Tổng Hợp Các Yếu Tố Trong Bảng Hỏi Chính Thức


nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ tiến độ, và mức độ “đồng ý“ hay “không đồng ý“ trong câu trả lời sẽ quyết định mức độ tác động của nhóm nhân tố đó). Phương pháp tương tự như Alaghbari (2007) đã thực hiện tại Malaysia hay Ariz (2013) đã thực hiện tại Ai Cập.

Mức độ quan trọng của các yếu tố được thể hiện thông qua chỉ số MS (Mean Score), theo đó, yếu tố nào có chỉ số MS càng nhỏ thì yếu tố đó được đánh giá là càng tác động nghiêm trọng, theo Kumaraswamy (1996) hay Lew và công sự (2003) đã sử dụng. Công thức cụ thể như sau:



𝑀𝑆 = 5 −

∑(𝑓 𝑥 𝑠)

𝑁


𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 đó 1 ≤ 𝑀𝑆 ≤ 5


MS: mean score (điểm tác động trung bình)

f: số người cùng phản ảnh một mức độ đánh giá cho mỗi câu hỏi s: điểm đánh giá (từ 1 - 5) cho mỗi câu hỏi

N: tổng số người tham gia trả lời bảng hỏi


Về cơ bản, chỉ số MS là chỉ số trung bình ngược của các mức đánh giá, tức câu hỏi hay yếu tố nào được người trả lời đánh giá với mức độ đồng ý càng cao (tiến về mức độ 5 trong thang đo likert từ 1 - 5) thì điểm MS càng nhỏ, và yếu tố đó được xác định là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chậm tiến độ của các dự án. Sau đây là quy trình nghiên cứu cụ thể của luận văn.


Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Thu thập dữ liệu



Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định vấn đề nghiên cứu

Thiết kế bảng hỏi

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định vấn đề nghiên cứu

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Thiết kế bảng hỏi

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định vấn đề nghiên cứu

Bảng hỏi chính thức

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Thiết kế bảng hỏi

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định vấn đề nghiên cứu

Bảng hỏi chính thức

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Thiết kế bảng hỏi

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định vấn đề nghiên cứu

Bảng hỏi chính thức

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Thiết kế bảng hỏi

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Kết luận và khuyến nghị

Thu thập dữ liệu

Kết luận và khuyến nghị

Bảng hỏi chính thức

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát, phỏng vấn sơ bộ

Bảng hỏi chính thức

Xử lý và phân tích dữ liệu

Kết luận và khuyến nghị

Phỏng vấn sâu chuyên gia về kết quả thu thập

Hình 3.2. Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu


Với quy trình trên, một bảng hỏi sẽ được xây dựng dựa trên việc lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trước đó để xác định các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ của các dự án công tại Việt Nam nói riêng cũng như tại Long An nói chung. Bảng hỏi sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh trên địa bàn tỉnh Long An thông qua việc khảo sát và phỏng vấn sơ bộ một


số đối tượng liên quan. Bảng hỏi chính thức sẽ được sử dụng để thu thập thông tin. Thông tin thu thập sẽ được loại bỏ sơ bộ (các phiếu bỏ sót thông tin hay các phiếu bị nghi ngờ là đánh ngẫn nhiên). Bảng hỏi sẽ được kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha trước khi tính toán chỉ số MS để xếp hạng các nguyên nhân. Nhóm những yếu tố quan trọng nhất và ít quan trọng nhất dựa theo tiêu chí MS sẽ được khẳng định lại thông qua việc trao đổi, phỏng vấn sâu các chuyên gia liên quan (chi tiết cụ thể sẽ trình bày trong phần kết quả ở Chương 4) để tìm ra căn nguyên vấn đề cũng như xem xét các giải pháp đề xuất từ phía các chuyên gia để đưa ra khuyến nghị sau cùng dựa trên sự tổng hợp phân tích của tác giả.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu đi trước cả trong và ngoài nước. Như đã trình bày, các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ và có nhiều cách phân nhóm nhân tố khác nhau. Tuy vậy, với mục tiêu và cách tiếp cận của luận văn này, tác giả tập hợp các yếu tố và phân theo 04 nhóm dựa trên trách nhiệm của các bên liên quan. Điều này là bởi, việc giải quyết các vấn đề liên quan trước tiên phải xác định được chủ thể gây ra nguyên nhân để có các giải pháp và chiến lược phù hợp.Theo đó, có bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ gồm: (i) Nhóm chủ đầu tư; (ii) nhóm nhà thầu thi công; (iii) nhóm đơn vị tư vấn và (iv) nhóm các yếu tố bên ngoài khác.

Nhóm yếu tố thuộc chủ đầu tư được xác định gồm có các biến liên quan đến: quy mô và tính chất (lĩnh vực hay loại hình) của dự án so với kinh nghiệm của chủ đầu tư, giải pháp quản lý dự án của chủ đầu tư, khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh của chủ đầu tư, hợp đồng do chủ đầu tư soạn, tính cam kết với các điều khoản trong hợp đồng, công tác thanh toán cho nhà thầu,...

Nhóm yếu tố thuộcnhà thầu thi công được xác định gồm có năng lực tài chính của nhà thầu, quy mô và tính chất (lĩnh vực hay loại hình) của dự án so với kinh nghiệm của nhà thầu, giải pháp thi công của nhà thầu, số lượng và chất lượng


nhân sự do nhà thầu bố trí, trang thiết bị máy móc thi công, ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ, sự phối hợp của nhà thầu với các đối tác liên quan, phản ứng của nhà thầu với các vấn đề phát sinh,...

Nhóm yếu tố thuộc đơn vị tư vấn được xác định gồm các yếu tố như khả năng dự toán khối lượng, khả năng dự toán kinh phí, các sai sót liên quan đến kỹ thuật, khả năng đưa ra các giải pháp xử lý, kinh nghiệm của đơn vị tư vấn,...

Nhóm các yếu tố bên ngoài khác bao gồm các yếu tố tác động từ các chính sách quy định chung của Nhà nước (thay đổi chính sách tiền lương cơ bản), thay đổi thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư (đơn vị thụ hưởng); các nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm riêng của tỉnh Long An (vị trí, địa hình nơi triển khai dự án, nguồn cung ứng nguyên liệu) và ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết.

Bảng hỏi được đề xuất dựa trên sự am hiểu của chính tác giả về các dự án xây dựng trên địa bàn của Long An, sau đó đã được điều chỉnh thông qua việc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp 06 chuyên gia liên quan gồm: Sở Xây dựng tỉnh Long An (02 Phó giám đốc Sở, 01 Trưởng ban Quản lý dự án); (ii) Giám đốc công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Phúc (đại diện đơn vị tư vấn); (iii) Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Phú Cường (đại diện nhà thầu thi công); và Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Thiết kế Kiến trúc Long An (đại diện đơn vị giám sát). Bảng hỏi sau đó được điều chỉnh dựa trên các góp ý của các chuyên gia trước khi thu thập thông tin rộng rãi.

Kết quả cụ thể, bảng hỏi ban đầu được đề xuất gồm 33 câu hỏi (chi tiết xem Phụ lục 1). Tuy nhiên, sau khi tham vấn ý kiến từ một số chuyên gia liên quan, bảng hỏi sau cùng gồm 31 câu hỏi và được phân thành 04 nhóm đối tượng liên quan (chi tiết xem Phụ lục 2).

Thang đo chính được tham khảo của Alaghbari (2007) tại Malaysia được chia thành 4 nhóm: Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Đơn vị tư vấn và nhóm các yếu tố bên ngoài (thời tiết, thị trường cung ứng nguyên liệu, giao thông kết nối đến dự án,...); bao gồm 31 câu hỏi(chi tiết xem Phụ lục 3), sau đó tác giả đề xuất chuyên


gia loại ra và bổ sung hình thành bảng hỏi sơ bộ phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế tại Long An.

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố trong bảng hỏi chính thức


I

Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư

1

Kinh nghiệm của chủ đầu tư so với quy mô dự án

2

Kinh nghiệm của chủ đầu tư so với đặc điểm lĩnh vực của dự án

3

Giải pháp quản lý dự án

4

Khả năng giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh

5

Hợp đồng của chủ đầu tư với các bên liên quan

6

Trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết của chủ đầu tư

7

Tiến độ giải ngân liên quan đến nghiệm thu khối lượng từ nhà thầu

8

Tiến độ giải ngân liên quan đến thủ tục quyết toán với các Sở, ngành

khác

II

Nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu

1

Năng lực tài chính của nhà thầu

2

Kinh nghiệm của nhà thầu so với quy mô của dự án

3

Kinh nghiệm của nhà thầu so với đặc điểm lĩnh vực của dự án

4

Giải pháp thi công của nhà thầu

5

Số lượng nhân sự của nhà thầu

6

Kỹ năng nhân sự của nhà thầu

7

Máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu

8

Ảnh hưởng từ nhà thầu phụ

9

Sự phối hợp của nhà thầu với các bên liên quan

10

Khả năng xử lý vấn đề, tình huống phát sinh của nhà thầu

III

Nhóm yếu tố liên quan đến đơn vị tư vấn

1

Khối lượng thực tế cao hơn so với khối lượng thiết kế

2

Chi phí thực tế cao hơn so với dự toán thiết kế

3

Các sai sót trong thiết kế dẫn đến việc thi công lại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Các yếu tố gây chậm tiến độ các dự án công trình của Sở Xây dựng Long An - 4



4

Khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh của tư vấn

5

Năng lực và kinh nghiệm của đơn vị thiết kế còn hạn chế

IV

Nhóm yếu tố bên ngoài khác

1

Thay đổi chính sách tiền lương

2

Thay đổi thiết kế từ phía chủ đầu tư(Đơn vị thụ hưởng)

3

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên quan đến thi công dự án

4

Vị trí thực hiện dự án không thuận lợi về địa hình, địa chất

5

Vị trí nguồn cung nguyên, vật liệu thi công quá xa

6

Thời tiết xấu, các vấn đề về thiên tai

7

Ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá đến giá cả nguyên liệu

8

Chất lượng và số lượng nguồn cung nguyên vật liệu không đảm bảo


Trong đó có 03 câu hỏi được loại bỏ và 01 câu hỏi được bổ sung. Cụ thể các câu hỏi được loại bỏ liên quan gồm: (i) Khả năng nhận thức vai trò, trách nhiệm thực hiện quản lý dự án của chủ đầu tư chưa cao; (ii) Khả năng am hiểu về chuyên môn kỹ thuật của chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu công việc vì thực tế tại tỉnh Long An chủ đầu tư hoạt động mang tính chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ đáp ứng về trình độ chuyên môn kỹ thuật lẫn đạo đức chính trị cho các dự án trên địa bàn; (iii) nhà thầu không am hiểu chính sách, pháp luật về xây dựng vì các nhà thầu thi công các công trình qui mô lớn thông thường là có các bộ phận chuyên môn giúp việc về các thủ tục pháp lý nên yếu tố không có. Ngoài ra, có 01câu hỏi liên quan đến vấn đề “thay đổi thiết kế từ phía chủ đầu tư“ được bổ sung vào bảng hỏi bởi theo các chuyên gia, các thay đổi này là thường xuyên xuất hiện trong các công trình, đặc biệt là công trình dân dụng bởi các chủ sở hữu hay chính xác là các đơn vị thụ hưởng, sử dụng dự án sau khi dự án hoàn thành.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Mặc dù không sử dụng phương pháp EFA hay hồi quy để khẳng định lại tác động của các nhóm nhân tố đến sự chậm tiến độ của dự án, tuy nhiên, việc xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu này vẫn lấy theo tiêu chuẩn của phương pháp EFA theo


Nguyễn Đình Thọ (2011), theo đó, cỡ mẫu được xác định tối thiểu là 5*k (trong đó k là số biến, số câu hỏi) và theo nguyên tắc, cỡ mẫu càng lớn càng tốt về mặt thông tin.

Cụ thể, trong luận văn này, với 31 câu hỏi, số phiếu khảo sát yêu cầu là 155 phiếu. Tuy nhiên, để loại trừ các phiếu không đạt, tác giả đã khảo sát tổng cộng 220 theo 03 hình thức: phát phiếu in sẵn (120 phiếu); gửi qua email (85 phiếu) và khảo sát trực tiếp (tác giả đặt câu hỏi để đối tượng trả lời - 15 phiếu).

Kết quả có 204 phiếu thu về bằng cả 03 phương pháp, trong đó tác giả loại 04 phiếu không đầy đủ thông tin và 03 phiếu tác giả cho rằng câu trả lời là ngẫu nhiên do người được hỏi đánh đồng nhất gần như tất cả các câu ở một mức đánh giá. Như vậy, tổng số phiếu đạt yêu cầu đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo là 197 phiếu khảo sát.

Vì nội dung và các tiếp cận của đề tài nên đối tượng trả lời bảng hỏi được tác giả lựa chọn theo tiêu chí là những người có kinh nghiệm đã từng tham gia vào các dự án do Sở Xây dựng Long An quản lý với các vai trò khác nhau như chủ đầu tư, nhóm các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát thi công đã từng tham gia vào các dự án trên địa bàn tỉnh Long An và đặc biệt là các công trình do Sở Xây dựng Long An quản lý.

Trong quá trình thu thập thông tin qua bảng hỏi, các câu hỏi theo từng nhóm đối tượng không được sắp xếp và phân theo các nhóm như đã trình bày trong “Phụ lục 2. Bảng hỏi chính thức“ để giảm thiểu tối đa các câu trả lời bị thiên lệch vì mỗi câu hỏi đều liên quan đến một nhóm đối tượng tham gia trả lời (ngoại trừ nhóm yếu tố bên ngoài).

2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Thông tin từ 197 phiếu khảo sát được kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha trên phần mềm IBM SPSS Statistics 20 trước khi tiến hành các phân tích về chỉ số MS và các phân tích thống kê mô tả khác trên Excel.

Mặc dù không chạy EFA hay tiến hành hồi quy nhưng với bảng hỏi thang đo likert thì việc kiểm tra độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi là rất quan trọng,


đảm bảo sự thống nhất và chặt chẽ trong các câu hỏi và đảm bảo tất cả đối tượng trả lời đều hiểu cùng một khái niệm với mỗi câu hỏi. Đối với các nghiên cứu trước, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,95 là đạt yêu cầu, trong đó hệ số Cronbach‘s Alpha từ 0,6 - 0,8 là chấp nhận được và từ 0,8 trở lên là rất tốt. Tuy vậy, nếu hệ số này lớn hơn 0,95 hoặc đôi khi là 0,9 thì nghi ngờ trong bảng hỏi có hiện tượng trùng biến hoặc các câu hỏi cùng phản ảnh một vấn đề. Như vậy, trong luận văn này, tác giả áp dụng hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến là từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng phải từ 0,3 trở lên cho mỗi nhóm đối tượng. Các câu hỏi có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại hoặc các câu hỏi mà nếu loại ra hệ số tương quan tăng lên (nhìn vào cột “Cronbach’s Alpha if Item Deleted“).

Vì các yếu tố trong bảng hỏi thường liên quan đến một trong 04 nhóm đối tượng liên quan là chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn và nhóm yếu tố bên ngoài. Do vậy, việc các câu trả lời có thể sẽ bị thiên lệch khi yếu tố được hỏi liên quan đến chậm trễ tiến độ do chính nhóm đối tượng đó trả lời. Để đảm bảo hay loại bỏ sự thiên lệch này, việc phân tích các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư có thể sẽ phải loại bỏ các bảng hỏi do nhóm đối tượng này nếu kết quả thống kê mô tả cho thấy có sự thiên lệch. Chi tiết sẽ được trình bày trong phần kết quả ở Chương 4.

Các câu hỏi (hay các biến đạt yêu cầu sẽ được tính hệ số MS để xác định nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất như đã trình bày ở Mục 3.1 của Chương này. Việc xác định các yếu tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất được xác định theo tiêu chí hệ số MS càng nhỏ, yếu tố đó càng ảnh hưởng mạnh đến độ chậm trễ tiến độ của các dự án. Đối với các yếu tố có hệ số MS nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 tức mức độ đồng ý trung bình từ 3,5 trở lên trong thang đo từ 1 - 5 thì được xem là các yếu tố tác động rất mạnh đến sự chậm trễ tiến độ, M. Majid, R. McCaffer (1997) trích trong Soo Young Kim (2015).

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ sẽ được thảo luận để tìm ra nguyên nhân của vấn đề thông qua trao đổi, phỏng vấn sâu với một số chuyên gia phù hợp, tùy theo yếu tố nào được xác định là quan trọng nhất. Cụ thể sẽ được trình bày trong kết quả ở Chương 4. Cơ sở để tác giả đưa ra các khuyến nghị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022