Cách Biểu Hiện Mối Quan Hệ Nhân Quả Bằng Quan Hệ Từ

Nguyễn Văn Lộc trong cuốn “Kết trị của động từ trong tiếng Việt” đã định nghĩa một cách cụ thể về kết trị của động từ như sau: “Kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi những thành tố cú pháp (những thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định. Nói cách khác, kết trị của động từ là thuộc tính của động từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp bắt buộc hay tự do. Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân động từ. Nó chính là sự phản ánh những đòi hỏi hoặc khả năng của động từ được cụ thể hoá về mặt nào đó”. [35, 34].

Kết trị của động từ theo cách hiểu trên đây sẽ được phân biệt với:

a. Khả năng kết hợp từ vựng của từ

Nói đến khả năng kết hợp từ vựng của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với tư cách là cá thể hoặc đại diện của nhóm chủ đề. Khả năng kết hợp từ vựng bị quy định bởi ý nghĩa từ vựng riêng của từ. Còn nói đến kết trị của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với tư cách là đại diện của từ hoặc tiểu loại nhất định được đặc trưng bởi ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp hoặc ý nghĩa ngữ pháp chung nhất định.

b. Khả năng kết hợp của thực từ với các hư từ

Sự kết hợp của thực từ với các hư từ (ví dụ: đã, sẽ, đang…) tạo thành một tổ hợp đặc biệt dùng trong vai trò tương đương với một thực từ. Trong những tổ hợp như vậy, hư từ chỉ là những yếu tố bổ sung ý nghĩa thuần ngữ pháp cho thực từ và hiện thực hoá thuộc tính kết trị của thực từ, chúng không phải là thành tố cú pháp thực sự.

c. Khả năng kết hợp cú pháp bắt buộc của từ

Kết trị của từ theo cách hiểu trên đây không chỉ là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp bắt buộc mà còn là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp tự do.

Kết trị của từ được xác định theo số lượng và đặc tính các vị trí mở bao quanh nó, còn bản thân số lượng và đặc tính của các vị trí mở lại được xác định dựa vào số lượng và đặc tính của các thành tố cú pháp làm đầy các vị trí

mở này. Như vậy, xác định và phân tích kết trị của từ thực chất là xác định và phân tích các thành tố cú pháp làm đầy các vị trí mở bên từ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Với tư cách là thành tố cú pháp, các kết tố của từ mang kết trị được đặc trưng bởi cả hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức, vì vậy, khi xác định chúng, phải chú ý cả hai mặt này. Về nội dung, mỗi kết tố phải có mối quan hệ ngữ nghĩa nhất định với từ mang kết trị. Về hình thức, nó phải có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn, tức là có thể dựa vào từ mang kết trị để đặt câu hỏi về nó. Chẳng hạn, trong cấu trúc “ăn cơm bằng đũa”, ta có thể xác định được động từ “ăn” có hai kết tố là “cơm” và “đũa” vì về nội dung hai từ này đều có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ ăn (cơm bổ sung ý nghĩa đối thể, đũa bổ sung ý nghĩa công cụ). còn về hình thức hai từ này đều có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (Ăn gì? Ăn bằng gì?)

Kết trị của động từ được chia thành kết trị bắt buộc và kết trị tự do. Theo Nguyễn Văn Lộc, “việc phân biệt kết trị bắt buộc và kết trị tự do của động từ được dựa vào đặc tính khác nhau của mối quan hệ giữa động từ với hai kiểu kết tố: kết tố bắt buộc và kết tố tự do. Kết trị bắt buộc là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần làm đầy bởi các kết tố bắt buộc; còn kết trị tự do là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở có thể làm đầy bởi các kết tố tự do” [35, 52]

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 4

Trong quá trình tiến hành đề tài này, khi vận dụng lý thuyết kết trị để miêu tả các động từ quan hệ, chúng tôi chủ trương đặc biệt chú ý đến kết trị bắt buộc của động từ. Bởi vì kết trị bắt buộc luôn gắn liền với ý nghĩa từ vựng

- ngữ pháp của động từ. Khi tiến hành xem xét, phân tích kết trị bắt buộc, ta sẽ phát hiện được những thuộc tính cú pháp bản chất nhất của động từ.

1.5. Tiểu kết

Trên cơ sở lí thuyết được chúng tôi tiếp thu và vận dụng quan niệm của các nhà nghiên cứu ngữ pháp, chúng tôi đưa ra quan niệm của mình về quan hệ ngữ nghĩa, phân biệt nó với quan hệ cú pháp, xác định sự tương ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp; đồng thời chúng tôi cũng đưa thêm một số khái niệm có liên quan đến đề tài, trong đó chúng tôi vận dụng lý

thuyết về “Kết trị của động từ tiếng Việt” của Nguyễn Văn Lộc để tiến hành khảo sát cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng động từ quan hệ.

CHƯƠNG 2

CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

2.1. Nhận xét chung

Mối quan hệ nguyên nhân kết quả (mối quan hệ nhân quả) tồn tại phổ biến trong hiện thực khách quan và trong ngôn ngữ.

Từ xa xưa, trong dân gian, nhân dân lao động đã truyền tụng nhau những câu tục ngữ, thành ngữ: “Ở hiền gặp lành”, “Gieo gió gặt bão”, “Nhân nào quả ấy”,… để chỉ rõ nguyên nhân kết quả hay hậu quả của một hành động, việc làm nào đó của sự vật, hiện tượng, của con người trong cuộc sống. Chẳng hạn, họ cho rằng nếu con người ăn ở có phúc, không hại ai thì sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và gặp điều may mắn… Đó là một thực tế vẫn còn giá trị cho đến bây giờ.

Hay trong đạo Phật, các tăng ni, phật tử thường có triết lý “luân hồi nghiệp báo”, cho rằng: con người sống ở kiếp này xấu hay tốt là kết quả có nguyên nhân từ kiếp trước.

Ngày nay, ta cũng thường nghe những câu cửa miệng của mọi người về quan hệ nhân quả như: “Quá mù ra mưa”, “Vì nắng lắm nên mưa nhiều”, “Vì mưa nhiều nên lụt lội”, “Do phóng nhanh vượt ẩu nên bị tai nạn”,…

Qua những ví dụ trên đây, có thể thấy rằng bất cứ sự kiện, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó. Quan hệ nhân quả trong thực tế được phản ánh trong mọi ngôn ngữ. Nhưng trong mỗi ngôn ngữ, mối quan hệ này lại được biểu hiện theo những cách khác nhau.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có hai phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt, đó là:

- Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng phương tiện ngữ pháp: bằng các cặp quan hệ từ nhân quả: “vì… nên”, “do… nên”, “bởi… nên”…

Ví dụ:

Tại chị thiệt thà nên chị không muốn hiểu. (Hồ Biểu Chánh. Bỏ chồng)

Ngày xưa, lối đi chưa được tiện lợi và nhanh chóng, cho nên nhà vua lập ra hai trường thi, trường Hà Nội và trường Nam Định để học trò dễ sự thi cử. (Nguyễn Công Hoan. Sóng vũ môn)

Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này. (Thạch Lam.

Đứa con)

Nhờ bà dày công dạy dỗ tập rèn, nên chừng con Quyên được mười sáu mười bảy tuổi thì công ngôn dung hạnh mọi bề đều vẹn vẻ. (Hồ Biểu Chánh. Cha con nghĩa nặng)

- Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp: bằng các động từ quan hệ làm, khiến

Ví dụ:

Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù loà. (Nguyễn Minh Châu.

Bức tranh)

Lòng tự cao, tự đại thái quá khiến chàng tưởng rằng, yên trí rằng mình không yêu. (Khái Hưng, Nhất Linh. Đời mưa gió)

Mặt trời buổi chiều rọi thẳng ánh nắng vào những tốp máy bay địch, làm cho chúng nó loé sáng trên nền trời, nhìn rõ từ rất xa. (Nguyễn Đình Thi. Vào lửa)

Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông buông một vạt dài ra phía sau khiến những nét thiếu hoà hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh. (Nguyễn Khải. Mùa lạc)

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng các phương tiện nêu trên.

2.2. Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ

2.2.1. Thành tố nguyên nhân

2.2.1.1. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân

Theo tống kê của chúng tôi, các quan hệ từ chỉ nguyên nhân gồm: vì, do, bởi, bởi vì, tại, tại vì, nhờ. Chúng tôi nhận thấy, quan hệ từ chỉ nguyên

nhân thường có cấu tạo đơn (có 989 trường hợp chiếm 98,9% tổng số tư liệu về quan hệ từ được khảo sát).

Đây được coi là những quan hệ từ chính phụ. Quan hệ từ chính phụ “dùng để dẫn nối thành tố phụ vào thành tố chính (nối kết từ phụ với từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu)”. [1, 133]

Ví dụ:

Anh ta trông dữ tợn hai con mắt trắng dã trên màu da mun, song bản tính thực hiền lành chất phác. (Nguyễn Công Hoan. Samandji I.)

Bởi rất yêu và phục chồng, Liên dễ mau đến cái lúc nhìn đời bằng con mắt của chồng. (Nam Cao. Sống mòn)

Người đời sung sướng hay khổ sở cũng là do số mệnh không ai cưỡng nổi mệnh trời. (Vũ Trọng Phụng. Duyên không đi lại)

Do lượng người và phương tiện giao thông qua lại khá đông, nhất là phương tiện có trọng tải lớn nên cầu xuống cấp, hư hỏng nhanh. (Báo Nhân dân. Ngày 20/10/2007)

Mấy hôm nay, nhờ trời, dân Việt Nam ta không phải phàn nàn rằng nước ta kém nực. (Nguyễn Công Hoan. Phành phạch)

Đêm hôm đó, nhờ anh can đảm, quân cướp bị giải lên huyện. (Nguyễn Công Hoan. Ngậm cười.)

Nó nghèo, nó khổ, nó đổ là tại số. (Vũ Trọng Phụng. Chống nạng lên đường.)

Tại chị em nhà cậu tặng tôi mấy cái chén ngọc liệu nên tôi mới nghĩ đến việc lấy bầu nậm. (Nguyễn Tuân. Ngôi mả cũ)

Dựa vào ý nghĩa, chúng tôi chia các quan hệ từ chỉ nguyên nhân thành ba nhóm sau:

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có lợi: nhờ

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có hại: tại, tại vì

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có sắc thái ý nghĩa trung hoà: Vì, do, bởi, bởi vì.

Theo khảo sát của chúng tôi, trong 1000 trường hợp có sử dụng quan hệ từ chỉ nguyên nhân, có 136 trường hợp chỉ nguyên nhân có lợi, chiếm

13,6%; 130 trường hợp chỉ nguyên nhân có hại chiếm 13% và 734 trường hợp chỉ nguyên nhân có sắc thái trung hoà. Như vậy, quan hệ từ chỉ nguyên nhân có sắc thái trung hoà là những quan hệ từ được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, cách phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối do sự đối lập giữa các quan hệ từ không hoàn toàn rõ ràng.

Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt miêu tả các nhóm quan hệ từ này. 2.2.1.1.1.Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có lợi: nhờ

Như chúng ta đã biết, quan hệ từ nhờ có nguồn gốc từ động từ nhờ với ý nghĩa “đề nghị người nào làm việc gì”, sau, do bị hư hóa nên nó trở thành hư từ, dùng để “biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp, khả quan được nói đến” [23, 724].

Chẳng hạn trong câu “Nhờ sức che chở của chiếc nón rách, chị chỉ bước rảo một thôi thì tới cổng nhà Nghị Quế. (Ngô Tất Tố. Tắt đèn), cụm từ sức che chở của chiếc nón rách đứng sau nhờ nêu điều có lợi giúp chị Dậu đến đích được nhanh hơn.

Dưới đây là một số ví dụ về cách dùng của nhờ:

Nhờ trời phật run rủi, anh ấy còn được gặp vợ con, nên em hỏi đúng ngay anh đại uý là bạn chiến đấu cùng một tiểu đội với nhà em. (Ma Văn Kháng. Thanh minh trời trong sáng)

Mãi lúc chàng lại nghĩ đến Tuyết, và nhờ sự liên tưởng, cái tên Tuyết ấy mới giúp chàng tìm ra được tên Thu. (Khái Hưng, Nhất Linh. Đời mưa gió)

Đêm hôm ấy, nhờ ngoài Hiệp Mỹ phối hợp, du kích bãi sao mở một trận địa cuối cùng dài hai cây số từ bãi dài ra khỏi Voi Miễu giết thêm hai mươi tên. (Anh Đức. Một chuyện chép ở bệnh viện)

Nhờ cái tài nịnh hót của nó, Tú Anh nhất định đem gả em gái chonó đấy. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

Và chỉ nhờ cái đá xoàng ấy mà tiếng tăm tôi vang rộn, ít nhất là trong cái xóm này. (Tô Hoài. Dế Mèn phiêu lưu ký)

Ngoài cách dùng riêng như trên, nhờ còn dùng trong tổ hợp với về phía trước và về phía sau.

Ví dụ:

Vũ dũng như hắn mà làm được lí trưởng là nhờ có cụ. (Nam Cao. Chí Phèo) Nó chẳng biết mẹ nó ngày xưa sống được là nhờ những cái nồi đất ấy.

(Anh Đức. Hòn đất)

Chúng con được như ngày nay thực là nhờ ở anh con. (Khái Hưng. Nửa chừng xuân)

Mấy quán cà phê nổi tiếng còn tồn tại được là nhờ cái vẻ tiều tụy, nhem nhuốc của nó. (Nguyễn Khải. Chị Mai)

Trong các ví dụ trên đây, vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa tạo sự hài hòa về ngữ điệu cho câu văn.

Chỉ nhờ có đồng xu dày dặn, sắc cạnh và cái tài đánh đáo, tôi đã sống thảnh thơi, đầy đủ, tôi may cả quần áo, sắm được giày mũ, muốn ăn gì cũng có tiền mua, đi xem chớp bóng, và đá banh không thèm ngồi hạng bét. (Nguyễn Hồng. Những ngày thơ ấu)

Nhờ có con đường xe hỏa đi qua, và một con sông nhỏ, nhánh của sông Nhị Hà, nên sự buôn bán đâm ra thịnh vượng. (Thạch Lam. Bên kia sông)

Nhờ có con Yến tôi mới còn sống được đây. (Hồ Biểu Chánh. Bỏ chồng) Trong kết hợp với yếu tố có, tổ hợp nhờ có vừa có tác dụng nhấn mạnh,

vừa có sắc thái nghĩa tồn tại. Tuy nhiên, ở đây không giống như động từ đích thực. Nó có thể bị lược bỏ khá dễ dàng. So sánh:

Nhờ có ánh sáng của nước mưa, người ta cũng nhìn rõ được mọi vật ở ngoài cái vòng ánh sáng của đèn xe. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

Nhờ ánh sáng của nước mưa, người ta cũng nhìn rõ được mọi vật ở cái vòng ánh sáng của đèn xe. (+)

Nhờ có đôi giày cao gót, bà hãy còn đủ cả đằng trước lẫn đằng sau. (Nguyễn Công Hoan. Bà chủ mất trộm)

Nhờ đôi giày cao gót, bà hãy còn đủ cả đằng trước lẫn đằng sau. (+)

2.2.1.1.2. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có hại: tại, tại vì

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), tại được coi là kết từ với ý nghĩa “biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của việc không hay được nói đến” [23, 886].

Theo chúng tôi, tại mang tính khẩu ngữ tự nhiên do đó ít được sử dụng trong văn phong khoa học; tại vừa chỉ nguyên nhân có hại, vừa có ý nghĩa trách cứ.

Chẳng hạn trong câu: “Anh bảo tôi làm, nếu tôi không được việc là tại anh. (Nguyễn Công Hoan. Người cập rằng xay lúa), anh là nguyên nhân dẫn đến kết quả không hay (tôi không được việc).

Dưới đây là một số ví dụ về cách dùng của tại:

Tại lòng tự ái, không muốn cho kẻ dưới cãi chữa khi bị trừng phạt, tại quá tin không bao giờ mình nhầm lẫn, hơn nữa, sợ nhắc đến câu hỗn láo của tôi trước tụi học trò thì sẽ không được kính sợ nữa. (Nguyên Hồng. Những ngày thơ ấu.)

Thật ra cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chớ không cũng chẳng việc gì. (Thạch Lam. Một cơn giận)

Tại anh đã học ở trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì? (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Trong ví dụ cuối cùng dẫn ra trên đây, có thể thay tại bằng hoặc do. Trường hợp này, khi thay thế các quan hệ từ chỉ nguyên nhân cho nhau, chúng ta thấy rằng câu văn sẽ bị giảm sắc thái ý nghĩa có hại mà thay vào đó là sắc thái trung hòa.

Ví dụ:

Tại anh đã học ở trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì?

anh đã học ở trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì? (+)

Do anh đã học ở trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì? (+)

Như vậy, quan hệ từ chỉ nguyên nhân có hại tại vừa biểu thị sắc thái ý nghĩa bất lợi, vừa có sắc thái trung hòa.

Ngoài cách biểu hiện đơn trên đây, tại còn kết hợp với yếu tố tạo thành từ ghép tại vì. Từ này cũng mang ý nghĩa chỉ nguyên nhân có hại, nhưng nó lại có ý nghĩa nhấn mạnh hơn điều được nói đến.

Ví dụ:

Cái chính tại vì chị thấy bọn phụ nữ mình khổ cực quá. (Anh Đức. Một chuyện chép ở bệnh viện)

Tại vì màu xanh là màu hy vọng. (Nguyễn Nhật Ánh. Bàn có năm chỗ

ngồi) bởi vì


2.2.1.1.3. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có ý nghĩa trung hoà: Vì, do, bởi,


Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), bởi được coi là

kết từ với ý nghĩa “biểu thị điều sắp nêu ra là người hoặc vật gây ra trạng thái đã nói đến” [23, 86]; do được coi là kết từ với ý nghĩa “biểu thị quan hệ nguyên nhân, nguồn gốc và kết quả, hậu quả; biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc nói đến [23, 259]; được coi là kết từ với ý nghĩa “biểu thị điều sắp nêu ra là lí do hoặc nguyên nhân của điều được nói đến” [23, 1113].

Trong cách phân loại này, quan hệ từ chỉ nguyên nhân có ý nghĩa trung hòa có thể được dùng với 2 sắc thái: chỉ nguyên nhân có lợi và chỉ nguyên nhân có hại.

+ Chỉ nguyên nhân có lợi: Ví dụ:

Họ rất vui sướng họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. (Nguyễn Tuân. Hương cuội)

Có lúc hắn tưởng là hắn chết thì lại chính là lúc hắn bắt đầu lên lưng,

do cái trầu. (Nam Cao. Mua danh)

Có lẽ đó là bởi lễ độ của hạng người có học thức, có giáo dục. (Khái Hưng. Đời mưa gió.)

Cô say mê anh, bởi cặp mắt dịu dàng, quyến rũ, cái miệng rất có duyên, một thân hình khoẻ mạnh, cân đối. (Nguyễn Khải. Mùa lạc)

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí