Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 15


hoặc những chồng chéo không cần thiết (hài hòa hóa). Khi đã hoàn thành các công việc trên ở phương diện quốc gia, người ta sẽ thu được một tập hợp các quy trình thủ tục đã được thiết kế lại một cách thống nhất, đồng bộ để đáp ứng các yêu cầu và quy định của luật pháp quốc gia. Để đảm bảo khả năng hội nhập và thực hiện các giao dịch quốc tế, người ta lại tiếp tục phải đối chiếu yêu cầu về thủ tục trong nước với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để vừa đảm bảo tính tương thích của yêu cầu quốc gia với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; vừa đảm bảo tính hài hòa giữa thông lệ và chuẩn mực quốc tế với các yêu cầu và lợi ích của quốc gia, biến yêu cầu và lợi ích của quốc gia thành thông lệ và chuẩn mực. Quá trình tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa nêu trên là một quá trình lặp đi lặp lại, không có thời điểm kết thúc và phải được cập nhật liên tục.

Một khi các quy trình thủ tục đã được tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu thời gian chậm trễ và chi phí phát sinh do chỉ phải bố trí nguồn lực và công cụ một lần nhưng vẫn có thể đáp ứng đồng thời yêu cầu của luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế. Các cơ quan chính phủ cũng tận dụng và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, hoạt động này sẽ nâng cao khả năng áp dụng các hệ thống tự động hóa cho các bên liên quan và điều này đến lượt nó lại đem lại lợi ích cho các bên liên quan trong hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp luận và cách tiếp cận để thực hiện quá trình này, trong đó một phương pháp tiếp cận phổ biến là sử dụng các khuyến nghị của các tổ chức của Liên hiệp quốc, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO)…

Tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa quy trình thủ tục có thể thực hiện bằng các biện pháp cụ thể như sau:

Rà soát hiện trạng

Tập hợp, tìm hiểu, tập hợp và đánh giá hệ thống các quy trình thủ tục liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh do các cơ quan chính phủ tham gia cơ chế một cửa phụ trách.


Phân tích và đánh giá khoảng cách

- Tìm ra những điểm lặp đi lặp lại, chồng chéo, bất hợp lý; những nội dung còn được hiểu chưa thống nhất; những vấn đề có chung bản chất nhưng lại có nhiều tên gọi khác nhau… trong quy trình hiện tại và nguyên nhân của nó.

- Đối chiếu quy trình hiện tại với chuẩn mực và thông lệ quốc tế để tìm ra hướng xử lý theo chuẩn mực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Lập kế hoạch thực hiện

Lập kế hoạch, xây dựng các chương trình, đề án để thiết kế lại quy trình thủ tục dựa trên những kết quả của việc đánh giá khoảng cách và hướng xử lý những vấn đề bất cập trong quy trình thủ tục hiện tại.

Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 15

Tái thiết kế quy trình thủ tục

- Các quy trình thủ tục được thiết kế lại, được mô tả chi tiết dưới dạng các tài liệu chuẩn hóa về hình thức và ngôn ngữ thể hiện.

- Kế hoạch áp dụng thí điểm các quy trình đã được tái thiết kế.

- Báo cáo áp dụng thí điểm các quy trình đã được tái thiết kế.

3.4.2. Tiêu chuẩn hóa và hài hóa yêu cầu thông tin, chứng từ


Hiên

taị , các c ông ty tham gia vào quy trình thương maị và vân

tải

phải cung cấp thông tin đáp ứng các yêu cầu khác nhau về chứ ng từ và mâu

biểu riêng của các Bô ,

Ngành. Tuy nhiên, do thiếu tính đồng bộ và không kịp

thời trong trao đổi thông tin, các Bộ, Ngành nhiều khi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cùng một loại thông tin dưới dạng nhiều mẫu biểu khác nhau và điều này thường dẫn đến tăng chi phí quản lý và sự thiếu chính xác , thiếu nhất

quán về măṭ dữ liêu . Nhằm đảm bảo tính thống nhất và nh ất quán cho tất cả

các bên trao đổi thông tin trong Hệ thống một cửa , phải đạt đươc

thoả thuân

về môt

bô ̣dữ liêu

chung . Để xây dưn

g bô ̣dữ liêu

, tất cả mâu

biểu và ̃ liêu

của các Bộ, Ngành khác nhau đang sử dụng sẽ ph ải được đưa ra phân tích để


hiểu đươc

tính hơp

lý và mức độ yêu cầu của mỗi chỉ tiêu dữ liêu

. Mối liên hê

́i các mâu

biểu khác cũng phải đươc

xem xét trong một tổng thể chung.


Chuẩn dữ liệu là nền tảng cơ bản cho sự thông suốt trong trao đổi dữ

liệu, đảm bảo dữ liêu tương thích với các yêu cầu của Bô ̣, Ngành và nâng cao

khả năng của các bên tham gia (trong và ngoài nước ) trong việc trao đổi dữ

liệu chính xác và hiệu quả . Nếu không có môt

bô ̣dữ liêu

đươc

thống nhất

chung, để tất cả các bên tham gia trao đổi thông tin một cách thông minh , linh hoạt sẽ vô cùng khó khăn.Thoả thuận để có bộ dữ liệu chung là điều kiện thiết

yếu cho viêc

về trùng lăp̣

đối thoaị giữa các đối tác thương maị mà không găp

hay không chính xác về măṭ dữ liêụ .

phải rủi ro


Chuẩn hoá và hài hòa hoá chỉ tiêu thông tin chứ ng từ loaị bỏ các chi

tiêu thừ a và trùng lăp

tao

ra môt

hê ̣thống các chỉ tiêu thông tin và thông điêp

chuẩn đươc sử dụng trong quá trình trao đổi thông tin của hoạt động thương

mại xuất nhập khẩu và quá cảnh đáp ứng được các yêu cầu thông tin của các

Bô, Ngành, các cơ quan chính phủ liên quan . Các Bộ , Ngành cần trực tiếp

trao đổi để xác điṇ h r õ những dữ liệu dư thừa , khác biệt và đồng thời tìm

kiếm giải pháp cho các bên có liên quan trong Hê ̣thống môt cử a.


Chứ ng từ và mâu

biểu (dạng điện tử hoặc dạng khác ) liên quan đến

quy trình thương mại xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh sẽ đươc phân tích và se

tiến hành trao đổi trực tiếp với các Bô ̣ , Ngành, Cơ quan chính phủ liên quan.

Cần thiết phải xây dưn

g mô hình bô ̣dữ liêu

phù hơp

với mô hình dữ liệu chuẩn

của quốc tế để thể hiên

mối liên hê ̣của cac

chỉ tiêu thông tin, chứ ng từ giữa các

Bô,

Ngành. Cần phải quan tâm đến tuân thủ hướng dân

của Hê ̣thống môt

̉ a

ASEAN với khả năng trao đổi thông tin xuyên quốc gia trong tương la.i Tương tự như việc tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa quy trình thủ tục, đây là một quá trình lặp đi lặp lại, không có thời điểm kết thúc và phải được cập nhật liên tục.

Tiêu chuẩn hóa và hài hóa yêu cầu thông tin, chứng từ có thể thực hiện bằng các biện pháp sau:

Thu thâp

- Thu thâp̣

chứ ng từ và chỉ tiêu thông tin

và hệ thống hóa các loại mẫu biểu và chứng từ sử dụng

trong thông lệ thương mại, vận tải quốc tế.

- Thu thập và hệ thống hóa các loại mẫu biểu và chứng từ do các cơ quan chính phủ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp để thực hiện các TTHC gắn với hoạt động nhập khẩu/xuất khẩu/quá cảnh.

Rà soát và thống nhất điṇ h nghia

cá c chỉ tiêu thông tin chứ ng tư

Xác định rõ các đặc tính của từng chỉ tiêu thông tin trên mỗi chứng từ , mẫu biểu đã thu thập được bao gồm: Tên gọi, ý nghĩa, nội dung, hình thức, bộ mã chuẩn áp dụng cho chỉ tiêu thông tin…

Phân tích và tiêu chuẩn hóa chỉ tiêu thông tin, chứng từ

- Xem xét và sàng lọc các chỉ tiêu thông tin trên bộ dữ liệu hành chính và thương mại hiện hành để tìm ra các chỉ tiêu thông tin giống hệt hoặc tương tự nhau về tên gọi, ngữ nghĩa, nội dung.

- Xác định thống nhất và duy nhất tên gọi, ngữ nghĩa, nội dung và các đặc tính kỹ thuật khác đối với các chỉ tiêu thông tin giống hệt nhau về bản chất nhưng mang nhiều tên gọi khác nhau.

- Đối với những chỉ tiêu thông tin có tính chất tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau về bản chất thì xem xét và xác định rõ sự khác biệt để từ đó đưa ra tên gọi, ngữ nghĩa, nội dung nhằm đảm bảo phân biệt rõ các chỉ tiêu thông tin đó cũng như đảm bảo tính thống nhất và duy nhất khi sử dụng các chỉ tiêu thông tin đó.

- Tìm ra những chỉ tiêu thông tin dư thừa trong cùng một chứng từ để xem xét loại bỏ sự dư thừa.

- Xác định rõ mối quan hệ của các chỉ tiêu thông tin trong cùng một chứng từ, biểu mẫu.

Hài hòa chỉ tiêu thông tin, chứ ng từ

Hài hòa các chỉ tiêu thông tin (tên, điṇ h nghia, mã…) của Việt Nam

́i các chỉ tiêu thông tin trong mô hình dữ liêu hải quan chuẩn của thế giới


3.4.3. Đẩy mạnh sự phối kết hợp với cơ quan nhà nước có liên quan

Cải cách TTHC trong ngành Hải quan hiện nay muốn đạt được sự thống nhất, đồng bộ và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thì sự cải cách đó không chỉ xuất phát từ quy trình thủ tục của riêng ngành Hải quan mà còn có sự chi phối các TTHC tại các cơ quan Chính phủ khác. Đây cũng là một điểm đặc thù của ngành Hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiện nay, sự phối kết hợp của ngành Hải quan với các Bộ Ngành khác trong việc rà soát các TTHC có liên quan tương đối nhiều. Để xây dựng cơ chế một cửa quốc gia, ngành Hải quan không chỉ thống kê quy trình thủ tục trong phạm vi ngành mình mà còn rà soát một số quy trình thủ tục có liên quan tại các Bộ Ngành khác. Trong đó có các công việc như tái thiết kế quy trình tiếp nhận, xử lý và ra quyết định của các cơ quan chính phủ tham gia Cơ chế một cửa hướng tới xây dựng hệ thống các quy trình mẫu duy nhất dành cho các cơ quan chính phủ; Tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa hệ thống hồ sơ, chứng từ và các chỉ tiêu thông tin phục vụ thông quan hàng hóa hướng tới xây dựng bộ hồ sơ hành chính duy nhất phục vụ thông quan hàng hóa. Như đã phân tích ở trên, Cơ chế một cửa quốc gia có sự tham gia của các Bộ ngành, trong đó cơ quan Hải quan là cơ quan ra quyết định cuối cùng dựa trên các quyết định của các cơ quan Chính phủ khác.

Do đó, sự phối kết hợp này cần phải được tăng cường. Việc thực hiện cơ chế một cửa hiện nay đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Tài chính, các thành viên là Thứ trưởng các Bộ, Ngành để khẳng định sự chỉ đạo của người đứng đầu trong quá trình thực hiện cơ chế một cửa quốc gia.

Để tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa các Bộ Ngành cần có một chính sách huy động các nguồn lực tham gia vào quá trình cải cách TTHC nói chung và TTHQ nói riêng.

- Xác định các đầu mối tại các Bộ Ngành để đảm bảo sự tham gia xuyên suốt, thống nhất trong quá trình cải cách


- Có cơ chế phối hợp cũng như cơ chế tài chính để động viên sự tham gia của nguồn lực này

- Tăng cường sự trao đổi trực tiếp, tháo gỡ vướng mắc

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính phủ tham gia Cơ chế một cửa

Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan và các Bộ, Ngành liên quan để giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tải hải quan cửa khẩu cần tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:

- Xác định cụ thể tần suất xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng hóa tại từng cửa khẩu; gắn với từng nhóm hàng hóa đó là là các Bộ, Ngành chuyên môn liên quan; những vướng mắc chủ yếu của từng nhóm hàng khi thực hiện thủ tục thông quan; những thực tiễn tốt từ khảo sát kinh nghiệm quốc tế, bao gồm cả những yêu cầu, điều kiện để thực hiện cơ chế phối hợp, những vấn đề cần lưu ý hoặc những bài học kinh nghiệm khi xây dựng cơ chế phối hợp tại những quốc gia được khảo sát;

- Xác định mô hình tổ chức của Hải quan cửa khẩu trên cơ sở biệt phái cán bộ của Bộ, Ngành dưới dự chỉ đạo của Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu; chuẩn hóa quy trình giải quyết công việc của các lực lượng làm việc tại hải quan cửa khẩu;

- Xác định cơ chế phối hợp giải quyết những vấn đề chuyên ngành vượt thẩm quyền của hải quan cửa khẩu (hải quan và lực lượng liên ngành);

- Xác định yêu cầu về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của cơ quan hải quan tại cửa khẩu để đảm bảo các bộ, ngành chuyên môn phối hợp với hải quan trong việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu.

- Xác định cụ thể những cửa khẩu, nhóm hàng áp dụng cơ chế phối hợp theo hướng chỉ thực hiện tại những cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.


- Đề xuất cơ chế tài chính đối với các hoạt động phối với bộ, ngành và chế độ đối với cán bộ biệt phái.

3.5. Phát triển công nghệ thông tin

Vấn đề ứng dụng CNTT và truyền thông luôn được đặt ra như là một công cụ hữu hiệu đảm bảo mục tiêu cải cách TTHC, xây dựng chính phủ điện tử, tạo thuận lợi thương mại đồng thời tăng cường năng lực của các cơ quan chính phủ cũng như tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành của cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, ứng dụng CNTT trong triển khai cơ chế một cửa quốc gia và TTHQĐT cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT không được coi là một lĩnh vực riêng lẻ và hệ thống riêng lẻ mà phải được xem xét một cách tổng thể đảm bảo hài hòa và tận dụng tối đa các nguồn lực, chương trình, dự án đã và đang được triển khai hay nằm trong kế hoạch triển khai của các cơ quan chính phủ. Mặt khác, ứng dụng CNTT cũng phải xem xét đến năng lực kỹ thuật của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mức độ áp dụng và môi trường thương mại điện tử trong nước.

Đối với cơ chế một cửa quốc gia, ứng dụng CNTT cần tập trung vào các nội dung sau:

- Xây dựng mô hình kỹ thuật và kiến trúc tổng thể của hệ thống CNTT một cửa quốc gia.

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia trong khuôn khổ thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN.

- Triển khai từng bước và đồng bộ việc xây dựng hệ thống CNTT một cửa quốc gia theo một lộ trình cụ thể.

CNTT cũng là động lực chủ yếu cho thực hiện TTHQĐT và sự phát triển đồng bộ về CNTT trở thành một yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện các cắt giảm chi phí tiền bạc về thời gian đối với thực hiện TTHQĐT, cơ chế một cửa quốc gia. TTHQĐT, cơ chế một cửa quốc gia nói chung đều dựa trên sự phát triển nền tảng xã hội chung về CNTT, năng lực của khối cơ quan chính


phủ và khối doanh nghiệp kinh doanh các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong điều kiện hiện nay, khi các Bộ, ngành đã kết thúc giai đoạn đầu của việc ứng dụng và phát triển CNTT và chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng CNTT quản lý, xử lý một số hoạt động nghiệp vụ và cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến. Trong lĩnh vực tài chính; Hệ thống khai, nộp thuế điện tử của Tổng cục Thuế và Hệ thống thanh toán điện tử của Kho bạc Nhà nước cũng đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện. Từ năm 2008, thanh toán điện tử tiếp tục phát triển nhanh và đang đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề ảnh hưởng nhiều tới thực hiện TTHQĐT, cơ chế một cửa quốc gia trong thời gian tới là việc kết nối giữa cơ quan hải quan với các cơ quan cấp phép (Bộ Công thương, Bộ Y Tế, Bộ Giao thông vận tải…). Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến chủ yếu được thực hiện ở một số địa bàn nhất định (như TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, một số cảng, sân bay) chứ chưa được triển khai trong toàn bộ một ngành. Dự án kết nối với các đối tác ngoài ngành đang triển khai. Việc kết nối với các đối tác ngoài ngành như Ngân hàng, Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện tập trung theo hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính. Đối với khu vực doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kinh phí dành cho đầu tư cho CNTT và thương mại điện tử đã được chú trọng hơn, tuy nhiên vẫn còn ở mức hạn chế. Trong khi đó, để thực hiện TTHQĐT thì doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn và đồng bộ về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, trong thời gian ngắn hạn, chỉ có những doanh nghiệp lớn và vừa mới có đủ khả năng trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực.

Căn cứ vào tình hình trên cũng như trên quan điểm của cải cách hành chính là tạo thuận lợi tối đa để tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng như tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện; trong ngắn và trung hạn, việc xây dựng chính sách về CNTT riêng đối với TTHQĐT cần chú trọng đầu tư tập trung các nguồn lực để thực hiện những nội dung sau:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí