Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG


CÁCH XỬ LÝ CỦA NGUYỄN DU ĐỐI VỚI THƠ VÀ TỪ TRONG KIM VÂN KIỀU TRUYỆN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 1


Hà Nội - 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG


CÁCH XỬ LÝ CỦA NGUYỄN DU ĐỐI VỚI THƠ VÀ TỪ TRONG KIM VÂN KIỀU

TRUYỆN


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn


Hà Nội - 2013


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I

MỤC LỤC IV

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 2

2.1. Đối tượng nghiên cứu 2

2.2. Phạm vi nghiên cứu 2

2.3. Mục đích nghiên cứu 2

3. Phương pháp nghiên cứu 3

4. Lịch sử vấn đề 3

4.1. Vấn đề so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện 3

4.2. Vấn đề cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện 9

5. Đóp góp của luận văn 12

6. Cấu trúc luận văn 13

NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1. TRUYỆN KIỀU KIM VÂN KIỀU TRUYỆN NHÌN TỪ

PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI 14

1.1. Kim Vân Kiều truyện với truyền thống tự sự của tiểu thuyết chương hồi . 14

1.2. Truyện Kiều với truyền thống tự sự - trữ tình của truyện thơ Nôm 17

CHƯƠNG 2. THƠ VÀ TỪ TRONG KIM VÂN KIỀU TRUYỆN 25

2.1. Dung hợp văn thể và đặc điểm thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện 25

2.1.1. Hiện tượng dung hợp văn thể trong Kim Vân Kiều truyện 25

2.1.2. Đặc điểm thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện 28

2.2. Thơ từ trong Kim Vân Kiều Truyện với chủ đề tư tưởng tác phẩm 30

2.3. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nhân vật 33

2.3.1. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò ngầm ẩn số phận nhân vật Thúy Kiều 33

2.3.2. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách, tài năng nhân vật Thúy Kiều 37

2.3.2.1. Nhóm thơ từ thể hiện con người đa sầu đa cảm của Thúy Kiều 38

2.3.2.2. Nhóm thơ từ thể hiện niềm vui trong tình đầu của Thúy Kiều 40

2.3.2.3. Nhóm thơ từ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa về thân phận, nỗi nhớ nhà và người yêu của Thúy Kiều khi phải trải qua các biến cố, gian truân cuộc đời 41

2.3.2.4. Nhóm thơ từ thể hiện con người quyết đoán, lý chí như trang nam nhi của Thúy Kiều 48

2.3.2.5. Nhóm thơ từ chủ yếu thể hiện tài năng thơ ca của Thúy Kiều 52

2.3.3. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật Thúc Sinh 55

2.3.4. Thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện với vai trò bộc lộ ý định của nhân vật 56

CHƯƠNG 3. CÁCH XỬ LÝ CỦA NGUYỄN DU ĐỐI VỚI THƠ VÀ TỪ TRONG KIM VÂN KIỀU TRUYỆN 60

3.1. Quan điểm nghiên cứu nghệ thuật tả nội tâm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu 60

3.2. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài từ Điệu Nguyệt nhi cao thể hiện tư tưởng tác phẩm Kim Vân Kiều truyện 67

3.3. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ khắc họa nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện 75

3.3.1. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ ngầm ẩn số phận Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện 76

3.3.2. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách, tài năng nhân vật Thúy Kiều 79

3.3.2.1. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện con người đa sầu đa cảm của Thúy Kiều 79

3.3.2.2. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện niềm vui trong tình đầu của Thúy Kiều 83

3.3.2.3. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện nỗi đau đớn và xót xa về thân phận, nỗi nhớ nhà và người yêu của Thúy Kiều khi phải trải qua các biến cố, gian truân cuộc đời 86

3.3.2.4. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện con người quyết đoán, lý chí như trang nam nhi của Thúy Kiều 98

3.3.2.5. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ chủ yếu thể hiện tài năng thơ ca của Thúy Kiều 110

3.3.3. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ với vai trò khắc họa nội tâm, tính cách nhân vật Thúc Sinh 112

3.3.4. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ bộc lộ ý định nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện 115

KẾT LUẬN 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. B

PHỤ LỤC I

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” của truyện Nôm nói riêng và văn học cổ Việt Nam nói chung. Hơn thế nữa, Truyện Kiều lại được sáng tạo trên cơ sở vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nên trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, để hiểu sâu sắc những giá trị của tác phẩm và những đóng góp của Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác phẩm là việc dĩ nhiên. Đây là một trong những hướng nghiên cứu tất yếu, đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn cần đi sâu hơn nữa.

Từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu so sánh lớn nhỏ khác nhau về hai tác phẩm này trên rất nhiều phương diện: nghệ thuật tự sự, cách miêu tả xã hội,… nhưng vấn đề cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thực sự quan tâm. Ta thấy việc đưa thơ từ vào văn bản tác phẩm không phải là một nét mới trong lịch sử hình thành và phát triển tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Mối liên hệ giữa thơ từ, vận văn với văn xuôi tự sự trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cũng theo chiều hướng từ ít đến nhiều, từ điểm xuyết rời rạc đến gắn bó chặt chẽ, thống nhất hữu cơ. Trong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện, để khắc họa nhân vật và thể hiện tư tưởng tác phẩm, Thanh Tâm tài nhân đã đan xen lời 92 bài thơ từ với phần văn xuôi (kể cả bài từ Điệu Nguyệt nhi cao của Kim Thánh Thán ở đầu hồi 1). Kim Vân Kiều truyện thừa hưởng kinh nghiệm xen thơ từ của tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh, lại cũng có ảnh hưởng đến các tiểu thuyết chương hồi khác, trong đó có Hồng lâu mộng. Nhưng khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lược bỏ hết phần lời của những bài thơ từ đó nhưng nhà nghiên cứu nào cũng phải ghi nhận nghệ thuật tả nội tâm nhân vật bậc thầy


của Nguyễn Du cùng sự thay đổi về tư tưởng của tác phẩm này. Vậy ông đã xử lý thơ từ của Kim Vân Kiều truyện như thế nào? Nghiên cứu để trả lời câu hỏi ấy rõ ràng có ý nghĩa trong văn học sử Việt Nam nói chung và việc nhận thức tài năng sáng tạo, cụ thể là tài năng tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du nói riêng. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện nhằm góp phần khiêm tốn bổ sung cho hướng nghiên cứu này.

2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: thơ, từ trong Kim Vân Kiều truyện và cách xử lý của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đối với những bài thơ từ đó. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng:

- Bản Truyện Kiều của Nguyễn Du, Đào Duy Anh hiệu khảo và chú giải, bản in trong Truyện Kiều tác phẩm và lời bình, in theo bản in của NXB Văn học, 1984.

- Bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, người dịch: Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh, người giới thiệu và hiệu đính: Nguyễn Đăng Na, NXB Đại học Sư phạm, 2008.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: thơ, từ trong Kim Vân Kiều truyện với các đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, qua đó thấy được cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện.

2.3. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện giúp độc giả:


- Thấy rõ đặc trưng thể loại của hai tác phẩm Truyện Kiều Kim Vân Kiều truyện

- Thấy được nghệ thuật trữ tình, cũng như tả nội tâm nhân vật và sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

3. Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên, trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu để thống kê, tổng hợp thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện

- Phương pháp so sánh, đối chiếu các văn bản và phân tích văn bản để so sánh, đối chiếu thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện với các đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều để tìm ra cách xử lý của Nguyễn Du đối với các bài thơ từ đó.

4. Lịch sử vấn đề


4.1. Vấn đề so sánh Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện

Nghiên cứu trong nước

Các nhà nho Việt Nam thế kỷ XIX cùng thời Nguyễn Du chủ yếu viết ra những điều tâm đắc của mình với Truyện Kiều, ít chú trọng so sánh với Kim Vân Kiều truyện. Sang thế kỷ XX, Truyện Kiều được nghiên cứu ở nhiều phương diện, việc so sánh hai tác phẩm trở thành vấn đề nghiên cứu khoa học. Lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều đã diễn ra qua ba chặng: từ đầu thế kỷ cho đến 1945, từ 1945 tới 1975, từ 1975 cho đến nay. Mỗi chặng nghiên cứu này có những đặc trưng riêng, chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, tư tưởng, chính trị và văn hóa lúc bấy giờ.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí