Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 2

Chương 1‌

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ VAI TRÒ

CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


1.1. Cải cách hành chính và vai trò của cải cách hành chính trong quản lý nhà nước

Hiện nay, cải cách hành chính đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Điều này được thể hiện ngay cả ở các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần 26 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành với từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

Cải cách hành chính đang thể hiện rò vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước, điều này đã được thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, riêng cải cách hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo được một môi trường kinh doanh cải thiện tích cực. Đặc biệt, tạo tiền đề tốt để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả mà cải cách hành chính mang lại, Việt Nam đang đề ra mục tiêu: "xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng thuận lợi, là "điểm nhấn" về sức hút để các nhà đầu tư nước ngoài tìm thấy nhiều cơ hội hơn" [41, tr. 1]. Để tạo dựng được mục tiêu này, thời gian qua cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành với những bước đi - lộ trình khác nhau từ thấp tới cao. Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong

việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách một bước nền hành chính nhà nước với ba nội dung là: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Ngày nay, cải cách hành chính đã chuyển sang một bước mới với bốn nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.

1.1.1. Quan niệm về cải cách hành chính

Cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở nước ta - 2

Để hiểu rò về cải cách hành chính là gì? Trước hết hãy điểm qua một số quan điểm cơ bản đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hành chính đã đưa ra.

Do dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau.

- Cải cách hành chính ở phương Tây còn gọi là cải cách Chính phủ, ở Trung Quốc gọi là cải cách thể chế quản lý hành chính, nội dung không khác nhau bao nhiêu, đều nhắc đến các yêu cầu điều chỉnh quan hệ giữa cơ cấu hành chính và các cơ cấu xã hội khác, hoặc quan hệ nội bộ của cơ cấu hành chính, điều chỉnh chức năng, tổ chức và nhân sự hành chính.

- GS. Trương Hoàng Lem (Quốc tịch Mỹ), chuyên gia tư vấn cao cấp

L.T. Associates, Inc. Wasinhton lại có cách giải thích: theo nghĩa hẹp và chính thống, cải cách hành chính đề cập đến những thay đổi trong toàn bộ hệ thống hành chính công. Nó bao gồm toàn bộ việc tổ chức lại cán bộ, xác định nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị hành chính.

- Còn theo một số tác giả ở Trung Quốc, cải cách hành chính được hiểu nói chung là một hành vi hành chính, nhằm nâng cao hiệu suất hành chính, cải biến chế độ, phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ, phương thức hành chính mới trong phạm vi Chính phủ.

- Một số nhà nghiên cứu khác đã cho rằng cải cách hành chính là một nhân tố tương đối nhỏ trong tổng thể biến đổi xã hội so với sự giao lưu văn hóa, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa và sự di dân. Đến lượt nó biến đổi xã hội chỉ là một bộ phận của dòng tiến hóa không ngừng đặc trưng cho vũ trụ. Nếu theo dòng tư duy này, cải cách hành chính được xem là trọng tâm của công cuộc cải cách bộ máy nhà nước và về phần mình, cải cách bộ máy nhà nước lại là một bộ phận quan trọng trong cải cách hệ thống chính trị, một trong những bộ phận cấu thành nên chương trình công cuộc đổi mới đất nước.

Mặt khác, cũng cần phân biệt giữa cải cách hành chính với những biến đổi thông thường trong hoạt động của hệ thống tổ chức hành chính, thường được gọi là những "cải tiến". Những cải tiến thường được thực hiện trên cơ sở một nền hành chính tương đối ổn định và hợp lý, vận hành bình thường. Trong tiến trình phát triển của bất kỳ hệ thống nào cũng luôn có các hoàn cảnh đòi hỏi phải cải tiến những bộ phận, những quá trình nhất định - nói theo ngôn ngữ thông thường đó là việc hoàn thiện, hoặc "quá trình hoàn thiện". Về quy mô và phạm vi nó thường giới hạn trong một lĩnh vực hẹp của nền hành chính công, diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, đáp ứng những đòi hỏi cục bộ hoặc phiến diện.

- Nhiều nhà nghiên cứu đã xem biến đổi hành chính như là một sự tự điều chỉnh "đáp ứng của tổ chức với các điều kiện bất ổn" và cải cách hành chính trở nên bắt buộc khi các quá trình biến đổi hành chính tự nhiên không thực hiện được chức năng… Cải cách hành chính là một công tác cơ bản tập trung vào các nội dung lớn chứ không phải là các vấn đề bình thường mang tính hình thức. Nó đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện từ các quan điểm nguyên tắc cho tới việc xây dựng một chiến lược dài hạn với một kế hoạch thực hiện tỷ mỷ, nó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra những sửa đổi thích đáng cho các bước tiếp theo. Cải cách hành chính đụng chạm tới các phương diện thiết chế tổ chức, pháp lý, nhân sự và quản lý tài chính chứ không chỉ là các bộ phận nhỏ của một tổng thể tức là đụng chạm tới mối quan hệ của các

biến đổi hành chính với các đặc tính hay áp lực từ một môi trường xã hội và chính trị rộng lớn hơn. Vì vậy, cải cách hành chính còn được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng của khái niệm. Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là cải cách thể chế hành chính và bộ máy hành chính của Chính phủ. Theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả cải cách phương pháp, phương thức hành chính, chức năng hành chính, chế độ công chức và nguyên tắc hành chính trọng yếu khác.

- Theo Đại từ điển tiếng Việt, khái niệm cải cách hành chính không định nghĩa trực tiếp mà thường được mô tả bằng hình ảnh cụ thể và tính chất của chúng được mô tả qua các tiên đề.

Trước hết, cải cách hành chính là một hành vi về hành chính. Về mặt lý thuyết, hành vi hành chính là hành vi hành động hoặc không hành động của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức xã hội được ủy quyền hành pháp khi thực hiện nhiệm vụ công theo quy định của pháp luật. Cải cách hành chính phải do các chủ thể tiến hành, nó đích thực là hành vi hành chính. Như vậy, cải cách hành chính được mô tả qua hành vi hành chính. Đó cũng chính là điểm để phân biệt cải cách hành chính với những cuộc cải cách xã hội khác.

Thứ đến, mục đích của cải cách hành chính là nhằm nâng cao hiệu suất hành chính, cải biến chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương pháp hành chính mới.

- Theo GS.TS Khoa Học Từ Điển: cải cách hành chính phải được hiểu là không chỉ chống đối sức ỳ của nền hành chính mà cả những trở lực phát sinh ngay trong nội bộ bộ máy tổ chức hành chính. Bởi vậy, muốn thay đổi hiện trạng hành chính, cần phải dựa vào bản thân tổ chức hành chính, mặt khác muốn khắc phục được những chống đối đó phải biến cuộc cải cách hành chính thành một quá trình chính trị. Việc động chạm đến quan chức với những thứ bậc, địa vị, quyền lợi và kinh nghiệm cho thấy không loại trừ trường hợp phải thanh trừng đổ máu.

Cải cách hành chính cũng được hiểu là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.

- Như vậy, cải cách hành chính, theo quan niệm chung nhất của các nhà nghiên cứu đều cho rằng: đây là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rò ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.

- Ở Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chính thức định nghĩa khái niệm cải cách hành chính là gì. Tuy nhiên, nhiều văn bản quan trọng của Đảng đã đề cập đến thuật ngữ này, như Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VII, Nghị quyết Đại hội VIII... đã nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Đồng thời, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 của Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu bốn nội dung cơ bản của cải cách hành chính Việt Nam, đó là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước đến 2010 theo Chương trình tổng thể là:

Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [7].

Các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của 4 nội dung trên được ghi trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, qua xem xét, phân tích dưới nhiều góc độ định nghĩa của khái niệm, có thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra bao gồm:

Ba điểm thống nhất sau:

Thứ nhất: Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Thứ hai: Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia;

Thứ ba: Cải cách hành chính tùy theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, hoặc tài chính công v.v... [21].

1.1.2. Vai trò của cải cách hành chính

Hiện nay, cải cách hành chính có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn đời sống, bởi:

- Cải cách hành chính là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội.

Vấn đề trên càng thể hiện rò ở Việt Nam khi nước ta đang trong tiến trình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực sẽ có nhiều vấn đề mang tầm chiến lược đang đặt ra vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với đất nước ta trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới thì cải cách hành chính là yếu tố có tính quyết định trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

- Cải cách hành chính vừa là động lực phát triển vừa là "đầu ra" của các cuộc cải cách khác, như cải cách kinh tế, cải cách tư pháp, kể cả cải cách chính trị, trong cuộc đổi mới toàn diện đang tiến triển; là vấn đề liên quan đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, có tác động trực tiếp đến cải cách kinh tế, xã hội.

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh vai trò của cải cách hành chính: tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả của chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế. Xác định rò phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của cơ quan công quyền các cấp.

1.1.3. Nội dung của cải cách hành chính

Mục đích của cải cách hành chính là nâng cao hiệu suất hoạt động hành chính, thích ứng với những thay đổi, đòi hỏi của môi trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, xét ở khía cạnh mục tiêu chung thì cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Hệ thống hành chính về cơ bản phải được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, cải cách hành chính có 9 mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính.

Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai: Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân.

Thứ ba: Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rò ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận.

Thứ tư: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện.

Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rò chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công.

Thứ năm: Thực hiện các quy định mới về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022