Cơ Chế Một Cửa Trong Giải Quyết Thủ Tục Hành Chính

20 cuộc hội thảo, đối thoại giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn với số lượng gần 2.000 lượt người tham dự.

2.2.4. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính

Rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện mô hình tập trung một đầu mối từ những năm trước (Quy chế một cửa, một dấu được chỉ đạo, tổ chức thí điểm tại UBND các quận, huyện Ba Đình, Gia Lâm vào năm 1996-1997), Thành phố đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ giữa ngành với cấp, kết hợp chặt chẽ giữa cải cách TTHC với tin học hóa quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC và chuyên môn hóa công chức tiếp nhận hồ sơ hành chính, yêu cầu chấm dứt tình trạng các phòng chuyên môn trực tiếp tiếp nhận hồ sơ hành chính.

Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ 01/01/2004 cơ chế một cửa trong tiếp nhận, giải quyết TTHC được triển khai thực hiện đối với các cơ quan hành chính cấp sở, UBND các quận, huyện; tháng 7/2004 thực hiện thí điểm đối với một số xã, phường; từ 01/01/2005 thực hiện đồng loạt đối với các xã, phường, thị trấn (Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 156/2003/QĐ-UB ngày 11/11/2003 về thực hiện Quy chế "một cửa" trong giải quyết TTHC tại cơ quan hành chính của Thành phố Hà Nội <39> và Quyết định số 171/2004/QĐ-UB ngày 22/11/2004 về thực hiện Quy chế một cửa trong giải quyết TTHC tại UBND xã, phường, thị trấn [25].

Sau khi hợp nhất, Thành phố tiến hành đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa trong tiếp nhận, giải quyết TTHC. Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội (cũ) được đầu tư tương đối đầy đủ, có phòng làm việc riêng, được lắp đặt trang thiết bị tối thiểu: máy vi tính, máy chủ, máy điện thoại, quạt, bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, đường dây điện thoại nóng, máy photocopy, một số nơi lắp máy Fax, máy điều hòa, camera, máy xếp hàng tự động, màn hình cảm ứng, máy tính tra cứu thông tin, máy quét, bố trí cán bộ, công chức chuyên trách làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Trưởng bộ phận bộ phận tiếp nhận và trả kết qủa đối với sở, ban, ngành, UBND quận, huyện là Phó Chánh văn phòng sở, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; đối với UBND cấp

xã là Phó Chủ tịch UBND cấp xã. Hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã được xây dựng tương đối đầy đủ: nội quy, quy chế, quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

Các cơ quan, đơn vị hợp nhất về Hà Nội: cơ sở vật chất nhiều nơi chưa được đầu tư, một số xã, phường chưa bố trí phòng tiếp nhận và trả kết quả; đa số các huyện, các xã chưa ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, chưa có mạng nội bộ, chưa thiết lập trang Website; cá biệt có nơi chưa lắp đặt máy vi tính, máy photocoppy, cán bộ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hình thức kiêm nhiệm, được cử từ các phòng chuyên môn đến mỗi tuần từ 2-3 ngày.

Trên cơ sở kiểm tra, rà soát, Thành phố đã chỉ đạo kiện toàn, củng cố Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, chấn chỉnh lại việc tổ chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Ngày 01/7/2009 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội (theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

Các đơn vị xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành đã tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hầu hết các quận, huyện, sở, ngành và đơn vị hiệp quản đều ban hành quyết định thành lập bộ phận một cửa, quyết định điều động cán bộ ra nhận nhiệm vụ tại Bộ phận một cửa và cử cán bộ phụ trách Bộ phận một cửa. 100% các đơn vị đã xây dựng nội quy, quy chế cho hoạt động của bộ phận một cửa. Việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, nội quy hoạt động, đường dây nóng đều đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc tại trụ sở Bộ phận một cửa. Thực hiện chỉ đạo của Thành phố, hầu hết các đơn vị đã tiến hành kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; một số quận, huyện xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm, nối mạng, mở trang tin điện tử, công khai thủ tục hành chính trên cổng giao tiếp điện tử và tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan.

Tính đến 12/2012, Thành phố sơ kết việc thực hiện ngày làm việc thứ bảy về giải quyết TTHC của các cơ quan hành chính thuộc Thành phố theo Quyết định 14/2010/QĐ-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 58/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND Thành phố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Sở Nội vụ đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tiến hành điều tra xã hội học về công tác cải cách TTHC góp phần đánh giá, nhận xét thái độ, trách nhiệm phục vụ của cán bộ, công chức và sự hài lòng của người dân trong giao dịch TTHC tại các cơ quan hành chính thuộc Thành phố; đề xuất Ban chỉ đạo chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy triển khai lấy ý kiến đánh giá đối với một số sở.

Thực hiện kế hoạch CCHC năm 2012, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đã sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định 84/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố về ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các xã, phường, thị trấn được lựa chọn làm điểm trong tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của Thủ đô Hà Nội - 9

Sở Tài nguyên và Môi trường , Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì , lấy ý kiến của các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng dự thảo và trình UBND Thành phố Đề án hoàn thiện quy trình giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông trong tiế p nhâṇ , giải quyết thủ tục hành chính ở các lĩnh vực quản lý đất đai , lao đôṇ g - thương binh và xã hôị .

Các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục cập nhật, công khai và

hoàn thiện các quy định, trình tự tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Huyện Từ Liêm tăng thêm mức bồi dưỡng so với định mức chung của Thành phố (từ nguồn ngân sách của huyện) cho đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (01 triệu đồng/người/tháng). Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Thành phố, quận Tây Hồ, các huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Ứng Hòa, Bảo hiểm xã hội Thành phố tiếp tục kiện toàn Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của đơn vị. Sở Thông tin và Truyền thông, quận Ba Đình, quận Long Biên, huyện Từ Liêm tổ chức lấy ý kiến hài lòng của công dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.

2.2.5. Cơ chế một cửa liên thông trong thực hiện TTHC

a. Lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng

Ngày 16/7/2002 UBND Thành phố có Quyết định số 100/QĐ-UB ban hành Quy định về quy trình và thời hạn giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng. Trong đó, quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ; về lấy ý kiến thỏa thuận của các sở ngành đối với dự án đầu tư; về thời hạn giải quyết TTHC; về thẩm định, phê duyệt dự án.

Ngày 06/12/2006 UBND Thành phố có Quyết định số 217/2006/QĐ- UBND ban hành Quy định về liên thông giải quyết một số TTHC trong quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố. Theo đó, thực hiện liên thông giải quyết TTHC liên quan đến nhiều sở, ngành gồm: thủ tục thẩm định dự án đầu tư (đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Thành phố); các thủ tục chấp thuận của UBND Thành phố cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định và thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư (đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách). Nguyên tắc liên thông: giao một cơ quan chủ trì làm đầu mối lấy ý kiến các sở ngành liên quan để giải quyết TTHC liên thông; chủ đầu tư chỉ phải làm việc với cơ quan được giao làm đầu mối để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết; cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời hạn, đúng nội dung khi được cơ quan chủ trì đề nghị.

Sau hợp nhất, Thành phố đã chỉ đạo rà soát, sửa đổi các văn bản quy định về quản lý đầu tư xây dựng để thống nhất thực hiện trên địa bàn mới. Ngày 09/4/2009 UBND Thành phố có Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội. Các dự án đầu tư không sử dụng vốn ngân sách nhà nước tiếp tục thực hiện theo các văn bản Quyết định số 15/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 ban hành Quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 09/02/2007 ban hành Quy định về Quy trình giải quyết một số TTHC trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thực hiện liên thông đạt một số kết quả nhất định: Quy định rò trách nhiệm, thời hạn giải quyết của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc phối hợp, giải quyết TTHC trong đầu tư xây dựng; Chủ đầu tư chỉ làm việc với một sơ quan để nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết; tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì, đầu mối giải quyết TTHC (được thực hiện các bước tiếp theo mà không chờ văn bản của cơ quan phối hợp giải quyết). Tuy nhiên, còn một số khó khăn, vướng mắc: các văn bản quy phạm pháp luật ban hành thiếu đồng bộ, thống nhất (Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản …); các cơ quan liên quan đến quá trình giải quyết TTHC chưa thực hiện đúng trách nhiệm về thời gian, nội dung xử lý, giải quyết hồ sơ hành chính.

Từ ngày 01/01/2007, thực hiện mô hình một cửa liên thông trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp theo Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 29/11/2009. Theo đó, ba cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế, Công an Thành phố phối hợp giải quyết các TTHC cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế tại một địa điểm chung.

Thời gian thực hiện TTHC trong việc thành lập doanh nghiệp đã giảm từ 22 ngày xuống còn 10 ngày, số lần đi lại để giải quyết TTHC của người thành lập doanh nghiệp giảm từ 8 lần xuống còn 4 lần kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ và người đại diện doanh nghiệp chỉ phải đến một địa đểm duy nhất để được hướng dẫn thủ tục, nộp hồ sơ, nhận trả lời tính hợp lệ của hồ sơ, nhận các kết quả về đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu và đăng ký mã số thuế.

Thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động ĐTXD và cải cách một số TTHC đối với doanh nghiệp (trong đó quy định các TTHC đăng ký kinh doanh được rút ngắn xuống còn 5 ngày), Thành phố đã chỉ đạo yêu cầu các cơ quan giảm thời gian giải quyết các TTHC đăng ký kinh doanh từ 10 ngày xuống còn 5 ngày.

Thực hiện Thông tư liên bộ số 05/2008/TTLTBKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công An, ngày 20/10/2009, UBND Thành phố có Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ban hành

Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, các thủ tục đăng ký kinh doanh tiếp tục được rút ngắn về thời gian và trình tự. Trước đó, doanh nghiệp cần 5 ngày để làm tủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT và 5 ngày tiếp theo để làm thủ tục đăng ký mã số thuế tại Cục thuế. Sau khi áp dụng Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND, doanh nghiệp chỉ cần 5 ngày làm thủ tục tại một nơi và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Tuy nhiên, việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC cho doanh nghiệp vẫn do các cơ quan thực hiện hoàn toàn độc lập. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn phải nhận kết quả ĐKKD trước sau đó mới sang nộp hồ sơ tại các bàn của cơ quan thuế và đăng ký mẫu dấu để thực hiện tiếp các thủ tục đăng ký mã số thuế và con dấu.

Để khắc phục tồn tại trên, sai khi chỉ đạo tổ chức thực hiện thí điểm việc liên thông cấp ĐKKD-MST cho doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc các quận, huyện do Phòng ĐKKD số 03 thuộc Sở KH&ĐT quản lý, từ ngày 01/02/2010, theo chỉ đạo của Thành phố, Sở KH&ĐT cùng Cục Thuế đã chính thức áp dụng thực hiện Thông tư liên bộ số 05/2008/TTLTBKH-BTC-BCA đối với các doanh nghiệp trên toàn địa bàn Thành phố.

b. Cơ chế liên thông còn được thực hiện trong việc tiếp nhận, giải quyết một số TTHC: thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo tấm lớn (Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và một số sở ngành liên quan thực hiện theo Thông tư liên bộ số 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28/02/2007); các thủ tục thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với chủ sử dụng đất (cơ quan Tài nguyên- Môi trường, các ngành Thuế, Kho bạc Nhà nước).

Thực hiện cơ chế liên thông là một trong những nội dung có nhiều khó khăn, bất cập, đòi hỏi các cấp, các ngành phải chủ động tổ chức thực hiện quyết liệt để đạt được mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính.

2.2.6. Thực trạng quy định trách nhiệm của người thực hiện TTHC

- Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ,

thẩm quyền xây dựng các văn bản quy chế hoạt động, quy định, nội quy, quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị; thực hiện quy định trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện các quy định cấp trên và pháp luật; từng bước nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao; triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp nhận, xử lý những kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục hành chính”, các Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg. số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước …); Ban hành và tổ chức thực hiện Nội quy, Quy chế hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, xử lý, trình ký, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan trong đó xác định trách nhiệm cụ thể, rò ràng của các các bộ, công chức; Bố trí cán bộ, công chức đảm bảo các yêu cầu, đúng chuyên môn, nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, tận tuỵ với công việc làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Từ đó, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ngày càng được tăng cường; ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức nhà nước có bước chuyển biến, từng bước cải thiện được mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và công dân.

Công tác kiểm tra:

Trong những năm qua, công tác kiểm tra được Thành phố quan tâm, thực hiện nghiêm túc, đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra; kết hợp kiểm tra thường xuyên, định kỳ với kiểm tra đột xuất, công tác thanh tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính được tăng cường.

Cùng với các hoạt động kiểm tra, giám sát của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, những quy định

của Thành phố về CCHC, việc giải quyết TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn thành phố. Đồng thời, chỉ đạo, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành kiểm tra đối với cấp mình và cấp dưới trực thuộc về công tác cải cách hành chính.

Từ năm 2005 đến nay, hàng năm Thành phố đều ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức và công dân, trong đó có nội dung trọng tâm là việc giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng …Kết hợp thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch với kiểm tra đột xuất.

Đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 60 cơ quan, đơn vị.

Đối với thanh tra công vụ theo kế hoạch trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính: đã ghi nhận những cố gắng, những việc làm tốt của các đơn vị, đồng thời phát hiện thiếu sót, khuyết điểm, để tập trung chỉ đạo, chấn chỉnh như: Vi phạm quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính; Chưa xây dựng quy trình giải quyết cho từng thủ tục hành chính, trong đó phân công trách nhiệm và thời gian rò ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân từ cán bộ thụ lý, đến lãnh đạo cấp phòng ban và lãnh đạo cơ quan, đơn vị liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức; Chưa thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của Chính phủ, của UBND Thành phố về tổ chức thực hiện quy chế "một cửa"; Đưa thêm thủ tục ngoài quy định; Vi phạm quy định về giải quyết thủ tục hành chính.

Đối với thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị cho thấy: Trong quá trình xử lý, một số cơ quan chức năng mà trực tiếp là một số cán bộ, công chức của các cơ quan này đã thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, buông lỏng quản lý. Ngoài ra, tại thời điểm thanh tra, một số văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhưng sở Xây dựng chưa kịp thời tham mưu để UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của UBND Thành phố cho phù hợp với những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí