Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt mức bảo vệ của vốn tự có làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả.
Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản
Tỷ lệ = (Vốn tự có /Tổng tài sản có) * 100%
Hệ số này được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Thông thường ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng giảm thấp.Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng.
Ngoài các chỉ số như trên, ngân hàng còn sử dụng kết hợp nhiều chỉ báo để đánh giá tính thanh khoản như Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ, Tỷ lệ cho vay trên thị trường liên ngân hàng/Tổng dư nợ cho vay, Tỷ lệ tổng cho vay khách hàng/Tổng tài sản, Tỷ lệ khách hàng có tiền gửi lớn/Tổng huy động khách hàng.
Mỗi chỉ số thanh khoản cần được so sánh với giá trị trung bình của chỉ số này tại các ngân hàng tương đương trong cùng khu vực. Những chỉ số này rất nhạy cảm với các mùa trong năm cũng như với các giai đoạn trong một chu kì phát triển của nền kinh tế. Các chỉ số thanh khoản thường giảm trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Do vậy, mức trung bình của toàn ngành thường không phải là một dấu hiệu dẫn dắt đúng đắn. Trạng thái thanh khoản của mỗi ngân hàng cần phải được đánh giá trên cơ sở so sánh với trạng thái thanh khoản của các tổ chức tương tự hoạt động trong cùng môi trường. Hơn nữa, các nhà quản trị ngân hàng thường tập trung vào sự thay đổi trong các chỉ số thanh khoản của ngân hàng thay vì vào mức độ thực tế của mỗi chỉ số. Họ muốn xác định xem trạng thái thanh khoản của họ đang tăng hay giảm và tại sao.
2.2. Các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Deléchat và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại 96 ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2010 tại các quốc gia Trung Mỹ, Panama và Cộng hòa Dominican (Bắc Mỹ) cho rằng: quy mô ngân hàng, rủi ro
tín dụng, tỷ lệ vốn, lãi suất biên (chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động) có tác động lên tỷ lệ thanh khoản. Trong nghiên cứu này tỷ lệ thanh khoản được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho tổng tài sản. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chưa tập trung vào một loại hình ngân hàng, dẫn đến chỉ xác định tỷ lệ thanh khoản chung cho khu vực mà không xác định được cho loại hình ngân hàng thương mại.
Pavla Vodova (2013) thực hiện bài nghiên cứu về tỷ lệ thanh khoản của 16 ngân hàng tại Cộng hòa Séc và Slovania trong khoảng thời gian từ năm 2001-2010. Tác giả sử dụng dữ liệu cụ thể của từng ngân hàng thông qua báo cáo thường niên và sử dụng dữ liệu kinh tế vĩ mô tại các nước thông qua thống kê tài chính của Quỹ tiền tệ thế giới IMF sau đó phân tích bằng phương pháp hồi quy dữ liệu. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng 4 yếu tố đặc trưng của ngân hàng bao gồm: tỷ lệ vốn, tỷ lệ nợ xấu, khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng ;đồng thời sử dụng 8 yếu tố vĩ mô bao gồm khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất giao dịch thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất repo và tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thanh khoản được tác giả đo lường lần lượt bằng 4 công thức: (i) tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, (ii) tài sản ngắn hạn trên tổng số dư tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn, (iii) dư nợ cho vay trên tổng tài sản, và (iv) dư nợ cho vay trên tổng số dư tiền gửi và các khoản vay ngắn hạn. Tác giả lần lượt hồi quy kết quả tác động của các yếu tố lên thanh khoản được xác định bởi 04 công thức trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có ý nghĩa thống kê tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng là: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, khả năng sinh lời và tăng trưởng GDP và khủng hoảng kinh tế.
Muhammad & Amir (2013) nghiên cứu tỷ lệ thanh khoản của 26 ngân hàng tại Parkistan giai đoạn 2007-2011 đưa ra kết luận rằng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, chính sách lãi suất và khủng hoảng kinh tế có tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng.
Diana Teixeira (2013) thực hiện bài nghiên cứu về tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng tại các nước liên minh châu Âu và Thụy Sĩ gồm 5.715 ngân hàng trong
giai đoạn 2007-2011, tỷ lệ thanh khoản ảnh hưởng bởi các yếu tố tài sản ngoại bảng, tỷ lệ vốn, rủi ro tín dụng, tỷ lệ tiền gửi và tốc độ tăng GDP.
Ngoài ra, Cucinelli (2013) cho rằng quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn có tác động đến thanh khoản ngân hàng tại các quốc gia Châu Âu; Fadare (2011) thì cho rằng lãi suất biên có ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng tại Nigera; Bonfim & Kim (2011) đưa ra kết luận quy mô ngân hàng, lãi suất biên, khả năng sinh lời tác động đến thanh khoản ngân hàng ở Bắc Mỹ và Châu Âu.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài có liên quan
Tên biến | Đo lường biến | Các nghiên cứu trước | |
Biến phụ thuộc | |||
LA | Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng | Tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản | |
Biến độc lập | |||
SIZE | Quy mô ngân hàng | Logarit của tổng dư nợ | Deléchat và các cộng sự (2012); Pavla Vodova (2013); Muhammad & Amir (2013); Cucinelli (2013); Bonfim & Kim (2011). |
CAP | Tỷ lệ vốn ngân hàng | Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn | Deléchat và các cộng sự (2012); Pavla Vodova (2013); Diana (2013); Cucinelli (2013). |
ROA | Khả năng sinh lợi ngân hàng | Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản | Pavla Vodova (2013); Bonfim & Kim (2011). |
LLP | Rủi ro tín dụng ngân hàng | Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng tài sản | Deléchat và các cộng sự (2012); Muhammad & Amir (2013); Diana (2013). |
GDP | Tăng trưởng | Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm | Pavla Vodova (2013), Diana Teixeira (2013). |
IRM | Lãi suất biên | Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động | Deléchat và các cộng sự (2012); Muhammad & Amir (2013); Fadare (2011); Bonfim & Kim (2011). |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 1
- Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2
- Vai Trò Của Thanh Khoản Trong Hoạt Động Ngân Hàng
- Khái Quát Về Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Vốn Tự Có Trung Bình Của Các Nhtm Giai Đoạn 2010-2015
- Tỷ Lệ Vốn Tự Có So Với Tổng Tài Sản Có Của 22 Nhtm Việt Nam
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Trương Quang Thông (2013) nghiên cứu được tiến hành dựa trên số liệu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài các yếu tố bên trong của ngân hàng thương mại Việt Nam: quy mô tổng tài sản (Size), tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản (LATA), cho vay liên ngân hàng trên tổng tài sản (IBLOAN), sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn (ETA), dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPTL) và các yếu tố bên ngoài: tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát của nền kinh tế (INF), cung tiền trong nền kinh tế là những yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long (2014) nghiên cứu đưa ra các yếu tố liên quan đến khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên số liệu của 35 ngân hàng thương mại Việt Nam trong 5 năm từ 2008 -2012. Kết quả phân tích phản ánh chính xác các yếu tố mà tác giả đưa ra trong nghiên cứu về mức độ đánh giá thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến (2014), nhóm tác giả nghiên cứu 29 ngân thương mại ngoài quốc doanh của Việt Nam trong giai đoạn 2002- 2012. Nghiên cứu đưa ra các biến bên trong, bên ngoài ngân hàng: quy mô tổng tài sản (Size), tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản (LATA), cho vay liên ngân hàng trên tổng tài sản (IBLOAN), sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn (ETA), dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPTL), tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát của nền kinh tế (INF). Kết quả ước lượng của nghiên cứu cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng không những không phụ thuộc vào các yếu tố bên trong ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như: tốc độ tăng trưởng, lạm phát.
2.3. Cách đo lường các biến
2.3.1. Tỷ lệ thanh khoản (LA)
Có nhiều cách để đo lường tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng.Trong một nghiên cứu của Vodova (2013) với dữ liệu nghiên cứu từ 16 ngân hàng tại Cộng hòa Séc và Slovania trong khoảng thời gian từ 2001-2010, tác giả đã sử dụng 4 công thức tính đối với biến phụ thuộc là tỷ lệ thanh khoản ngân hàng. Cụ thể:
LA1 = Tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết trong tổng tài sản của ngân hàng ,tài sản có tính thanh khoản chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Tỷ số này cao tức khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt.
LA2 = Tài sản có tính thanh khoản / Tổng vốn huy động ngắn hạn
Tỷ số LA2 cho biết trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được trong ngắn hạn để cho vay thì những tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ số này cũng giống LA1, tức là tỷ số này cao cũng thể hiện thanh khoản của ngân hàng là tốt.
LA3 = Dư nợ cho vay / Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết tổng dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.
LA4 = Dư nợ cho vay / Tổng vốn huy động ngắn hạn
Tỷ số này cũng giống LA3 tức là nếu cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công thức: Tài sản có tính thanh khoản chia cho tổng tài sản làm thước đo tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng.
Công thức tỷ lệ thanh khoản áp dụng trong nghiên cứu:
Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng i năm t (LAi,t) = tài sản có tính thanh khoản / tổng tài sản
2.3.2 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Trong các nghiên cứu của Deléchat và các cộng sự (2012); Pavla Vodova (2013); Muhammad & Amir (2013); Cucinelli (2013); Bonfim & Kim (2011) đều
đã chỉ ra mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ thanh khoản. Có nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ này. Có ý kiến cho rằng những ngân hàng lớn dựa vào uy tín của minh có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của mình. Nhưng lại có ý kiến cho rằng những ngân hàng có quy mô nhỏ thường chịu sức ép lớn về thanh khoản hơn những ngân hàng có quy mô lớn, do đó những ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đáp ứng yêu cầu thanh toán cũng như đối phó với những biến động của thị trường.
Về cách tính thì đây là biến có nhiều cách đo lường. Quy mô ngân hàng có thể được tính bằng logarit của tổng tài sản hay tổng dư nợ. Có nghiên cứu khác lại sử dụng tổng số khách hàng để xác định quy mô ngân hàng (Rauch et al. 2009)
Căn cứ tình hình thực tế ở Việt Nam, tác giả thấy trong tổng tài sản thì tổng dư nợ luôn chiếm tỷ trọng rất cao, các ngân hàng có tổng tài sản lớn thì đồng thời cũng là những ngân hàng có dư nợ cho vay lớn. Mặt khác, tỷ lệ thanh khoản có liên hệ mật thiết với hoạt động cho vay, do vậy dùng tổng dư nợ sẽ chính xác hơn khi xem xét tác động của quy mô ngân hàng lên tỷ lệ thanh khoản.
SIZEi,t : Quy mô ngân hàng i năm t (logarit của tổng dư nợ)
2.3.3 Tỷ lệ vốn ngân hàng (CAP)
Tỷ lệ vốn của ngân hàng được đo lường bằng Vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn có tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu .Tuy nhiên các nghiên cứu cho các kết quả không giống nhau về mối quan hệ giữa hai biến này. Theo nghiên cứu của các tác giả Repullo (2003); Kim và Santomero (1998); Thakor (1996); Bonfim và Kim (2011); Bunda và Desquilbet (2008); Vodová (2011); Berger và Bouwman (2009) thì cho rằng tỷ lệ này có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ thanh khoản. Điều này có thể được lý giải như sau: các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn. Đặc biệt ở giai đoạn diễn ra khủng hoảng, trong khi các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ tỏ ra chống chọi kém với những cú sốc của nền kinh tế thể hiện ở khả năng thanh khoản giảm mạnh thì các ngân hàng có quy mô
vốn chủ sở hữu lớn vẫn có khả năng thanh khoản đạt ở mức cao và ổn định.Ngược lại theo nghiên cứu của Deléchat và các cộng sự (2012), Diana Teixeira(2013) thì lại cho rằng những ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp là những ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao hơn. Điều này có thể hiểu là do các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp, dưới áp lực của Basel III phải duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an toàn trong thanh toán.
Theo Peter Rose (2001): “Vốn chủ sở hữu của một ngân hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn). Nhưng nó đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài. Thứ nhất vốn đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản. Thứ hai vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt động trước khi nó có thể huy động được những khoản tiền gửi đầu tiên. Thứ ba vốn tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Thứ tư vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới. Cuối cùng, vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài”. Vì những lý do trên đây tỷ lệ vốn ngân hàng có thể được xem như là biến thay thế cho tỷ lệ an toàn vốn của Basel trong khuôn khổ của các quy định an toàn vốn (Vodova, 2013).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công thức:
CAPi,t : Tỷ lệ vốn ngân hàng i năm t (vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn)
2.3.4. Rủi ro tín dụng (LLP)
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì khái niệm rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Nó là yếu tố quan trọng và tác động mạnh đến tỷ lệ thanh khoản.
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam trong thời gian qua, nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến cho tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại giảm sút
Có nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ lệ thanh khoản. Có ý kiến cho rằng: khi rủi ro tín dụng tăng cao, dưới áp lực phòng ngừa rủi ro và các quy định an toàn của NHTW, các ngân hàng buộc phải tăng thanh khoản để đảm bảo khả năng chi trả. Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại cho rằng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực tới tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại. Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và có thể mất khả năng thanh khoản .Điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiệm trọng đến uy tín của ngân hàng (Trần Huy Hoàng).
Về cách tính rủi ro tín dụng, có nhiều cách tính khác nhau. Theo như của Deléchat và các cộng sự (2012), Muhammad & Amir (2013), Diana (2013), thì rủi ro tín dụng được thể hiện thông qua giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng tài sản.
Trong nghiên cứu này tác giả dùng công thức:
LLPi,t : Rủi ro tín dụng ngân hàng i năm t (giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng / tổng tài sản).
2.3.5. Khả năng sinh lợi ngân hàng (ROA)
Khả năng sinh lợi ngân hàng được đo lường bằng Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Đây là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng, thể hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng (Trương Quang Thông, 2012).