Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Theo Phương Pháp Gmm Roodman


diện được hồi quy trong mô hình GMM là chưa hợp lệ. Nguyên nhân vì mẫu khảo sát nhỏ dẫn đến kết quả của ước lượng có thể không chính xác.

Roodman (2009) đã phát triển một mô hình GMM hiện đại, khắc phục những được nhược điểm của mô hình GMM cổ điển và có thể sử dụng trong trường hợp mẫu nhỏ. Vì thế tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy theo phương pháp ước lượng GMM Roodman.

Theo kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp GMM của Roodman (phụ lục 10), ta thấy số lượng các biến công cụ là 18, thấp hơn số lượng quan sát là 25, đồng thời giá trị Sargan 0.623 (lớn hơn 0.05) cho thấy các biến công cụ đại diện được hồi quy trong mô hình GMM Roodman là hợp lệ và có tính đầy đủ. Trong khi đó, giá trị AR(2) của mô hình là: 0.981 (lớn hơn 0.05) cũng thỏa mãn dữ kiện của phương pháp GMM nên mô hình kiểm soát được hiện tượng tự tương quan trong hồi quy. Đồng thời giá trị AR(2) của mô hình GMM Roodman lớn hơn mô hình GMM cổ điển là: 0.920, vì thế mô hình GMM Roodman cho kết quả đáng tin cậy hơn mô hình GMM cổ điển. Tác giả sẽ sử dụng kết quả của phương pháp GMM Roodman là kết quả chính cho bài nghiên cứu.

Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp GMM Roodman


GMM Roodman


NLPi,t

NPLi,t-1

0.2124*


(0.1156)

LLPi,t

2.0087***


(0.326)

LEVi,t

0.0013


(0.0108)

SIZEi,t

-0.0055**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9




(0.0027)

ROAi,t-1

-0.1547**


(0.0652)

LGi,t

-0.0009*


(0.0005)

INFt

0.0184


(0.0151)

GDPt

-0.3813***


(0.1012)

_cons

0.0690***


(0.0239)

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%


Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata dựa trên số liệu đã thu thập


Kết quả ước lượng GMM Roodman trong bảng 4.8 cho thấy có tất cả sáu biến có ý nghĩa thống kê tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPLi,t-1), dự phòng rủi ro (LLP), quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng sinh lời năm trước (ROAi,t-1), tốc độ tăng trưởng tín dụng (LG) và tăng trưởng kinh tế hàng năm (GDP). Trong đó, các biến có tác động cùng chiều là biến tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPLi,t-1) và dự phòng rủi ro (LLP); các biến có tác động ngược chiều là quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng sinh lời năm trước (ROAi,t-1), tốc độ tăng trưởng tín dụng (LG) và tăng trưởng kinh tế hàng năm (GDP).

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có ba biến tác động đến rủi ro tín dụng, trong đó hai biến tác động cùng chiều là tỷ lệ đòn bẩy (LEV), tỷ lệ lạm phát (INF) nhưng tất cả đều không có ý nghĩa thống kê.

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu


Mô hình nghiên cứu sau khi được phân tích và kiểm định đã chỉ ra được các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Mô hình nghiên cứu này ngoài đã chỉ ra được các yếu tố hiện tại tác động RRTD của các NHTMVN mà còn chỉ ra được các yếu tố trong quá khứ, đặc biệt là biến rủi ro tín dụng trong quá khứ, có thể tác động đến RRTD của các NHTMVN và đây cũng là điểm mới của mô hình, cụ thể như sau:

4.3.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng


4.3.1.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ


Kết quả phân tích cho thấy yếu tố rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ là 1 năm có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê, khi tỷ lệ nợ xấu năm trước tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấy năm nay sẽ tăng 0.2124%. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của Daniel Foos & ctg (2010), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011). Nguyên nhân do hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn. Đối với những khoản tín dụng dài hạn sẽ tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng trong năm mà còn những năm sau.

4.3.1.2. Các khoản dự phòng rủi ro


Mô hình hồi quy cho kết quả các khoản dự phòng rủi ro có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng, cụ thể khi ngân hàng tăng 1% tỷ lệ dự phòng sẽ tác động làm tăng 2.0087% tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Các ngân hàng trong trường hợp dự đoán khả năng xảy ra rủi ro cao sẽ xây dựng một mức dự phòng cao hơn để giảm thiểu sự biến động trong thu nhập. Hay nói cách khác, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng có thể phản ánh được tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng đó.

4.3.1.3. Đòn bẩy tài chính


Kết quả hồi quy mô hình cho thấy tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng nhưng không lại không có ý nghĩa thống kê. Vì


thế, đối với các NHTM Việt Nam tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng và rủi ro tín dụng.

4.3.1.4. Quy mô ngân hàng


Kết quả hồi quy cho thấy khi quy mô tổng tài sản của ngân hàng tăng 1% thì tỷ lệ rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm 0.0055%, tức quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, cụ thể là quy mô ngân hàng càng lớn thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng giảm.

Kết quả này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với nghiên cứu Zribi và Boujelbène ,2011. Điều này là hợp lý đối với các NHTM ở Việt Nam bởi vì các ngân hàng có quy mô lớn thường tập trung những khách hàng lớn như doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn kinh tế. Những đối tượng khách hàng này có rủi ro tín dụng tương đối thấp bao gồm cả rủi ro về tài sản đảm bảo, rủi ro về ngành nghề hoạt động, v.v… Đồng thời các ngân hàng có quy mô lớn có chuyên môn, trình độ cao hơn trong quản lý rủi ro sẽ giúp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng một cách hiệu quả

4.3.1.5. Khả năng sinh lời trong quá khứ


Kết quả hồi quy mô hình cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng với độ trễ 1 năm có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng, cụ thể khi ngân hàng tỷ suất sinh lời trên tài sản năm trước của ngân hàng tăng 1% sẽ tác động làm giảm 0.1547% tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014). Một ngân hàng có tỷ suất sinh lời càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động càng cao, điều này góp phần làm gia tăng khả năng và trình độ quản lý của trong tương lai do đó sẽ ảnh hưởng làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.

4.3.1.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng


Trái với kỳ vọng ban đầu, tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu


giảm 0,0009%. Nguyên nhân là do ở Việt Nam khi xảy ra hiện tượng khủng hoảng tài chính, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các NHTM đã áp dụng các biện pháp kiềm chế nợ xấu, thực hiện siết chặt các chỉ tiêu xét duyệt tín dụng.

4.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng


4.3.2.1. Tỷ lệ lạm phát


Kết quả hồi quy mô hình cho thấy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giải, nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Vì thế, đối với yếu yếu lạm phát, tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ với rủi ro tín dụng trong trường hợp các NHTM Việt Nam.

4.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế


Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro tín dụng, cụ thể khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm 0.369%. Điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với nghiên cứu của Asghar Ali và Kevin Daly (2010), Nabila Zribi1 và Younes Boujelbène (2011), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014). Điều này được lý giải là do trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, các khách hàng vay nợ có thể có môi trường làm việc thuận lợi, hiệu quả để có đủ tiền để trả nợ, nhưng trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khả năng trả nợ của họ giảm do công việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, thời kỳ kinh tế suy thoái dễ dẫn đến việc gia tăng nợ xấu, do vậy dẫn đến mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng của các ngân hàng.


Tóm tắt chương 4


Trong chương 4, tác giả đã trình bày mô hình hồi quy gồm các yếu bên trong và bên ngoài ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Qua việc phân tích dữ liệu bảng từ số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016, tác giả đã thực hiện xây dựng mô hình ước lượng mức độ tác động của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Theo kết quả ước lượng GMM Roodman, có tất cả năm biến có ý nghĩa thống kê tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, bao gồm: tỷ lệ nợ xấu năm trước, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, và tốc độ tăng trưởng GDP. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến không có ý nghĩa thống kê là: tỷ lệ đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và tỷ lệ lạm phát.

Nội dung chương này là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong chương sau.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

5.1. Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020


Định hướng phát triển chung cho các NHTM Việt Nam đến năm 2020 gồm các điểm chính như sau:

- Tăng cường công tác cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống NHTM, nâng cao năng lực tài chính, thay đổi các hoạt động tín dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế, mở rộng quy mô hoạt động kết hợp với tăng cường khả năng kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động.

- Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng để đưa vào trở lại vào nền kinh tế một cách hiệu quả, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, chú trọng huy động các nguồn vốn có kỳ hạn dài để dùng tài trợ cho các hoạt động đầu tư dài hạn.

- Kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng phù hợp với điều kiện của mỗi ngân hàng và định hướng của NHNN trong từng giai đoạn.

- Tăng cường năng lực tài chính đối với hệ thống NHTM, xây dựng các nguyên tắc và quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Song song đó, việc thực hiện phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải luôn được thực hiện thường xuyên theo đúng quy định của NHNN. Nâng cao năng lực quản trị theo hướng ngày càng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế thông qua việc hoàn thiện mô hình hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro, nỗ lực đạt được và duy trì các chỉ số theo chuẩn mực của Basel II trong hoạt động ngân hàng.

- Luôn cập nhật, đổi mới và áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng cũng như trong công tác quản trị ngân hàng nói chung. Ngoài ra, có thể áp dụng nền tảng công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ nhu cầu của khách hàng.


- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc tuyển dụng, đào tạo và cơ chế đánh giá đo lường hiệu quả công việc của nhân viên.

5.2. Hàm ý chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và kiến nghị.

Theo kết quả của mô hình nghiên cứu, các yếu tố có tác động đến RRTD bao gồm tỷ lệ nợ xấu năm trước, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, và tốc độ tăng trưởng GDP, để hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM, NHNN và các cơ quan chức năng cần đưa ra các chính sách phù hợp và tác động theo chiều hướng tích cực đối với các yếu tố có tác động đến RRTD bằng những biện pháp cụ thể như sau:

5.2.1. Hàm ý chính sách quản lý rủi ro đối với NHTM


Xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu tồn đọng trong quá khứ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Với kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng chịu tác động thuận chiều bởi rủi ro tín dụng trong quá khứ, cụ thể là rủi ro tín dụng của năm trước, các NHTM cần thực hiện xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu trong quá khứ bằng các biện pháp sau:

- Các ngân hàng cần thực hiện công tác đánh giá tình hình nợ xấu tồn đọng tại ngân hàng của mình một cách khách quan và trung thực thông qua việc thực hiện đánh giá đồng bộ chất lượng các khoản vay và khả năng thu hồi nợ cũng như giá trị của các khoản nợ xấu bằng bảng thống kê chi tiết. Từ đó, ngân hàng sẽ có thể xác định được chính xác những khoản nợ xấu tồn đọng của những năm trước để đưa ra những cách xử lý phù hợp và hiệu quả.

- Để nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu trong quá khứ, các NHTM cần nổ lực dùng nguồn lực tài chính của bản thân để thực hiện công tác thanh lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ. Bên cạnh đó, các NHTM có thể thực hiện bán lại nợ xấu không có khả năng thu hồi và có tài sản đảm bảo cho các công ty mua bán nợ theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2023