nguồn thu từ dịch vụ có tính ổn định cao, hiệu quả cao và bảo đảm an toàn trong hoạt động.
- Nâng cao hiệu quả quản lý của các NHTM: Các ngân hàng cần tiếp tục củng cố và đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp hơn với các thông lệ chuẩn mực quốc tế như: tăng tính minh bạch của hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hạn chế sự chi phối thao túng của các cổ đông lớn đối với ngân hàng để tránh tình trạng lạm dụng chức quyền cho vay sai quy định.Nâng cao điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức năng lãnh đạo, quản lý chủ chốt của ngân hàng. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ, phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực của ủy ban Basel.
5.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Theo kết quả phân tích thì R2 của mô hình khá thấp (24,93%), có thể xuất phát từ nguyên nhân là do vẫn còn một số nhân tố khác có ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTM mà tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu tiếp và thu thập những dữ liệu có liên quan.
Nghiên cứu thực hiện phân tích dựa trên mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện để suy rộng cho tổng thể. Tuy tỷ lệ mẫu có thể đảm bảo tính đại diện nhưng kết quả cũng cần được xem xét và đánh giá một cách thận trọng.
Ngoài ra, mẫu được lựa chọn trong khoảng giới hạn ngắn về thời gian chỉ từ năm 2010 đến năm 2015.
Bài nghiên cứu chưa xét đến các loại hình ngân hàng khác (ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh,…)
Lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam còn non trẻ so với Thế giới, cũng như những biến cố của quá trình phát triển đất nước là một trở ngại trong nghiên cứu của tác giả khi tiến hành thu thập số liệu.
Trên đây là một số hạn chế của đề tài và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sau này. Nếu bài nghiên cứu tiếp theo khắc phục được nhược điểm trên sẽ
đưa ra được kết quả chính xác hơn về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Đề tài nghiên cứu một số yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thương mại, được xác định trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu tương tự trước đó ở trong và ngoài nước, sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích để tìm ra những yếu tố phù hợp nhất với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, trả lời cho ba câu hỏi đặt ra khi tiến hành nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tác giả đưa ra một số gợi ý đối với các nhà quản lý của ngân hàng thương mại trong quản trị thanh khoản.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế. Và đây cũng là hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu một số yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng, đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu và đã đạt được mục tiêu đề ra. Kết hợp với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được như : tổng số mẫu quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Tiếp đó, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy theo dữ liệu bảng mà cụ thể là phương pháp hồi quy FEM và phương pháp hồi quy REM. Để lựa chọn phương pháp nào phù hợp hơn, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman. Kết quả cho thấy phương pháp REM phù hợp hơn. Dùng kiểm định LM-test để kiểm tra xem mô hình REM và Pool-OLS cái nào tốt hơn. Cuối cùng kiểm định các khuyết tật của mô hình và khắc phục các khuyết tật đó. Bài nghiên cứu đã đưa ra được mô hình cuối cùng gồm 03 biến tác động đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng: tỷ lệ vốn(CAP), khả năng sinh lợi ngân hàng (ROA), rủi ro tín dụng (LLP). Từ kết quả thu được, đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về thanh khoản và đặc biệt là các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam.
Kết quả trên đây còn gặp phải một số hạn chế, thiếu sót, chưa đầy đủ. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của các Thầy Cô, các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.
A. Tài liệu tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long, 2014. Đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua các chỉ số lành mạnh tài chính. Tạp chí Khoa Học Công Nghệ Việt Nam, số 18.
Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 22-26.
Nguyễn Xuân Thành, 2016. Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015.Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TP.HCM, ngày 12/2/2016.
Peter S.Rose, 2001. Quản trị Ngân hàng thương mại – Commercial Bank Management. Nhà xuất bản tài chính.
Trần Huy Hoàng, 2011.Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản lao động xã hội.
Trương Quang Thông, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản kinh tế TPHCM.
Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ, số 21 (414).
Trương Quang Thông, 2013. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát Triển Kinh Tế, số 276, trang 50-62.
B. Tài liệu tiếng Anh
Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M., 2005. Liquidity, Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank's UK- resident. Bank of England working paper.
Berger N A.,Bouwman C., 2006. The Measurement of Bank Liquidity Creation and the Effect of Capital [pdf] Available at http://fic.whartonupenn.edu/fic/papers/07/0702.pdf [Accessed 18.9.2015]
Bonfim, D., Kim, M., 2008. Liquidity risk in banking: Is there herding?
International Economic Journal, vol. 22, no. 3, pp. 361-386.
Bryant, J. 1980. A model of reserves, Bank runs and Deposit insurance.
Journal of Banking and Finance, No. 4, pp. 335-344.
Bunda, I., Desquilbet, J-B., 2008. The bank liquidity smile across exchange rate regimes. International Economic Journal, 22(3), pp. 361-386.
Chung-Hua Shen et al., 2009. Bank Liquidity Risk and Performance. Working paper
Cucinelli, D, 2013. The Determinants of Bank Liquidity Risk within the Context of Euro Are. Interdisciplinary Journal of Research in Business, 10 (2), pp. 51-64.
Deléchat, C., Henao, C., Muthoora, P., Vtyurina, S., 2012. The Determinants of Banks' Liquidity Buffers in Central America. IMF Working Paper.
Diana Teixeira, 2013. Off - Balance sheet items in European banking: A panel data econometric model on risk and liquidity, Uporto, FEP Economia E. Gestao.
Fadare, O., 2011. Banking Sector Liquidity and Financial Crisis in Nigeria.
International Journal of Economics and Finance, Vol 3, No 5.
Farrar, D. and Glauber, R., 1967. Multicollinearity in Regression Analysis: The Problem Revisited. Review of Economics and Statistics, Vol.49, pp.92-107.
Muhammad Farhan Malik & Amir Rafique, 2013. Commercial Banks Liquidity in Pakistan. The Romanian Economic Journal, Vol. 16, Start page: 139.
Pavla Vodova, 2013. Determinants of Commercial Banks' Liquidity in the Czech Republic. Applied and Computational Mathematics, page 92-97.
C. Website tham khảo http://www.worldbank.org/ http://vietstock.vn/ http://www.sbv.gov.vn/ Trang chủ các NHTMCP VN http://bizlive.vn/
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH 22 NHTM TẠI VIỆT NAM
TÊN ĐẦY ĐỦ | TÊN VIẾT TẮT | |
1 | Ngân Hàng TMCP Á Châu | ACB |
2 | Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển VN | BIDV |
3 | Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN | EXIMBANK |
4 | Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương VN | VIETCOMBANK |
5 | Ngân Hàng TMCP Công Thương VN | VIETINBANK |
6 | Ngân Hàng TMCP An Bình | AN BINH BANK |
7 | Ngân Hàng TMCP Phát Triển TPHCM | HDBANK |
8 | Ngân Hàng TMCP Kiên Long | KIENLONGBANK |
9 | Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt | LIENVIETPOSTBANK |
10 | Ngân Hàng TMCP Hàng Hải VN | MARITIMEBANK |
11 | Ngân Hàng TMCP Nam Á | NAMABANK |
12 | Ngân Hàng TMCP Phương Đông VN | OCB |
13 | Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương VN | TECHCOMBANK |
14 | Ngân Hàng TMCP Quốc Tế VN | VIB |
15 | Ngân Hàng TMCP Việt Á | VIETABANK |
16 | Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội | SHB |
17 | Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương | SGB |
18 | Ngân Hàng TMCP VN Thịnh Vượng | VPBANK |
19 | Ngân Hàng TMCP Quốc Dân | NVB |
20 | Ngân Hàng TMCP Quân Đội | MB |
21 | Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á | SEABANK |
22 | Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex | PGBANK |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Tỷ Lệ Vốn Đến Tỷ Lệ Thanh Khoản
- Tỷ Suất Roa Trung Bình Qua Các Năm
- Kiến Nghị Đối Với Yếu Tố “Rủi Ro Tín Dụng Ngân Hàng”
- Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 12
- Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 02: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN BẢNG KẾ TOÁN NHTM
(ĐVT: tỷ đồng)
Tên ngân hàng | Tổng tài sàn | Vốn huy động | Vốn cho vay | Vốn tự có | |
2010 | ABBank | 38,015 | 33,363 | 19,665 | 4,652 |
2011 | ABBank | 41,541 | 36,818 | 19,597 | 4,723 |
2012 | ABBank | 46,013 | 41,113 | 18,342 | 4,900 |
2013 | ABBank | 57,627 | 51,883 | 22,993 | 5,744 |
2014 | ABBank | 67,464 | 61,749 | 25,495 | 5,715 |
2015 | ABBank | 64,374 | 58,584 | 30,530 | 5,790 |
2010 | ACB | 205,102 | 193,726 | 86,478 | 11,376 |
2011 | ACB | 281,019 | 269,060 | 101,822 | 11,959 |
2012 | ACB | 176,307 | 163,683 | 101,312 | 12,624 |
2013 | ACB | 166,598 | 154,094 | 105,642 | 12,504 |
2014 | ACB | 179,609 | 167,212 | 114,745 | 12,397 |
2015 | ACB | 201,456 | 188,669 | 132,490 | 12,787 |
2010 | BIDV | 366,267 | 341,898 | 248,898 | 24,369 |
2011 | BIDV | 405,755 | 381,158 | 288,079 | 24,597 |
2012 | BIDV | 484,784 | 458,081 | 334,009 | 26,703 |
2013 | BIDV | 548,386 | 516,093 | 384,889 | 32,292 |
2014 | BIDV | 650,340 | 616,734 | 439,070 | 33,606 |
2015 | BIDV | 850,669 | 808,334 | 590,917 | 42,335 |
2010 | Vietinbank | 367,712 | 349,339 | 231,434 | 18,372 |
2011 | Vietinbank | 460,603 | 431,904 | 290,397 | 28,699 |
2012 | Vietinbank | 503,530 | 469,689 | 329,682 | 33,840 |
2013 | Vietinbank | 576,368 | 522,080 | 372,988 | 54,287 |
2014 | Vietinbank | 661,241 | 605,982 | 435,502 | 55,259 |
2015 | Vietinbank | 779,483 | 723,373 | 533,530 | 56,110 |
2010 | Eximbank | 131,110 | 117,600 | 61,717 | 13,510 |
2011 | Eximbank | 183,567 | 167,264 | 74,044 | 16,302 |
2012 | Eximbank | 170,156 | 154,343 | 74,315 | 15,812 |
2013 | Eximbank | 169,835 | 155,155 | 82,643 | 14,680 |
2014 | Eximbank | 161,093 | 147,025 | 86,123 | 14,068 |
2015 | Eximbank | 124,849 | 111,704 | 83,889 | 13,144 |
2010 | HDBank | 34,389 | 32,031 | 11,643 | 2,357 |
2011 | HDBank | 45,025 | 41,477 | 13,707 | 3,547 |
2012 | HDBank | 52,782 | 47,389 | 20,952 | 5,393 |
2013 | HDBank | 86,226 | 77,627 | 43,332 | 8,599 |