Quyền Được Coi Là Vô Tội Khi Chưa Có Bản Án Kết Tội Của Toà Án Đã Có Hiệu Lực Pháp Luật.

nhưng các Toà án lại áp dụng mức hình phạt chênh lệch nhau quá lớn. Đó là biểu hiện của sự không công bằng và cũng là quyền, lợi ích của bị cáo hoặc là chỗ này hoặc là chỗ kia không được bảo đảm. Do đó, việc quy định cơ sở để phân biệt tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là rất cần thiết cho việc cân nhắc quyết định trách nhiệm hình sự.

Để có được hình phạt công bằng - yếu tố cơ bản bảo đảm quyền con người cho bị cáo thì Toà án còn phải xem xét cân nhắc nhân thân người phạm tội. Vì một mặt, tội phạm là do chính họ thực hiện và mặt khác, hình phạt áp dụng trực tiếp cho chính họ chứ không thể ai khác. Tuy nhiên về mặt xã hội học thì, mặc dù hình phạt chỉ áp dụng cho bị cáo thôi, song việc đó ít nhiều cũng ảnh hưởng tới các thành viên gia đình họ.

Việc làm sáng tỏ các đặc điểm pháp lý nhân thân người phạm tội là rất cần thiết cho việc cá thể hoá hình phạt.

Con người là sinh vật xã hội nên bản thân nó mang rất nhiều nội dung, đặc điểm khác nhau. Song, đối với người phạm tội, Toà án chỉ phải xem xét các đặc điểm nhân thân của họ mà có ý nghĩa cho việc quyết định hình phạt. Vậy nên có thể coi các đặc điểm đó là đặc điểm pháp lý nhân thân người phạm tội. Các đặc điểm đó là các tình tiết như: phạm tội lần đầu, tái phạm, có án tích hay không có án tích, là phụ nữ, là vị thành niên, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị cưỡng bức, có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hay khả năng điều chỉnh hành vi, ăn năn hối cải, thật thà khai báo, trình độ văn hoá... Tóm lại, các đặc điểm đó, thường được chia làm 2 loại là nhân thân tốt và nhân thân xấu. Còn về mức độ tốt, xấu thế nào thì pháp luật cũng chưa có sự phân biệt đầy đủ, rõ ràng, cụ thể nên trong việc cân nhắc quyết định hình phạt còn gặp khó khăn.

Để tạo điều kiện cho việc cá thể hoá hình phạt và làm căn cứ quy định hình phạt, pháp luật qui định các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 45 Bộ luật hình sự, khi quyết định hình phạt, Toà án không những căn cứ vào qui định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội mà còn phải cân nhắc vào các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Ngoài các tình tiết đã được qui định tại Điều 18 BLHS, Toà án không thể lấy các căn cứ khác làm tình tiết tăng nặng được. Trong các điều kiện khác giống nhau, trường hợp càng có nhiều tình tiết tăng nặng thì trách nhiệm hình sự càng phải nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, những tình tiết (tăng nặng) đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Khác với các tình tiết tăng nặng chỉ do luật qui định, các tình tiết giảm nhẹ có thể là những tình tiết đã được luật qui định hoặc có thể là những tình tiết khác không được qui định cụ thể trong luật nhưng trong quá trình xét xử các vụ án cụ thể, Toà án có thể coi là tình tiết giảm nhẹ. Vấn đề này, qua việc tổng kết thực tiễn xét xử, Toà án nhân dân tối cao đã có các quy định hướng dẫn tại điểm A, Mục II, Nghị quyết số 1-81/HĐTP ngày 19/4/1989 để Toà án các cấp vận dụng khi xét xử [xem 65;91,92].

Việc qui định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như vậy là phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Trong những điều kiện khác giống nhau, trường hợp càng có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì mức độ nghiêm khắc của hình phạt càng giảm và Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã qui định, hay chuyển sang một loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn hoặc miễn hình phạt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Phát huy chính sách hình sự nhân đạo, Bộ luật hình sự hiện nay bổ sung thêm 2 tình tiết giảm nhẹ so với Bộ luật hình sự trước đó, là "người phạm tội đã lập công chuộc tội" (điểm r) và, "người phạm tội là người có nhiều thành tích trong sản xuất, chiến đấu và công tác" (điểm s, Điều 46 BLHS).

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm được Toà án áp dụng phải được ghi rõ trong bản án. Điều đó vừa bảo đảm tính công bằng, vừa tạo cho bản án có căn cứ, có tính thuyết phục đồng thời cũng là cơ sở để bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, khiếu nại của mình và là cơ sở để kiểm tra, giám sát việc xét xử của Toà án.

Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - 8

Trên thực tế, trong một vụ án, thường có cả các tình tiết tăng nặng và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm, song luật không qui định cụ thể mức độ ảnh hưởng của các tình tiết đó và mức độ tác động qua lại giữa chúng thế nào nên khi cân nhắc quyết định hình phạt,

Toà án gặp không ít khó khăn. Với tình hình đó, đòi hỏi ở Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải rèn luyện và phát huy niềm tin nội tâm của mình trong việc xét xử.

Niềm tin nội tâm là yếu tố cơ bản để tuyên một hình phạt. Bởi vì, dù cho pháp luật có qui định cụ thể đến mấy thì cũng phải được con người sàng lọc, cân nhắc, đối chiếu thông qua niềm tin nội tâm rồi mới ra quyết định hình phạt. Chính vì vậy, yếu tố niềm tin nội tâm là vô cùng quan trọng. Và nó được coi là đúng đắn khi nó phản ánh một cách khách quan, chính xác các tình tiết của vụ án đã xảy ra trong thực tế cùng với các đặc điểm pháp lý nhân thân người phạm tội trên cơ sở của pháp luật.

Bản thân niềm tin nội tâm chứa đựng nhiều nội dung khác nhau. Hay nói cách khác, niềm tin nội tâm được hình thành từ các mặt khác nhau như: ý thức pháp luật, tâm lý, đạo đức, tình cảm, ý thức trách nhiệm...; nó tạo cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập quyết định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo.


Niềm tin nội tâm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được hình thành trong quá trình nghiên cứu hồ sơ và đặc biệt là trong khi thẩm vấn tại phiên toà. Nhưng thiết nghĩ, với chế độ duyệt án như nhiều Toà án đang thực hiện hiện nay thì niềm tin nội tâm của Thẩm phán (Hội thẩm nhân dân không tham gia duyệt án) bị giảm đi đáng kể, chưa nói đến "phiên toà mang nhiều tính hình thức" [59,11]. Vì vậy, tìm ra một con đường đi thích hợp để bảo đảm cho việc xét xử, quyết định hình phạt được công bằng là cần thiết đối với nhà lập pháp. Hoặc là bỏ chế độ duyệt án để bảo đảm sự độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, hoặc là vẫn để chế độ duyệt án nhưng phải thay đổi căn bản nó.


2.2.3. Quyền của bị cáo khi tham gia tố tụng (xét xử)


Nhằm tôn trọng thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết, phê chuẩn, Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình mà điểm nổi bật trong đó là xây dựng các qui định bảo đảm cho quyền con người, quyền công dân của người phạm tội không bị xâm hại trái pháp luật.


Đối với quá trình xét xử, pháp luật có các qui định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Các nguyên tắc xét xử nêu trên không nằm ngoài mục đích đó. Bên

cạnh đó, pháp luật còn ghi nhận các quyền cụ thể của bị cáo và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện.


Qua việc phân tích các nguyên tắc xét xử, thấy rằng, thực chất đó là những qui định nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo. Bởi lẽ, các nguyên tắc đó là nghĩa vụ của Toà án cho nên tự nó cũng đã hàm chứa quyền của bị cáo. Các quyền đó có thể khái quát chung lại như là quyền được bảo vệ và xét xử công bằng của bị cáo.

Ngoài việc có các quyền được pháp luật qui định đối với mọi công dân nói chung, trong quá trình tham gia tố tụng (xét xử), bị cáo còn có một số quyền như sau:

2.2.3.1. Quyền được coi là vô tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Đây là quyền quan trọng của bị cáo được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận, là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết vụ án được khách quan và cũng là cơ sở pháp lý taọ ra mặt bằng chung hay sự bình đẳng của bị cáo với các bên tham gia, tiến hành tố tụng, tránh định kiến, phân biệt, đối xử. Quyền này của bị cáo cũng có thể được coi là điểm xuất phát của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự. Nó ngăn ngừa việc định kiến, khả năng tiên liệu trước trong quá trình giải quyết vụ án.

Điều này cũng khẳng định rằng, chỉ có Toà án nhân danh Nhà nước mới có quyền phán quyết một công dân có tội hay không có tội. Và như Điều 41 Hiến pháp Nga tuyên bố "chỉ với bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật thì công dân mới coi là có tội". Theo lô gíc này đương nhiên bị cáo sẽ được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự nếu trước đó quyền lợi ích của họ bị xâm hại.


2.2.3.2. Quyền được đưa ra xét xử theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật qui

định


Việc xem xét tội trạng của bị cáo phải được tiến hành theo đúng qui định của pháp luật. Pháp luật qui định chặt chẽ các bước phải thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án mà không được cơ quan, tổ chức, cá nhân nào can thiệp, làm trái pháp luật. Các trình tự, thủ tục đó là những khả năng, điều kiện cho bị cáo thực hiện các quyền bảo vệ, bào chữa, kháng cáo, khiếu nại... của mình.

2.2.3.3. Quyền được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử


Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo để họ nắm được những thông tin cần thiết (mà nội dung theo Bộ luật tố tụng hình sự qui định) để chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà. Là chủ thể tham gia phiên toà, bị cáo được pháp luật tạo cho mọi khả năng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc giao nhận quyết định tạo điều kiện cho bị cáo chủ động tham gia phiên toà.

Trên cơ sở quyết định đưa vụ án ra xét xử, với những căn cứ cho rằng những người tiến hành tố tụng được ghi trong quyết định đó không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì bị cáo có quyền đề nghị thay đổi họ. Cũng từ đó, bị cáo có thể kịp thời đề xuất việc triệu tập thêm người làm chứng hoặc chuẩn bị thêm vật chứng để đưa ra xem xét tại phiên toà.

2.2.3.4. Quyền được tham gia phiên toà


Việc tham gia phiên toà của bị cáo và các bên là một bảo đảm cho vụ án được xét xử trực tiếp và là điều kiện thuận lợi để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, qua đó xác định được sự thật của vụ án.

Hơn nữa, xét xử là khâu trung tâm của quá trình tố tụng, có tác dụng quyết định đến quyền và lợi ích của bị cáo. Cho nên, sự có mặt tại phiên toà của bị cáo là bảo đảm quan trọng, cần thiết cho họ thực hiện quyền bào chữa của mình. Thực tiễn xét xử cho thấy rằng chính trong điều kiện công khai, dân chủ tại phiên toà, có nhiều trường hợp bị cáo đã khai báo hoàn toàn khác so với những gì đã khai báo tại cơ quan điều tra. Và, lời khai tại Toà án đúng đắn hơn, khách quan hơn. Bằng chính những lời nói của mình qua việc trả lời, tranh tụng tại phiên toà, bị cáo có điều kiện thuận lợi nhất để bảo vệ mình. Do vậy mà pháp luật qui định nếu bị cáo vắng mặt tại phiên toà thì Toà án phải hoãn hoặc tạm đình chỉ phiên toà.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật cũng qui định những trường hợp đặc biệt có thể xét xử vắng mặt bị cáo (khoản 2, Điều 162 BLTTHS). Nhưng dù sao đi nữa thì trong những trường hợp này, quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo vẫn không bị tước bỏ trái pháp luật.

2.2.3.5. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng


Là chủ thể đặc biệt tham gia phiên toà, bị cáo có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà, người phiên dịch nếu xét thấy có căn cứ cho rằng họ không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo. Những căn cứ đó có thể do pháp luật qui định cụ thể tại Điều 28, 30, 31 BLTTHS hoặc cũng có thể là các căn cứ khác. Chẳng hạn, người tiến hành tố tụng

có quan hệ mật thiết với bên bị hại, hoặc những người có liên quan khác trong vụ án, hay người tiến hành tố tụng trước đây có mâu thuẫn với bị cáo...

Quyền này của bị cáo đồng thời cũng là nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng buộc phải từ chối tham gia xét xử khi có những căn cứ theo qui định của pháp luật.

2.2.3.6. Quyền đưa ra chứng cứ, yêu cầu, đề nghị, bào chữa


Để bào chữa cho mình, bị cáo có quyền đưa ra những chứng cứ, xem xét vật chứng, trưng cầu giám định. Đây là những yêu cầu bảo đảm cho quá trình tranh tụng được diễn ra dân chủ, công bằng.

Tại phiên toà, bị cáo có quyền đề nghị chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ, được bình đẳng tham gia tranh luận, đưa ra ý kiến đánh giá chứng cứ, đáp lại ý kiến của người khác. Trên thực tế, việc đưa ra chứng cứ, tranh luận, trình bày của bị cáo có lúc, có nơi còn bị hạn chế, hay bị chủ toà cắt ngang hoặc hỏi sang hướng khác. Đấy là vi phạm pháp luật vì nó hạn chế quyền của bị cáo.

Việc đưa ra những chứng cứ, yêu cầu, đề nghị là quyền chứ tuyệt nhiên không phải là nghĩa vụ của bị cáo. Việc bị cáo quanh co, chối tội cũng không được coi là tình tiết tăng nặng. Với nội dung này, nghĩa vụ xác định sự thật của vụ án, xác định trách nhiệm của bị cáo là thuộc người (cơ quan) tiến hành tố tụng. Toà án không thể coi lời nhận tội của bị cáo là căn cứ duy nhất để buộc tội bị cáo. Và ngược lại, bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. ở đây hoàn toàn không có nghĩa là bị cáo phó mặc số phận cho các cơ quan tiến hành tố tụng mà ngược lại, họ có quyền và được tạo điều kiện chủ động khi tham gia xét xử. Như đã phân tích, bị cáo có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình (tiếng mẹ đẻ) hoặc bất cứ ngôn ngữ thông thạo nào khác, có quyền bình đẳng trong tranh luận để tự bào chữa (nhờ bào chữa) nhằm chống lại sự buộc tội hoặc làm giảm trách nhiệm cho mình. Hay nói cách khác, bị cáo có một loạt các bảo đảm (các quyền) để thực hiện việc bào chữa của mình.

2.2.3.7. Quyền được nói lời sau cùng

Quá trình tranh luận để các bên trình bày ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đáp lại ý kiến của người khác được diễn ra không bị hạn chế về thời gian. Có nghĩa là, chủ toạ phiên toà không được khống chế thời gian phát biểu ý kiến của các bên. Tuy nhiên, chủ toạ phiên toà có quyền nhắc nhở các bên tranh luận để họ không nói về những vấn đề không liên quan đến vụ án cũng như vấn đề có liên quan nhưng đã được nói đến một hoặc vài lần. Trong quá trình tranh luận đó, khác với các bên tham gia khác, bị cáo là bên duy nhất được nói lời sau cùng.

Có thể coi lời nói sau cùng của bị cáo là kết luận của bị cáo sau khi Hội đồng xét xử đã hỏi, nghe xét hỏi và tranh luận tại phiên toà về việc không nhận tội hay đề nghị với Toà án lưu ý, xem xét đến vấn đề này hay vấn đề khác hoặc đề nghị được khoan hồng, giảm nhẹ trách nhiệm. Thực tiễn xét xử những năm gần đây cho thấy, có nhiều trường hợp ở phần nói lời sau cùng, sau khi nhận tội, bị cáo đã khai toàn bộ sự thật của vụ án và những tình tiết khác có liên quan. Đây không những chỉ là việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải (điểm p, khoản 1, Điều 46 BLHS) mà còn có thể được coi là việc tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm (điểm q, khoản 1, Điều 46 BLHS).

Việc nói lời sau cùng của bị cáo không bị hạn chế về thời gian và càng không phải là để khép lại quá trình tranh tụng. Nếu qua lời nói sau cùng với việc trình bày những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, và với những đề nghị hợp lý của bị cáo đòi hỏi cần xét hỏi thêm thì Hội đồng xét xử phải quyết định xét hỏi thêm để làm sáng tỏ các vấn đề mới được nêu ra. Các vấn đề đó phải được thẩm tra tại phiên toà và là căn cứ để giải quyết vụ án.

2.2.3.8. Quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm


Một trong những điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân của bị cáo là qui định của pháp luật về quyền của họ được kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm.

Sau khi xét xử sơ thẩm, khi án chưa có hiệu lực, bị cáo vẫn là người chưa có tội (mặc dù trong trường hợp án sơ thẩm đã kết tội bị cáo). Họ có quyền kháng cáo yêu cầu Toà án cấp trên xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Với việc giải quyết án phúc thẩm, Toà án cấp trên trực tiếp xét lại bản án, quyết định của Toà án đã xét xử sơ thẩm. Qua đó, cấp

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí