Kết Quả Xếp Hạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Chậm Trễ Tiến Độ


Bảng 4.10. Kết quả xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ



Xếp hạng

Tên biến

Giải thích biến

MS

1

contract5

Số lượng nhân sự của nhà thầu

1,086


2


owner8

Tiến độ giải ngânliên quan đến thủ tục quyết toán với các Sở,

ngành khác


1,152

3

contract1

Năng lực tài chính của nhà thầu

1,173

4

contract6

Kỹ năng nhân sự của nhà thầu

1,239


5


owner7

Tiến độ giải ngân liên quan đến nghiệm thu khối lượng từnhà

thầu


1,249

6

contract7

Máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu

1,335

7

contract8

Ảnh hưởng từ nhà thầu phụ

1,406

8

contract10

Khả năng xử lý vấn đề, tình huống phát sinh của nhà thầu

1,487

9

external2

Thay đổi thiết kế từ phía chủ đầu tư (Đơn vị thụ hưởng)

1,492

10

external6

Thời tiết xấu, các vấn đề về thiên tai

1,558

11

consult3

Các sai sót trong thiết kế dẫn đến việc thi công lại

1,584

12

consult4

Khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh của tư vấn

1,594

13

owner6

Trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết của chủ đầu tư

1,640

14

contract4

Giải pháp thi công của nhà thầu

1,660

15

contract9

Sự phối hợp của nhà thầu với các bên liên quan

1,695

16

owner4

Khả năng giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh

1,721

17

owner5

Hợp đồng của chủ đầu tư với các bên liên quan

1,731

18

consult1

Khối lượng thực tế cao hơn so với khối lượng thiết kế

1,731

19

consult5

Năng lực và kinh nghiệm của đơn vị thiết kế còn hạn chế

1,761

20

external1

Thay đổi chính sách tiền lương

1,766

21

consult2

Chi phí thực tế cao hơn so với dự toán thiết kế

1,787

22

owner3

Giải pháp quản lý dự án

1,832

23

external3

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên quan đến thi công dự án

1,914


24


contract3

Kinh nghiệm của nhà thầu so với đặc điểm lĩnh vực của dự

án


1,929

25

external7

Ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá đến giá cả nguyên liệu

1,939

26

contract2

Kinh nghiệm của nhà thầu so với quy mô của dự án

1,970


27


external8

Chất lượng và số lượng nguồn cung nguyên vật liệu không

đảm bảo


1,975

28

external5

Vị trí nguồn cung nguyên, vật liệu thi công quá xa

2,005

29

external4

Vị trí thực hiện dự án không thuận lợi về địa hình, địa chất

2,046

30

owner1

Kinh nghiệm của chủ đầu tư so với quy mô dự án

2,107


31


owner2

Kinh nghiệm của chủ đầu tư so với đặc điểm lĩnh vực của dự

án


2,244

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Các yếu tố gây chậm tiến độ các dự án công trình của Sở Xây dựng Long An - 6


Các kết quả phân tích và bình luận tiếp theo sau đây là dựa trên kết quả (Bảng 4.10) và (Bảng 4.11) tổng hợp kết quả phỏng vấn các chuyên gia liên quan


đến 02 nhóm nguyên nhân và giải pháp để tìm ra bản chất vấn đề: (i) Nhóm các yếu tố tác động mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ của dự án; (ii) nhóm các yếu tố tác động yếu nhất đến sự chậm trễ tiến độ của dự án, thông qua quá trình phỏng vấn sâu của chuyên gia.

Bảng 4.11. Tổng hợp nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề chậm trễ tiến độ



Nguyên nhân

Giải pháp

Các nhà thầu khi đấu thầu công trình có xu

hướng dự thầu giá rất thấp để giành lấy hợp đồng và sau đó triển khai thi công ì ạch.

Nêu rõ trường hợp tiến độ thi công

của nhà thầu phụ (trường hợp có thầu phụ) vào hồ sơ mời thầu và xét thầu.

Giao thầu cho nhà thầu không có năng lực thực hiện do sự nể cả (Người thân của lãnh đạo

tỉnh, ngành hoặc có phần hùn).

Xử phạt đúng quy định.

Nhà thầu thi công chưa phản ánh kịp thời, đủ mạnh đến chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan vì sợ ảnh hưởng đến công việc phát

triển sau này của đơn vị.

Mạnh dạn đưa ra các cuộc họp giao ban định kỳ về khối lượng, công việc sắp triển khai. Có chế tài mạnh theo

hợp đồng đã ký.

Do nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên không bố trí vốn đầy đủ, kịp thời cho các dự án đang triển khai dẫn đến không có vốn để thanh toán cho nhà thầu kịp thời, làm ảnh hưởng

đến tiến độ thi công.


Thời gian ký hợp đồng thi công ngắn so với trình độ và kỹ thuật thi công hiện nay của các

nhà thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An.


Nhà thầu thi công cố tình xén bớt vật liệu và bị giám sát phát hiện nên đình chỉ hoặc nhà thầu không làm ngày bình thường khối lượng như đã định, mà khối lượng nhiều vào ngày nghỉ - lễ (để

tránh bị giám sát phát hiện)




dự án

4.2.1. Nhóm các yếu tố tác động mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ của


Theo đó, nhóm yếu tố mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ là nhóm các yếu tố

có chỉ số MS thấp nhất và nhỏ hơn 1,5. Kết quả có 09 yếu tố được cho là các tác động mạnh nhất được tổng hợp trong Bảng 4.11 dưới đây.

Bảng 4.12. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ



Xếp hạng

Tên biến

Giải thích biến

MS

1

contract5

Số lượng nhân sự của nhà thầu

1,086


2


owner8

Tiến độ giải ngânliên quan đến thủ tục quyết toán với các

Sở, ngành khác


1,152

3

contract1

Năng lực tài chính của nhà thầu

1,173

4

contract6

Kỹ năng nhân sự của nhà thầu

1,239


5


owner7

Tiến độ giải ngân liên quan đến nghiệm thu khối lượng từ

nhà thầu


1,249

6

contract7

Máy móc, thiết bị thi công của nhà thầu

1,335

7

contract8

Ảnh hưởng từ nhà thầu phụ

1,406

8

contract10

Khả năng xử lý vấn đề, tình huống phát sinh của nhà thầu

1,487

9

external2

Thay đổi thiết kế từ phía chủ đầu tư (Đơn vị thụ hưởng)

1,492


Như đã trình bày trong phần phương pháp ở Chương 3. Để hạn chế sự thiên lệch do các câu hỏi thường liên quan đến đối tượng trả lời phỏng vấn, việc thống kê mức độ đánh giá phân theo các nhóm đối tượng của 09 yếu tố được đánh giá là tác động mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ đã cho thấy, sự thiên lệch là không có và các câu trả lời là đồng nhất giữa các quan sát. Chi tiết kết quả xem Phụ lục 4

Như vậy, kết quả theo đánh giá của 197 đối tượng trả lời bảng hỏi cho thấyyếu tố được cho là ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ của các dự án tại Long An là việc bố trí lao động tại địa điểm thi công không đảm bảo số lượng theo yêu cầu. Đây là hiện trạng thường quan sát thấy ở nhiều địa phương khi các công trình thường triển khai thi công với tiến độ rất chậm và cầm chừng. Điều này cũng được sự đồng tình của các chuyên gia khi thực hiện phỏng vấn sâu. Nguyên nhân chính được xác định là do một phần vì nhà thầu thường triển khai nhiều dự án cùng lúc. Phần khác do ảnh hưởng từ nguồn lực tài chính là nguyên nhân khiến nhà


thầu thường không bố trí đủ số lượng lao động theo yêu cầu của khối lượng và tiến độ thi công. Kết quả là dự án bị chậm trễ tiến độ. Thực tế tại Long An, mỗi dự án xây dựng đều có ít nhất một cán bộ giám sát (đại diện cho phía chủ đầu tư) luôn có mặt tại công trường để theo dõi tiến độ và giám sát về mặt kỹ thuật. Để phát hiện vấn đề nêu trên không phải là khó. Cán bộ giám sát hoàn toàn có thể đưa vấn đề này ra các cuộc họp giao ban giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy vậy, các biện pháp chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở. Hệ quả là nhà thầu thì vẫn tiếp tục tái phạm, phía chủ đầu tư vì tính trách nhiệm tập thể nên các cán bộ giám sát và quản lý cũng không có nhiều động cơ để quyết liệt hơn trong việc ngăn chặn tình trạng trên. Một phần khác vì mối quan hệ giữa cán bộ giám sát và nhà thầu. Tuy vậy, rất khó để có đủ bằng chứng cho yếu tố tiêu cực này. Giải pháp cho vấn đề này là cơ chế trách nhiệm cá nhân cần được thiết lập trong đó quy định rõ vai trò, trách nhiệm cũng như yêu cầu cụ thể thời điểm cán bộ giám sát phải thông báo cho chủ đầu tư khi phát hiện các vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ cam kết theo những quy định về quản lý chất lượng công trình.

Yếu tố thứ hai được đánh giá là tác động mạnh nhất đến sự chậm tiến độ là liên quan đến thanh toán chi phí cho nhà thầu. Quy trình thanh toán hiện nay thông qua hai bước, chủ đầu tư và nhà thầu cùng thống nhất khối lượng công việc đã hoàn thành theo tiến độ và mốc thanh toán quy định trong hợp đồng. Sau khi chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất khối lượng hoàn thành, hồ sơ thanh toán sẽ được bộ phận kế toán của chủ đầu tư chuyển sang Kho bạc. Quá trình chuyển tiền từ Kho bạc cho chủ đầu tư cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong việc thanh toán cho nhà thầu. Chính sự chậm trễ trong việc chuyển khoản của Kho bạc làm cho nhà thầu thường thi công cầm chừng cho đến khi đã nhận được tiền thanh toán. Điều này cũng phản ánh tác phong làm việc của người cán bộ trong tổ chức công hiện nay, đặc biệt là trong quan hệ với các đối tác tư nhân. Mặc dù, theo quy định, Kho bạc phải chuyển sau khi nhận được hồ sơ từ phía chủ đầu tư trong một khoảng thời gian 7 ngày nhưng thực tế thường thì Kho bạc chuyển tiền muộn hơn quy định cho đến khi nhà thầu thông báo vẫn chưa nhận được tiền. Để giải quyết vướng mắc này, vai


trò của các điều khoản hợp đồng cần được phát huy. Hợp đồng phải quy định rõ thời gian tối đa để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cũng như hình phạt tương ứng khi vi phạm. Các hợp đồng hiện nay thường chỉ tập trung và các vấn đề về trách nhiệm của hai bên mà không chú ý đến việc giải quyết tranh chấp giữa các bên khi có vấn đề xảy ra. Sự không chặt chẽ và rõ ràng của các hợp đồng và tính tuân thủ trong việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng thấp hiện nay cũng là vấn đề cần quan tâm. Chỉ khi nào trách nhiệm của các bên liên quan được quy định rõ ràng thì khi đó tính tuân thủ mới được đảm bảo, bởi các bên sẽ có trách nhiệm hơn trong việc xem xét các điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết.

Thứ ba, việc không đáp ứng vốn tự có sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thanh toán tiền lương cho người lao động và do đó ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Theo quy định hiện hành, năng lực tài chính của chủ đầu tư được đánh giá dựa trên giá trị vốn chủ sở hữu và tài sản trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Con số này vừa không thể phản ánh đúng năng lực của nhà thầu tại thời điểm đấu thầu, vừa không đảm bảo nhà thầu sẽ sử dụng toàn bộ nguồn lực trên cho dự án đang dự thầu vì nhà thầu có thể đồng thời tham gia đấu thầu nhiều dự án. Kinh nghiệm cho thấy năng lực tài chính của nhà thầu phải được thể hiện và đảm bảo tính thanh khoản và cam kết tài chính cho dự án đang đấu thầu (thông qua cam kết thỏa thuận tín dụng giữa ngân hàng và nhà thầu) cũng như đánh giá khả năng huy động vốn của nhà thầu qua các dự án đã triển khai trước đó.

Thứ tư, vai trò của các nhân sự chủ chốt tại công trường là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo dự án được thi công đúng tiến độ. Thực tế khảo sát và kết quả từ các nghiên cứu trước cho thấy việc thiếu hụt các nhân sự chủ chốt (vai trò của bộ phận tư vấn giám sát và lao động có kỹ năng tay nghề) tại công trường là đang hiện diện. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ của dự án, đặc biệt trong trường hợp thi công có phát sinh vấn đề. Việc đảm bảo nhân sự chủ chốt cũng phải được xem xét kỹ trong hồ sơ mời thầu và đưa vào các điều khoản hợp đồng. Vai trò của cán bộ tư vấn giám sátvà lao động có kỹ năng là rất quan trọng trong việc giúp đảm bảo công tác thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế.Cần gắn trách


nhiệm của các đối tượng này với các ảnh hưởng tiến độ do trục trặc liên quan đến kỹ thuật thi công cũng như tiến độ triển khai dự án để nâng cao tinh thần và trách nhiệm trong công việc.

Thứ năm, đây là khâu đầu tiên trong thủ tục thanh toán cho nhà thầu. Thực tế, việc thống nhất khối lượng hoàn thành giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường bị kéo dài do một số nguyên nhân sau: (i) Nhà thầu thường đề xuất khối lượng hoàn thành lớn hơn khối lượng thực tế đã thi công. Vấn đề là do nhà thầu gặp khó khăn về nguồn vốn. (ii) Sự nhũng nhiễu từ phía đơn vị giám sát cũng ảnh hưởng đến việc các bên thống nhất khối lượng hoàn thành.

Thứ sáu, theo đánh giá của các đối tượng khảo sát tương tự như phần số lượng và kỹ năng nhân sự của nhà thầu tại các phần trước. Việc kiểm soát các điều kiện về chủng loại và số lượng máy móc thiết bị trên công trường để phục vụ cho công tác thi công là hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua vai trò của giám sát, chủ đầu tư cũng như sự chặt chẽ từ khâu đánh giá năng lực của Nhà thầu, sự kiểm tra điều kiện năng lực về máy móc thiết bị so với hồ sơ dự thầu ban đầu của đơn vị tư vấn giám và chủ đầu tư. Điều này này cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án nhất là những giai đoạn đẩy nhanh tiến độ dự án cần tập trung nhân lực kể cả máy móc thiết bị.

Thứ bảy, tiến độ của dự án cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến nhà thầu phụ. Thực tế theo quy định, khi nhà thầu chính ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ vào tham gia công trình cần có sự đồng ý của chủ đầu tư nhưng nhà thầu chính là đơn vị chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ. Thông thường phản ảnh từ chủ đầu tư cho thấy sự trễ tiến độ là do sự thi công chậm trễ của các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, theo phản ánh từ phía các đơn vị tư vấn giám sát và các chuyên gia cho thấy, việc chậm tiến độ chủ yếu do nhà thầu chính không đáp ứng kịp thời các vấn đề và thanh toán cho nhà thầu phụ (việc nhà thầu phụ không đảm bảo tiến độ cam kết với nhà thầu chính là rất hạn chế bởi hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ là giữa 02 đơn vị tư nhân, do vậy mức độ chặt chẽ trong hợp đồng thường được đảm bảo. Do vậy, năng lực tài chính của nhà thầu chính và một phần sự chậm


trễ trong thủ tục thanh toán từ chủ đầu tư là lý do để nhà thầu chính thanh toán chậm trễ cho nhà thầu phụ. Ngoài ra, mức thanh toán cho nhà thầu phụ thường thấp hơn so với mức nhà thầu chính nhận được từ chủ đầu tư, do vậy sẽ tạo khó khăn cho nhà thầu phụ khi tham gia thực hiện khối lượng theo tiến độ. Giải pháp quản lý của chủ đầu tư vẫn là việc nâng cao trách nhiệm và sự chặt chẽ trong hợp đồng liên quan đến các cam kết về trễ tiến độ.

Thứ tám, một trong những nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ là phản ứng của nhà thầu trước các vấn đề phát sinh. Mà điều này liên quan đến năng lực của nhà thầu. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, vì tính chất và quy mô các dự án do Sở Xây dựng quản lý trong giai đoạn vừa qua không quá lớn và quá phức tạp, do vậy, công tác tuyển chọn nhà thầu thường chỉ quay quanh một số nhà thầu quen thuộc, nội tỉnh, có quy mô và năng lực trung bình. Tuy nhiên, qua trao đổi với các chuyên gia trong ngành cho thấy, yếu tố thời gian và tính tuân thủ các cam kết trong hợp đồng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các nhà thầu xây dựng hàng đầu quan tâm. Do vậy, việc lựa chọn các nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp đến từ các địa phương lân cận cần được lưu ý trong công tác thông báo và tuyển chọn nhà thầu.

Thứ chín, việc thay đổi thiết kế từ phía chủ đầu tư, mà đặc biệt là các đơn vị thụ hưởng thường gặp ở hầu hết các công trình xây dựng của Sở Xây dựng Long An trong giai đoạn vừa qua, mà phần lớn là các công trình liên quan y tế, giáo dục,…Thực trạng trên theo đánh giá của các chuyên gia và bản thân tác giả cho thấy một số nguyên nhân chính: (i) Năng lực của đại diện đơn vị thụ hưởng trong việc góp ý phương án thiết kế, công năng của công trình khi hoàn thành; (ii) Đơn vị tư vấn chưa am hiểu sâu vào chức năng của từng hạng mục công trình chuyên sâu, khi dự án chuẩn bị vào khâu hoàn thiện thì đơn vị thụ hưởng mới phát hiện các sai sót và xin điều chỉnh. Hậu quả là phải tốn kém chi phí và kéo dài thời gian hoàn thành. Việc điều chỉnh là cần thiết vì mục tiêu sau cùng là có dự án phù hợp với chức năng để vận hành. Tuy vậy, trong bối cảnh mà nguồn lực tài chính của chủ đầu tư cũng không phải là dồi dào thì các điều chỉnh như trên là nên được hạn chế, trong đó tập trung sâu vào khâu thiết kế và thẩm định thiết kế. Khảo sát cho thấy, các đơn vị tư


vấn hiện nay cho các công trình dự án trên địa bàn tỉnh là do các đơn vị nội tỉnh. Trong khi đó, các công trình thường điều chỉnh lại mang tính chất đặc thù đòi hỏi sự am hiểu sau về chức năng của các hạng mục. Để giải quyết điều này cần phải đa dạng hóa các đơn vị tư vấn để có thể lựa chọn được đơn vị tư vấn phù hợp. Cần cân nhắc giữa chi phí tư vấn thiết kế so với các phát sinh không đáng có của việc điều chỉnh, sửa đổi. Bài học kinh nghiệm từ các tỉnh thành khác như TP.HCM cho thấy, đối với các dự án đặc thù đòi hỏi tính am hiểu sâu về chức năng của các hạng mục, không chỉ đơn vị tư vấn thiết kế và chủ đầu tư lựa chọn phương án thiết kế mà còn được trình bày trực tiếp trước những bộ phận thụ hưởng cụ thể để họ góp ý trực tiếp vì đó là bộ phần am hiểu nhất công năng của công trình.

Tóm tại, nhìn xuyên suốt 09 yếu tố được đánh giá là ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ, có thể tóm lại một số nguyên nhân chủ yếu như sau theo tiến trình triển khai của dự án. Thứ nhất, công tác tuyển chọn nhà thầu cần lưu ý một số đặc điểm sau: (i) nhà thầu chuyên sâu, có sự am hiểu rõ về công năng sử dụng của công trình khi đi vào hoàn thành, đặc biệt trong lĩnh vực y tế; (ii) tuyển chọn nhà thầu chuyên nghiệp bằng cách mở rộng và tăng cường tính cạnh tranh giữa các nhà thầu; (iii) năng lực tài chính của nhà thầu phải được xem xét dựa trên phân tích tài chính doanh nghiệp như khu vực tư nhân thường làm hơn là chỉ dựa trên các tiêu chí trong quy định hiện hành. Thứ hai, cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ giám sát đại diện cho quyền lợi của chủ đầu tư tại công trường thi công. Thứ ba, thủ tục thanh quyết toán cho nhà thầu phải được thực hiện nhanh chóng và có cam kết cụ thể, đảm bảo không gây thêm khó khăn cho nhà thầu cũng như tạo sự an tâm cho nhà thầu trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công.

4.2.2. Nhóm các yếu tố tác động yếu nhất đến sự chậm trễ tiến độ của

dự án

Bên cạnh nhóm các yếu tố được đánh giá là tác động mạnh nhất, kết quả từ

việc tính toán chỉ số MS cũng cho thấy một số yếu tố về mặt lý thuyết là có tác động đến sự chậm trễ tiến độ, nhưng thực tiễn tại Long An thì mức độ ảnh hưởng

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí