Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam - 2


kỳ này thường được biết đến với tên gọi “Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, trong đó ở hai giai đoạn đầu, mức tăng trưởng GDP của Nhật sụt giảm mạnh và đến hai giai đoạn sau thì mức tăng trưởng GDP âm, việc vực dậy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn và các chính sách cải cách hệ thống ngân hàng được áp dụng mạnh mẽ, rõ nét. Đối với Việt Nam, nghiên cứu tập trung vào thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn từ năm 2011 đến 2019, do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, 2009 làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn, suy thoái, và hệ thống tài chính ngân hàng bộc lộ những yếu kém một cách rõ nét với yêu cầu cấp bách phải tiến hành cải cách. Những giải pháp được đưa ra cho giai đoạn 2020 – 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận

Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, lấy định hướng phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng để làm cơ sở và định hướng nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Thu thập tài liệu thứ cấp

Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa và vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ sách giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu các cấp, bài báo khoa học. Nguồn dữ liệu trên được khai thác từ: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, website của NHNN, Cục Thống kê, trang Thông tin tín dụng của Cục Công nghệ Thông tin, Bộ ngành liên quan…; số liệu thứ cấp từ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tiêu chuẩn của Ủy ban Basel, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam; Tài liệu dịch, tài liệu hội thảo khoa học về hệ thống ngân hàng, cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản và Việt Nam; một số cơ sở dữ liệu khoa học: Ebscohosts; lhtv.vista,vn; Portal.igpublish.com; Pro Quest; Science Direct; Bankscope. Do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản nên luận án chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, để có được nguồn số liệu đầy đủ và đáng tin cậy, luận án sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu, đặc biệt là các tài liệu tham khảo quốc tế.


- Phương pháp thống kê mô tả: Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các tài liệu trong và ngoài nước. Các tài liệu này được tác giả tập hợp và mô tả nhằm làm rõ thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 ở chương 3; và thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2011 đến 2019 ở chương 4.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 3 để phân tích thực trạng và tổng hợp tình hình về cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Phân tích để đánh giá, rút ra những bài học - cả bài học thành công và chưa thành công mà Việt Nam có thể vận dụng hoặc cần phải tránh, và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam ở chương 4.

- Phương pháp logic, lịch sử: Luận án nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản trong khoảng gần hai thập kỷ, kể từ năm 1990 để rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng cho cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó phương pháp logic, lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của hệ thống ngân hàng Nhật Bản và Việt Nam theo đúng trình tự thời gian và không gian, đặc biệt là trình bày hệ thống các chính sách của chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã thực hiện nhằm cải cách hệ thống ngân hàng.

Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam - 2

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đi sâu phân tích một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005; đối chiếu với đặc điểm hệ thống ngân hàng của Việt Nam để rút ra những khuyến nghị chính sách và đề xuất giải pháp cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030. Do đó, luận án dự kiến sẽ có những đóng góp mới về khoa học như sau:

Thứ nhất, góp phần hệ thống hoá những lý thuyết, quan điểm cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến định hướng chính sách và các giải pháp cụ thể trong tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, phân tích một số vấn đề thực tiễn cơ bản liên quan đến cải cách ngân hàng trong bối cảnh tác động của khủng hoảng và các tác động khác của toàn cầu hóa nền kinh tế; bối cảnh tác động đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.

Thứ ba, phân tích và đánh giá thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản, tổng kết những thành công, hạn chế của tiến trình này, trên cơ sở đó, rút ra


một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến hệ thống ngân hàng nói chung, ở Nhật Bản và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu phát triển lĩnh vực tài chính, ngân hàng, phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập.

Ngoài ra, luận án còn là tài liệu cần thiết cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến hệ thống ngân hàng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài luận án

Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng

Chương 3: Thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990

– 2005

Chương 4: Bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản và

một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong cải cách hệ thống ngân hàng.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng

Vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là khi các cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tác động nghiêm trọng làm tỉ lệ nợ xấu tăng cao, đe dọa đến hệ thống ngân hàng (HTNH) của các quốc gia. Những nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng nói chung chủ yếu tập trung vào phân tích các dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng đang có vấn đề; nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng; và các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới thời gian qua.

- Trong số các nghiên cứu về khủng hoảng hệ thống ngân hàng trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến các nghiên cứu của một số chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) như: Nghiên cứu của IMF cho thấy các cách tiếp cận phổ biến về cải cách hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Cách thứ nhất, theo nghiên cứu của IMF (1999), cải cách hệ thống ngân hàng nhằm đạt được 03 mục tiêu: (i) Củng cố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc bảo đảm khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; (ii) Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng; và (iii) Khôi phục niềm tin của công chúng. Cách thứ hai, theo nghiên cứu của Waxman (1998), cải cách ngân hàng có thể nhằm giải quyết vấn đề của một ngân hàng đổ vỡ ngay trong điều kiện của hệ thống ngân hàng đang hoạt động hiệu quả. Sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận này là ở đối tượng cải cách là toàn bộ hệ thống ngân hàng hay chỉ những khâu yếu nhất của hệ thống này.

- Một số nghiên cứu tập trung vào nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới như: Các nghiên cứu của Goldstein và Turner (1996); Klingebiel và Caprio (1996) đã chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng. Thứ nhất, các yếu tố vi mô, gồm: (i) Các quy định và thực tiễn hoạt động ngân hàng yếu kém, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn, vi phạm chính sách cho vay; (ii) Mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người điều hành, đặc biệt là các chính sách thưởng để khuyến khích cho vay mà không chú ý tới rủi ro có thể gặp phải; và (iii) Trình độ của nhân viên hạn chế, đặc biệt trong việc áp dụng công nghệ mới. Thứ hai, các yếu tố vĩ mô, như sự biến động mạnh về giá cả hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô như nền kinh tế tăng trưởng nóng. Thứ ba, các yếu tố có tính hệ thống, đặc biệt môi trường hoạt động không thuận lợi như: (i) Số lượng lớn các ngân hàng Nhà nước dẫn đến tình trạng bóp méo xu hướng cho vay, thu hút tiền gửi và cạnh tranh, cũng như


hạn chế khả năng đa dạng hóa hoạt động của các ngân hàng; (ii) Chính phủ định hướng chặt chẽ về tín dụng làm hạn chế các ngân hàng phát triển kỹ năng đánh giá các khoản cho vay; (iii) Hệ thống pháp luật không đầy đủ làm hạn chế hiệu quả của hệ thống ngân hàng (như về chính sách an toàn và minh bạch thông tin); (iv) Các quy định và cơ chế giám sát không đầy đủ và hiệu quả; và (v) Thị trường chứng khoán chưa phát triển, đặc biệt là đối với các chứng khoán dài hạn (khi đó, các ngân hàng sẽ phải cung cấp các khoản vay dài hạn và tập trung quá nhiều rủi ro).

- Các nghiên cứu của Dziobek và Pazarbasioglu (1997, 1998) về các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới thời gian qua. Các tác giả đã nghiên cứu trên một tập hợp gồm 24 quốc gia đại diện từ các khu vực khác nhau trên thế giới và với trình độ phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng khác nhau. Khảo sát chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại 24 quốc gia trong những năm 1980s và những năm đầu 1990s, Dziobek và Pazarbasioglu (1998) đã liệt kê những chính sách cụ thể được áp dụng phổ biến tại các nước: (i) Chính phủ bơm vốn hoặc mua cổ phiếu để nắm giữ quyền điều hành các ngân hàng thương mại (quốc hữu hóa một phần); (ii) Đóng cửa các ngân hàng yếu kém; (iii) Sáp nhập các ngân hàng trong nước với ngân hàng nuớc ngoài;

(iv) Sáp nhập các ngân hàng trong nuớc với nhau; (v) Thành lập công ty quản lý tài sản;

(vi) Thay đổi cơ cấu sở hữu ngân hàng thông qua tư nhân hóa. Đồng thời nghiên cứu cũng cho rằng không có chính sách đơn lẻ nào chứng tỏ tính ưu việt tới hiệu quả tái cơ cấu so với các chính sách khác. Bản thân hiệu quả của từng chính sách phụ thuộc vào các yếu tố thể chế và pháp lý đặc thù của mỗi nước. Do vậy việc sử dụng một tổ hợp chính sách được coi là sự lựa chọn hợp lý cho việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của các quốc gia. Trong một nghiên cứu trước đó, Dziobek và Pazarbasioglu (1997) đã phân tích một tập hợp mẫu đại diện gồm 24 quốc gia trên 6 khu vực lãnh thổ trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1995, từ đó phát hiện những yếu tố tạo nên thành công của một quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo nghiên cứu, 24 quốc gia được lựa chọn đã sử dụng trung bình 8 công cụ để thực hiện tái cấu trúc. Trong đó, các công cụ tốt nhất được nhận diện liên quan đến những chính sách sau: Vai trò của ngân hàng trung ương trong việc dẫn dắt công cuộc chuyển đổi tại các nước; kế hoạch xử lý nợ xấu; chính sách đóng cửa các TCTD thông qua mua bán, sáp nhập hoặc cho phá sản; tư nhân hóa; tái cấu trúc doanh nghiệp; các chính sách khuyến khích đối với nhà quản lý và chủ sở hữu.

Hai nghiên cứu của Dziobek và Pazarbasioglu nói trên cũng đã tổng quát hóa những bài học kinh nghiệm về cải cách hệ thống ngân hàng tại các quốc gia như: (i)


Đánh giá đúng bản chất và phạm vi những vấn đề của hệ thống ngân hàng là một yếu tố quan trọng của quá trình tái cấu trúc – cần có phương pháp tiếp cận toàn diện (trên các khía cạnh: Giải quyết ngân hàng yếu kém, giải quyết những sai sót trong hệ thống kế toán và khuôn khổ pháp lý, tăng cường quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro); (ii) Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần có một đơn vị đi đầu (thường là ngân hàng trung ương) nhằm thiết kế các thước đo kết quả của quá trình tái cấu trúc và tách biệt nhiệm vụ, quyền lợi của các ngân hàng phải tái cơ cấu đối với những ngân hàng còn lại trong hệ thống và luôn sẵn sàng để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết trong suốt quá trình tái cơ cấu này; (iii) Chính phủ cần có chính sách đóng cửa hoặc hỗ trợ tài chính đối với các ngân hàng yếu kém – nguyên tắc chia sẻ tổn thất giữa Chính phủ, các ngân hàng, và công chúng là một phần quan trọng cho thành công của quá trình tái cấu trúc; (iv) Việc loại bỏ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối của các ngân hàng và chuyển các khoản nợ đó sang một tổ chức khôi phục nợ độc lập là một phương pháp hiệu quả được các quốc gia sử dụng, đồng thời, cũng là phương thức để giảm thiểu chi phí của quá trình tái cấu trúc ngân hàng và gửi tín hiệu đến những đối tượng vay nợ vị phạm.

- Nghiên cứu của Daniela Klingebiel (2000) về việc sử dụng các công ti quản lý tài sản trong giải quyết các cuộc khủng hoảng nợ xấu ngân hàng – Kinh nghiệm xuyên quốc gia. Nghiên cứu đã phân tích những lợi thế và bất lợi của các AMC trong việc quản lý và xử lý tài sản nợ xấu ngân hàng; đồng thời đánh giá hiệu quả của các tổ chức này, thông qua việc phân tích kinh nghiệm sử dụng các công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu ngân hàng của nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu tập trung vào 7 trường hợp: Phần Lan, Ghana, Thụy Điển, Mexico, Philippines, Tây Ban Nha và Mỹ. Nghiên cứu cũng phân biệt 2 loại AMC chính: Các AMC được thành lập để giúp đỡ và xúc tiến tái cấu trúc doanh nghiệp và các AMC được thành lập để xử lý tài sản được mua/được chuyển giao cho chính phủ trong cuộc khủng hoảng. Nghiên cứu đã chỉ ra, các AMC có thể được sử dụng hiệu quả, nhưng chỉ với mục đích giải quyết các thể chế tài chính vỡ nợ không thể kiểm soát được. Còn đối với các khoản cho vay có động cơ chính trị hoặc tài sản gian lận thì các AMC khó có thể giải quyết được. Trong phần II của nghiên cứu đã xem xét việc xử lý tài sản có vấn đề trong các cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng các giải pháp chứng khoán hóa và so sánh hiệu quả của việc sử lý nợ xấu ngân hàng bằng các AMC và bằng biện pháp chứng khoán hóa nợ xấu.

- Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng: Nghiên cứu của World Bank (2006); Glen Bullivant (2010), và rất nhiều nghiên cứu


khác đã chỉ ra rằng nguyên nhân phá sản của ngân hàng bắt đầu từ nợ xấu tăng cao, chất lượng tài sản kém. Các nghiên cứu khai thác nhiều khía cạnh về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trên thế giới trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng kết nhiều vấn đề mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, các tài liệu nói trên là các nghiên cứu xuất phát từ các nước phát triển (Mỹ, Anh, Úc và Đức) nên ít gắn với thực tiễn Việt Nam.

- Nghiên cứu của Strauss-Kahn (2009) cho rằng, khi các quốc gia đối mặt với khủng hoảng kinh tế và đang theo đuổi các chính sách khôi phục, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng yếu kém, là một trong những ưu tiên hàng đầu. Các dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng đang có vấn đề bao gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP; (ii) Vay nợ nước ngoài lớn trong khi dự trữ ngoại hối mỏng và rủi ro tỷ giá cao; (iii) Giá tài sản biến động lớn;

(iv) Khả năng đánh giá tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng kém; thông tin không đầy đủ, thiếu minh bạch; và (v) Các quy định về hoạt động ngân hàng không phù hợp, lỏng lẻo; giám sát ngân hàng không hiệu quả.

- Cukierman, A., (2011) “Reflections on the crisis and its lessons for regulatory reform and for central bank policies” (Phản ánh về cuộc khủng hoảng và những bài học của nó cho cải cách thể chế và chính sách của NHTW). Bài viết nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong lĩnh vực giám sát tài chính; mô tả và đánh giá các vấn đề liên quan đến vai trò của các Ngân hàng Trung ương, ưu và khuyết điểm của việc giám sát tài chính của Ngân hàng Trung ương. Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, NHTW đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm ổn định tài chính quốc gia, phải bơm tiền để cứu nền kinh tế, điều này khẳng định vai trò cần thiết của NHTW.

- Công trình nghiên cứu của Borish, Michael S., Millard F. Long, and Michel Noel (2012) về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và vấn đề tái cơ cấu ngân hàng trong trường hợp của các nền kinh tế chuyển đổi, đã cho thấy, sự sụp đổ của mô hình quản lý theo phương thức kế hoạch hóa tập trung và việc mở cửa của các nền kinh tế XHCN trước đây ở Trung và Đông Âu và Liên Xô cũ có hai ảnh hưởng chính đối với việc tái cấu trúc ngân hàng và doanh nghiệp. Trước tiên, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp xã hội phải đối mặt với rất nhiều thử thách: Mất sự bảo hộ, các DNNN đã bị cắt giảm đáng kể sản lượng sau khi tự do hóa kinh tế. Thứ hai, nhiều người quay sang các ngân hàng để có được các khoản tín dụng cho phép họ tạm thời thoát khỏi những khó khăn về ngân sách và trì hoãn cơ cấu lại hoặc


thanh lý. Điều này dẫn đến tình trạng xấu đi nhanh chóng của danh mục cho vay của các NHTM quốc doanh vốn đã bị gánh nặng bởi danh mục đầu tư rủi ro thừa kế từ các đơn vị tiền tệ cũ. Và chính phủ các nước này đang phải áp dụng nhiều biện pháp để đối phó, nhằm đạt mục tiêu vừa tái cơ cấu lại HTNH, giải quyết những khoản nợ xấu khổng lồ, vừa bảo vệ các doanh nghiệp.

- Nghiên cứu của hai tác giả Luc Laeven và Fabián Valencia (2012) về khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích khủng hoảng ngân hàng có tính hệ thống xảy ra khi có đủ 02 điều kiện: Những dấu hiệu đình trệ tài chính nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng (được thể hiện thông qua những cuộc tháo chạy khỏi ngân hàng (bank run); tình trạng thua lỗ phổ biến của các ngân hàng và khó khăn thanh khoản). Nghiên cứu chỉ ra, cần có những chính sách can thiệp sâu rộng để giải quyết tình trạng khó khăn của hệ thống. Đồng thời, những biện pháp can thiệp bao gồm ít nhất 03 trong số 06 giải pháp sau: (i) Hỗ trợ thanh khoản ở quy mô lớn; (ii) chi phí tái cấu trúc ngân hàng (ít nhất 3% GDP); (iii) quốc hữu hóa các ngân hàng lớn; (iv) bảo lãnh ở quy mô lớn cho các khoản nợ của ngân hàng; (v) mua tài sản từ các tổ chức tài chính (ít nhất 5% GDP); (vi) đóng băng các khoản gửi tiết kiệm.

- John B. Taylor (2013), “The Effectiveness of Central Bank Independence Versus Policy Rules” (Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương so với quy định chính sách). Bài viết bàn về sự cần thiết của việc nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Trung ương với hoạt động của Chính phủ; đánh giá hiệu quả hoạt động độc lập của NHTW. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu tập trung vào vai trò của NHTW đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Một số nghiên cứu tiêu biểu về cải cách hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia trên thế giới, có thể kể đến như:

+ Các nghiên cứu của Keeton, William và Morris (1987); Sinkey, Joseph. F và Greenwalt (1991); Aqsa Javed và Muhammad Kashif Khurshid (2016);… đã luận bàn về các nguyên nhân gây ra nợ xấu ngân hàng. Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu trên các NHTM bị thua lỗ tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979 – 1985, đồng thời sử dụng tỉ lệ nợ xấu làm thước do chính cho việc đo lường RRTD tại các ngân hàng này. Các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, những điều kiện kinh tế riêng biệt địa phương cùng với sự yếu kém trong hoạt động quản lý ngân hàng là nguyên nhân chính dẫn đến RRTD. Nghiên cứu này còn cho thấy, các NHTM sẵn sàng cung cấp những khoản cho vay mạo hiểm thường có rủi ro vỡ nợ cao hơn so với các ngân hàng


khác; tính các chỉ số về tự chủ của ngân hàng trung ương (CBA) cho 163 CBA vào cuối năm 2003 và các chỉ số so sánh cho một nhóm 68 CBA vào cuối những năm 1980. Các kết quả khẳng định sự cải thiện mạnh mẽ trong cả CBA kinh tế và chính trị trong vài thập kỷ qua, mặc dù cần nhiều tiến bộ hơn để tăng cường sự tự chủ, độc lập về chính trị của các CBA ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển. Phân tích cũng xác nhận rằng CBA lớn hơn trung bình đã giúp duy trì mức lạm phát thấp [166]. Nghiên cứu thực hiện trên các NHTM lớn của Mỹ lập luận rằng cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đều là tác nhân gây ra sự đổ vỡ tín dụng. Các tác giả tìm thấy một mối quan hệ thuận chiều giữa tỉ lệ nợ xấu với các yếu tố chủ quan của ngân hàng như cho vay với lãi suất cao, hay cho vay nhiều quá mức. Hay các điều kiện kinh tế vĩ mô trong khu vực cũng giải thích cho sự phát sinh các khoản nợ xấu ngân hàng, các nhân tố vĩ mô này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát hay tỷ giá hối đoái hàng năm, … Sinkey, Joseph. F và Greenwalt (1991) sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản dựa trên dữ liệu của các NHTM lớn tại Hoa Kỳ giai đoạn 1984 - 1987. Keeton (1999) tiếp tục phát triển nghiên cứu trước đó của mình, sử dụng dữ liệu các năm 1982 - 1996 để phân tích tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy trình tín dụng, … với tình trạng quỵt nợ của khách hàng ở Mỹ. Nghiên cứu cho thấy có bằng chứng về mối quan hệ chặt chẽ thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng với khả năng suy yếu của các tài sản cho vay. Cụ thể, Keeton cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng kết hợp với các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp đã gây ra thiệt hại nặng nề khi cho vay ở một số bang trên nước Mỹ. Trong nghiên cứu này, nợ xấu được định nghĩa là các khoản cho vay quá hạn quá 90 ngày, hoặc các khoản vay không trả lãi.

+ Công trình nghiên cứu của Matoušek, R. and Sergi, Bruno S (2005) hướng đến hai mục tiêu: Thứ nhất, bài báo nhằm mục đích cung cấp một phân tích quan trọng về các phương pháp khác nhau được sử dụng trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng ngân hàng tại các quốc gia Trung và Đông Âu (CEEs). Thứ hai, nghiên cứu đưa ra ước tính về cách giải quyết khủng hoảng tối ưu trong các NHTM quốc doanh (SOB) và các NHTM nhỏ (SMBs) ở Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan. Phân tích cho thấy việc xử lý các khoản nợ xấu một cách lúng túng; sự chậm trễ trong việc cơ cấu lại HTNH đã làm cho chi phí ngày càng tăng lên và đòi hỏi phải có phản ứng mạnh mẽ hơn. Trên cơ sở xem xét kinh nghiệm của ba nước này, các tác giả đã đưa ra kết luận về giải pháp tối ưu giải quyết khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng trong quá trình chuyển đổi.


+ Nghiên cứu của các tác giả: Ben Fung, Jason George, Stefan Hohl and Guonan Ma (2004) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để nghiên cứu về các công ty quản lý tài sản ở khu vực Đông Á. Nghiên cứu đã tập trung phân tích bối cảnh, cách thức các công ty quản lý tài sản ở các quốc gia Đông Á tiến hành xử lý tài sản nợ xấu sau khủng hoảng kinh tế. Cụ thể như, trường hợp Công ty QLTS Trung Quốc: Nghiên cứu đã phân tích bối cảnh, tình hình nợ xấu Trung Quốc giai đoạn 1995 - 2005; phân tích, đánh giá tiến độ giải quyết nợ và hiệu quả phục hồi kinh tế, trên cơ sở phân tích 4 AMC của 4 NHTMNN lớn nhất của Trung Quốc (Công ty Quản lý tài sản Phương Đông của Ngân hàng Trung Quốc; Công ty Quản lý tài sản Great Wall của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc; Công ty Quản lý Tài sản Cinda của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc; và Công ty Quản lý Tài sản Huarong (Huarong Asset Management) của Ngân hàng Công thươngTrung Quốc). Trong trường hợp Cơ quan Tái cơ cấu Ngân hàng Inđônêxia (IBRA), nghiên cứu phân tích bối cảnh, các tính năng chính của IBRA, cấu trúc quản trị của IBRA; những thành công và thất bại của IBRA. Trường hợp RCC của Nhật Bản; trường hợp Tổng công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO); trường hợp Công ty Cổ phần Quản lý tài sản Malaysia (DANAHARTA); trường hợp Công ty Quản lý tài sản Thái Lan (TAMC); trường hợp Đài Loan; hệ thống ngân hàng ở Philippines. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về một giải pháp quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu, đó là sử dụng các AMC do chính phủ quản lý. Giải pháp này đã được thực hiện ở hầu hết các nước Đông Á để giải quyết vấn đề nợ xấu sau khủng hoảng kinh tế. Các tác giả cũng đã chỉ ra được những thành công và hạn chế trong quá trình giải quyết nợ xấu của các AMC ở các nước.

+ Bài viết của Myung-bak, Lee (2009) nói về những kinh nghiệm quý giá đã giúp Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 1990. Trước hết là bài học trong việc Hàn Quốc đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý nợ xấu ngân hàng: Thứ nhất, phải là các biện pháp táo bạo và quyết đoán, chứ không phải là các biện pháp tăng cường để lấy lại niềm tin của thị trường. Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng nhiều nguồn tài chính khác nhau để huy động nguồn ngân sách công cộng 127,6 tỷ USD (159 nghìn tỷ Won) từ năm 1997 đến năm 2002 - tương đương với 32,4% GDP của Hàn Quốc năm 1997 - để giải quyết nợ xấu và tái cơ cấu các TCTC. Thứ hai, việc tái cơ cấu ngân hàng và tạo ra một "ngân hàng nợ xấu" không phải là những lựa chọn tách biệt nhau; việc áp dụng đồng thời cả hai có thể có tác động tích cực. Hàn Quốc thành lập một cơ quan độc lập chuyên biệt, Tập đoàn


Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) làm một ngân hàng nợ xấu; trong khi đó Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc lại tham gia vào việc tái cơ cấu các TCTC. Thứ ba, cần phải có một cơ chế đặc biệt cho cổ đông, nhà quản lý, người lao động và chủ sở hữu tài sản để chịu gánh nặng công bằng. Trong trường hợp của Hàn Quốc, việc bơm vốn chỉ được thực hiện hạn chế đối với các TCTC có ý nghĩa quan trọng về mặt hệ thống và được coi là khả thi sau khi tái cấp vốn. Thứ tư, việc quốc hữu hoá các ngân hàng không phải là mục tiêu, mà chỉ được xác định là một biện pháp tạm thời. Thứ năm, mặc dù chính phủ sẽ đi đầu trong các kế hoạch xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng, nhưng tư nhân cũng được khuyến khích bỏ vốn để tham gia đầy đủ vào tiến trình này. Thứ sáu, cần loại bỏ tất cả các hình thức bảo hộ tài chính trong quá trình này. Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trên, Hàn Quốc đã vượt qua được khủng hoảng nợ xấu, và đó có thể là những kinh nghiệm để các quốc gia khác học hỏi.

+ Alicia García và Herrero Daniel Santabárbara (2004) trong nghiên cứu của mình đã tìm cách trả lời câu hỏi: "Hệ thống ngân hàng Trung Quốc ở đâu với các cải cách đang diễn ra?” Các tác giả đã làm rõ, HTNH Trung Quốc, với tỷ lệ sở hữu nhà nước cao đã bắt đầu quá trình cải cách dựa trên ba trụ cột chính: (i) Tái cấu trúc ngân hàng,với việc “dọn dẹp” các khoản vay xấu và các khoản bơm vốn công cộng, đặc biệt là trong 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất; (ii) Tự do hóa tài chính, với sự nới lỏng dần dần việc kiểm soát giá cả, số lượng và mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài; và (iii) tăng cường quy định, giám sát tài chính, cũng như quản lý rủi ro tốt hơn;và áp dụng việc quản trị minh bạch, theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra, mặc dù chưa thể khẳng định sự thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc do khả năng thanh toán của các ngân hàng nước này vẫn còn rất yếu, với một mức nợ xấu cao, và khả năng sinh lợi thấp. Tuy nhiên, với cam kết của Trung Quốc để mở hoàn toàn HTNH của mình để cạnh tranh nước ngoài vào năm 2006 là một bước đi rất quan trọng của công cuộc cải cách tài chính, động thái này sẽ giúp HTNH Trung Quốc có thể nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới. Các công trình này phong phú dưới dạng bài viết nghiên cứu trên các tạp chí, sách chuyên khảo, luận án khoa học,… Nội dung tập trung chủ yếu vào việc chỉ rõ nguyên nhân gây ra khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, các tác động, ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính đối với HTNH nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào phân tích các


biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng các quốc gia đã áp dụng, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu phân tích việc xử lý nợ xấu ngân hàng như là một giải pháp quan trọng giúp cho hệ thống ngân hàng thoát ra khỏi khủng hoảng. Có thể thấy, các nghiên cứu của học giả quốc tế cho thấy hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng tại các quốc gia cần tuân thủ một số nguyên tắc chung và phải thực hiện một cách triệt để, toàn diện trên mọi khía cạnh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, từng quốc gia phải dựa vào bản chất và mức độ của những vấn đề đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng để xác định những phương pháp tiếp cận quá trình cải cách phù hợp nhất.

Những công trình nghiên cứu đã nêu là căn cứ, cơ sở khoa học để tác giả tham khảo, kế thừa, vận dụng trong quá trình nghiên cứu chủ đề của luận án.

1.2. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Nhật Bản

Nghiên cứu của Hall, Maximilian J. B (2000) đã giải thích sự thay đổi trong việc tiết lộ những thông tin, con số về nợ xấu của ngành ngân hàng Nhật Bản. Bài viết cho biết, vào tháng 1 năm 1998, Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF, 1998) đưa ra các số liệu cho thấy nợ xấu của ngành ngân hàng Nhật có thể lên đến 77 nghìn tỷ yên và sau đó con số này được sửa đổi lên đến 87,5 nghìn tỷ yên vào tháng 4 năm 1998 sau khi Cơ quan Giám sát Tài chính (FSA) yêu cầu các ngân hàng phải đưa ra các báo cáo "minh bạch". Bài viết phân tích sự nguy hiểm của việc che đậy những con số về nợ xấu ngân hàng; đề xuất một kế hoạch "hành động khắc phục kịp thời" nhằm công khai, minh bạch về những con số nợ xấu, nhằm xây dựng được một thị trường mua bán nợ xấu tại Nhật Bản.

Nghiên cứu của Cargill, T., Michael Hutchison and Takatoshi Ito (2000), đã phân tích chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Nhật Bản, đặc biệt nhấn mạnh vào lập trường của Nhật Bản về hợp tác tiền tệ Đông Á và hội nhập. Nghiên cứu cố gắng giải quyết các yếu tố và cấu trúc lợi ích đằng sau các chính sách đã thực hiện để suy ra quan điểm của Nhật Bản về hợp tác tiền tệ khu vực có thể thay đổi như thế nào theo thời gian. Phân tích cho thấy rằng trong khi cơ cấu khuyến khích hiện tại trong hệ thống kinh tế và chính trị Nhật Bản không có nhiều khả năng cam kết sâu rộng của chính phủ Nhật Bản trong việc hợp tác tiền tệ khu vực, sự hội nhập hơn nữa của nền kinh tế Nhật Bản vào nền kinh tế khu vực và sự phụ thuộc ngày càng tăng trên thị trường Đông Á.

Bài viết của Kimura Takeshi (2001) đã đặt ra vấn đề: “Ai có lỗi trong vấn đề nợ xấu của Nhật Bản?” Takeshi cho rằng Cơ quan Dịch vụ Tài chính đã trì hoãn

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí