Các Yếu Tố Cơ Bản Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng


nghiên cứu định lượng được áp dụng cho nghiên cứu này với dữ liệu bảng được thu thập từ 10 NHTM Nhà nước và tư nhân từ năm 2007 đến năm 2011. Phân tích sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên GLS hồi quy với kết quả hồi quy cho thấy tăng trưởng tín dụng và quy mô của ngân hàng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng. Trong khi đó, hoạt động kém hiệu quả và tỷ lệ sở hữu có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng. Cuối cùng, kết quả cho thấy lợi nhuận, an toàn vốn và thanh khoản ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều nhưng không đáng kể về mặt thống kê đối với rủi ro tín dụng.

Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) cũng sử dụng dữ liệu bảng được để nghiên cứu 10 ngân hàng từ năm 2005 đến 2011 về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Kết quả cho thấy các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đáng kể đến nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Nghiên cứu còn chỉ rằng một ngân hàng có mức nợ xấu cao hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm tiếp theo, tăng trưởng tín dụng cao chưa làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà sẽ có một độ trễ sau một năm. Ngân hàng dành ít nỗ lực để đảm bảo chất lượng khoản vay sẽ có chi phí hoạt động thấp, đồng thời cũng dẫn đến nợ xấu cao hơn. Quy mô có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu, ngân hàng lớn thường mạo hiểm hơn trong việc cho vay, nợ xấu sẽ cao hơn. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tác động tích cực lên nợ xấu, ngân hàng chấp nhận rủi ro cao khả năng dẫn đến nợ xấu cao.

2.2.1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

Qua một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tác giả tổng hợp được một số yếu tố bên trong và bên ngoài, như sau:

CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG


(i) Huy động vốn


Trong các nguồn vốn thì nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


không những về mặt tỷ trọng (khoảng 70%) mà còn về mặt chất lượng nguồn vốn như tính ổn định về số dư, ổn định về kỳ hạn bình quân, lãi suất huy động thường thấp hơn so với đi vay. Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với kinh doanh ngân hàng, quyết định khả năng sinh lời và mở rộng hoạt động động kinh doanh. Với lượng vốn dồi dào sẽ giúp ngân hàng có khả năng cho vay nhiều hơn, từ đó tăng được dư nợ, giúp ngân hàng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

(ii) Thanh khoản của ngân hàng


Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác, vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên liên tục và đầy đủ, các lý do có thể nêu ra như sau:

- Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Nếu ngân hàng ở trạng thái thặng dư thanh khoản quá mức, nghĩa là đã duy trì một lượng vốn không sinh lời. Nếu ngân hàng ở trạng thái thâm hụt thanh khoản, tức không có khả năng chi trả tức thời dẫn đến rủi ro thanh khoản.

- Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy theo mức độ mà ngân hàng có thể phải chịu

+ Chuyển hóa tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao.


+ Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt

khe hơn


+ Đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập.


+ Mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền

thống và với các cơ quan quản lý.


Tất cả các biểu hiện dẫn đến làm cho ngân hàng tiến gần tới bờ vực mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản.


- Thứ ba, trong trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản có thể đẩy ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản. Việc ngân hàng bị phá sản có thể trở thành hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống ngân hàng, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng.

(iii) Nợ xấu


Nợ xấu là các khoản cấp tín dụng cho khách hàng được phân loại từ nhóm 3 trở lên theo thang xếp hạng gồm 5 nhóm của NHNN Việt Nam, nợ xấu ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện là kế hoạch sử dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, làm tăng chi phí nợ khó đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay của ngân hàng

(iv) Quy mô ngân hàng


Quy mô ngân hàng là nhân tố quyết định đặc trưng danh mục cho vay, các ngân hàng lớn thường thiên về cho vay bán buôn hơn là bán lẻ. Bán buôn là việc ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn vay những khoản tiền lớn. Như vậy, cho vay bán buôn có đặc điểm là số món ít, nhưng mỗi món lại có giá trị cao. Bán lẻ là việc ngân hàng cho các cá nhân, hộ gia đình và công ty nhỏ vay những khoản tiền nhỏ. Như vậy, cho vay bán lẻ có đặc trưng là số món nhiều nhưng giá trị mỗi món lại thấp. Điều này cho thấy khi quy mô ngân hàng càng lớn khả năng tăng trưởng tín dụng càng cao.

CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI


(i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế


GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các NHTM cũng tăng cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào


suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ hoặc phá sản khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, GDP có tác động thuận chiều đến tăng trưởng tín dụng.

(ii) Lạm phát


Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, nếu không có chính sách lãi suất thực dương, thì người dân có xu hướng chạy chốn khỏi tiền mặt, thay vào đó nắm giữ tài sản thực, điều này khiến cho tỷ lệ tiết kiệm giảm, làm giảm tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, kết quả ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

(iii) Lãi suất


Ngân hàng là một trong số những phát minh có ý nghĩa rất quan trọng. Với chìa khóa trong tay là lãi suất, các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trong nền kinh tế để phân bổ đến nơi thiếu vốn, đang cần vốn để mở rộng sản xuất hoặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Để hoạt động hiệu quả, các NHTM cần phải đặt ra các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý. Lãi suất huy động không được quá thấp vì như thế sẽ không khuyến khích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng. Kết quả là NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Một mức lãi suất huy động hợp lý sẽ giúp các NHTM huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng. Lãi suất cho vay của NHTM phải cao hơn lãi suất huy động và phải bù đắp được các chi phí cũng như rủi ro khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không được quá cao vì như thế các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ tìm các phương án thay thế khác thay vì phải vay tiền từ ngân hàng. Như vậy, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cho vay. Một mức lãi suất cho vay hợp lý đủ để bù đắp các chi phí, rủi ro nhưng vẫn đảm bảo khả năng vay vốn cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ giúp các NHTM thu hút được nhiều khách hàng,


đóng góp vào quá trình phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.


HÌNH 1:MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM


Tăng trưởng

GDP

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ vốn

Tỷ lệ lạm phát

Tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ thanh khoản

Lãi suất

Quy mô ngân hàng

Tỷ lệ huy động


Kết luận chương 2


Tại chương 2, tác giả đã trình bày một cách hệ thống và khái quát các lý luận về tín dụng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, tác giả cũng tổng hợp một số nghiên cứu trước đây. Đồng thời tác giả cũng tổng tổng hợp đước một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng làm tiền đề cho việc hình thành mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của đề tài tại chương 4.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


3.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ


Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng: các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Trong thời gian qua kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự thay đổi trong tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất sẽ làm thay đổi tình hình kinh tế vĩ mô. Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kênh tín dụng của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM.

3.1.1. Tăng trưởng GDP


Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2009 giảm từ 5,66% xuống 5,4%. Kể từ năm 2009, GDP đã tăng trưởng lên mức 6,42% và 6,24% vào các năm 2010 và 2011. Tăng trưởng GDP của Việt Nam thấp hơn 6% vào các năm sau đó, cụ thể: 5,25% vào năm 2012, 5,42% vào năm 2013 và 5,98% vào năm 2014. Vào năm 2015, tăng trưởng GGP đã vượt lên mức 6,68%, đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong vòng 7 năm qua. Trong những năm gần đây, lạm phát được kiểm soát tốt, GDP tăng trưởng ổn định và lãi suất danh nghĩa được giữ ở mức hợp lý.


BIỂU ĐỒ 3. 1:TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP (%) CỦA VIỆT NAM


8.00%

7.00%

6.68%

6.42%

6.24%

5.98%

6.00%

5.66%

5.40%

5.42%

5.25%

5.00%

4.00%

3.00%

2.00%

1.00%

0.00%

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: ADB


3.1.2. Lạm phát


Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới lên tới mức 23%. NHNN đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm giữ lạm phát, trong đó có việc tăng lãi suất lên mức hai con số trong năm 2008. Bước sang năm 2009, với những nỗ lực kiềm chế lạm phát, tỷ lệ lạm


phát của Việt Nam đã giảm mạnh và đây cũng là lúc tăng trưởng kinh tế chậm hơn các năm trước. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ năm 2009 trở đi, Chính Phủ thực thi chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất, tăng cung tiền dẫn đến lạm phát tăng trở lại trong năm 2010, 2011. Đặc biệt, đến năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam một lần nữa lại vượt trên mức hai con số, lên tới 18,58%. NHNN Việt Nam đã tiếp tục tăng lãi suất để kiểm giữ lạm phát một lần nữa. Sau đó, trong năm 2012, 2013 và 2014, tỷ lệ lạm phát đã hạ xuống mức 2 con số và đạt 4,09% vào năm 2014. Năm 2015, tỷ lệ lạm phát giảm đến mức thấp nhất trong 10 năm qua và chỉ đạt 0,63%.

BIỂU ĐỒ 3. 2:TỶ LỆ LẠM PHÁT (%) CỦA VIỆT NAM


25.00%

23.09%

20.00%

18.58%

15.00%

9.19%

9.20%

10.00%

6.72%

6.60%

5.00%

4.09%

0.63%

0.00%

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: VietNam Key Indicators (2015), ADB;Tổng cục thống kê

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí