Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2


Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài có liên quan 17

Bảng 3.1: Số lượng NHTMVN giai đoạn 1991-1996 26

Bảng 3.2: Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng 28

Bảng 3.3: Kết quả phân tích hệ số H2 39

Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 50

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 52

Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 57

Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp FEM 58

Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp REM 59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman 60

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định LM-test 60

Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các bệnh của mô hình 61

Bảng 4.9: Phương pháp Robust 62


Hình 3.1: Tình hình tổng tài sản của các NHTM giai đoạn 2010-2015 30

Hình 3.2: Vốn tự có trung bình của các NHTM giai đoạn 2010-2015 32

Hình 3.3: Huy động vốn trung bình của các NHTM 2010-2015 34

Hình 3.4: Cho vay trung bình của các NHTM 2010-2015 35

Hình 3.5: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của 22 NHTM Việt Nam 36

Hình 3.6: Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn huy động của 22 NHTM VN 37

Hình 3.7: Tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản có của 22 NHTM Việt Nam 39

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát 45

Hình 4.2: Tỷ lệ thanh khoản trung bình qua các năm 53

Hình 4.3: Tỷ lệ vốn trung bình qua các năm 54

Hình 4.4: Tỷ suất ROA trung bình qua các năm 55

Hình 4.5: Rủi ro tín dụng ngân hàng trung bình qua các năm 56

Hình 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm 56

Hình 4.7: Lãi suất biên qua các năm 57


CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do thực hiện đề tài

Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, mô hình kinh tế trong những thập kỷ 90 của thế kỷ 20 ở một số nước XHCN và ở Việt Nam chúng ta tuyệt nhiên không thấy nhu cầu tìm hiểu phạm trù “thanh khoản” trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng những năm gần đây đã thấy xuất hiện ngày càng nhiều hơn các tác giả, nhóm tác giả nghiên cứu đến vấn đề thanh khoản, đặc biệt là nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và sẽ vẫn được xã hội và các nhà chuyên môn quan tâm đặc biệt bởi về mặt lý luận : mục đích của bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng phải nghĩ tới đó là an toàn – sinh lợi – thanh khoản. Trong đó “sinh lợi” là điểm rơi cuối cùng. Nhưng để sinh lợi thì hoạt động của ngân hàng phải “an toàn”. Để hoạt động an toàn thì ngân hàng phải có khả năng “thanh khoản”. Như vậy “thanh khoản” hay nói cách khác ngân hàng có khả năng thanh toán tốt, ngân hàng có đủ vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu thị trường. Có khả năng thanh khoản là nguyên nhân gốc rễ đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, là điều kiện tối cần thiết đảm bảo chắc chắn hoạt động sinh lời.

Thực tế hoạt động tài chính, hoạt động ngân hàng của các nước trên thế giới và ở Việt Nam chúng ta trong mươi mười lăm năm trở lại đây cũng đặt ra việc nghiên cứu tìm hiểu vấn đề thanh khoản, đặc biệt là các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản để có thêm tiếng nói về một phương thuốc, một tiếng chuông cảnh báo tránh cho sự mất uy tín, mất khả năng thanh khoản và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống tài chính của một quốc gia.

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS 2004) chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng từ việc cho vay dưới chuẩn của Mỹ xảy ra vào tháng 8/2007 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu là vấn đề thanh khoản.


Từ việc của người mà ta phải nghĩ đến việc của mình. Ở Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ và cả những gì đã diễn ra tại Việt Nam thì đa số các ngân hàng thương mại đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản. Vì như trên tôi đã luận giải: thanh khoản chính là vấn đề sống còn của ngân hàng trong thời kỳ hiện nay. Thanh khoản không chỉ là mối quan tâm của riêng các nhà chuyên môn mà là sự quan tâm chung của toàn xã hội, trong đó có các sinh viên đang theo học ngành tài chính – ngân hàng.

Xuất phát từ những suy nghĩ đó mà tôi đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” để nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Kiến nghị các giải pháp cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại nhằm quản lý thanh khoản tốt hơn.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết những mục tiêu cụ thể nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau đây:

Những yếu tố nào tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam ?

Mức độ tác động của những yếu tố đó đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào ?

Giải pháp nào cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại nhằm quản lý thanh khoản tốt hơn?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về tỷ lệ thanh khoản và các yếu tố bao gồm những yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của các ngân


hàng thương mại Việt Nam. Dựa vào các nghiên cứu trước đây như Deléchat và các cộng sự (2012), Bonfirm & Kim (2011), Pavla Vodova (2013), Muhammad & Amir (2013), Diana (2013). Các yếu tố vi mô và vĩ mô được lựa chọn sử dụng trong luận văn bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn ngân hàng, khả năng sinh lời ngân hàng, rủi ro tín dụng, lãi suất biên ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng GDP.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 22 ngân hàng được lựa chọn trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đó là các ngân hàng chiếm thị phần tương đối lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Danh sách các ngân hàng xem phụ lục 01

Số liệu được thu thập để xử lý và phân tích tập trung ở giai đoạn từ năm 2010- 2015. Đây là giai đoạn mà hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam có những thay đổi rõ rệt với hàng loạt các vấn đề như nợ xấu các ngân hàng gia tăng trong năm 2011, nhiều thương vụ sáp nhập hợp nhất ngân hàng xảy ra trong năm 2015.

1.5. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu chỉ sử dụng 1 mô hình hồi quy, mỗi mô hình chạy 2 hiệu ứng (Fixed Effects và Random Effects) với phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng kiểm định Hausman-test để kiểm tra xem mô hình với hiệu ứng Fixed Effects hay Random Effects là phù hợp hơn trong nghiên cứu này.

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán được công bố trên website của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015. Đây là giai đoạn mà hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam có những biến chuyển rõ rệt với hàng loạt các vấn đề như lợi nhuận sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao đặc biệt là nỗ lực tái cơ cấu của các ngân hàng thương mại cho đến cuối năm 2015; các yếu tố vĩ mô cũng có nhiều biến động như lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tình hình kinh tế chính trị trên thế giới diễn biến ngày càng


phức tạp. Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả thực hiện bước tiếp theo là tính toán các biến dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính. Riêng biến lãi suất biên IRM, GDP được thu thập từ website của World Bank.

1.6. Kết cấu bài nghiên cứu

Kết cấu đề tài gồm 5 chương chính. Sau các chương chính là phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến thanh khoản tại các NHTM

Chương 3: Thực trạng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị nhằm cải thiện tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Về mặt khoa học: Hệ thống hóa những lý luận chung về thanh khoản, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam, mức độ tác động của các yếu tố đó đến tỷ lệ thanh khoản.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý ngân hàng và nhà đầu tư tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về phương pháp tiếp cận trong đo lường và đánh giá tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Thêm vào đó, đề tài đã xác định được những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản và mức độ tác động của những yếu tố trên đến tỷ lệ thanh khoản. Từ đó giúp nhà quản lý ngân hàng xây dựng được biện pháp quản trị thanh khoản phù hợp, có giải pháp duy trì tỷ lệ thanh khoản ở mức an toàn. Luận văn này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thương mại về phương pháp luận, cách đo lường, kiểm định các kết quả của nghiên cứu.


CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Cơ sở lý luận chung

2.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản của ngân hàng thương mại

Trong kinh doanh: thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trong một thời gian ngắn với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, với ngân hàng, thuật ngữ thanh khoản mang ý nghĩa rộng hơn. Theo Trần Huy Hoàng (2011) “thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh”

Theo Peter S.Rose: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu. Điều này gợi ý rằng, ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi ngân hàng có trong tay một lượng vốn khà dụng với quy mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường vay nợ hay bán tài sản.

Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng có vấn đề về tài chính. Lượng tiền gửi của ngân hàng có vấn đề thường giảm dần, làm giảm nguồn cung ứng tiền và buộc ngân hàng phải bán dần các tài sản có tính thanh khoản cao. Những ngân hàng khác sẽ không muốn cho vay đối với ngân hàng có vấn đề nếu như không có sự đảm bảo bổ sung hay lãi suất không được nâng lên và điều này sẽ làm giảm thu nhập, đe dọa sự tồn tại của tổ chức ngân hàng.

Rất nhiều ngân hàng cho rằng vốn thanh khoản có thể được vay hầu như không giới hạn đúng tại thời điểm cần thiết. Do vậy, họ thấy rằng không cần tích trữ


quá nhiều thanh khoản dưới hình thức tài sản để bán với giá cả ổn định. Tình trạng thiếu hụt tiền mặt nghiêm trọng xảy ra trong vài năm gần đây với một số ngân hàng có vấn đề (như Continental Illinois National Bank of Chicago) cho thấy rằng yêu cầu thanh khoản không thể bị xem nhẹ. Quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu như nó không huy động đủ mức thanh khoản cần thiết dù rằng thực chất ngân hàng chưa mất khả năng thanh toán. Ví dụ năm 1991, Cục dự trữ liên bang đã buộc phải đóng cửa ngân hàng Southeast Bank of Miami bởi vì ngân hàng này không thanh toán được những khoản vay vốn từ Fed. Hơn nữa trình độ của nhà quản lý thanh khoản là một thước đo quan trọng về hiệu quả quản lý tổng thể trong quá trình hoạt động hướng tới các mục tiêu dài hạn của ngân hàng”.

2.1.2. Khái niệm tỷ lệ thanh khoản

Tổng tài sản

Hiện nay có nhiều cách đo lường tỷ lệ thanh khoản như: Tỷ lệ thanh khoản = Tài sản thanh khoản

Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng, tức là trong tổng tài sản của ngân hàng, tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ số này cao tức khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt.

Tổng tài sản

Tỷ lệ thanh khoản = Dư nợ cho vay

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.

Tỷ lệ thanh khoản =

Tài sản thanh khoản Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn

Tỷ số này cho biết trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được trong ngắn hạn để cho vay thì những tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ số này cao thể hiện khả năng thanh khoản là tốt.

Tỷ lệ thanh khoản =

Dư nợ cho vay Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022