Nghiên cứu của Assaf và ctg (1995) cho thấy các nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ tiến độ gồm: sự chậm trễ của nhà thầu xây dựng trong việc ra quyết định, thiếu hụt lao động và thiếu lao động có kỹ năng hay thay đổi thiết kế của chủ đầu tư.
Ogunlana và Promkuntong (1996) chỉ ra nguyên nhân chậm trễ gồm thiếu hụt máy móc thiết bị tại địa điểm thi công và một số nguyên nhân khác do cả phía chủ đầu tư và các đơn vị nhà thầu.
Mezher và Tawil (1998) thì phát hiện rằng: Chủ đầu tư thì cho rằng nguyên nhân nằm ở vấn đề tài chính; Nhà thầu thi công thì cho rằng nguyên nhân là do vấn đề của hợp đồng; Đơn vị tư vấn thì cho rằng vấn đề quản lý dự án là nguyên nhân chính.
Al-Moumani (2000) nghiên cứu các dự án đầu tư xây dựng trong khu vực công và cho thấy nguyên nhân chính là do vấn đề thay đổi thiết kế của đơn vị thụ hưởng, điều kiện thời tiết, điều kiện nơi thi công, khả năng cung ứng nguyên vật liệu cần thiết chậm trể và điều kiện phát triển của nền kinh tế.
Frimpong và Oluwoye (2003) thì cho thấy 4 nhóm nguyên nhân chính gồm năng lực tài chính của nhà thầu, điều kiện nền kinh tế (tức năng lực tài chính của chủ đầu tư), điều kiện thời tiết, tự nhiên tại nơi dự án và khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu. Trong khi đó, yếu tố do năng lực của người lao động là không đáng kể.
Alaghbari (2007) cho thấy các nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ tiến độ dự án xây dựng tại Malaysia có thể chia thành 4 nhóm gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn và nhóm các yếu tố bên ngoài (thời tiết, thị trường cung ứng nguyên liệu, giao thông kết nối đến dự án,...)
Adel Al-Kharashi và Martin Skitmore (2009) nghiên cứu nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ các dự án công tại Arap Saudi cho nguyên nhân chính là vấn đề chậm trễ trong việc thanh toán cho nhà thầu và các nguyên nhân khác,...
Hemanta Doloi và ctg (2011) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trễ tiến độ tại Ấn Độ và cho thấy có một nhân tố chính ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ gồm: sự thiếu cam kết của các bên trong việc thực thi các quy định của hợp đồng; kế
hoạch triển khai và phương án thi công kém hiệu quả; thiếu các nhân tố chủ chốt có chuyên môn tại hiện trường để xử lý và đưa ra các phương án kịp thời; thiếu sự liên lạc trao đổi giữa các bên trong quá trình triển khai; hợp đồng thiếu chặt chẽ,...
Remon Fayek Aziz (2013) thì xếp hạng các nguyên nhân chính gây nên chậm trễ tiến độ của dự án tại Ai Cập cho thấy có 99 yếu tố dẫn đến chậm trễ tiến độ và được phân vào 9 nhóm nhân tố, trong đó những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới trễ tiến độ gồm năng lực của đơn vị tư vấn, năng lực của nhà thầu, thay đổi trong thiết kế, hạn chế về máy móc thiết bị thi công,...
Soo Yong Kim và cộng sự (2015) nghiên cứu các nguyên nhân gây nên chậm trễ tiến độ các dự án công tại Việt Nam cho thấy các nguyên nhân chính gồm: thiếu trao đổi thông tin giữa các bên trong quá trình triển khai, sự yếu kém về năng lực của cả chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công và đặc biệt là khả năng tài trợ vốn của chủ đầu tư,...
Bekr (2015) nghiên cứu các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ của các dự án trong khu vực công tại Iraq cho thấy các nguyên nhân cũng liên quan đến bốn nhóm đối tượng là chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn và các yếu tố bên ngoài, cụ thể các nguyên nhân chính gồm: thay đổi chính sách của chính phủ, năng lực của nhà thầu không đảm bảo, thay đổi thiết kế từ đơn vị thụ hưởng, từ đơn vị tư vấn thiết kế và sự chậm trễ trong thanh toán chi phí cho nhà thầu,...
Samarah và Bekr (2016) nghiên cứu nguyên nhân gây nên sự chậm trễ tiến độ trong các dự án công tại Jordan cũng xếp hạng 22 yếu tố trong đó gồm các yếu tố chính như: thiếu sự giám sát của đơn vị tư vấn và nhà thầu tại hiện trường thi công, thay đổi thiết kế của đơn vị sở hữu hay thụ hưởng và phương án quản lý, giám sát thi công thiếu hiệu quả.
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Theo thông tin của Bộ Tài chính, tình trạng đầu tư dàn trải bằng nguồn vốn ngân sách gây lãng phí lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Số lượng dự án tăng lên hàng năm trong khi việc phân bổ vốn có xu hướng giảm dần, đây chính là nguyên nhân dẫn nhiều dự án chậm trễ tiến độ.
Cao Hào Thi và Fredic William Swierczek (2007) đã xây dựng mô hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công dự án là năng lực nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia và môi trường bên ngoài với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án.
Lưu Minh Hiệp (2009) qua nghiên cứu 100 dự án trên địa bàn TP.HCM cho thấy các yếu tố chính sách, kinh tế/tài chính, điều kiện tự nhiên, tình trạng trộm cắp/tội phạm đã ảnh hưởng đến rủi ro của dự án (bao gồm tiến độ và chi phí), tác động của các nhóm yếu tố đến biến phụ thuộc mạnh hay yếu trong tương quan với đặc trưng dự án chỉ có ý nghĩa đối với các dự án lớn (trên 10 triệu USD).
Nguyễn Thị Minh Tâm và Cao Hào thi (2009) qua phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM phản ánh có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án là năng lực bên thực hiện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thoát, kinh tế, chính sách và tự nhiên.
Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi (2010) qua phân tích 150 dự án xây dựng dân dụng khu vực phía Nam đã kết luận có 4 nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công dự án là sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia, môi trường bên ngoài, năng lực nhà quản lý dự án và nhân tố gián tiếp là đặc điểm chủ đầu tư và ngân sách dự án.
Châu Ngô Anh Nhân (2011) đã nghiên cứu 165 dự án công trình các loại nhằm đề xuất giải pháp cải thiện tiến độ hoàn thành dự án. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 30 yếu tố nhóm thành 08 nhân tố ảnh hương đến tiến độ của dự án bao gồm một số nhân tố chính như: nhóm yếu tố bên ngoài, thay đổi về mặt chính sách, năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn, ....
Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2012) khảo sát 200 dự án xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2005 - 2010 để xác định các yếu tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng. Kết quả phân tích cho thấy mức độ tác động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ là nhân tố về thanh toán trễ hạn, nhân tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhân tố về tính
không ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về thiếu nguồn tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm yếu tố thanh toán trễ hạn cóảnh hưởng mạnh nhất đến chậm trễ tiến độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nhóm yếu tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhóm yếu tố về thiếu nguồn tài chính.
Nghiên cứu của Tan Phat Nguyen và Nicholas Chileshe (2013) cho thấy một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ của dự án là sự không đảm bảo năng lực tài chính của chủ đầu tư mà chủ yếu liên quan đến việc thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu.
Trần Quốc Việt (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án các công trình xây dựng dân dụng tại TP.HCM đã chỉ ra các nguyên nhân liên quan đến chậm tiến độ có liên quan đến 4 nhóm đối tượng gồm chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn và các yếu tố bên ngoài khác.
Quoc Toan Nguyen và ctg (2016) trong một nghiên cứu tham dự Hội thảo về “Công nghệ cho sự phát triển bền vững của các thành phố lớn tại Châu Á diễn ra tại Myanma 2016 cho thấy một trong những nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ là sự thay đổi các các chính sách của chính phủ (lãi suất, tiền lương,… và sự quan liêu).
Trong một nghiên cứu mới đây về các yếu tố ảnh hưởng đến vượt tiến độ và dự toán của các dự án đầu tư công tại Việt Nam, Vũ Quang Lãm (2015) cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu liên quan đến năng lực quản lý yếu kém của chủ đầu tư, của nhà thầu, các đơn vị tư vấn, vấn đề khó khăn về tài chính và các yếu tố bên ngoài khác.
Luu Truong Van và cộng sự (2015) trong một mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến chậm tiến độ của các dự án công tại Việt Nam cho thấy một số nguyên nhân liên quan đến luật pháp và các thủ tục hành chính liên quan.
Cũng trong năm 2015, nghiên cứu của Huỳnh Xuân Sơn và Nguyễn Khoa Khang về các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã rút ra 11 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, trong đó có các yếu tố liên quan đến cơ quan quản lý dự án khối công; các
yếu tố về chính sách; các yếu tố bên ngoài khác; nhóm yếu tố liên quan đến công nghệ xây dựng và năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư; các đơn vị tư vấn gồm cả thi công và thiết kế;…
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố của các nghiên cứu nước ngoài
Các yếu tố | Mansfi eld và ctg (1994) | Chan và Kumara swamy (1998) | Assaf và ctg (1995) | Ogunla na and Promku ntong (1996) | Mezher and Tawil (1998) | Al- Mouma ni (2000) | Frimpo ng và Oluwoy e (2003) | Alaghba ri (2007) | Adel Al- Kharas hi và Martin Skitmo re (2009) | Hemant a Doloi và ctg (2011) | Remon Fayek Aziz (2013) | Soo Yong Kim và ctg (2015) | Bekr (2015) | Samara h và Bekr (2016) | |
1 | Năng lực các thành viên tham gia | X | X | X | X | ||||||||||
2 | Chính sách | X | |||||||||||||
3 | Yếu tố liên quan đến kinh tế/tài chính | X | X | X | X | X | X | ||||||||
4 | Điều kiện tự nhiên, điều kiện thi công | X | X | X | X | ||||||||||
5 | Thanh toán trễ hạn | X | X | X | X | ||||||||||
6 | Thiếu hụt nguồn nguyên liệu | X | X | X | X | ||||||||||
7 | Phương án triển khai thiếu hiệu quả | X | X | X | X | ||||||||||
8 | Thay đổi thiết kế | X | X | X | X | X | |||||||||
9 | Thiếu hụt máy móc thiết bị | X | X | ||||||||||||
10 | Yếu tố liên quan đến hợp đồng | X | X | ||||||||||||
11 | Yếu tố liên quan đến lao động, kỹ năng lao động, cán bộ kỹ thuật | X | X | X | |||||||||||
12 | Thiếu sự liên lạc trao đổi giữa các bên | X | X | ||||||||||||
13 | Yếu tố bên ngoài khác | X | X | X |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố gây chậm tiến độ các dự án công trình của Sở Xây dựng Long An - 1
- Các yếu tố gây chậm tiến độ các dự án công trình của Sở Xây dựng Long An - 2
- Tổng Hợp Các Yếu Tố Trong Bảng Hỏi Chính Thức
- Các Đối Khảo Sát Phân Theo Vai Trò Liên Quan Đến Dự Án
- Kết Quả Xếp Hạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Chậm Trễ Tiến Độ
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Bảng 2.2. Tổng hợp các yếu tố của các nghiên cứu trong nước
Các yếu tố | Cao Hào Thi và Fredic Willia m Swiercz ek (2007) | Lưu Minh Hiệp (2009) | Nguyễn Thị Minh Tâm và Cao Hào thi (2009) | Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi (2010) | Châu Ngô Anh Nhân (2011) | Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2012) | Tan Phat Nguyen và Nichola s Chilesh e (2013) | Trần Quốc Việt (2013) | Quoc Toan Nguyen và ctg (2016) | Vũ Quang Lãm (2015) | Luu Truong Van và ctg (2015) | Huỳnh Xuân Sơn và Nguyễn Khoa Khang | |
1 | Năng lực các thành viên tham gia | X | X | X | X | X | X | ||||||
2 | Chính sách | X | X | X | X | X | X | ||||||
3 | Yếu tố liên quan đến kinh tế/tài chính | X | X | X | X | X | |||||||
4 | Điều kiện tự nhiên, điều kiện thi công | X | X | ||||||||||
5 | Tình trạng trộm cắp/tội phạm | X | |||||||||||
6 | Sự gian lận và thất thoát | X | |||||||||||
7 | Thanh toán trễ hạn | X | X | ||||||||||
8 | Quản lý dòng ngân lưu dự án kém | X | |||||||||||
9 | Tính không ổn định của thị trường tài chính | X | |||||||||||
10 | Công nghệ xây dựng | X | |||||||||||
11 | Yếu tố bên ngoài khác | X | X | X | X | X | X |
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm yếu tố thuộc Chủ
đầu tư
Nhóm yếu tố thuộc Đơn vị
tư vấn
Sự trễ
tiến độ
Nhóm yếu tố
bên ngoài
Nhóm yếu tố thuộc Nhà thầu
thi công
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất từ các nghiên cứu đi trước
Hình 3.1. Mô hình các bên liên quan gây tác động
2.1. Khung phân tích
Như phần tổng quan cơ sở lý thuyết đã trình bày, các nghiên cứu về nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ cả trong và ngoài nước đều đã được thực hiện rất nhiều, đặc biệt từ giai đoạn những năm cuối của thế kỷ XX đến hiện nay. Theo đó, hầu hết các nghiên cứu tập trung sử dụng các phương pháp phổ biến như phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp hồi quy tuyến tính cổ điển,... Các nghiên cứu đi trước cũng được thực hiện ở nhiều nước khác nhau từ Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và cả ở Việt Nam nhưng kết quả của các nghiên cứu cho thấy có những đặc điểm chung là các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ dù phân theo các yếu tố đặc thù hay phân theo trách nhiệm của các bên liên quan thì đều liên quan đến bốn nhóm đối tượng chính là chủ đầu tư, nhà thầu thi công (gồm cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ), đơn vị tư vấn (gồm cả tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công) và nhóm các yếu tố bên ngoài khác (điều kiện thời tiết, chính sách của chính phủ thay đổi, vị trí thực hiện dự án,....).
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sử dụng EFA chỉ dừng lại việc phân tách và xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng, trong khi các nghiên cứu về hồi quy tuyến tính mặc dù có thể giúp xác định mức độtác động ảnh hưởng của mỗi nhóm yếu tố lên sự chậm trễ tiến độ nhưng với giả định đặc tính của các dự án thay đổi như nhau trước tác động của các nhóm yếu tố.
Kinh nghiệm thực tế từ công việc và quan sát của tác giả cho thấy, việc xem xét để giải quyết các vấn đề về sự chậm trễ tiến độ không phải không được chú ý mà do cơ chế hiện tại không khuyến khích để các đối tượng liên quan có thể phản ánh hết căn nguyên của các vấn đề. Một phần là cơ chế trách nhiệm chung và sự cả nể, quan liêu,... dẫn đến các cuộc họp xem xét đánh giá về chậm trễ tiến độ không đạt được hiệu quả như ý muốn.
Chính vì vậy, trong phạm vi của luận văn này, tác giả không kỳ vọng có thể khám phá ra nhân tố mới để bổ sung vào các nghiên cứu đi trước, mà chủ yếu là thực hiện một nghiên cứu theo hướng ứng dụng nhằm giải quyết phần nào các vấn đề liên quan đến sự chậm tiến độ của các dự án công hiện nay. Cụ thể, xác định đâu là các nguyên nhân chính ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ của các dự án do Sở Xây dựng tỉnh Long An quản lý (chiếm khoảng 70% số dự án công triển khai trên địa bàn tỉnh Long An). Bởi việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chậm trễ tiến độ không phải là giải pháp ngày một ngày hai, cần có thứ tự ưu tiên và chiến lược cụ thể. Do vậy, việc sắp xếp mức độ tác động của các yếu tố là rất cần thiết cho các nhà quản lý. Và để có nhiều cơ sở hơn cho việc đề xuất các giải pháp xử lý, việc tìm hiểu căn nguyên của các yếu tố tác động đó đến từ là mục tiêu mà tác giả đặt ra.
Phương pháp được tác giả sử dụng là phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu chuyên gia. Cụ thể, bảng hỏi sử dụng thang đo Likert (với 05 mức độ từ “Rất không đồng ý“ đến “Rất đồng ý“).Cách thức đặt bảng hỏi theo phương pháp EFA trực tiếp (không đo lường nhóm biến thuộc và nhóm biến độc lập riêng lẻ để hướng đến chạy hồi quy, mà ở đó, mỗi câu hỏi trong mỗi nhóm yếu tố tác động được nêu lên với giả thuyết cho rằng nhóm nhân tố đó chính là