doanh nghiệp đang thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, nhà nước cũng sẽ cần dành thêm một phần nguồn lực của mình để cung cấp cho những người thất nghiệp. Từ đó, có thể thấy rằng nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế sẽ giảm sút. Điều này cũng sẽ làm giảm các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
2.3.1.4. Mức độ phát triển của thị trường tài chính
Mối quan hệ giữa ngành ngân hàng và thị trường tài chính trong nước sẽ có 02 tác động ngược chiều nhau. Khía cạnh thứ nhất là sự phát triển của thị trường tài chính sẽ làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình, từ đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ làm giảm các hoạt động tín dụng cho vay từ các ngân hàng thương mại.
Ở khía cạnh ngược lại, ngành ngân hàng và thị trường tài chính sẽ có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau. Sự phát triển của thị trường tài chính sẽ làm cho nhu cầu trung gian thanh toán qua ngân hàng gia tăng (do đây là một trong những kênh thanh toán an toàn và hiệu quả nhất trong nền kinh tế). Ngoài ra, sự phát triển của thị trường tài chính cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư và vì vậy, nhu cầu tín dụng của các chủ thể này cũng sẽ gia tăng.
Dựa trên các quan điểm trên, có thể thấy sự phát triển của thị trường tài chính có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại
2.3.2. Các yếu tố bên trong tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng cũng có nhiều ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu của Aydin, B. (2008) đã xem xét tới một số các nhân tố nội tại ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tại các nước Trung Âu,
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Cho Vay
- Tổng Hợp Tác Động Của Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trong Các Nghiên Cứu Trước Đây.
- Các Phương Pháp Hồi Quy Sử Dụng Trong Bài Luận Văn
- Tương Quan Pearson – Mối Tương Quan Đơn Biến Giữa Các Biến Số
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Đông Âu. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố: tính chất sở hữu Ngân hàng (sở hữu nhà nước hay nước ngoài); tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA); chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các ngân hàng.
Tracey (2011) cũng thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố nội tại tới mức tín dụng tại các ngân hàng thương mại tại Jamaica, Trinidad và Tobago. Tác giả nhận thấy rằng các nhân tố như: Tốc độ gia tăng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay an toàn trên tăng trưởng cho vay của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng trong tiền gửi có ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại ở các quốc gia này.
Kupiec và các cộng sự (2016) đã xem xét tác động của các yếu tố nội tại tác động đến mức tín dụng của các ngân hàng thương mại tại các quốc gia từ báo cáo chỉ số xếp hạng CAMELS. Các tác giả đã đưa vào phân tích tác động của 7 nhân tố tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, bao gồm: Mức độ kiểm soát, chi phí sử dụng vốn, tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), quy mô ngân hàng, tính thanh khoản của ngân hàng và giá trị thị trường của các ngân hàng
Singhn, A. và Sharma, A. (2016) khi xem xét tác động của các nhân tố nội tại tác động tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Ấn Độ đã đưa vào xem xét các yếu tố bao gồm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), quy mô ngân hàng, chi phí sử dụng vốn, lượng tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của các ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở các nghiên cứu về các nhân tố nội tại có tác động tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, tác giả nhận thấy mặc dù có sự khác biệt trong các biến số nghiên cứu trong các nghiên cứu nhưng với các biến số nghiên cứu trên, vấn đề nghiên cứu các yếu tố nội tại của ngân hàng sẽ tập trung vào 04
nhân tố chính sau đây: quy mô, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, tính thanh khoản của ngân hàng
2.3.2.1. Quy mô ngân hàng:
Quy mô ngân hàng có tác động khá tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Ngân hàng có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín và đã tạo ra được vị thế, danh tiếng trong ngành ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng này sẽ dễ dàng huy động được tiền gửi của khách hàng – những người tiết kiệm trong nền kinh tế. Mặt khác, các ngân hàng lớn thường có đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn cao, quy trình làm việc hoàn thiện, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn. Khi đó, họ sẽ dễ dàng tiếp cận các khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hơn. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho các ngân hàng trong việc gia tăng mức độ cung cấp tín dụng cho các khách hàng so với các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm cho rằng quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng thì cũng có quan điểm khác cho rằng quy mô tài sản sẽ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng thương mại có quy mô tài sản lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín trong nền kinh tế. Thông thường, các ngân hàng này sẽ chỉ chấp nhận cho các khoản vay có rủi ro nợ xấu thấp (tức là các khoản nợ ít rủi ro), trong khi đó, các ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ thường sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn để cho các khách hàng này vay nhằm đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng của mình. Do đó, trong trường hợp này, quy mô tổng tài sản (phản ánh vị thế của ngân hàng trên thị trường) sẽ có tác động ngược chiều với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
2.3.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là thước đo phản ánh mức độ hoạt động hiệu quả của các ngân hàng thương mại. ROA của các ngân hàng gia tăng cho thấy các ngân hàng đang hoạt động hiệu quả hơn, tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn so
với mức tài sản mình đã đầu tư. Lợi nhuận của các ngân hàng thương mại thường đến từ việc họ mở họ hoạt động hiệu quả hơn, chủ yếu đến từ việc tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ các hoạt động cho vay. Do đó, ROA sẽ có mối quan hệ cùng chiều với việc tăng trường tín dụng của các ngân hàng.
2.3.2.3. Tỷ lệ an toàn vốn cấp I
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro của các ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh mức độ an toàn vốn – nguồn vốn hoàn toàn không rủi ro – được đóng góp bởi các cổ đông. Do đó, khi tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 càng lớn sẽ cho thấy các ngân hàng này càng ít rủi ro trong các hoạt động của mình. Tuy nhiên, đi kèm với việc giảm rủi ro chính là tỷ lệ huy động vốn của các ngân hàng này sẽ ít hơn so với các ngân hàng khác. Nói cách khác, các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cấp I cao đang chủ yếu kinh doanh trên vốn tự có của mình. Thực tế cho thấy ở các ngân hàng thương mại, tỷ lệ vốn huy động thường lớn hơn rất nhiều so với phần vốn tự có. Do đó, các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cấp I cao thường sẽ có mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cấp I thấp.
2.3.2.4. Tính thanh khoản của ngân hàng
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đáp ứng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Do đặc thù của ngành ngân hàng nên các ngân hàng thương mại luôn phải có đủ các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (hoặc dễ chuyển đổi thành tiền nhất) để đảm bảo luôn đáp ứng được các nhu cầu rút tiền của người gửi tiền cũng như các khoản tiền gửi thanh toán. Do đó, trong hoạt động tín dụng của mình, các ngân hàng thương mại luôn phải giữ lại một phần tiền gửi để đáp ứng cho các nhu cầu này. Khi tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại càng cao cho thấy tỷ lệ giữ các tài sản thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Điều này có nghĩa là các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng sẽ thấp hơn. Nói cách khác, mối quan hệ giữa tính thanh khoản của ngân hàng và tăng trưởng tín dụng là ngược chiều.
2.4 Khảo lược các nghiên cứu trước đây
Aydin, B. (2008) đã xem xét ảnh hưởng của một số các nhân tố nội tại ngân hàng và vĩ mô nền kinh tế tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại các nước Trung Âu, Đông Âu trong giai đoạn từ năm 1988 – 2005. Sử dụng dữ liệu của 72 ngân hàng lớn nhất tại 10 nước Trung Âu và Đông Âu (bao gồm Áo, Đức, Pháp, Bỉ, Ý, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Hy Lạp và Hà Lan), tác giả thấy rằng đối với các nhân tố nội tại ngân hàng, tính chất sở hữu có tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng thương mại trong mẫu dữ liệu. Tác giả cũng thấy rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Ngoài ra, trong kết quả hồi quy, tác giả nhận thấy tỷ lệ tiền gửi và các khoản nợ liên ngân hàng gia tăng cũng sẽ kéo theo sẽ gia tăng trong tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Đối với các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng kinh tế cũng đều có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Trong khi đó, lãi suất nội địa và mức độ chênh lệch lãi suất sẽ có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng.
Foos, D. và các cộng sự (2009) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng ngân hàng và tăng trưởng tín dụng tại 16 quốc gia lớn. Với mẫu dữ liệu của 1600 ngân hàng thương mại lớn trong giai đoạn từ năm 1997 – 2007, các tác giả đã thực hiện kiểm định lần lượt 03 giả thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tài sản rủi ro, khả năng sinh lợi và tính thanh khoản của các ngân hàng. Các tác giả đã phát hiện thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và khả năng thất thoát trong khoản cho vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng ngân hàng sẽ có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi và tỷ lệ cấu trúc vốn ngân hàng. Từ đó, các tác giả đưa ra kết luận rằng tăng trưởng tín dụng và rủi ro ngân hàng sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Tracey (2011) cũng thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố nội tại ngân hàng tới mức tín dụng tại các ngân hàng thương mại tại Jamaica, Trinidad
và Tobago. Sử dụng mẫu dữ liệu của hệ thống ngân hàng thương mại Jamaica (từ quý 1 năm 1996 đến quý 2 năm 2011) và Trinidad và Tobago (từ quý 3 năm 1995 đến quý 4 năm 2010), bằng phương pháp phân tích dữ liệu bảng theo hướng hồi quy kết hợp trung bình di động trượt tự hồi quy (ARMA), tác giả thấy rằng tại Jamaica, các khoản vay tín dụng của các ngân hàng thương mại sẽ chịu tác động cùng chiều của tốc độ gia tăng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng trong tiền gửi; riêng nhân tố tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay an toàn trên tăng trưởng cho vay của các ngân hàng có tác động phi tuyến đến tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tác động cùng chiều ở các khoản vay có quy mô nhỏ và ngược chiều ở các khoản vay có quy mô lớn. Trong khi đó, đối với hệ thống ngân hàng thương mại Trinidad và Tobago, chỉ có tốc độ gia tăng nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay an toàn trên tăng trưởng cho vay có tác động đến các khoản vay tín dụng. Cụ thể, tốc độ gia tăng nguồn vốn có tác động cùng chiều tới các khoản vay tín dụng; trong khi tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay an toàn trên tăng trưởng cho vay cũng có tác động phi tuyến đến tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tác động cùng chiều ở các khoản vay có quy mô nhỏ và ngược chiều ở các khoản vay có quy mô lớn.
Pouw và Kakes (2013) đã xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô nền kinh tế đến hoạt động của 28 ngân hàng quốc gia trong giai đoạn từ năm 1980 – 2009. Sử dụng một số nhân tố vĩ mô chính trong các nền kinh tế như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất liên ngân hàng và tỷ lệ lạm phát hàng năm, bằng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống (Pooled OLS, FEM, REM), các tác giả đã nhận thấy rằng tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến hoạt động của các ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất liên ngân hàng và tỷ lệ lạm phát đều có tác động ngược chiều tới hoạt động của các ngân hàng
Vu và Nahm (2013) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006. Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu này với 04 nhóm biến số, bao gồm các đặc điểm riêng của ngân hàng, tính chất sở hữu của ngân hàng, môi trường
hoạt động và các điều kiện của nền kinh tế. Thu thập mẫu dữ liệu của 56 ngân hàng thương mại ở Việt Nam, sử dụng mô hình hồi quy Tobit và mô hình biến công cụ 02 bước (cho các biến nội sinh), các tác giả nhận thấy rằng đối với nhóm biến đặc điểm nội tại của các ngân hàng, quy mô ngân hàng và khả năng quản trị ở các ngân hàng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong khi đó, đối với nhóm biến vĩ mô nền kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều với tăng trưởng trong các hoạt động ngân hàng. Mặt khác, trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đã tính toán và đi đến kết luận rằng để tối ưu hóa hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo được an toàn trong hoạt động của mình, các ngân hàng nên giữ tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở mức từ 4% - 14% tổng tài sản của các ngân hàng.
Carlson, M. và các cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ xử lý nợ xấu và tỷ lệ các khoản nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng. Từ mẫu dữ liệu 2800 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2011 tại Mỹ, các tác giả đã phân nhóm danh mục các ngân hàng theo một số tiêu chí về khu vực địa lý, quy mô tài sản, danh mục tài sản và tài sản nợ của các ngân hàng để kiểm định xem có sự khác biệt trong tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tín dụng giữa các nhóm hay không. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ có xu hướng dẫn đến tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm tiếp theo. Tác động này sẽ có thay đổi trong từng giai đoạn nhất định: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động lớn đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính (từ 2008 – 2010) nhưng gần như như không tác động trong các thời kỳ không xảy ra khủng hoảng tài chính (giai đoạn từ năm 2001 – 2007 và năm 2011). Đi sâu vào phân tích trong thời kỳ khủng hoảng, khi phân loại các ngân hàng theo các nhóm có tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ thấp đến cao, các tác giả nhận thấy rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp thì mức độ tác động (thể hiện qua hệ số tác động) của tỷ lệ vốn chủ
sở hữu đến tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao. Các tác giả nhận thấy rằng mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng các ngân hàng ở dạng hàm phi tuyến tính. Trong khi đó, cả hai biến tỷ lệ xử lý nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đều có tương quan nghịch biến đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Laidroo (2015) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng, đồng thời kiểm định sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và khi không có khủng hoảng tài chính. Thông qua mô hình hồi quy hai bước GMM với dữ liệu của 247 ngân hàng thương mại thuộc khu vực CEE (bao gồm 11 quốc gia là Bulgaria, Croatia, Czech Republic, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Poland, Romania, Slovenia, và Slovakia) trong giai đoạn từ năm 2004 - 2012, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng CEE có mối quan hệ cùng chiều với tỷ số thanh khoản và có mối quan hệ ngược chiều với các biến số quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng và lãi suất tiền gửi trên thị trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các cấu trúc sở hữu khác nhau của ngân hàng, đồng thời cũng không có sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu trong thời kỳ xảy ra khủng khoảng tài chính và không có khủng hoảng tài chính. Ngoài ra, tác giả cũng thấy rằng tác động của vốn chủ sở hữu ngân hàng và mức độ thanh khoản đến tăng trưởng tín dụng có sự khác biệt đáng kể giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nội địa. Vốn chủ sở hữu ngân hàng là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng nội địa trong thời kỳ không có khủng hoảng, trong khi mức độ thanh khoản có tác động đáng kể đến tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng nội địa trong thời kỳ khủng hoảng.
Meral, G. (2015) thực hiện nghiên cứu về kênh tín dụng cho vay ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ quý 4 năm 2002 đến quý 4 năm 2008. Sử dụng 03 phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống (Pooled OLS, FEM, REM) đối với dữ liệu của các ngân hàng thương mại Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả đã phân tích tác động của