Sự Tương Ứng Giữa Quan Hệ Ngữ Nghĩa - Quan Hệ Cú Pháp

Về ngữ pháp, sự có mặt hay vắng mặt của hư từ có thể làm thay đổi bản chất cú pháp của câu. Chẳng hạn, trong câu Trước nguy cơ Tổ quốc bị xâm lược đã buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí chiến đấu sự có mặt của trước đã làm cho câu sai ngữ pháp.

Về ngữ nghĩa, hư từ có tác dụng phân biệt hay làm rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ. So sánh: gà mẹ khác với gà của mẹ.

- Ngữ điệu

Vai trò quan trọng của ngữ điệu trong cú pháp tiếng Việt thể hiện ở tác dụng của nó trong việc phân biệt các kiểu cấu trúc cú pháp. Chẳng hạn, nhờ ngữ điệu (trên văn bản được biểu hiện bằng dấu câu) mà ta phân biệt được cấu trúc chính phụ với cấu trúc đẳng lập trong trường hợp như: anh tôi (chính phụ); anh, tôi (đẳng lập). Ngữ điệu cũng giúp cho việc phân biệt cấu trúc chính phụ với cấu trúc chủ vị. Chẳng hạn, trong Cậu học sinh đang xem ti vi là em tôi thì “cậu học sinh đang xem ti vi” là cấu trúc chính phụ với yếu tố phụ “đang xem ti vi” được phát âm nhẹ hơn và liền với trung tâm “cậu học sinh”; còn trong Lúc ấy, cậu học sinh vẫn đang xem ti vi thì cậu học sinh vẫn đang xem ti vi là cụm chủ vị với vị ngữ đang xem ti vi được phát âm nhấn mạnh hơn và tách biệt rõ rệt khỏi chủ ngữ.

1.2.3. Cách xác định quan hệ cú pháp trong câu

Tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các từ (các thành tố cú pháp) trong cấu trúc cú pháp được xác định dựa vào vai trò cú pháp của chúng. Vai trò của mỗi thành tố trong cấu trúc được xác định dựa vào mối quan hệ nội bộ của cấu trúc (vai trò bên trong hay vai trò “đối nội”) và mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (hay vai trò “đối ngoại”).

Theo Nguyễn Văn Lộc, việc xác định tính chất của mối quan hệ cú pháp trong cấu trúc có thể được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định vai trò trong cấu trúc của mỗi thành tố.

Vai trò trong cấu trúc của mỗi thành tố được thể hiện ở hai khía cạnh: vai trò của các thành tố đối với nhau và vai trò của mỗi thành tố đối với toàn cấu trúc nói chung.

Vai trò của các thành tố đối với nhau được đánh giá theo hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức. Về nội dung, trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thành tố kia sẽ là thành tố có vai trò phụ, thành tố được bổ sung sẽ là thành tố có vai trò chính. Về hình thức, trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn sẽ là thành tố có vai trò phụ, thành tố không có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn sẽ là thành tố chính. Sau khi đã xem xét riêng mặt nội dung và hình thức, cần xem xét kết hợp cả hai mặt để xác định thành tố chính của cấu trúc xét trong quan hệ đối với nhau: Thành tố giữ vai trò chính cả về nội dung lẫn hình thức sẽ được coi là thành tố chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Vai trò của mỗi yếu tố đối với toàn cấu trúc thể hiện ở khả năng chi phối ý nghĩa và tổ chức hình thức của cấu trúc: Trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào quy định bản chất ý nghĩa (ý nghĩa chung, tính đa dạng về nghĩa) của cấu trúc, tổ chức hình thức của cấu trúc (tính đa dạng về tổ chức, khả năng cải biến của cấu trúc như cải biến danh hoá, cải biến bị động, cải biến vị trí…) sẽ được coi là thành tố có vai trò quan trọng hơn.

Bước 2: Xác định vai trò của các thành tố trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài cấu trúc (vai trò “đối ngoại”).

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 3

Trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có khả năng đại diện cho cấu trúc trong mối quan hệ cú pháp với các thành tố bên ngoài sẽ được coi là thành tố có vai trò chính xét về mặt quan hệ bên ngoài.

Bước 3: Xác định vai trò của các yếu tố trong cấu trúc dựa đồng thời vào vai trò bên trong lẫn vai trò bên ngoài.

Trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có vai trò chính cả trong mối quan hệ bên trong lẫn quan hệ bên ngoài sẽ được coi là thành tố chính của cấu trúc.

Theo nguyên tắc trên đây, có thể xác định trong tiếng Việt hai kiểu quan hệ cú pháp cơ bản và hai kiểu cấu trúc cú pháp tương ứng:

+ Quan hệ đẳng lập: sách và báo. ăn và ngủ…

Trong những cấu trúc kiểu này, mỗi thành tố về hình thức đều có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (Sách và gì? Gì và báo?), còn về nội dung, không thành tố nào bổ sung ý nghĩa cho thành tố nào. Trong quan hệ với các yếu tố ngoài cấu trúc, mỗi thành tố đều có khả năng đại diện cho cả cấu trúc. Như vậy, các thành tố trong kiểu cấu trúc này có vai trò ngang nhau. Kiểu quan hệ trong các cấu trúc này có thể gọi là quan hệ đẳng lập hay quan hệ bình đẳng.

+ Quan hệ chính phụ (quan hệ phụ thuộc một chiều): bàn gỗ. đọc sách. giỏi văn…

Trong những cấu trúc kiểu này, các thành tố đứng sau (gỗ, sách) là các thành tố phụ vì về nội dung, chúng đều bổ sung ý nghĩa cho các từ đứng trước (gỗ bổ sung cho nhà ý nghĩa về chất liệu, sách bổ sung cho đọc ý nghĩa đối thể); về hình thức, chúng đều có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (ví dụ: Nhà gì? Đọc gì?). Các thành tố này cũng không có khả năng chi phối bản chất ý nghĩa và tổ chức hình thức của cấu trúc.

Trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài, các thành tố này hoàn toàn không có khả năng đại diện cho cả cấu trúc. Các thành tố đứng trước có đặc điểm hoàn toàn trái ngược với các thành tố vừa nhận xét là các thành tố chính của cấu trúc. Kiểu quan hệ trong các cấu trúc này có thể gọi là quan hệ phụ thuộc một chiều hay quan hệ chính phụ.

Ngoài hai kiểu quan hệ cú pháp cơ bản trên đây (quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ) còn một kiểu quan hệ có đặc tính không hoàn toàn rõ ràng. Thuộc về kiểu này là:

1) Quan hệ chủ vị: Ví dụ: Mẹ về. Nó ngủ. Nó bận…

Cấu trúc kiểu này lâu nay vẫn được gọi là cấu trúc chủ vị (cụm chủ vị, cụm từ tường thuật, mệnh đề). Hầu hết các tác giả nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt coi quan hệ chủ vị là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành tố tạo nên cấu trúc nòng cốt của câu. Tuy nhiên, các tác giả theo quan niệm này có cách nhìn nhận khác nhau về vai trò của chủ ngữ, vị ngữ. Có tác giả coi chủ ngữ là thành tố có vai trò quan trọng hơn [31]; một số lại coi vị ngữ là

thành tố có vai trò quan trọng hơn. Số còn lại cho chủ ngữ, vị ngữ là hai thành tố có vai trò ngang nhau.

Khác với các tác giả quan niệm quan hệ chủ vị là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, V.S.Panfilov cho rằng về bản chất, quan hệ chủ vị cũng chỉ là một dạng của quan hệ chính phụ trong đó vị ngữ là thành tố chính [41, 77-78]

2) Quan hệ đối ứng: Quan hệ đối ứng lại tồn tại trong một số kiểu câu ghép như:

Câu ghép nhân quả: Vì trời mưa nên đường trơn. v.v…

Câu ghép điều kiện - kết quả: Nếu tự vẽ mình sặc sỡ thì ta càng xám xịt. v.v…

Câu ghép nhượng bộ: Tuy ngủ ít nhưng ông tỉnh táo lắm. v.v…

Đối với các cấu trúc kiểu này, cũng có hai cách phân tích: a) coi đây là cấu trúc chính phụ, trong đó, thành tố đứng sau (thành tố chỉ kết quả) là thành tố chính [15]; b) coi đây là cấu trúc trong đó các thành tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau [24].

Xem xét bản chất của các cấu trúc kiểu đối ứng vừa dẫn ra theo nguyên tắc xác định trên đây, ta thấy quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc kiểu này quả là có nét nhất định của tính chất phụ thuộc lẫn nhau. Nét phụ thuộc lẫn nhau của các thành tố trong kiểu cấu trúc này thể hiện rõ ở mối quan hệ nội bộ cấu trúc. Về hình thức, mỗi thành tố trong cấu trúc đều có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (Ví dụ: Ai về? Ai ngủ? Vì sao đường trơn? Vì trời mưa nên thế nào?). Về nội dung, mỗi thành tố trong cấu trúc đều có tác dụng nêu đặc điểm ý nghĩa cho thành tố kia (ở cấu trúc chủ vị, chủ ngữ bổ sung cho vị ngữ ý nghĩa chủ thể hoạt động hay kẻ mang đặc điểm của sự vật do danh từ hay đại từ làm chủ ngữ biểu thị, còn vị ngữ nêu hoạt động hay đặc điểm của sự vật do chủ ngữ biểu thị). Tuy nhiên, nếu xem xét những cấu trúc trên đây theo mối quan hệ ngoài cấu trúc thì có thể nhận thấy ở kiểu cấu trúc này lại có tính chất chính phụ khá rõ trong đó vai trò chính thuộc về thành tố thứ hai (vị ngữ trong cấu trúc chủ vị và thành tố chỉ kết quả trong quan hệ đối ứng) vì chỉ các thành tố này mới có khả năng đại diện cho cả cấu trúc trong mối quan hệ với bên ngoài.

Xem xét kết hợp cả quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài cấu trúc, ta thấy việc xếp cấu trúc chủ vị và cấu trúc đối ứng kiểu trên đây vào cấu trúc chính phụ hay cấu trúc phụ thuộc qua lại đều có cơ sở nhất định và việc lựa chọn giải pháp nào ở đây phần nào mang tính quy ước và xuất phát từ mục đích nghiên cứu. Trong luận văn này, chúng tôi chọn giải pháp thứ nhất, tức là coi kiểu cấu trúc chủ vị và cấu trúc đối ứng kiểu trên đây là cấu trúc chính phụ vì vai trò chính nghiêng về thành tố đứng sau (vị ngữ và thành tố chỉ kết quả).

1.3. Sự tương ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa - quan hệ cú pháp

Quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng vẫn là hai kiểu quan hệ khác nhau về bản chất và chúng không phải luôn tương ứng với nhau.

Sự khác nhau giữa quan hệ cú pháp và quan hệ ngữ nghĩa là ở chỗ quan hệ cú pháp chỉ được xác định trong mối quan hệ giữa các ý nghĩa ngữ pháp của từ và luôn có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị, còn quan hệ ngữ nghĩa được xác định trong mối quan hệ giữa các nghĩa từ vựng của từ và không có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị. So sánh các cấu trúc sau đây:

Ví dụ:

(1) Đứa trẻ ra đời.

(2) Sự ra đời của đứa trẻ.

Trong cấu trúc (1) “ra đời” là động từ - thực từ nên về ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng đều chỉ hoạt động và “đứa trẻ” xét trong quan hệ với “ra đời” vừa chỉ chủ thể cú pháp vừa chỉ chủ thể nghĩa sâu. Như vậy, ở cấu trúc này, nghĩa cú pháp và nghĩa sâu có sự tương ứng với nhau. Trong cấu trúc (2), theo thừa nhận chung, “ra đời” đã chuyển loại thành danh từ (dấu hiệu của sự chuyển loại này là khả năng kết hợp của “ra đời” với “sự” - yếu tố chuyên đi kèm với danh từ). Do đó, trong cấu trúc (2) “đứa trẻ” xét trong quan hệ với “sự ra đời” có ý nghĩa cú pháp kẻ sở thuộc nhưng về nghĩa sâu vẫn chỉ chủ thể hoạt động. Như vậy, trong cấu trúc (2) nghĩa cú pháp và nghĩa

sâu không tương ứng với nhau. Tuy nhiên, “ra đời” trong cấu trúc (2), khi chuyển loại thành danh từ, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp sự vật tính, còn “về mặt từ vựng thì nó vẫn chỉ hoạt động, tức là vẫn giữ lại đặc tính từ vựng của mình”. [10].

Hai cấu trúc trên đây có sự giống nhau về nghĩa sâu nhưng không giống nhau về nghĩa cú pháp. Sự khác nhau về nghĩa cú pháp giữa hai cấu trúc này tương ứng với sự khác nhau về hình thức ngữ pháp giữa chúng: Trong cấu trúc (1), “đứa trẻ” đứng trước động từ - thực từ và không được dẫn nối bởi quan hệ từ; còn trong cấu trúc (2), “đứa trẻ” đứng sau danh từ và được dẫn nối bởi quan hệ từ “của” có chức năng biểu thị ý nghĩa kẻ sở thuộc.

Trái với trường hợp trên đây là trường hợp từ không có nghĩa sâu chủ thể nhưng lại có nghĩa cú pháp chủ thể. Đây là trường hợp của những cấu trúc có hạt nhân là các động từ ngữ pháp kiểu như làm, khiến, bị, được…

Ví dụ:

(3) Sự săn sóc rất chu đáo của ông làm cho tôi lại phải lịm đi. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

(4) Tôi hốt hoảng vấp ngã khiến ông phải đưa tay đỡ vội lấy tôi. (Nguyễn Huy Thiệp. Những tiếng lòng)

Khi phân tích những cấu trúc kiểu như trên đây, có tác giả xác nhận các nhóm danh từ đứng trước các động từ làm, khiến có ý nghĩa nguyên nhân và gọi chúng là “chủ ngữ nguyên nhân” [35]. Nghĩa nguyên nhân ở đây cần được hiểu là nghĩa sâu. Còn về nghĩa cú pháp thì vì các từ làm, khiến vẫn còn là động từ chứ chưa trở thành hư từ, nên xét trong quan hệ với làm, khiến, các nhóm danh từ đứng trước vẫn có ý nghĩa cú pháp chủ thể.

Tóm lại, khi xem xét sự tương ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp, ta thấy có hai trường hợp:

- Quan hệ ngữ nghĩa có sự tương ứng với quan hệ cú pháp. Đây là trường hợp của những cấu trúc xuất phát (cấu trúc chưa được cải biến):

Ví dụ:

(3) Tôi đánh nó.

“Tôi” - chủ thể trùng với chủ ngữ. “Nó” - đối thể trùng với bổ ngữ.

- Quan hệ ngữ nghĩa không có sự tương ứng với quan hệ cú pháp. Đối với trường hợp này, cần phân biệt hai dạng thức cụ thể:

+ Dạng thức trong đó từ ngữ có ý nghĩa cú pháp chủ thể không có nghĩa sâu chủ thể mà về nghĩa sâu có thể chỉ:

Đối thể: Ví dụ: bị tôi đánh.

Nguyên nhân: Ví dụ: Sự vắng mặt của mẹ khiến tôi lo ngại.

+ Dạng thức trong đó các từ có ý nghĩa sâu chủ thể không có ý nghĩa cú pháp chủ thể mà về nghĩa cú pháp có thể chỉ:

Kẻ sở thuộc: Ví dụ: Những suy nghĩ của anh ấy.

Nguyên nhân: Ví dụ:

“Con bò rừng này bị hạ sát bởi một tay thợ săn thiện xạ”.

Trong ví dụ trên đây, chủ thể nghĩa sâu của hoạt động hạ sát một tay thợ săn thiện xạ. Như vậy, nhóm danh từ sau bởi có nghĩa sâu chủ thể hoạt động mà về nghĩa cú pháp lại chỉ nguyên nhân. Như chúng ta đã biết, bởi là phương tiện cú pháp chỉ nguyên nhân. Chúng ta có thể chuyển câu này sang chủ động như sau: Con bò rừng này đã bị một tay thợ săn thiện xạ hạ sát.

1.4. Một số khái niệm có liên quan khác

Ngoài các khái niệm nói trên, còn cần xác định thêm một số khái niệm

khác.


1.4.1. Khái niệm quan hệ từ

1.4.1.1. Định nghĩa

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (chủ biên)

cho rằng: “Hư từ cú pháp không được dùng để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức của người bản ngữ; còn gọi là từ nối” [48, 240].

Cùng với quan niệm đó, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Đinh Văn Đức cho rằng: “Các hư từ cú pháp không được dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa

thực từ với thực từ trong các phát ngôn - nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy của người bản ngữ. Hư từ cú pháp theo đó, cũng là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ. Các hư từ cú pháp không làm trung tâm và cũng không làm thành tố phụ đoản ngữ. Chúng là một thứ phương tiện liên kết “xúc tác” thành tố phụ với trung tâm, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu trúc phát ngôn. Ngữ pháp truyền thống gọi các hư từ cú pháp là liên từ và giới từ. Trong tiếng Việt còn có những thuật ngữ khác để gọi chúng, chẳng hạn là các từ nối hoặc quan hệ từ. Thuộc về quan hệ từ tiếng Việt xưa nay người ta thường nhắc tới các từ: bằng, của, cho, để, vì, tại, bởi, do, thì, là, mà, tuy, dù, dầu, dẫu…” [11, 207].

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban gọi quan hệ từ là kết từ. Theo quan điểm của Diệp Quang Ban, “về ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh. Kết từ là dấu hiện biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ (và hư từ) một cách tường minh. Về khá năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ được dùng nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp” [1, 132].

Nói chung, cách hiểu được thừa nhận rộng rãi về quan hệ từ là: quan hệ từ là phương tiện tổ hợp cú pháp (phương tiện cú pháp) dùng để dẫn nối các từ (thực từ), cụm từ. Chúng biểu thị quan hệ cú pháp - ngữ nghĩa giữa các từ (thực từ), cụm từ (kiểu quan hệ nhân quả, công cụ, mục đích…). Việc quan hệ từ có biểu thị quan hệ cú pháp hay không là việc còn phải bàn thêm.

Chẳng hạn, các quan hệ từ và, hay, hoặc…dẫn nối các thành tố có quan hệ đẳng lập (ví dụ: anh hoặc tôi: quan hệ lựa chọn, nó tôi: quan hệ liệt kê); còn các quan hệ từ bằng, với, vì, của… dẫn nối thành tố có quan hệ chính phụ (ví dụ: liên lạc bằng điện thoại…). Về khả năng kết hợp, quan hệ từ gắn với thành tố được dẫn nối. Chúng ta có thể nói và tôi, và anh, bằng đũa, của tôi mà không thể nói anh và, tôi và, ăn bằng, sách của. Chúng ta cũng có thể

dùng hình thức đặt câu hỏi để xác định vị trí của quan hệ từ như sau: liên lạc bằng gì? Nó và ai? để tạo thành tổ hợp.

Trong ngôn ngữ có thể gặp phổ biến những trường hợp tuy cùng chỉ ra một quan hệ cú pháp nhưng các quan hệ từ khác nhau biểu thị quan hệ ngữ nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

Các quan hệ từ , bằng, để cùng dẫn nối các thành tố phụ nhưng lại chỉ ra các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau:

- “Ăn hiệu” chỉ quan hệ về vị trí.

- “Ăn bằng đũa” chỉ quan hệ về công cụ.

- “Ăn để sống” chỉ quan hệ về mục đích.

1.4.1.2. Phân loại

Có hai cách phân loại quan hệ từ:

Theo tính chất của mối quan hệ cú pháp, quan hệ từ thường được chia

thành:


- Quan hệ từ phụ thuộc (của, bằng, vì, ở, cho, với…)

- Quan hệ từ đẳng lập (và, hay, hoặc…)

Theo đặc điểm của các thành tố được dẫn nối, quan hệ từ thường được chia thành:

- Giới từ (dẫn nối danh từ, ngữ danh từ, đại từ)

- Liên từ (dẫn nối các thành tố có quan hệ đẳng lập và cụm chủ vị) Trong quá trình tiến hành đề tài này, chúng tôi theo cách phân chia thứ

nhất.


1.4.2. Khái niệm động từ quan hệ

Trong tiếng Việt có một nhóm từ đặc biệt vừa có đặc tính của thực từ

lại vừa có nét của hư từ. Thuộc nhóm từ này là những kiểu từ như: là, trở nên, trở thành, làm, khiến, có thể, bị, được… Chúng tôi gọi những từ thuộc nhóm này là những động từ quan hệ.

Về bản chất của nhóm từ này, trong những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, ý kiến của các tác giả rất khác nhau. Một số tác giả cho đó là động từ đích thực, một số khác cho là động từ phụ trợ, số còn lại cho phần lớn những từ trên là hư từ. Cách hiểu khác nhau về bản chất của động từ quan hệ dẫn đến những cách phân tích khác nhau những câu có vị ngữ là những động từ này. Điều này gây khó khăn cho việc dạy học câu tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung.

Sở dĩ có những ý kiến khác nhau về động từ quan hệ trên đây là vì đây là nhóm từ có đặc tính từ loại rất phức tạp.

Về ngữ nghĩa, chúng vừa biểu thị hoạt động (hiểu theo nghĩa ngữ pháp) vừa biểu thị mối quan hệ giữa các thực từ trong cấu trúc, nói cách khác, chúng có chức năng quan hệ.

Về ngữ pháp, chúng vừa có khả năng giữ vai trò trung tâm tổ chức câu vừa có thể dùng làm phương tiện cải biến câu.

Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các động từ

làm, khiến thuộc nhóm động từ hoạt động - quan hệ nguyên nhân.

1.4.3. Khái niệm kết trị và kết trị của động từ tiếng Việt

Thuật ngữ kết trị (còn được gọi là hoá trị, ngữ trị) vốn được dùng đầu tiên trong hoá học để đánh dấu khả năng của các nguyên tử làm hình thành các mối liên kết hoá học. [48, 121]

Thuật ngữ này được dùng trong ngôn ngữ học vào những năm 40 của thế kỉ XX để “đánh dấu khả năng kết hợp của từng kí hiệu ngôn ngữ có thể có với các kí hiệu khác để tạo thành giá trị chung nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị của các yếu tố đó cộng lại”. [48, 121]

“Kết trị là khả năng của một yếu tố ngôn ngữ (hoặc nhóm các yếu tố) kết hợp với yếu tố ngôn ngữ (hoặc nhóm các yếu tố) khác cùng cấp độ; đồng thời khả năng này được qui định bằng những đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa bên trong của yếu tố (hoặc nhóm yếu tố) đang xét”. [21, 141]

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí