chưa vượt được thông bệnh của thời đại. Thơ của Thúy Kiều cũng chẳng trác tuyệt gì!” [54, tr. 33]. Qua đó, ta thấy Trần Đình Sử cho rằng cũng giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhân có kết cấu văn xuôi đan xen văn vần khác, thơ từ trong Kim Vân Kiều truyệnkhông có giá trị nhiều về mặt nghệ thuật và Thanh Tâm tài nhân trích thơ của Thúy Kiều vào văn bản nhằm chứng minh tài thơ của nàng nhưng không thành công. Chúng tôi nhận thấy nhiều bài thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện tuy có giá trị nghệ thuật không cao nhưng khi đặt vào tác phẩm, chúng lại có vai trò lớn trong việc thể hiện tư tưởng, khắc họa nhân vật và Thanh Tâm tài nhân thực sự đã bắt đầu hướng ngòi bút vào việc miêu tả nội tâm nhân vật mặc dù chưa thật tinh tế, chưa đạt chiều sâu. Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc, ta cũng thấy mối liên hệ giữa thơ từ, vận văn với văn xuôi tự sự trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã diễn tiến theo chiều hướng từ ít đến nhiều, từ điểm xuyết rời rạc đến gắn bó chặt chẽ, thống nhất hữu cơ và có thể nói tới Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, thơ ca được đưa vào trong truyện đã đạt đỉnh cao. Nó đã trở thành bộ phận hữu cơ, gắn chặt với cốt truyện và trở thành một phần không thể thiếu được của truyện.
2.1.2. Đặc điểm thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện
Từ xưa tới nay, mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh Truyện Kiều và trên nhiều phương diện nhưng vì cho rằng thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện mang tính nghệ thuật không cao nên vẫn còn coi nhẹ phần thơ từ này. Nhưng chúng tôi nhận thấy cần phải tìm hiểu bản thân phần thơ từ này, vì:
Thứ nhất, tuy thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện được dẫn không đều, có bài có ý nghĩa, có bài không có ý nghĩa nhưng vẫn là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm, góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và khắc họa nhân vật.
Thứ hai, một số thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện có giá trị nghệ thuật, được sáng tác trong những hoàn cảnh đặc biệt, có tư cách độc lập tương đối, là những tác phẩm hoàn chỉnh, xứng đáng được tìm hiểu.
Cuối cùng, khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo Truyện Kiều, do đặc điểm thể loại và cảm hứng sáng tác, trong số 92 bài thơ từ của tiểu thuyết này, Nguyễn Du đã lược bỏ hoàn toàn phần lời của 92 bài, trong đó nội dung 48 bài không được đề cập tới, 44 bài còn lại tuy có nhắc tới nhưng có lúc lướt qua, có lúc lại dựa vào đó để phát triển, diễn lại thành thơ riêng hay sáng tạo thêm lên để phục vụ cho mục đích của ông. Mỗi khi để nhân vật làm thơ hay đánh đàn, ông đặc biệt nhấn mạnh hoàn cảnh, tâm trạng nhân vật. Cụ thể, ông đã xử lý 92 bài thơ từ đó như thế nào? Từ việc tìm hiểu bản thân phần thơ từ này, chúng ta sẽ có cơ sở để làm sáng tỏ thêm sự sáng tạo của Nguyễn Du khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện - tiểu thuyết chương hồi có cấu trúc văn xuôi đan xen văn vần truyền thống - để sáng tác Truyện Kiều - tác phẩm có lối tự sự và trữ tình của truyện thơ Nôm truyền thống - cũng như chủ nghĩa tâm lý, trữ tình của Nguyễn Du, đặc biệt là nghệ thuật tả nội tâm nhân vật của ông.
Về thể tài, thể thức của thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện, trong số 92 bài, có 77 bài thơ, 10 bài từ và 5 bài khúc.
Về chức năng và nội dung, thơ từ trong truyện có 2 chức năng, nội dung chính như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 2
- Truyện Kiều Và Kim Vân Kiều Truyện Nhìn Từ Phương Diện Thể Loại
- Dung Hợp Văn Thể Và Đặc Điểm Thơ Từ Trong Kim Vân Kiều Truyện
- Thơ Từ Trong Kim Vân Kiều Truyện Với Vai Trò Khắc Họa Nội Tâm, Tính Cách, Tài Năng Nhân Vật Thúy Kiều
- Nhóm Thơ Từ Thể Hiện Con Người Quyết Đoán, Lý Chí Như Trang Nam Nhi Của Thúy Kiều
- Nhóm Thơ Từ Chủ Yếu Thể Hiện Tài Năng Thơ Ca Của Thúy Kiều
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
- Thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: “hồng nhan bạc mệnh”.
- Khắc họa nhân vật:
+ Diễn tả nội tâm, tính cách, tài năng và ngầm ẩn số phận nhân vật Thúy Kiều.
+ Khắc họa nhân vật Thúc Sinh.
+ Bộc lộ ý định các nhân vật: Sở Khanh, Kim Trọng, Giác Duyên.
Thanh Tâm tài nhân viết Kim Vân Kiều truyện với mục đích đề cao đạo đức Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo nên điều ông muốn khai thác sâu không phải là tấm bi kịch tài sắc mà là ý chí mạnh mẽ, sự bình tĩnh, quyết đoán và phong cách tiết tháo như bậc trượng phu của nàng. Do đó, khía cạnh con người này của nàng được thể hiện nhất quán, đậm nét xuyên suốt tác phẩm. Tuy nhiên, qua thơ từ nàng sáng tác, chúng tôi nhận thấy còn có một khía cạnh con người nữa ẩn sau “bậc trượng phu” Thúy Kiều, đó là một cô gái với những cảm xúc hết sức đời thường: biết nhớ quê hương, lo lắng cho người thân, nhớ người yêu da diết, đau khổ khi phải sống tha hương,...
Về nghệ thuật, bên cạnh nhiều bài có giá trị nghệ thuật cao là một số bài tuy không có giá trị nhiều về mặt nghệ thuật nhưng đặt vào những tình huống cụ thể lại vô cùng hợp lý, có giá trị to lớn trong việc khắc họa nhân vật. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy đôi khi tác giả đưa thơ từ vào văn bản tác phẩm chưa thật hợp lý, chẳng hạn bài kệ Thúy Kiều viết lên gác Quan Âm trước khi bỏ trốn. Bài kệ này tuy thể hiện ý chí của nàng nhưng đã làm chậm tiết tấu truyện,...
2.2. Thơ từ trong Kim Vân Kiều Truyện với chủ đề tư tưởng tác phẩm
Trần Đình Sử nhận định: “Mãi đến đời Khang Hy nhà Thanh, khoảng 1662 - 1729, Thanh Tâm tài nhân mới mở rộng quy mô truyện thành một pho tiểu thuyết chương hồi. Tác giả đã sử dụng hư cấu tự do, thêm thắt nhiều tình tiết và nhân vật mới, kể bằng văn bạch thoại, lấy tên là Kim Vân Kiều truyện... Từ đây Kiều là nhân vật nghệ thuật, sống trong thế giới nghệ thuật. Tác giả là người đời Thanh không còn viết truyện ghi công “kỳ nữ triều ta” đã có khoảng cách trên trăm năm để viết một truyện hồng nhan bạc mệnh muôn đời” [54, tr. 32]. Như vậy, theo Trần Đình Sử, khác những bản viết về Vương Thúy Kiều trước đó, Thanh Tâm tài nhân đã thay đổi về cơ bản con người nàng: yếu tố trung nghĩa bị đưa xuống hàng thứ yếu, nàng được xây dựng là
người con gái có cuộc đời bạc mệnh, là minh chứng cho triết luận “hồng nhan bạc mệnh”.
Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) đã dẫn câu thơ của Lý Thương Ẩn đời Đường “Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương”, tư tưởng này đã trở nên phổ biến và quen thuộc trong lịch sử văn hóa xã hội Trung Hoa, đặc biệt trong thời Minh - Thanh. Trong phần bình luận của mình, Kim Thánh Thán cho rằng mục đích, triết lý của Kim Vân Kiều truyện là đề cao đạo đức của Thúy Kiều: “Ngọc hễ không mài thì không thấy chất rắn. Cây gỗ đàn không đốt thì không thấy chất thơm... Phàm thân gái ở đời, tài mạo song toàn mà sống chẳng gặp thời, cũng đều thuộc vào hạng Tiểu Thanh, cũng có thể cùng với Tiểu Thanh lưu truyền bất hủ” [57, tr. 11]. Tóm lại, theo Kim Thánh Thán, mục đích chính của Thanh Tâm tài nhân khi viết tác phẩm này là đề cao các phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều, nêu rõ số phận bi kịch của nàng, còn những đau khổ bất hạnh nàng phải trải qua chỉ đóng vai trò như những thử thách và điều kiện cần thiết để làm bộc lộ những phẩm chất cao đẹp ấy. Chúng tôi cũng nhận thấy qua bài từ Điệu Nguyệt nhi cao ở đầu hồi 1, Kim Thánh Thán đã thở than cho cuộc đời mệnh bạc của Thúy Kiều. Bài từ không chỉ diễn tả tâm trạng xót xa của ông về số phận người con gái Thúy Kiều tài hoa, bất hạnh này mà còn đưa ra cách hiểu của ông về triết luận “hồng nhan bạc mệnh” trong Kim Vân Kiều truyện. Ông cho rằng xưa nay “hồng nhan bạc mệnh” là điều hiển nhiên không có gì đáng oán trách: “Từ xưa tới nay, những bậc giai nhân đệ nhất, ít thấy trên đời, phỏng có mấy ai đã thoát khỏi được vòng tai hại... Chẳng qua là tạo hóa ghét sự vẹn toàn, hơn điều nọ tất phải kém điều kia, cho nên sinh được một phận hồng nhan, thì phải chịu mười phần đầy đọa; có được một chút tài tình, lại phải gánh thêm một phần nghiệp chướng” [57, tr. 10].
Đổng Văn Thành viết: “Rõ ràng Thanh Tâm tài nhân cảm động trước bi kịch của giai nhân, tự nhận mình chung tình như những văn nhân mặc khách khác, cho nên tự xưng là Thanh Tâm tài nhân – Thanh tâm có nghĩa là ẩn “tình” vậy. Mục đích sáng tác của ông đương nhiên là lập truyện cho Thúy Kiều, nêu rõ số phận bi kịch của nàng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, than thở cho nỗi không may, mượn đó để làm cảm động bạn đọc, khiến họ cùng “khen nết đẹp mà sinh lòng thương, nghe tiếng thơm mà cùng than thở, tỏ nỗi bất bình thay cho nàng” [35, tr. 1549]. Ông cũng thừa nhận: “Thúy Kiều không những có tài, sắc, tình của người đẹp thông thường mà còn có nét đẹp truyền thống về hôn nhân tình ái (trung với tình yêu, quan tâm đến người khác), mà còn có tinh thần tự hy sinh mà người đẹp thông thường chưa biểu hiện ra, chứng tỏ một tình yêu phi phàm, thiên luân, ân oán rạch ròi, vì lợi ích dân tộc, quốc gia mà hy sinh ơn nhỏ của riêng mình... Tất cả những điều đó làm cho người đẹp bị ô nhục, tàn hại này có được phong cách tiết tháo cao đẹp của bậc trượng phu trong đám nữ lưu, trở thành một điển hình nữ giàu nội hàm tư tưởng” [35, tr. 1550]. Trong truyện, Thanh Tâm tài nhân cũng mượn lời nhiều nhân vật khác để khái quát chung về phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều: Tam Hợp đạo cô đưa ra lời tiên tri ca ngợi tài đức của nàng, Lưu Đạm Tiên báo mộng để khái quát về đạo đức của nàng,.. Và giống như Kim Thánh Thán, Đổng Văn Thành cũng cho rằng: “Bài từ khúc Nguyệt nhi cao ở đầu Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm tài nhân đã hé cho thấy chủ đề chung “giai nhân mệnh bạc, hồng phấn trái thời”, vẽ lên một không khí bi kịch nồng đậm bao trùm cả cuốn sách” [35, tr. 1549].
Như vậy, tư tưởng của Kim Vân Kiều truyện là đề cao phẩm chất đạo đức của Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo, còn câu chuyện “tài mệnh tương đố” chỉ được nhắc tới như một thói quen tập cổ và là phương tiện để tác giả chuyển tải mục đích này.
2.3. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nhân vật
2.3.1. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò ngầm ẩn số phận nhân vật Thúy Kiều
Mục đích của Thanh Tâm tài nhân khi sáng tạo Kim Vân Kiều là đề cao đạo đức theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo của Thúy Kiều nên các sự kiện và biến cố chỉ đóng vai trò như những thử thách để làm sáng lên các phẩm chất tốt đẹp ấy của nàng. Vì thế, trong văn bản tự sự, mặc dù rất nhiều lần, Thúy Kiều tự nhận mình là kẻ “hồng nhan bạc mệnh” và nhiều nhân vật khác trong truyện cũng đánh giá nàng là người con gái bạc mệnh nhưng rút cuộc cảm xúc về “tài mệnh tương đố” ở phần này rất mờ nhạt. Tuy nhiên, ở phần thơ từ Thúy Kiều sáng tác, có một số bài đã diễn tả sâu sắc nỗi lo lắng, sự ám ảnh về thân phận bạc mệnh của nàng. Suy nghĩ ấy, tâm trạng ấy được thể hiện qua bài ca bạc mệnh, 10 bài thơ Đoạn trường và 8 khúc từ Kinh mộng giác.
Bài ca bạc mệnh
Những ngày chưa xảy ra gia biến, mặc dù Thúy Vân ra sức can ngăn việc Thúy Kiều đàn hồ cầm nhưng nàng không cho là phải “thường soạn bài ca bạc mệnh, phổ vào hồ cầm, trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ” [57, tr. 12]. Với hàng loạt các điển cố (Sâm Thương, Phụng Tiên, chàng Tiêu, Mậu - Lâm), hàng loạt hình ảnh liên tiếp nhau thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của con người (Vì chàng một thác không hờn oán chi/.../ Tìm cha đáy nước mò thây/ Vì cha liều mạng chết ngay thân mình,...), cùng lời ca bi ai hờn oán, bài ca đã tập trung thể hiện chủ đề “hồng nhan bạc mệnh”. Kẻ bạc mệnh phải chịu nỗi đau ly biệt “Sâm Thương trằn trọc”, bị chết yểu “Chị em vinh sủng một nhà/ Thoắt thôi chốc ra ma mới buồn”, chịu cảnh tình duyên dang dở để rồi “Chàng Tiêu hờ hững, còn mong ngóng gì!”, chịu cảnh “vò võ cô đơn”, phải sống phận chiếc quạt mùa hè được nâng niu để rồi mùa đông lại bị “hắt hủi như không”,... Tới đây ắt hẳn chúng ta sẽ tự hỏi tại sao người con
gái còn ít tuổi, lại sống trong một gia đình bình thường “không dồi dào cũng không túng kém”, mẹ là “người hiền năng” lại có thể sáng tác nên những lời ca ai oán như thế. Điều này không chỉ cho thấy tài đàn mà còn cho thấy trong thẳm sâu tâm hồn Thúy Kiều có một sự ám ảnh về ý niệm mệnh bạc. Có lẽ chính lời tiên đoán cuộc đời nàng là “tài tình, nghìn thu bạc mệnh, dù có công bình Ngô, không tránh được mối hận Tây Giang” của người thầy tướng số khi nàng còn nhỏ đã tác động mạnh tới tâm hồn nàng. Chính sự ám ảnh ấy đã tạo nguồn cảm hứng để nàng sáng tác khúc bạc mệnh này - một bài ca chất chứa niềm dự cảm không lành về số phận kẻ hồng nhan nói chung và số phận của chính bản thân nàng nói riêng “Hồng nhan vẫn xưa nay bạc mệnh/ Thì đoạn trường há tránh được sao?”.
Dõi theo cuộc đời Thúy Kiều, ta thấy niềm dự cảm không lành của nàng trong bài ca này về sau đã trở thành sự thật. Sau này, khi bị Hồ Tôn Hiến sai gảy đàn hầu rượu giúp vui cho bữa tiệc mừng công, không dám không tuân, rưng rưng châu lệ, nàng cầm lấy cây đàn, nghĩ nay nhớ trước, bèn gảy khúc Oán mệnh bạc thủa nào. Nỗi đau đớn trong lòng đã biểu lộ ra tiếng đàn khiến tiếng đàn như nghẹn ngào thổn thức, người nghe đều thấy buồn bã. Mặc dù cách miêu tả tiếng đàn Thúy Kiều khi gảy hầu Hồ Tôn Hiến vẫn mang tính chất ước lệ, không có gì mới nhưng phù hợp tâm trạng nhân vật và rất logic, nghe tiếng đàn nay mà ngẫm về tiếng đàn thủa ấu thơ, chúng hô ứng với nhau khiến độc giả không khỏi chua xót.
10 bài thơ Đoạn trường
Nguyễn Hữu Sơn viết về vai trò của giấc mơ trong Truyền kỳ mạn lục như sau: “Đối với phần lớn các truyện, ngay sau khi giới thiệu nhân vật thì biến cố liền xảy ra và lôi cuốn nhân vật chính vào dòng xoáy của các sự kiện, tạo nên các tình tiết, chi tiết, hành động, cốt truyện. Thông thường, biến cố đóng vai trò quyết định tạo tác, khởi động và vận hành hệ thống cốt truyện
chính là những giấc mơ, sự gặp gỡ và lạc bước đến một không gian xa lạ, huyền ảo nào khác... Tương đồng với truyện dân gian, mô tip giấc mơ xuất hiện không nhiều nhưng lại rất tiêu biểu cho việc tạo dựng cốt truyện trong Truyền kỳ mạn lục” [50]. Trong Kim Vân Kiều truyện, chúng tôi nhận thấy cuộc đời Thúy Kiều có 3 giấc mộng rất quan trọng và mang tính dự báo: cuộc đời đầy gian truân khổ ải của Thúy Kiều chính thức bắt đầu với giấc mộng gặp Đạm Tiên lần đầu và làm 10 bài thơ Đoạn trường, tiếp tục phát triển khi mộng gặp Đạm Tiên lúc nàng ở lầu xanh của Tú bà, lần cuối cùng mộng gặp người kỹ nữ này khi được Giác Duyên cứu thoát trên sông Tiền Đường.
Vào buổi tối ngày gặp và làm thơ viếng Đạm Tiên, Thúy Kiều đã nằm mơ thấy người kỹ nữ này. Trong giấc mơ, Đạm Tiên nói vì Thúy Kiều có tài thơ và cùng là người trong hội Đoạn trường nên Đoạn trường giáo chủ sai nàng tới đề nghị nàng sáng tác 10 bài thơ Đoạn trường theo các đầu đề sau: Tiếc đa tài, Thương mệnh bạc, Buồn lối rẽ, Nhớ người xưa, Nhục tôi đòi, Tủi thanh xuân, Than lỡ bước, Khổ tha phương, Mộng vườn xưa, Khóc tương tư. Thúy Kiều không nghi ngờ gì, rất tự tin bảo nếu đưa vào sách Đoạn trường đạt giải nhất thì cũng không phụ tiếng tài tình của nàng và viết luôn 10 bài theo lối hồi văn.
Với ngôn ngữ đầy bi thương, hờn oán, 10 bài thơ Đoạn trường đã phản ánh các nỗi khổ khác nhau của kiếp “hồng nhan bạc mệnh”: nỗi nhớ thương của kẻ đa tài về quá khứ tươi đẹp “Trăm năm hương lửa bao đằm thắm”, nỗi xót thương cho kiếp hồng nhan bạc mệnh trong cuộc đời đầy biến ảo và gian truân, nỗi nhục nhã của kẻ tôi đòi,... Trước khi về, Đạm Tiên còn hẹn gặp nàng sau này trên sông Tiền Đường. Tới đây, Thanh Tâm tài nhân đã để nàng nghĩ thầm, tự bộc lộ tâm trạng lo lắng của mình về số phận và duyên phận. Như vậy, qua việc để Thúy Kiều sáng tác 10 bài thơ phản ánh các nỗi khổ của kiếp đoạn trường, tác giả đã ngầm ẩn số phận bạc mệnh của nàng. Đồng thời, qua đó, ta