thức về sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư, các nhà lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tập trung mọi nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư. Khi có sự đồng thuận giữa các cấp các ngành về đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, nhà đầu tư sẽ rất thuận lợi trong quá trình làm thủ tục đầu tư. Khi có sự đồng thuận của nhân dân về thu hút đầu tư, về việc nhà đầu tư đến sẽ đem lại việc làm, thu nhập cho chính họ, người dân sẽ ủng hộ và tạo điều kiện trong quá trình giải phóng mặt bằng, tái định cư. Như vậy tính đồng thuận trong nhận thức về thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư của các tỉnh TDMNPB.

Thứ ba, tiêu chí về chất lượng công vụ. Tiêu chí này đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao trình độ cán bộ công chức các cấp tham gia vào quá trình giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư. Trình độ ở đây là trình độ chuyên môn được đào tạo, sự am hiểu luật pháp, trình độ ngoại ngữ. Nếu cán bộ công chức am hiểu nghiệp vụ sẽ rất thuận lợi và giảm thời gian cho nhà đầu tư trong quá trình làm thủ tục. Chất lượng công vụ còn được đánh giá trên cơ sở chất lượng, thái độ ứng xử của công chức với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nếu những cán bộ công chức làm việc có tâm, tận tụy, thái độ làm việc cởi mở, nhà đầu tư sẽ rất thuận lợi trong quá trình đầu tư. Sự phối hợp tốt giữa các Sở, ban ngành trong quá trình làm thủ tục cho nhà đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư rút ngắn thời gian, chi phí đi lại, làm cho họ yên tâm khi đầu tư vào tỉnh.

Thứ tư là tiêu chí về kết cấu hạ tầng được cải thiện. Yêu cầu đặt ra trong cải thiện môi trường đầu tư là nâng cấp cơ sở hạ tầng. Một tỉnh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, vì vậy các

62


doanh nghiệp rất coi trọng tiêu chí kết cấu hạ tầng được cải thiện. Cải thiện hệ thống hạ tầng, trước hết phải nói đến hệ thống giao thông của tỉnh đem lại thuận lợi cho việc đi lại, dễ dàng trong việc chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu; nếu hệ thống giao thông không đáp ứng được việc chuyên chở hàng hóa bằng công-ten-nơ chắc chắn sẽ không thu hút được những dự án đầu tư lớn. Hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt phải được đảm bảo. Mạng lưới cung cấp điện phải đảm bảo phục vụ được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một nhà máy không thể hoạt động được nếu nhà máy đó thường xuyên bị cắt điện và cắt điện không được thông báo trước. Các yếu tố hạ tầng xã hội như nhà ở công nhân, trường học, bệnh viện cũng sẽ tham gia vào quá trình làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiêu chí về chính sách thu hút đầu tư phải thông thoáng. Để đánh giá môi trường đầu tư của một tỉnh hay một khu vực có hấp dẫn hay không, điều đó phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính sách thu hút đầu tư. Chính sách thu hút đầu tư bao gồm chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào công trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động, chính sách tín dụng...

Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực địa phương được cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhà đầu tư, doanh nghiệp có quyết định đầu tư hay không vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vận hành máy móc thiết bị, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng nhân lực bao gồm các yếu tố trình độ học vấn của người lao động, trình độ qua đào tạo nghề, ý thức kỉ luật, tác phong làm việc, tính cần cù, sáng tạo...

Tiêu chí về chăm sóc các dự án đầu tư. Việc thu hút các dự án đầu tư đã là khó, song vấn đề quan tâm, chăm sóc để các dự án đó triển khai hoạt động đầu tư đúng tiến độ, đúng mục tiêu và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh lại là một vấn đề rất khó. Các hoạt động chăm sóc dự án bao gồm: hướng dẫn

63


doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, thường xuyên tổ chức giao ban nắm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm bắt và chia sẻ kịp thời những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để tìm cách tháo gỡ. Các hoạt động nhằm tôn vinh kịp thời những đóng góp của doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp thông qua khen thưởng, gặp mặt đầu năm, gặp mặt ngày doanh nhân Việt Nam hoặc vào những ngày kỉ niệm của doanh nghiệp. Hoạt động chăm sóc các dự án đầu tư còn thể hiện trong quá trình thanh kiểm tra đúng quy định, kiểm tra là để hướng dẫn doanh nghiệp chứ không phải gây phiền hà, quấy rầy doanh nghiệp.

Tiêu chí mang tính định lượng:

Ngoài các tiêu chí đánh giá cải thiện môi trường đầu tư mang tính định tính, còn có những tiêu chí có thể định lượng được để đánh giá cải thiện môi trường đầu tư có được cải thiện hay không theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu này tác giả đưa ra một số tiêu chí định lượng để đánh giá cải thiện môi trường đầu tư, các tiêu chí đó là: kết quả thu hút vốn đầu tư tăng, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cả về quy mô và số lượng, tiêu chí về tăng tỉ lệ vốn đầu tư của tư nhân trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, tiêu chí về tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư đăng kí tăng, tiêu chí về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu chí về tăng thu ngân sách, tiêu chí về tỉ lệ hộ nghèo được giảm...

2.2. Cơ sở thực tiễn về cải thiện môi trường đầu tư

2.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến việc cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh TDMNPB

2.2.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong những năm gần đây đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh trong phạm vi toàn cầu cả về lượng vốn lẫn quy mô dự án. Các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng là do:

64


Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng cao trong những năm gần đây đã thúc đẩy FDI toàn cầu tăng theo, trong đó Trung Quốc hiện nay vẫn là nước thu hút FDI nhiều nhất trong các nước thị trường mới.

Nguyên nhân thứ hai là do đồng USD giảm giá so với một số ngoại tệ khác. Đồng USD là tiền quan trọng nhất thế giới, biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng lớn đến vận hành của kinh tế thế giới và FDI toàn cầu. Các nước tiếp tục mở cửa, tích cực áp dụng các chính sách, các biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư, làm cho các hiệp định đầu tư quốc tế tăng trưởng mạnh. Chính phủ các nước không ngừng tăng cường các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư, làm cho môi trường đầu tư quốc tế ngày càng thuận lợi, dẫn đến cạnh tranh quốc tế trong thu hút đầu tư ngày càng quyết liệt.

Chủ thể đầu tư và địa bàn đầu tư những năm gần đây đã có sự thay đổi, các công ty đa quốc gia (TNC) giữ vai trò chủ đạo và ngày càng áp đảo trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn thế giới. Ngoài ra các nước đang phát triển cũng đã tham gia vào hoạt động này.

Nếu như trước đây dòng FDI hầu hết là từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, thì ngày nay dòng vốn FDI của các TNC tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân thay đổi của dòng FDI toàn cầu là do sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức làm mất dần lợi thế của các nước đang phát triển về lao động và tài nguyên. Do tác động của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường và mang lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất. Các nước phát triển có nhiều điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư như kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt, hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ và nhất quán, trình độ khoa học kỹ thuật cao, trình độ tay nghề của người lao động và người quản lý cao; chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước này rất tinh vi. Do vậy, đầu tư vào các nước này sẽ giúp các TNC thâm nhập được vào thị trường nội địa và tránh

65


được những quy định khắt khe về hàng nhập khẩu. Các nước phát triển có nền kinh tế cạnh tranh, có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường thế giới.

Cạnh tranh thu hút vốn FDI ngày càng gay gắt vừa hợp tác với nhau. Vốn FDI từ các TNC đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của các nước tiếp nhận đầu tư. Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, FDI giúp bổ sung nguồn vốn quốc gia, thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Chính vì vậy mà cuộc cạnh tranh thu hút FDI từ các TNC luôn diễn ra hết sức sôi nổi và gay gắt, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Có thể nhận thấy xu hướng này qua việc sửa đổi các quy chế, chính sách theo chiều hướng tạo nhiều điều kiện để thu hút và ưu đãi đầu tư được đưa ra, các hiệp định đầu tư song phương, các hiệp ước thuế quan được ký kết…

Sự cạnh tranh để thu hút FDI không chỉ diễn ra tại một nhóm nước, một khu vực mà diễn ra trên quy mô toàn cầu. Ngay cả với nhóm nước phát triển luôn thu hút phần lớn dòng vốn FDI từ các TNC thì cuộc cạnh tranh cũng không vì thế mà kém sôi nổi. Mặc dù hệ thống luật pháp và chính sách của những nước này được đánh giá là chặt chẽ và thuận lợi để thu hút FDI, nhưng họ vẫn không ngừng cải thiện chính sách nhằm thu hút tối đa nguồn FDI từ các TNC.

Cuộc cạnh tranh trong thu hút đầu tư đặc biệt gay gắt giữa các nước trong khu vực ASEAN và các nền kinh tế thành viên APEC, vốn đều coi việc thu hút vốn FDI là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế. Các nước trong khu vực này đang ra sức thay đổi hệ thống luật pháp nhằm ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thủ tục thông thoáng, phát huy sức mạnh nội tại và tận dụng những lợi thế sẵn có. Đồng thời, các nước này quyết tâm tự

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022