Nhóm Thơ Từ Chủ Yếu Thể Hiện Tài Năng Thơ Ca Của Thúy Kiều


Theo lời Thúy Kiều, 10 bài thơ này thể hiện tình cảm của nàng dành cho Kim Trọng, còn theo lời chàng Kim, 10 bài thơ này đã thể hiện chân tình, tình của bậc trượng phu khiến chàng không dám nảy ra cái tình lả lơi nữa. Nhưng thực tế những bài thơ này lại là mang tính chất tự sự rõ nét. Chúng là sự tổng kết quãng đời 15 năm lưu lạc của nàng. Trong thơ, nàng kể lại chuyện gặp gỡ Kim Trọng nhưng vẫn giữ mình bởi “Sợ đem tình yêu dấu/ Lạc vào đường tà dâm”, giải thích bán mình chuộc cha để làm tròn chữ hiếu, khi ấy nàng không tự vẫn vì tuy “Thân hèn nào đếm xỉa” nhưng “Nếu để chết thân này/ Biết tiết, không biết nghĩa”. Nàng giải thích trong 15 năm lưu lạc, nàng vẫn không tự vẫn bởi nếu chết như vậy là chết vô nghĩa lý “Chết không có tiếng tăm/ Chết có gì cao quý”. Không những thế, nàng còn giải thích việc nàng lấy Từ Hải là bởi tuy không “thích cường bạo” nhưng phải “tạm theo chiều” để báo thù sâu, khẳng định việc nàng “Khuyên hàng là chính đạo” nhưng không ngờ đó là “lẫn lầm” làm cho Từ Hải phải chết, vì thế nàng quyết định tự vẫn trên sông Tiền Đường để “chết cho vẹn tiết”. Nàng tạ ơn Phật từ bi bởi từ nay nàng đã trả hết nợ đoạn trường, bảo toàn được tính mạng. Cuối cùng, nàng mong Kim Trọng chấp nhận lựa chọn của nàng nếu không nàng sẽ chết để bảo toàn danh dự. Qua 10 bài thơ này, chúng ta thực sự thấy nàng là người con gái có ý chí, mạnh mẽ và quyết đoán.

2.3.2.5. Nhóm thơ từ chủ yếu thể hiện tài năng thơ ca của Thúy Kiều

Bài thơ Thúy Kiều làm theo yêu cầu của mụ Hàm

Từ lúc gia biến cho tới khi bán mình, Thúy Kiều đã rất bình tĩnh, quyết đoán xử lý công việc để cứu cha và em. Khi mụ Hàm “vuốt chân kéo tay, xoa lưng nắn cánh”, nàng vẫn không bày tỏ thái độ gì. Khi Mã Bất Tiến yêu cầu nàng đề thơ lên quạt, nàng xin đầu đề, vận thơ và sáng tác bài Xuân nhật văn cưu mà không cần nghĩ ngợi. Mặc dù bài thơ này được nàng sáng tác khi bán mình, theo yêu cầu của mụ Hàm nhưng nội dung bài thơ rất trong sáng, vui


tươi. Tới khi Mã Bất Tiến xin nghe hồ cầm, Thúy Kiều “muốn cứu cha, cũng không quản gì xấu hổ, liền nảy dây đàn, gảy khúc Hồng nhan oán nghe ai oán thê lương như hạc hú buổi thu trong, tựa vượn ngâm nơi hang tối, khiến cho người nghe bùi ngùi ứa lệ” [57, tr. 55]. Không những thế, nàng còn trực tiếp tham gia mặc cả mua bán mình để bán được giá cao. Khi để Thúy Kiều bán mình, Thanh Tâm tài nhân để nàng sáng tác nên bài thơ với nội dung tươi sáng như vậy nhằm ca ngợi tài thơ của nàng và khi để nàng tham gia mặc cả, ông cũng nhằm tô đậm con người quyết đoán, mạnh mẽ và lý chí của nàng. Đúng như Kim Thánh Thán bình luận: “Kiều hiếu nghĩa hơn người, tài nhìn đời sáng suốt, làm việc quyết đoán không ai theo kịp. Trong lúc trăm mối bòng bong mà một lòng đoán định, khẳng khái không trù trừ, không mảy may nấn ná, thật là tay hào kiệt trong bạn quần thoa!” [57, tr. 45]. Nhưng rõ ràng nội dung bài thơ không phù hợp tâm trạng của Thúy Kiều khi đó và giá trị nghệ thuật của bài thơ cũng không cao.

Khúc Hoàng oanh nhi

Về sau, chính nhờ tài thơ của mình, Thúy Kiều đã thuyết phục được quan tri phủ để nàng không phải trở về lầu xanh. Không những thế, viên quan có lối xử kiện đặc biệt này còn khuyên Thúc ông chấp nhận nàng và hối hả tả hữu sửa soạn cờ quạt, kiệu hoa có chữ hỷ đỏ đưa nàng và Thúc Sinh về nhà. Bài khúc đặc biệt này là bài Hoàng oanh nhi - một bài khúc vịnh cái gông. Bài khúc này không có gì đặc biệt về mặt nghệ thuật.

3 bài thơ Thúy Kiều viết ở Chiêu Ẩn am

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quãng thời gian yên ổn sống cùng Thúc Sinh không được bao lâu bởi Hoạn tiểu thư biết chuyện đã bắt Thúy Kiều về phủ, xung vào hàng thị nữ. Từ đây nàng phải trải qua kiếp sống ở nơi địa ngục trần gian ở nhà họ Hoạn. Ý thức được “Rào hoa lâu ngày cũng có ngày bẻ hoa”, nàng đã sớm tìm cách thoát khỏi Quan Âm các và được Giác Duyên cho trú chân ở Chiêu Ẩn am.


Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 8

Tại đây, nàng đã kết nghĩa chị em với Giác Duyên, hai người rất ý hợp tâm đầu. Có thể nói những tháng ngày sống tại Chiêu Ẩn am là những tháng ngày êm đềm, thong dong nhất trong quãng đời lưu lạc đầy gian truân của nàng. Con người, phong cảnh nơi đây đã gợi hứng cho nàng sáng tác 3 bài thơ vịnh cảnh.

Bài thơ đầu tiên được Thúy Kiều sáng tác khi nàng cùng Giác Duyên lên gác Ngọc Hoàng ngắm phong cảnh. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp trong lành, thoát tục xung quanh nhìn từ gác Ngọc Hoàng với tiếng chuông chùa ngân nga cùng tâm trạng hứng thú, say mê của nàng khi ngắm cảnh.

Lấy đầu đề Chiêu Ẩn am, Thúy Kiều tiếp tục vịnh bài thơ thứ hai theo yêu cầu của Giác Duyên. Khung cảnh thiên nhiên ở bài thơ thứ hai tuy mênh mang mờ ảo, cây cối xác xơ với cánh chim bay mỏi nhưng không mang lại sự sầu não, thê lương mà tạo cho người đọc những rung cảm hết sức tinh tế về cuộc sống đời thường. Nổi bật trên bức tranh đời thường giản dị ấy là hình ảnh con người thong dong thoát tục ở chốn Phật lành.

Bài thơ thứ ba được Thúy Kiều sáng tác trong cuộc vui ngắm cảnh, uống rượu, thưởng thơ giữa nàng với Giác Duyên, Triệu Không và Bất Hà. Bài thơ vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thật đẹp: đêm trăng sáng, vạn vật chuyển động tươi vui. Nổi bật trên khung cảnh yên bình ấy là hình ảnh con người vững tâm, được khai sáng bởi đức Phật. Nghe thơ xong, mọi người đồng thanh khen nàng giỏi, cùng nhau chén tạc chén thù mãi tới trống năm canh mới tàn cuộc.

Nhiều bài thơ trong Truyền kỳ mạn lục thiên về tự sự nhưng trong nhiều bài thơ, nội tâm nhân vật cũng được thể hiện một cách tinh tế. Ví như bài thơ:

Y y sầu lĩnh kiệu, Nhiễu nhiễu cách phong trần,

Cộng ước nhân thiên lý,


Tương vương nguyệt bán luân.

Xâm tần nhàn lục tải, Linh tạ trướng song thân

2.3.3. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật Thúc Sinh

Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân xây dựng nhân vật Thúc Sinh là chàng trai con nhà buôn bán, nhu nhược và sợ vợ nhưng lại biết sáng tác thơ từ. Đặc biệt, những bài thơ từ Thúc Sinh sáng tác đều liên quan tới Thúy Kiều. Chúng không những thể hiện tài thơ của chàng mà còn thể hiện tình yêu đầy si mê của chàng đối với cô gái tài sắc Vương Thúy Kiều.

Bài thơ Thúc Sinh sáng tác lần đầu tiên gặp mặt Thúy Kiều

Thanh Tâm tài nhân đã ghi lại dáng vẻ của Thúy Kiều dưới con mắt si tình của Thúc Sinh trong bữa tiệc rượu lần đầu tiên gặp mặt: “Hình dung yểu điệu, thật ít có trên đời, lại sau khi uống vài chén rượu thì mặt tựa hoa đào, tình tứ ôn nhu, nói năng phong nhã càng thêm vẻ phong lưu đáng yêu” [57, tr. 123], Thúc Sinh thấy rất vui thích nên đã sáng tác một bài thơ ghi lại cuộc gặp gỡ này. Bài thơ cho thấy cái nhìn đầy si mê của Thúc Sinh đối với Thúy Kiều. Đối với chàng, nàng có vẻ đẹp toàn diện, hơn người từ dung nhan “coi tựa ngọc” cho tới cốt cách tinh thần.

Bài thơ Thúc Sinh sáng tác khi thấy dáng vẻ của Thúy Kiều sau khi nàng tắm

Ngắm hình thể của Thúy Kiều sau khi nàng tắm, thấy dung mạo “mơn mởn như hoa, ngắm thân hình nàng nõn nà tựa ngọc”, bất ngờ vì nơi lầu xanh lạ có “phẩm lạ” khiến lòng say đắm, “thế thái ăn vận của nàng sau khi tắm xong cũng là hiếm có”, Thúc Sinh đã sáng tác một bài thơ để ghi lại cảm xúc của mình. Bằng những từ ngữ ngợi ca “người đẹp dáng say mơ”, “Da ngà, cung quế đua tươi sáng/ Vóc tuyết, muôn hoa cũng ngẩn ngơ”,..., bài thơ là lời


ngợi ca vẻ đẹp kiều diễm, hơn người của Thúy Kiều, đồng thời cũng thể hiện sự si mê của Thúc Sinh đối với nàng.

Bài thơ Thúc Sinh sáng tác vào buổi tối trước khi lên đường về quê

Vào đêm trước khi Thúc Sinh về quê, đau đớn và lưu luyến không nỡ dời xa Thúy Kiều, Thúc Sinh đề nghị hai người làm một thiên thơ từ để ghi lại cuộc ly biệt này. Bài thơ của Thúc Sinh đã thể hiện nỗi buồn khi phải chia xa Thúy Kiều “Hai miền xa vạn dặm/ Sầu đau mắt ngóng trông”. Thiên thơ từ của Thúy Kiều và Thúc Sinh làm vào đêm chia ly đã góp phần thể hiện sự lưu luyến khi chia ly của hai người và thể hiện tình yêu đầy si mê của Thúc Sinh đối với Thúy Kiều. Đồng thời, qua những áng thơ từ đó, ta cũng thấy niềm dự cảm không lành của Thúy Kiều về chuyến đi này của Thúc Sinh, đúng như Kim Thánh Thán viết: “Thúc Sinh chia tay Kiều chẳng qua là tạm biệt để về quê, ít là sáu tháng, nhiều chỉ một năm hà tất phải lệ nhòa máu chảy, đòi đoạn can trường, chừng như vĩnh quyết, thảo nào chuyến đi này thành ra sinh ly tử biệt” [57, tr. 139].

2.3.4. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò bộc lộ ý định của nhân vật

Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện không chỉ có vai trò diễn tả nội tâm, thể hiện tài năng mà còn có vai trò bộc lộ ý định của nhân vật. Tức là các áng thơ từ này được nhân vật dùng để thực hiện một mục đích nhất định.

Bài thơ Sở Khanh sáng tác để lừa Thúy Kiều

Sở Khanh là tên nổi tiếng bạc tình ở lầu xanh, có lẽ bởi dáng vẻ giống Nho sinh, và hơn hết là bởi lời lẽ mang dáng dấp của bậc anh hùng thể hiện qua thơ nên hắn đã lừa và làm hại đời bao cô gái trẻ. Để lừa Thúy Kiều, Sở Khanh làm bài thơ thể hiện sự cảm thông cho nỗi sầu, nỗi “hờn duyên” và ca ngợi phẩm cách của nàng. Nghe những vần thơ tưởng chừng đầy sự cảm thông và trân trọng đó, cộng với dáng vẻ thư sinh khăn lượt áo hoa, nàng cho rằng Sở


Khanh là Nho sinh nên bất giác nảy ra tư tưởng phân vân, nhất thời ý định lung lay. Nghĩ tới tình cảnh hiện tại, nàng mong muốn hắn cứu nàng bởi nếu có đi theo hắn thì cũng là may mắn.

Bài ca chiêu hồn

Từ ngày bán mình, Thúy Kiều đã trải qua biết bao gian truân thử thách, còn Kim Trọng, tuy đã tìm mọi cách tìm nàng nhưng vô ích. Cuối cùng, biết nàng đã tự tử trên sông Tiền Đường, thương xót và đau đớn, Kim Trọng tới bên sông “rót ba chén rượu, ý muốn có bài văn tế, xong vì quá đỗi xót thương, không thể làm được, bèn ca bài ca chiêu hồn của Tống Ngọc để viếng” [57, tr. 250]. Bài gọi hồn Kim Trọng mượn để viếng Thúy Kiều chỉ trích 2 đoạn trong bài chiêu hồn của Tống Ngọc đời Chiến Quốc. Bài từ này có nguồn gốc từ sự kiện Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn. Có thuyết cho rằng Tống Ngọc - học trò của Khuất Nguyên viết bài ca này để chiêu hồn thầy, có thuyết lại cho rằng Khuất Nguyên tự chiêu hồn mình trước khi chết. Bài ca chất chứa những hình ảnh về một cái chết đầy thảm thương và oan khốc. Hành động này của Kim Trọng cho thấy tình nghĩa của chàng dành cho Thúy Kiều nhưng nội dung bài chiêu hồn lại chỉ nêu ra những tai họa rình rập hồn người ta sau khi chết, thể hiện mong ước người chết có thể quay về, tạo không khí ghê rợn về cõi âm chứ không thể hiện được tâm trạng đau đớn của người con trai khi khóc về cái chết oan uổng của người mình yêu.

Bài thơ của Giác Duyên

Nhờ được Giác Duyên cứu, Thúy Kiều đã được hội ngộ cùng gia đình. Khi Thúy Kiều sai người đi đón Giác Duyên thì không thấy người đâu, chỉ thấy cửa am rộng mở và tờ thiếp trong có bài thơ ở dưới lư hương thờ phật. Bài thơ là lời nhắn gửi của Giác Duyên, chúc vợ chồng Kim - Kiều sống thọ khang và lời giải thích lý do người vắng mặt là “theo chiếc hạc chốn mây ngàn”. Mọi người xem xong đều than thở nói “Té ra Giác Duyên là vị tiên cô. Chỉ ân hận là hôm


trước vội vàng, chưa thù tạ được ơn Người” [57, tr. 263]. Có thể nói bài thơ này không đặc sắc về mặt nội dung nhưng nó làm tăng tính kỳ cho tác phẩm bởi qua bài thơ, độc giả đã hé thấy Giác Duyên là một vị tiên cô, người đã ở bên Thúy Kiều trong suốt quãng thời gian lưu lạc.

Tiểu kết

Việc đưa thơ từ vào văn bản tác phẩm không phải là nét mới trong lịch sử văn học Trung Hoa. Ở Việt Nam, ta cũng bắt gặp kết cấu văn xuôi đan xen văn vần này. Tuy nhiên, những bài thơ từ đó do tác giả sáng tác nên phụ thuộc vào tài năng sáng tác thơ ca của tác giả. Đôi khi, giá trị nghệ thuật của chúng không cao, làm giảm giá trị nghệ thuật tác phẩm,... nhưng có trường hợp thơ từ lại là bộ phận hữu cơ, là phương tiện đắc dụng trong việc thể hiện tư tưởng cũng như khắc họa nhân vật. Hòa mình vào xu thế chung của thời đại, trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân đã đan xen lời của 92 bài thơ từ (77 bài thơ, 10 bài từ và 5 bài khúc) vào văn bản tự sự.

Từ trước tới nay, phần thơ từ này chưa được quan tâm đúng mức nhưng chúng tôi nhận thấy cần phải tìm hiểu bản thân phần thơ từ này. Mặc dù thơ từ trong tác phẩm được dẫn không đều ở các hồi nhưng chúng vẫn là bộ phận hữu cơ của truyện, góp phần đắc lực trong việc thể hiện tư tưởng và khắc họa nhân vật, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều.

Khác những bản viết về Vương Thúy Kiều trước đó, trong Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm tài nhân đã xây dựng Thúy Kiều là người con gái có cuộc đời bạc mệnh, minh chứng cho triết luận “hồng nhan bạc mệnh”. Tư tưởng tác phẩm là đề cao phẩm chất đạo đức của Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo, câu chuyện “tài mệnh tương đố” chỉ là phương tiện để tác giả chuyển tải mục đích này và vấn đề “tài mệnh tương đố” được nhắc tới trong tác phẩm chỉ như một thói quen tập cổ.


Với mục đích đề cao đạo đức Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo, khía cạnh con người quyết đoán, lý chí, mạnh mẽ của Thúy Kiều được Thanh Tâm tài nhân thể hiện nhất quán trong toàn bộ tác phẩm, kể cả phần văn bản tự sự và phần thơ từ. Đặc biệt, trong phần thơ từ Thúy Kiều sáng tác, chúng tôi nhận thấy còn có một khía cạnh nữa ở nàng, đó là người con gái với những cung bậc cảm xúc đời thường. Vì thế, nếu lược bỏ phần thơ từ thì diễn biến câu chuyện không bị ảnh hưởng gì lớn nhưng hình ảnh nhân vật Thúy Kiều lại không được khắc họa trọn vẹn. Hình ảnh nhân vật Thúy Kiều trọn vẹn là một cô gái mạnh mẽ, quyết đoán, lý chí như trang nam nhi nhưng cũng là một cô gái đa sầu đa cảm, luôn mang trong mình ám ảnh mệnh bạc, biết rung động khi tình yêu hé nở, biết đau đớn xót xa cho thân phận lạc loài tha hương của mình, biết nhớ nhà và nhớ người yêu da diết và có tài năng thơ ca khiến mọi người phải khâm phục. Còn qua thơ từ Thúc Sinh sáng tác, ta thấy được tình yêu đầy si mê của chàng dành cho Thúy Kiều. Bên cạnh đó, qua thơ từ của các nhân vật Sở Khanh, Kim Trọng, Giác Duyên, ta cũng thấy được ý định của các nhân vật này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023