Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới - 2

4.3.6. Giải pháp về theo dòi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính86

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

HĐND

Hội đồng nhân dân

2

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT

Bảng

Nội dung

Trang


1


Bảng 2.1

Tình hình thực hiện các thủ tục hành chính tại

thành phố Đồng Hới giai đoạn 2009-2013


55


2


Bảng 2.2

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại

thành phố Đồng Hới giai đoạn 2009-2013


62


3


Bảng 2.3

Tình hình lao động trong các ngành kinh tế tại

thành phố Đồng Hới giai đoạn 2009-2013


63


4


Bảng 2.4

Thu ngân sách từ doanh nghiệp nhà nước và thu

ngoài quốc doanh từ năm 2009 đến năm 2013


64


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách hành chính là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Ngày nay, các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Từ 1986, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều Chương trình, Kế hoạch để triển khai cải cách hành chính theo chủ trương, Nghị quyết của Đảng mà trọng tâm là Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với 4 nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.

Một trong các nội dung quan trọng của cải cách thể chế hành chính đó là cải cách Thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính liên quan không chỉ đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào, về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền quy định và trực tiếp giải quyết. Chính vì vậy, mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính là phải đạt được một bước chuyển biến căn bản trong quan hệ về giải quyết công việc của công dân và tổ chức, cụ thể là phải phát hiện và xoá bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân; xây dựng và thực hiện được các thủ tục


giải quyết công việc đơn giản, rò ràng, thống nhất, công khai và đúng pháp luật; vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu và tham nhũng trong công chức nhà nước, đồng thời vẫn đảm bảo được trách nhiệm quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật trong bộ máy các cơ quan công quyền.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Đặc biệt, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 09 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cơ bản là "Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm định, giám định". (Thủ tướng Chính phủ, 2001).

Việc nhấn mạnh ưu tiên cải cách thủ tục hành chính là hoàn toàn cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay thủ tục hành chính do nhiều cơ quan nhà nước các cấp ban hành còn rườm rà, không rò ràng, thiếu tính thống nhất, không công khai và tuỳ tiện thay đổi. Vì vậy, thủ tục hành chính vẫn là một trong những nguyên nhân hình thành tệ cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng; gây ách tắc, kìm hãm các hoạt động kinh tế-xã hội; gây phiền hà và giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ; gây trở ngại cho giao lưu giữa nước ta với các nước khác. Tuy vậy, việc sửa đổi các thủ tục hành chính đã được chọn làm ưu tiên gần 20 năm nay, từ khi nêu ra và thực hiện theo cơ chế


Một cửa nửa đầu thập kỷ 90, nhưng đến nay nội dung này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi. Đã có rất nhiều những công trình khoa học, bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu, bàn luận về lĩnh vực này. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm công cuộc cải cách lại có những biến chuyển nên vẫn cần được tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện chương trình cải cách sao cho hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình thực tiễn của các cơ quan quản lý hành chính nói riêng và Nhà nước ta nói chung. Từ thực tiễn thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Đồng Hới và kiến thức Kinh tế chính trị đã học tập, đề tài “Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình.

Một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

- Cơ sở lý luận chung về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính?

- Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở thành phố Đồng Hới? (đã đạt được những thành tựu gì? Còn gặp những hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó?)

- Thành phố Đồng Hới cần phải làm gì và làm như thế nào để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của thủ tục hành chính để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về cải cách hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.


- Đi sâu phân tích, tìm hiểu kinh nghiệm của một số cơ quan địa phương về cải cách thủ tục hành chính để rút ra bài học cho thành phố Đồng Hới.

- Phân tích thực trạng, đánh giá tình hình và những tác động của cải cách thủ tục hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới thời gian qua.

- Đưa ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm 32 thủ tục hành chính thuộc 05 lĩnh vực khác nhau. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, tài nguyên và môi trường, xây dựng và đô thị. Đây là những công việc liên quan nhiều đến thủ tục hành chính, có yêu cầu giải quyết thường xuyên, liên tục và cũng chính là những thủ tục đòi hỏi phải cải cách nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức khi đến liên hệ công việc.

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu về vấn đề cải cách các thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới.

- Phạm vi về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại thành phố trong 5 năm gần đây (2009 – 2013) và đề ra các giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.


4. Những đóng góp của luận văn

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, làm rò được vai trò, tác động của thủ tục hành chính tới phát triển kinh tế

- xã hội và những nội dung, điều kiện của cải cách thủ tục hành chính.

Thứ hai, luận văn thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2009 - 2013. Qua đó, đã chỉ rò những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành phố Đồng Hới.

Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân đã được xác định luận văn đưa ra mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện, qua đó đề xuất được các giải pháp cụ thể, giải pháp có tính định hướng để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.

5. Bố cục luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới

Chương 4: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí